Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÁO cáo thực tập công tác xã hội cá nhân ( trẻ bị bạo lực gia đình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.13 KB, 38 trang )

BÁO CÁO THỰC TẾ CTXH CÁ NHÂN
I. ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ THỰC TẾ
1. Tên cơ sở kiến tập: Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em
tàn tật Việt Nam (hay còn gọi là Trung tâm Nhân đạo Linh Quang).
2. Địa chỉ: Số nhà 25 ngách 48 ngõ Linh Quang phường Văn Chương quận
Đống Đa Hà Nội.
3. Vài nét về trung tâm
Ở Hà Nội hiện có khá nhiều cơ sở dạy nghề nhân đạo cho người tàn
tật. Tuy nhiên, có một trung tâm khá đặc biệt, do một cá nhân tự xây dựng
và duy trì các hoạt động, đó là Trung tâm Nhân đạo Linh Quang.
Trung tâm là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận, được
thành lập năm 1993 theo Quyết định số 91 QĐ – TC ngày 18 tháng 01 năm
2001 của TW HCTTETTVN với tên gọi là: Trung tâm dạy nghề nhân đạo –
tạo việc làm cho trẻ em tàn tật, trực thuộc TW hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt
Nam. Đến ngày 19/11/2009 Trung tâm dạy nghề nhân đạo – tạo việc làm
cho trẻ em tàn tật chính thức chuyển hoạt động sang TW Hội Chữ Thập Đỏ
với tên gọi: Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật
Việt Nam.
Hơn 30 năm qua Trung tâm không ngừng phát triển, đã trợ giúp và dạy
nghề, tìm kiếm việc làm miễn phí cho hơn 10.000 học sinh khuyết tật, mồ
côi, lang thang cơ nhỡ, trợ giúp và tìm kiếm việc làm miễn phí cho hàng
chục ngàn lượt người nghèo ở các tỉnh về thủ đô tìm cuộc sống. Trợ giúp,
dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho hàng ngàn phụ nữ và trẻ em bị bạo hành
gia đình, phụ nữ trẻ em bị bán ra nước ngoài khi họ được trở về quê hương,
phụ nữ và trẻ em bị xâm hại tình dục. Nhận được nhiều giấy khen, bằng
khen của Đảng và Nhà nước, đã được các cơ quan chức năng thông tấn báo

Báo cáo kiến tập

1



chí trong và ngoài nước đưa tin động viên khen ngợi. Trung tâm có được
những thành tích trên, giữ vững và ổn định phát triển là nhờ có sự đoàn kết
nhất trí cao của cán bộ, các thầy cô giáo, những tình nguyện viên, đứng đầu
là giám đốc Trung tâm nhà giáo Trần Duyên Hải cùng sự giúp đỡ quý báu
của các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức, cá nhà hảo tâm trong và ngoài nước
đã đồng hành cùng trung tâm.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm:
Các phòng ban:
 Phòng tổ chức hành chính:
- Đ/c Nguyễn Trung Kiên – TP
- Bà Nguyễn Thị Thái – Phó phòng
- Bà Lê Thị Bình – Phó phòng
 Phòng giáo dục – đào tạo:
- Ông Nguyễn Phúc Trịnh – TP
- Bà Nguyễn Thị Bích Vân – Phó phòng
- Bà Nguyễn Thị Lan Anh – Cán bộ kĩ thuật
 Phòng kế toán:
- Bà Trần Thu Huyền – Trưởng phòng
- Bà Nguyễn Thị Thủy – Phó phòng
- Bà Trần Thị Thu – Nhân viên
 Phòng kĩ thuật và thiết kế thời trang:

Báo cáo kiến tập

2


- Bà Trần Thị Bích Vân – Trưởng phòng
- Ông Nguyễn Phúc Trịnh – Phó Phòng

 Tổ chức Công đoàn:
- Bà Trần Thị Bích Vân – Chủ tịch
- Ông Nguyễn Xuân Khu – P.chủ tịch
- Bà Lê Thị Nhã - Ủy viên
- Bà Lê Thị Hảo – TB nữ công
 Tổ chức đoàn thanh niên
- Nguyễn Trung Kiên – Bí thư
- Trần thị Hường – Phó bí thư
- Nguyễn Thị Hải - Ủy viên
 Các mô hình hoạt động của trung tâm:
Trung tâm có 05 phòng ban và 02 đoàn thể:
+ Có 02 lớp học, một xưởng thực hành ở tại đ/c số: 25/48 Ngõ Linh
Quang – Quận Đống Đa – TP. Hà Nội.
+ Một văn phòng tìm kiếm việc làm miễn phí cho người lao động
khuyết tật, lao động nghèo theo tinh thần nghị định 81 của Chính Phủ.
Hiện nay trung tâm tạo chỗ ăn ở và dạy nghề cho khoảng 60 đối
tượng. Các học viên được trung tâm cho ăn ở, dạy nghề (chủ yếu là nghề
may và tin học văn phòng) miễn phí trong vòng ba tháng. Các em khi thạo
nghề được giới thiệu việc làm ở nơi khác, hoặc làm tại trung tâm với thu

Báo cáo kiến tập

3


nhập trung bình từ hai đến ba triệu đồng/tháng. Bởi trung tâm còn liên kết
với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp để nhận hợp đồng cho các em làm,
giúp các em có thu nhập nuôi bản thân mình và giúp đỡ gia đình. Bên cạnh
đó trung tâm đã liên hệ với các trung tâm giáo dục thường xuyên của các
quận để các em theo học văn hóa.

