Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TUẤN KIỆT

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ NGHÈO TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340101

Cần Thơ, tháng 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TUẤN KIỆT
MSSV: 4104763

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ NGHÈO TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TRẦN QUẾ ANH
NGUYỄN QUỐC NGHI

Cần Thơ, tháng 12/2013


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
cho tác giả những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian học tại
trường để làm hành trang vững bước trong cuộc sống.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Cô Trần Quế Anh và Thầy Nguyễn Quốc
Nghi – giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tác giả xin chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái
được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Nguyễn Tuấn Kiệt

i


TRANG CAM KẾT
Tác giả xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của mình các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện


Nguyễn Tuấn Kiệt

ii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thông tin về cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................... 21
Bảng 2.2 Ước lượng phương pháp DID .......................................................... 23
Bảng 2.3 Tổng hợp kỳ vọng các biến kiểm soát trong mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập và chi tiêu của hộ ............................................................ 27
Bảng 3.1 Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2012................. 36
Bảng 3.2 Chi tiết số tiền phải trả hàng tháng của hội viên .............................. 49
Bảng 4.1 Thông tin chung của đáp viên .......................................................... 51
Bảng 4.2 Thông tin về các hoạt động tạo ra thu nhập ..................................... 53
Bảng 4.3 Thông tin về ngành nghề chính ........................................................ 54
Bảng 4.4 Mô tả các thông tin của đáp viên...................................................... 56
Bảng 4.5 Kiểm định T – test về sự khác biệt trung bình giữa 2 nhóm hộ ....... 66
Bảng 4.6 Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu .................................. 68
Bảng 4.7 Kết quả mô hình tác động của dự án đến thu nhập .......................... 69
Bảng 4.8 Kết quả mô hình tác động của dự án đến chi tiêu ............................ 71

iii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng ................................................... 30
Hình 3.2 Cơ cấu dân số theo giới của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 .................... 34
Hình 3.3 Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn tỉnh Sóc Trăng năm 2011 ....... 35

Hình 3.4 Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực tỉnh Sóc Trăng năm 2012........... 38
Hình 3.5 Phân bố dân cư theo dân tộc tỉnh Sóc Trăng năm 2012 ................... 42
Hình 4.1 Loại hỗ trợ dự án phi Chính phủ....................................................... 58
Hình 4.2 Thông tin tiếp cận dự án ................................................................... 59
Hình 4.3 Mục đích sử dụng nguồn hỗ trợ ........................................................ 59
Hình 4.4 Tác động đến các hộ xung quanh khi nhận được hỗ trợ ................... 60
Hình 4.5 Mức độ hữu ích của dự án theo đánh giá của hộ nghèo ................... 61
Hình 4.6 Tỷ lệ vay vốn của những hộ không nhận hỗ trợ ............................... 62
Hình 4.7 Tỷ lệ vay vốn của những hộ có nhận hỗ trợ ..................................... 62
Hình 4.8 Mục đích sử dụng vốn vay của những hộ nghèo .............................. 63
Hình 4.9 Nguồn vay của hộ nghèo .................................................................. 64
Hình 4.10 Nguyện vọng của hộ nghèo ............................................................ 65

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
DID

:

Difference In Difference

INGO

:

International Non-govermental Organizations


NGO

:

Non-govermental Organizations

NNGO

:

National Non-govermental Organizations

VHLSS

:

Vietnam Household Living Standard Survey

TIẾNG VIỆT
CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

DAPCP

:

Dự án phi Chính phủ


ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTCK

:

Đầu tư cuối kì

ĐTĐK

:

Đầu tư đầu kì

LHPN

:

Liên hiệp phụ nữ

LHQ

:

Liên Hiệp Quốc


NHCSXH

:

Ngân hàng Chính sách xã hội

NN-PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TCPCPNN

:

Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài

TDCT

:

Tín dụng chính thức

TP

:

Thành phố


UBND

:

Ủy ban Nhân dân

v


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4.1 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi không gian .................................................................................. 3
1.4.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 13
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 13
2.1.1 Dự án phi Chính phủ ............................................................................... 13
2.1.1.1 Khái niêm chung về các Tổ chức phi Chính phủ................................. 13
2.1.1.2 Các loại hình chủ yếu của các Tổ chức phi Chính phủ ....................... 13
2.1.1.3 Vai trò các Tổ chức phi Chính phủ ...................................................... 14
2.1.1.4 Hoạt động của các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài ở Việt Nam ... 15

2.1.1.5 Khái niệm dự án phi Chính phủ ........................................................... 15
2.1.1.6 Tình hình viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ta.................. 15
2.1.1.7 Tổ chức, phương thức hoạt động và hình thức viện trợ của các Tổ chức
phi Chính phủ................................................................................................... 16
2.1.2 Thu nhập và sự cần thiết tăng thu nhập .................................................. 17
2.1.2.1 Khái niệm về thu nhập ......................................................................... 17
2.1.2.2 Sự cần thiết của việc tăng thu nhập ..................................................... 18
2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ......................... 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 20

vi


2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 20
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................... 20
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp ....................................................................................... 21
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 21
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................... 30
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG ..................................................... 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 30
3.1.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 30
3.1.1.2 Khí hậu và thủy văn ............................................................................. 31
3.1.1.3 Đất đai thổ nhưỡng .............................................................................. 31
3.1.1.4 Tài nguyên rừng ................................................................................... 33
3.1.1.5 Tài nguyên biển ................................................................................... 33
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................... 34
3.1.2.1 Tình hình xã hội ................................................................................... 34
3.1.2.2 Tình hình kinh tế .................................................................................. 37
3.1.3 Tình hình dân tộc và tôn giáo ................................................................. 41
3.1.3.1 Tình hình dân tộc ................................................................................. 41

3.1.3.2 Tình hình hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ............................................ 42
3.1.4 Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ................................... 42
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ Ở ĐỊA BÀN ...... 43
3.2.1 Tình hình hoạt động và viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước
ngoài ở tỉnh Sóc Trăng năm 2013 .................................................................... 43
3.2.2 Các dự án phi