Thời kỳ trung tâm mới đi vào hoạt động gặp rất nhiều khó khăn đặc
biệt là vấn đề nguồn vốn đầu tư cho trung tâm. Dạy nghề cũng là cả một vấn
đề, vì trình độ văn hóa, nhận thức của các em hạn chế, chưa kể những em
thiểu năng trí tuệ, dạy trước quên sau, đòi hỏi giáo viên phải rất kiên trì.
Trước đây trung tâm có nhiều nghề nhưng hiện nay chỉ còn một nghề
đó là nghề may, bởi vì những nghề khác như điện dân dụng khi đào tạo ra đa
số các học viên không tìm được việc làm. Mặt khác nghề may là một công
việc khá nhẹ nhàng rất phù hợp với tình trạng sức khỏe của đa số các học
viên.
Tuy nhiên, Để trung tâm ngày càng hoạt động có hiệu quả cần mở
rộng đào tạo thêm nhiều nghề khác như: thêu, gốm,đan lát…để các học viên
có thêm cơ hội lựa chọn công việc mà mình thích hơn, phù hợp với điều kiện
sức khỏe của mình hơn. Ví dụ: có nhiểu em bị khuyết tật vận động ở chân
không thể học may được thì các em có thể học các nghề khác làm bằng tay.
Mặt khác trung tâm cũng cần phải tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu
giữa các phòng để mọi người hiều về nhau hơn chứ không chỉ bó hẹp trong
nội bộ một phòng. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các hoạt động ngoài trung
tâm: tham quan,…tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc nhiều hơn với thế
giới bên ngoài, yêu đời hơn…Hi vọng sẽ có nhiều mô hình giống trung tam
dạy nghề Linh Quang hơn nữa để có thể cứu giúp nhiều mảnh đời khó khăn,
bất hạnh.
Báo cáo kiến tập

4


III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG VIỆC CỤ THỂ TRONG THỰC
TẬP
1. Hoạt động 1: Xác định địa bàn thực tập
Đối tượng của đợt kiến tập CTXH cá nhân là những cá nhân thân chủ

yếu thế trong xã hội, đang gặp khó khăn về những vấn đề liên quan đến đời
sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế…mà họ chưa có phương hướng
giải quyết. Với sự giúp đỡ của khoa địa bàn thực tập cho đợt kiến tập là
những trung tâm bảo trợ xã hội cho các đối tượng như: người già, người
khuyết tật, trẻ em,...
2. Hoạt động 2: Tìm và tiếp cận thân chủ
Để tìm và tiếp cận thân chủ thì việc đầu tiên em làm là gặp gỡ và làm
quen với địa bàn thực tập. Cụ thể, trong buổi làm việc đầu tiên em đã cùng
giảng viên hướng dẫn và cả nhóm gặp gỡ và làm quen với ban quản lí Trung
tâm Dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam hay còn
được gọi là Trung tâm nhân đạo Linh Quang, em đã được tham quan và
nghe giới thiệu về trung tâm, về tình hình hoạt động hiện nay của trung tâm.
Sau khi làm quen và nhận được lịch làm việc từ kiểm huấn viên em
trực tiếp xuống trung tâm.
- Gặp gỡ và nói chuyện với các đối tượng ở các phòng học và phòng
thực hành để giới thiệu bản thân và công việc sẽ làm ở trung tâm.
- Khoanh vùng phạm vi tìm và lựa chọn thân chủ của mình là ở phòng
học may váy cưới.
- Sau khi khoanh vùng, em vận dụng các kĩ năng và phương pháp đã
học xác định và tiến hành tiếp cận thân chủ.
Báo cáo kiến tập

5


Bên cạnh đó thu thập thông tin liên quan đến thân chủ từ nhiều nguồn thông
tin khác nhau: từ phía kiểm huấn viên, từ hồ sơ của thân chủ…
3. Hoạt động 3: Thu thập và phân tích thông tin liên quan đến thân chủ
Trong quá trình thực tập em đã tiến hành việc thu thập thông tin liên quan
đến thân chủ nhằm phục vụ cho quá trình lập kế hoạch trợ giúp cho thân

chủ.
Khai thác thông tin từ chính bản thân thân chủ: vận dụng những kiến thức và
kĩ năng đã được học trong quá trình tiếp xúc với thân chủ. Không chỉ khai
thác những thông tin bề nổi mà phải khai thác những thông tin ẩn chứa vì đó
mới là những thông tin làm sáng tỏ được vấn đề thực sự mà thân chủ đang
gặp phải.
Khai thác thông tin về thân chủ từ các nguồn khác:
- Từ phía kiểm huấn viên: vì anh là những người đã tiếp xúc và giúp đỡ
thân chủ ngay từ khi thân chủ mới vào trung tâm vì thế sẽ có những
thông tin quan trọng.
- Từ hồ sơ của thân chủ: khai thác những thông tin cơ bản về thân chủ
để chuẩn bị tốt cho buổi nói chuyện đầu tiên.
Ngoài ra em còn tiếp cận những người liên quan như: Cô phụ trách nhà ăn
để biết được chế độ ăn uống của thân chủ, giáo viên dạy để biết thêm thông
tin về việc học của thân chủ (khả năng của em như thế nào? Việc tiếp thu có
dễ dàng không? Em có cố gắng trong việc học không?...)
Sau khi đã thu thập đầy đủ những thông tin liên quan em tiến hành phân tích
tài liệu để nhận diện vấ đề mà thân chủ đang gặp phải là gì.
4. Hoạt động 4: Xác định vấn đề của thân chủ
Báo cáo kiến tập

6


Từ những thông tin thu thập được và qua quá trình phân tích có thể tóm tắt
hoàn cảnh và vấn đề của thân chủ như sau:
Em bị khuyết tật vận động bẩm sinh, việc đi lại của em rất khó khăn. Học
hết lớp 9 thì em quyết định nghỉ học tuy rằng học lực của em được xếp vào
loại khá và gia đình luôn mong muốn em tiếp tục đi học (gia đình rất yêu
thương và lo lằng cho em, nhất là bố mẹ em). Em nghỉ học là do nhiều

nguyên nhân, trường cấp III thì cách xa nhà em quá (hơn 5km), em không
muốn tiếp tục làm phiền mọi người phải đưa em đi học (đặc biệt là em trai
em vì em trai đang là lứa tuổi mới lớn thích giao du đi chơi với bạn bè), em
không muốn đi xe máy giành cho người khuyết tật vì sợ ánh mắt của người
khác nhìn vào. Trước đó em đã có ý định nghỉ học sẽ tới trung tâm học nghề.
Em nghỉ học suốt ngày ở trong nhà vì mẹ em không muốn em đi ra ngoài sợ
em gặp chuyện không hay. Ở nhà em cũng thường xuyên nấu cơm giúp gia
đình. Nhưng do mâu thuẫn thậm chí là xung đột giữa bố mẹ ngày càng
thường xuyên hơn cộng với em luôn có tâm lí tự ti, nghĩ mình là gánh nặng
của gia đình đã tạo áp lực rất lớn cho em. Em rất sợ phải chứng kiến mâu
thuẫn gia đình càng không muốn nhìn mẹ khóc. Em đã từng nghĩ nếu em
tiếp tục ở nhà em sẽ phát bệnh mất. Mặt khác em luôn mong muốn học được
một nghề để tự nuôi sống bản thân. Vì chính những điều này mà em càng
quyết tâm tới trung tâm để học nghề. Việc em quyết định đi học nghề đã bị
bố mẹ phản đối gay gắt, nhất là bố em. Đây cũng là lần đầu tiên em dám cãi
lại ý của bố. Nhờ họ hàng khuyên nên bố cũng đồng ý cho em đi. Tuy nhiên
ở tỉnh của em chỉ có trung tâm dành cho người khuyết tật trí não và trung
tâm dành cho người khuyết tật vận động nhưng phải là đối tượng con của
người có công. Nhờ có người quen giới thiệu nên cách đây 4 tháng em được
bố mẹ đưa đến trung tâm. Em dần dần thích nghi với môi trường ở trung

Báo cáo kiến tập

7


tâm, em còn được người chị họ làm việc gần trung tâm giúp đỡ rất nhiều.
Em học may váy cưới tuy nhiên do chân yếu nên việc học may của em rất
khó khăn. Ở trung tâm em được mọi người quan tâm, giúp đỡ rất nhiều nhất
là những bạn ở cùng phòng với em. Em cũng cảm thấy vui hơn rất nhiều vì

có nhều người trò chuyện với em hơn nữa đó lại là những người có cùng
hoàn cảnh nên dễ đồng cảm, chia sẻ hơn nhưng cũng có nhiều lúc em rất
buồn vì nhớ nhà, về mối quan hệ giữa bố mẹ và về tương lai của mình.
Những lúc như thế em cảm thấy mình rơi vào bế tắc, vòng luẩn quẩn.
Có thể thấy cùng một lúc thân chủ gặp phải rất nhiều vấn đề cần phải giả
quyết. Việc của NVXH là phải xác định vấn đề của thân chủ theo thứ tự ưu
tiên và đề ra kế hoạch giúp thân chủ giải quyết những vấn đề trên.
5. Hoạt dộng 5: Lên kế hoạch và tổ chức các biện pháp can thiệp giải
quyết vấn đề của thân chủ
Lập kế hoạch là việc xây dựng các hoạt động dự kiến để tiến hành
giúp đỡ đối tượng dựa trên nhu cầu cầu đối tượng và những nguồn lực thực
tiễn hiện có. Dựa trên việc đánh giá thông tin và xác định chi tiết chính xác
về vấn đề như các nguyên nhân , những nguồn lực hỗ trợ trong giai đoạn
trước, em đã cùng thân chủ lập kế hoạch giải quyết. Đây là giai đoạn xác
định các mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích, các hoạt động can thiệp hoặc
hỗ trợ, các nguồn lực hỗ trợ. Trong giai đoạn này em đã huy động sự tham
gia tối đa của thân chủ vào quá trình lập kế hoạch. Em đã khuyến khích thân
chủ chủ động và tích cực xây dựng kế hoạch can thiệp vì chính họ là người
thực hiện kế hoạch và tạo ra những thay đổi cần thiết. Em luôn tôn trọng
quyền tự quyết của thân chủ và để thân chủ là người chủ động trong sự lựa
chọn giải pháp.

Báo cáo kiến tập

8


6. Hoạt động 6: Lượng giá kết quả
Hoạt động lượng giá được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện kế
hoạch. Cần phải thường xuyên lượng giá để xem xét xem việc thực hiện kế

hoạch có hiệu quả hay không. Nếu có hiệu quả thì tiếp tục thực hiện và
ngược lại nếu không có kết quả thì kịp thời chỉnh sửa lại kế hoạch. Quá trình
lượng giá cần phải có sự tham gia của thân chủ vì hơn ai hết thân chủ hiểu
kế hoạch trợ giúp có tác động như thế nào đến mình.
IV. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ, CHUYÊN NGÀNH ĐƯỢC VẬN
DỤNG.
Lí thuyết là là một hệ thống tri thức, là một tập hợp khái niệm để giải
thích bản chất của sự vật.
Bất kì khoa học nào cũng có lí thuyết của nó, CTXH cũng có hệ thống
lí thuyết riêng. Nó đóng vai trò là phương pháp luận, là công cụ hưỡng dẫn
cho thực hành CTXH có hiệu quả.
CTXH có hệ thống lí thuyết riêng của ngành CTXH nhưng bên cạnh
đó còn vay mượn lí thuyết của một số ngành liên quan như: Xã hội học, triết
học, tâm lí học, nhân chủng học, gia đình học, pháp luật, y học…Vì vậy mới
nói lí thuyết CTXH là lí thuyết liên ngành.
Trong đợt kiến tập này nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên vận
dụng lí thuyết của môn học CTXH cá nhân vào thực hành nhưng bên cạnh
đó sinh viên cũng cần phải biết vận dụng kết hợp với hệ thống lí thuyết của
các ngành liên quan, nó rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy trong quá trình vận
dụng cần phải nghiên cứu cụ thể, vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng hoàn
cảnh.

Báo cáo kiến tập

9


1. Các lí thuyết liên quan
Trong đợt kiến tập này em đã vận dụng các lí thuyết như: Lí thuyết
hệ thống, lí thuyết sinh thái, lí thuyết nhu cầu, lí thuyết thân chủ trọng tâm, lí

thuyết động năng tâm lí, …
1.1 Lí thuyết hệ thống
Hệ thống là một sự kết hợp nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức
năng. Trong một hệ thống có chúa nhiều tiểu hệ thống tồn tại và tương tác
lẫn nhau nhưng đều hươngs đến một sự cân bằng nhất định. Đó chính là cơ
sở cho hệ thống đó tồn tại.
Mỗi một cá nhân là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn là
gia đình và xã hội, bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống chứa đựng
những tiểu hệ thống khác đó là các tế bào, các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Vì vậy, có thể nói một hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống đồng thời cũng là
một bộ phận của một đại hệ thống lớn hơn.
Trong một hệ thống các tiểu hệ thống tạo thành cấu trúc của hệ thống
và các yếu tố đó luôn tương tác lẫn nhau, chỉ cần một tiểu hệ thống thay đổi
thì toàn bộ hệ thống đó sẽ thay đổi.
Trong quá trình kiến tập em đã vận dụng lí thuyết này để khai thác
thông tin về các mối quan hệ của thân chủ. Bao gồm: mối quan hệ của thân
chủ với các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè ( bạn bè ở trung tâm
và bạn bè học cùng lớp trước đây), trường học, hàng xóm, người chị họ làm
việc tại Hà Nội, chú thím sống tại Hà Nội, trung tâm…Qua quá trình vận
dụng lí thuyết này đã giúp em hiểu rõ hơn hoàn cảnh gia đình thân chủ, các
mối quan hệ của thân chủ ngoài gia đình. Đặc biệt, vận dụng lí thuyết này
góp phần quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực của thân chủ. Qua
Báo cáo kiến tập

10


đó, trong quá trình trợ giúp em sẽ biết tác động vào mối quan hệ nào là có
lợi cho thân chủ để giúp cho thân chủ giải quyết vấn đề của mình. Cụ thể,
trường hợp của em Thuận cần phải tác động vào các mối quan hệ với gia

đình (đặc biệt là bố mẹ em), bạn bè (bao gồm cả bạn bè ở trung tâm và bạn
cùng lớp trước đây), họ hàng, người chị họ, trung tâm.
1.2 Lí thuyết sinh thái
Sinh thái là các yếu tố thuộc về vật sống và môi trường sống. Đây là lí
thuyết đi kèm với lí thuyết hệ thống trong việc tìm hiểu nghiên cứu đối
tượng trong mối tương quan với các yếu tố xung quanh.
Mỗi một cá nhân tồn tại không thể tách rời khỏi một môi trường hoàn
cảnh cụ thể. Cá nhân là một yếu tố của môi trường và chịu sự tác động của
môi trường. Trong mối quan hệ tương tác đó hình thành hai xu thế là cá
nhân cải tạo môi trường để phù hợp với bản thân hoặc cá nhân đó sống hoàn
toàn phụ thuộc vào môi trường.
Trong thực hành, em luôn đặt thân chủ vào hệ thống sinh thái mà thân
chủ đang sống để nghiên cứu xem thân chủ thuộc vào xu thế nào trong hai
xu thế trên. Cụ thể, trước đây ở nhà có thể thấy gia đình em là gia đình gia
trưởng và em luôn luôn nghe theo lời của bố mẹ, đặc biệt là bố em vì em rất
sợ bố, không dám cãi lại. Tuy nhiên em cũng có phản kháng, đó là khi bố mẹ
em muốn em đi học bằng xe lăn nhưng em kiên quyết không đi hoặc là khi
em học hết lớp 9, em quyết định nghỉ học ở nhà mặc dù bố muốn em tiếp tục
đi học, khi em quyết định đi học nghề bố mẹ em hoàn toàn phản đối nhưng
em vẫn kiên quyết đi.
1.3 Lí thuyết nhu cầu

Báo cáo kiến tập

11


Nhu cầu là những mong muốn của con người phù hợp với điều kiện khách
quan. Nhu cầu là thước đo của sự phát triển.
Abraham Maslow (1908- 1970) chia nhu cầu của con người thành 5

thứ bậc từ thấp đến cao: nhu cầu để tồn tại, an toàn, được thừa nhận và yêu
thương, được tôn trọng và tự trọng và cuối cùng là nhu cầu được khặng định
mình. Đầu tiên con người cần phải được đáp ứng các điều kiện cần thiết
như: ăn, uống, mặc, đi lại…để tồn tại, sau đó mới thỏa mãn các nhu cầu cao
hơn. Muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn thì trước hết phải thỏa mãn các
nhu cầu ở mức thấp hơn.
Trong quá trình khai thác thông tin của thân chủ em luôn chú trọng
đến nhu cầu của thân chủ, xem xét xem nhu cầu nào của thân chủ đã được
đáp ứng, nhu cầu nào chưa được đáp ứng và nhu cầu nào của thân chủ cần
ưu tiên giải quyết trước.
1.4 Lí thuyết thân chủ trọng tâm
Thuyết thân chủ trọng tâm theo trường phái nhân văn ra đời vào những
năm của thập kỷ 40. Điểm cốt lõi của thuyết này là nhấn mạnh vào “cái tôi”
tự khẳng định chính mình dù trong mọi hoàn cảnh.
Trong CTXH, thân chủ trọng tâm được coi như cơ sở của hành vi, thái
độ và phương pháp làm việc của nhân viên CTXH đối với thân chủ. Thân
chủ phải luôn được chấp nhận dù cho thân chủ đã làm những việc gì đi nữa.
Nhân viên xã hội cần phải khuyến khích và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để
thân chủ tự bộc lộ khả năng của mình. Cụ thể, nhiệm vụ chính của nhân viên
xã hội là giúp thân chủ tháo bỏ những rào cản tâm lí đang làm hạn chế tính
sang tạo, tự chủ và sức mạnh của thân chủ.

Báo cáo kiến tập

12


Vận dụng lí thuyết này vào thực hành em có thể thấy thân chủ là một
người rất tự ti, luôn cho mình là hiểu biết ít, rất ít khi nêu ra ý kiến của mình
vì sợ mọi người không lắng nghe. Ví dụ: khi được hỏi em thích làm nghề gì

thì thân chủ trả lời vì không được ra ngoài nhiều nên không biết có những
nghề gì và cũng không biết bản thân thích nghề gì…Vận dụng lí thuyết này
trong lúc trò chuyện với thân chủ em luôn dùng những lời khích lệ, động
viên thân chủ chia sẻ và nêu ra ý kiến của mình. Chẳng hạn: Em đừng tự ti
như thế, chưa thử thì làm sao biết được kết quả, chị thấy em đính hoa khéo
như thế thì em sẽ học thêu được thôi. Hoặc: ai cũng có điểm mạnh và điểm
yếu, không có ai là toàn diện cả. Bản thân em cũng như thế nhưng em chỉ
chú ý tới điểm hạn chế mà không nhận ra điểm mạnh của bản thân mình mà
thôi.
1.5 Lí thuyết động năng tâm lí
Thuyết động năng tâm lí được hình thành trên cơ sở học thuyết phân
tâm của Freud (1856 – 1939). Thuyết động năng tâm lí giải thích nguồn gốc
của hành vi con người. Thuyết này đề cập đến hai yếu tố giải thích nguồn
gốc của hành vi của thuyết phân tâm: ảnh hưởng của yếu tố vô thức và quá
trình tâm trí của con người. Tuy coi hai yếu tố này là nền tảng nhưng cũng
nhẫn mạnh không kém đến yếu tố xã hội. Đây là một trong những thành
phần cơ bản của quan điểm sinh thái. Thuyết quan tâm đến mối tương tác
qua lại giữa hành vi con người và môi trường. NVXH vận dụng thuyết này
có thể sử dụng các phương pháp sau để làm việc với cá nhân :
- Khơi thông cảm xúc: giúp thân chủ bộc lộ những cảm xúc tiêu
cực dang bị dồn nến trong long.
- Điều chỉnh lai các mối quan hệ.

Báo cáo kiến tập

13


Trong quá trình thực hành em cũng đã vận dụng lí thuyết này để quan
sát diễn biến tâm lí hành vi của thân chủ và phân tích vai trò của môi trướng

sống ảnh hưởng tới hành vi của thân chủ. Chẳng hạn: thân chủ đã chia sẻ em
xác định sau khi nghỉ học em sẽ đi học nghề ở trung tâm nhưng nghỉ học
được một thời gian em vẫn chưa đưa ra ý kiến đó. Cho đến khi càng ngày bố
mẹ em xảy ra mâu thuẫn ngày càng nhiều, thậm chí là xung đột, em suốt
ngày ở nhà phải thường xuyên chứng kiến cảnh đó em cảm thấy không khí
gia đình quá ngột ngạt, bức bối cộng thêm em là người hay suy nghĩ, luôn
nghĩ rằng mình chính là nguyên nhân làm cho mối quan hệ của bố mẹ càng
ngày càng xấu đi. Chính vì vậy mà em quyết tâm tới trung tâm để học nghề,
một phần cũng là để giảm bớt mối bận tâm cho gia đình. Hoặc sau một thời
gian tiếp xúc em nhận thấy thân chủ luôn có suy nghĩ tiêu cực về bản thân
như: tự ti, luôn nghĩ mình kém cỏi, là gánh nặng của gia đình… thì việc cần
làm là khơi thông cảm xúc, giúp thân chủ giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực
đó để sống lạc quan hơn, vui vẻ hơn.
2. Các kiến thức môn học liên quan được vận dụng
2.1 Tâm lí học
Trong quá trình tiếp xúc với thân chủ em đã vận dụng kiến thức của tâm lí
học để hiểu được cảm xúc, tâm lí của thân chủ.
2.2 Tham vấn
Tham vấn là quá trình trợ giúp về mặt tinh thần để thân chủ vơi đi nỗi
buồn. người trợ giúp về mặt tinh thần là tất cả mọi người. Tuy nhiên hiệu
quả trợ giúp khác nhau vì họ có trình độ, kiến thức và kĩ năng khác nhau.
Dựa vào kiến thức của tham vấn em mới có thể đặt mình vào vị trí của thân

Báo cáo kiến tập

14


chủ, mới hiểu được hết cảm xúc, cảm giác thực sự của thân chủ để từ đó
phân tích đúng vấn đề của thân chủ.

2.3 Gia đình học
Vận dụng kiến thức của môn học gia đình học em có thể xác định được
gia đình của thân chủ là một gia đình gia trưởng thông qua một số chi tiết
thân chủ đã chia sẻ. Trong gia đình bố em luôn là người quyết định mọi
công việc và muốn mọi người phải làm theo ý mình. Có những lúc quyết
định làm một việc gì đó mẹ em luôn hỏi ý kiến của bố em trước nhưng do
không để ý lúc làm xong bố mới cho rằng mẹ tự ý quyết định mà không hỏi
ý kiến của bố. Những lúc như thế gia đình lại nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí
là xung đột.
Vận dụng thuyết tương tác biểu trưng để hiểu rõ được mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình thân chủ. Chẳng hạn: những lúc thấy bố
đi đâu về mà nhìn mặt trầm xuống là biết bố đang tức giận, không ai dám
nói gì…
2.4 Hành vi con người và môi trường xã hội
Trong qúa trình thực hành em đã vận dụng kiến thức của môn học này để
phân tích ảnh hưởng của môi trường sống của thân chủ và nghiên cứu xem
phản ứng của thân chủ ngược trở lại môi trường như thế nào. Thân chủ sẽ
phản ứng theo xu hướng nào, chấp nhận hay là cải tạo môi trường cho phù
hợp với bản thân. Cụ thể em đã phân tích sự tác động của hai môi trường là
ở gia đình và môi trường ở trung tâm. Qua những thông tin thu thập được có
thể thấy môi trường sống đã tác động rất lớn đến thân chủ (vì dụ: môi trường
gia đình luôn bao bọc, bảo vệ em, không muốn em ra ngoài sợ em bị tổn
thương chính vì vậy mà em sống càng ngày càng khép kín, ít tiếp xúc vời
Báo cáo kiến tập

15


người ạ) và phần lớn thân chủ theo xu hướng thứ nhất là chấp nhận. Tuy
nhiên có lúc thân chủ phản ứng lại như quyết định nghỉ học, quyết định đi

học nghề mặc dù có sự phản đối của gia đình.
3. Những kĩ năng được vận dụng
3.1 Kĩ năng giao tiếp
Giao tiếp là yếu tố then chốt, mang tính quyết định đến sự thành bại
của một tiến trình thu thập thông tin và thiết lập mối quan hệ. Chỉ trên cơ sở
giao tiếp tốt thì những mối quan hệ tích cực mới được hình thành.
Vận dụng kĩ năng này trong thực hành em đã sự dụng cách giao tiếp
khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Đối với những người thuộc ban
quản lí của trung tâm thì luôn tỏ thái độ tôn trọng, lễ phép,lịch sự, tác phong
làm việc nghiêm túc và biết lắng nghe những ý kiến đóng góp và truyền đạt
những kinh nghiệm làm việc. Đối với các đối tượng ở trung tâm thì luôn thể
hiện thái độ hòa đồng, thân thiện, nhiệt tình. Đối với thân chủ thì luôn tỏ thái
độ tôn trọng, thân thiện, nhiệt tình, lắng nghe, chia sẻ và quan tâm.
3.2 Kĩ năng quan sát
Kĩ năng quan sát là khả năng quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt,
điểu bộ…để nhận biết những diễn biến tâm lí, những suy nghĩ của thân chủ
nhằm thu thập thông tin, so sánh chúng với thông qua ngon ngữ để xác định
tính xác thực của thông tin và hiểu chính xác về thân chủ. Trong quan sát
cần quan sát: dáng vẻ bề ngoài (quần áo, sự gọn gàng, sạch sẽ, tư thế, tác
phong…); biểu hiện qua nét mặt ( vui, buồn, giận, thù địch…); dấu hiệu của
sự lo lắng,bất an; ngôn ngữ cơ thể.

Báo cáo kiến tập

16


Trong các buổi trò chuyện cùng thân chủ của mình về cơ bản em đã
vận dụng được kĩ năng quan sát. Chẳng hạn như: buổi đầu tiên tiếp xúc qua
quan sát quần áo thân chủ mặc, đầu tóc… có thể thấy em là một người gọn

gàng, sạch sẽ. Khi em chia sẻ về gia đình mình nhất là khi nói về người mẹ
của mình em nói nhiều hơn hết, ngừng làm việc để kể về mẹ em, ánh mắt
không khỏi tự hào. Qua đó có thể thấy mẹ là người có ảnh hưởng rất lớn đến
em. Trong quá trình lên kế hoạch giúp đỡ thân chủ cần phải đặc biệt quan
tâm tới mối quan hệ này.
3.3 Kĩ năng lắng nghe tích cực
Kĩ năng lắng nghe tích cực đó là việc NVXH chú tâm vào lắng nghe
những lời nói, biểu hiện và những trạng thái cảm xúc của thân chủ và phản
hồi lại những gì mình nghe được trong khi tiếp xúc với thân chủ. Những
phản hồi của NVXH trong khi nghe được thể hiện qua những hành vi không
lời , chẳng hạn như giao tiếp bằng mắt, cơ thể và lời nói mà nó chứa đựng sự
thấu cảm, tôn trọng, ấm áp, tin tưởng, chân thành và chân thật.
Mục đích của lắng nghe là hiểu lời nói và cảm nghĩ của người nói
càng chính xác càng tốt, cho nên NVXH cần rất tập trung lắng nghe. Người
nghe phải chú ý đến những gì được nói ra và thậm chí cả những gì không
được nói ra, những gì không được đề xuất. Lắng nghe là một hoạt động được
thực thi một cách có ý thức đối với NVXH, hơn thế nữa nó còn là mọt khía
cạnh thực hành nguyên tắc chấp nhận.
Nghe tích cực với hai mục đích: Thứ nhất, thông tin với người khác
với sự nồng nhiệt , tiếp nhận những thông tin không bằng lời và chúng ta
hiểu, chia sẻ,sẵn sàng giúp đỡ người đó. Thứ hai, giúp cho người nói tự hiểu
mình hơn.

Báo cáo kiến tập

17


Để lắng nghe một cách đầy đủ, NVXH không chỉ thụ động nhận thông
tin, mà phải là người chủ động tham gia trong quá trình trao đổi thông tin,

tập trung hoàn toàn sự chú ý của mình vào quá trình giao tiếp, nghe bằng cả
trực giác cũng như bằng khả năng suy nghĩ của mình để khuyến khích thân
chủ bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Trong thực hành em đã vận dụng kĩ năng này tong quá trình trò
chuyện với thân chủ. Luôn luôn tỏ thái độ cầu thị, tôn trọng, nhiệt tình, và
chia sẻ cùng thân chủ. Mặt khác trong quá trình trò chuyện để thân chủ hiểu
rằng mình đang rất lắng nghe em luôn có những phản hồi như gật đầu, ánh
mắt luôn hướng về phía thân chủ…và đưa ra những câu nói phản hồi. Chẳng
hạn: những lúc em đi học thì ai là người đưa em đi? Hoặc: em nói việc em
tới trung tâm học nghề là do em quyết định. Em có thể chia sẻ với chị lí do
vì sao em quyết định tới trung tâm học nghề được không? Hoặc: qua những
gì em chia sẻ chị biết em rất yêu thương và tự hào về người mẹ của mình.
3.4 Kĩ năng thấu cảm
Thấu cảm nói một cách thông thường đó là khả năng hiểu được đối
tượng (người đang giao tiếp) đang cảm nhận gì, nói gì, hiểu họ như một
phần của chính họ. Người có khả năng thấu cảm tốt là người có thể đặt mình
vào vị trí, vào hoàn cảnh của đối tượng, có thể đi sâu vào thế giới nội tâm
của họ.
Trong CTXH cá nhân thấu cảm của NVXH có thể được hiểu là khả
năng hiểu được cảm xúc mà thân chủ đang gặp phải như là NVXH là một
phần của thân chủ. Đôi khi NVXH có khả năng thấu cảm tốt là người có thể
đọc tên được cảm xúc của thân chủ mà đôi khi thân chủ hiêủ nhưng mà
không diễn đạt được.

Báo cáo kiến tập

18


Trong quá trình trình thực hành em đã cố gắng vận dụng kĩ năng này,

tuy không vận dụng phổ biến như kĩ năng lắng nghe nhưng lại rất hiểu quả
đối với thân chủ. Chẳng hạn: chị biết những lúc chứng kiến việc bố mẹ mâu
thuẫn với nhau em rất buồn và đau khổ thậm chí có lúc em hận bố mình.
Thêm vào đó trong thâm tâm của mình em luôn nghĩ mình chính là nghuyên
nhân khiến cho bố mẹ ngày càng mâu thuẫn với nhau. Hoặc: chị hiểu cảm
giác của em khi mới đến đây, buồn, tủi thân và có lúc cảm thấy sợ hãi.
3.5 Kĩ năng đặt câu hỏi
Hỏi là một quá trình tương tác giữa người nêu vấn đề và người trả lời
nhằm làm sang tỏ vấn đề đó. Đây là một phương pháp thu thập thông tin một
cách chi tiết về vấn đề đang tồn tại, về những mối quan hệ cũng như mong
muốn của thân chủ. Câu trả lời của thân chủ chính là một bức tranh tương
đối toàn diện về cuộc đời và nhu cầu của chính họ.
Đặt câu hỏi trong CTXH nói chung và trong CTXH cá nhân nói riêng
với mục đích không chỉ tập trung vào khai thác những thông tin bề nổi có
liên quan đến sự kiện của thân chủ mà còn đi sâu khai thác, làm rõ những
thông tin ẩn chứa đằng sau vấn nạn của thân chủ.
Đặt câu hỏi cũng là cả một nghệ thuật, trước khi đưa ra câu hỏi cho
thân chủ thì NVXH phải tự trả lời một số câu hỏi như: có cần phải hỏi
không? hỏi với mục đích gì? Sẽ đặt câu hỏ bằng cách nào? Liệu câu hỏi
mình nêu ra có cản trở quá trình trò chuyện hay không? Vì vậy đòi hỏi
NVXH phải khéo léo, nhảy cảm, biết lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp.
Trong thực hành em đã kết hợp các loại câu hỏi và đã thu được nhiều
thông tin quan trọng về thân chủ.
3.6 Kĩ năng soạn thảo văn bản
Báo cáo kiến tập

19


Đây là kĩ năng dùng để viết báo cáo, cần phải thành thạo các thao tác tin học

trong quá trình viết báo cáo.
Ngoài ra, còn nhiều kĩ năng khác cũng được vận dụng như: kĩ năng phản
hồi, kĩ năng tạo lập mối quan hệ với thân chủ; kĩ năng dẫn dắt, định hướng
buổi vấn đàm; kĩ năng tham vấn, kĩ năng tóm tắt và diễn giải…
VI. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
1. Thông tin chung về thân chủ
Sau khi xác định thân chủ của mình, qua quá trình khai thác, tìm
hiểu từ nhiều nguồn thông tin có thể tóm tắt về thân chủ:
Họ và tên: Bùi Thị Thuận
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 3/3/1994
Quê quán: khu 1 xã Phú Lạc huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Trình độ học vấn: em học hết lớp 9 thì nghỉ học.
Thời gian vào trung tâm: cách đây hơn 4 tháng em được gia đình đưa đến
trung tâm.
2. Tóm tắt quá trình tiếp cận thân chủ
2.1 Những phương pháp và kĩ năng được vận dụng khi tiếp cận thân
chủ

Báo cáo kiến tập

20


Mục đích của đợt thực hành này là vận dụng tốt các kiến thức đã học
vào trong thực tế bao gồm những kiến thức của CTXH nói chung và kiến
thức của CTXH cá nhân nói riêng. Trước hết cần vận dụng tốt những
phương pháp và kĩ năng trong quá trình tiếp cận thân chủ. Cụ thể em đã vận

dụng những phương pháp và kĩ năng sau:
Kĩ năng tạo lập mối quan hệ với thân chủ: Kĩ năng tạo lập mối quan
hệ là khả năng NVXH thiết lập quan hệ công việc với đối tượng để đối
tượng có cảm giác an toàn và tin cậy, sẵn sàng chia sẻ với NVXH. Để tạo
lập mối quan hệ thì ngay từ giây phút ban đầu tiếp xúc, gặp gỡ, NVXH phải
biết cách chào hỏi,giới thiệu làm quen.
Kĩ năng tóm tắt và diễn giải: Tóm tắt và diễn giải những gì thân chủ
chia sẻ à không được bóp méo thông tin.
Kĩ năng quan sát, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng đặt câu hỏi, kĩ năng thấu hiểu được vận dụng trong quá trình tiếp cận
thân chủ như đã phân tích ở trên.
Phương pháp thu thập thông tin: tiến hành thu thập thông tin về thân
chủ và vấn đề của thân chủ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.thứ nhất,
quan sát thái độ, hành vi, biểu hiện của thân chủ và những người liên quan.
Thứ hai, phỏng vấn (vấn đàm) là một phương pháp thu thập thông tin quan
trọng, trước khi tiến hành phỏng vấn cần xác định mục đích,mục tiêu,các
bước và kĩ năng cần thiết cho cuộc phỏng vấn. Thứ ba, tìm hiểu thông tin về
thân chủ thông qua hồ sơ từ trung tâm, hỏi thông tin từ những người liên
quan như kiểm huấn viên, người chị họ…
2.2 Tóm tắt quá trình tiếp cận thân chủ

Báo cáo kiến tập

21


Để tiếp cận thân chủ việc đầu tiên cần làm là làm quen với môi trường
sống của thâ chủ. Vì vậy công việc đầu tiên em làm đó là lam quen với trung
tâm. Em đã có một buổi tham quan và được nghe giới thiệu về trung tâm
cùng cả nhóm và giáo viên hướng dẫn.

Sau khi làm quen với trung tâm, em lần lượt tiếp xúc với tất cả các
phòng, vừa tiếp xúc vừa chú ý quan sát để tìm thân chủ phù hợp với mình.
Qua các cuộc nói chuyện em cảm thấy mình phù hợp và có khả năng
làm việc với các em ở phòng may váy cưới.
Sau khi khoanh vùng phạm vi tìm thân chủ em tiến hành trò chuyện
và làm quen với tất cả mọi người.
Qua quá trình trò chuyện em tìm và đã xác định được thân chủ của
mình.
Tiếp theo, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã được học vào
trong quá trình khai thác thông tin.
Quá trình thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: từ những cuộc
trò chuyện cùng thân chủ, từ những người liên quan như: kiểm huấn viên và
người chị họ (vì em may mắn gặp được người chị họ của thân chủ khi đến
trung tâm thăm thân chủ), từ hồ sơ của thân chủ được trung tâm cung cấp.
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, em tiến hành nhận diện vấn đề
thân chủ đang gặp phải, sắp xếp vấn đề theo thứ tự ưu tiên.
Từ vấn đề của thân chủ để xác định nhu cầu của thân chủ.
Sau khi đã nhận diện xong vấn đề cần giải quyết cũng như nhu cầu
cần đáp ứng của thân chủ, em lên kế hoạch giúp đỡ (quá trình lên kế hoạch

Báo cáo kiến tập

22


giúp đỡ em có tham khảo ý kiến của thân chủ, kiểm huấn viên và giáo viên
hưỡng dẫn).
2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận thân chủ
 Thuận lợi:
- Trước khi đi kiến tập tại trung tâm em đã được các thầy cô giảng dạy

hệ thống kiến thức của CTXH nói chung và kiến thức của môn CTXH
cá nhân nói riêng. Bên cạnh đó em còn được các thầy cô truyền đạt lại
kinh nghiệm khi đi thực tế.
- Trong qúa trình tiếp cận thân chủ em luôn nhận được sự quan tâm,
chỉ dẫn nhiệt tình của giảng viên hưỡng dẫn.
- Về phía trung tâm, trung tâm rất nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt đợt thực hành. Đặc biệt là sự giúp đỡ của anh Kiên
– kiểm huấn viên, anh đã sắp xếp thời gian hợp lí tạo điều kiện cho
chúng em có nhiều thời gian tiếp xúc thân chủ hơn, anh luôn hỏi thăm
tình hình, tiến độ của từng người, luôn nhiệt tình giải đáp những khúc
mắc và truyền đạt lại những kinh nghiệm quý báu cho chúng em.
- Về phía thân chủ: em học may nên công việc chỉ ngồi một chỗ nên
việc tiếp xúc, nói chuyện thuận lợi hơn. Mạt khác em là một cô gái
dịu dàng, dễ gần nên việc chia sẻ sẽ dễ dàng hơn.
 Khó khăn:
- Đây là đợt kiến tập đầu tiên tuy đã được thầy cố hướng dẫn cụ thể nhưng
bản thân em rất lo lắng, hồi hộp, bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm làm việc tại
một môi trường mới.

Báo cáo kiến tập

23


- Hệ thống lí thuyết rất nhiều làm cho trong quá trình vận dụng ít nhiều vẫn
còn khó khăn, lúng túng.
- Thân chủ tuy là người dễ gần, dễ nói chuyện song em cũng rất tự ti vì vậy
có những vấn đề riêng tư em rất ngại chia sẻ.
- Thời gian và không gian sinh hoạt và làm việc của thân chủ hạn chế nên
em rất ít khi trò chuyện riêng với thân chủ, hạn chế quá trình thu thập thông

tin. Vì có những vấn đề ở nơi đông người thân chủ rất ngại chia sẻ.
3. Đánh giá tâm – sinh – xã của thân chủ
3.1 Về sinh lý
Về ngoại hình: em có chiều cao trung bình, cân nặng: 43kg, da trắng, mái
tóc dài, giọng nói nhẹ nhàng…
Em bị khuyết tật vận động bẩm sinh. Vì vậy việc đi lại của em rất khó khăn.
Những lúc ra ngoài em có người đưa đi còn hầu hết sinh hoạt trong nhà em
thường vịn vào tường để đi lại. Có đôi lúc em bị choáng và ngất. Trong thời
gian gần đây sức khỏe của em hoàn toàn bình thường, không có sự can thiệp
của y tế.
Về sinh hoạt: em ăn cơm đúng giờ theo quy định của trung tâm. Bình thường
em ngủ sớm và ngủ rất ngon.
3.2 Về tâm lí
Em là người sống khá khép kín. Ở nhà em thường chỉ tâm sự với mẹ. Em là
người rất hay suy nghĩ. Em luôn cảm thấy tự ti vì bệnh tật của mình và cảm
thấy mình kém cỏi, ít hiểu biết vì ít khi được tiếp xúc với môi trường bên
ngoài. Nhiều lúc em rất buồn và chán nản vì nghĩ mình là gánh nặng của gia
đình. Nhưng ngược lại em rất yêu gia đình của mình, rất thương bố mẹ và
Báo cáo kiến tập

24


em luôn có mong muốn và khát khao học được một cái nghề để sau này có
thể tự nuôi sống bản thân, bớt đi gánh nặng cho gia đình.
Về ước mơ: em luôn mong muốn có thể học được một nghề để sau này có
thể nuôi sống được bản thân. Hiện tại em học việc tại phòng may váy cưới
của trung tâm.
3.3 Về xã hội
Mặt xã hội (môi trường sống xung quanh thân chủ) đồ sinh thái sau:


Báo cáo kiến tập

25


×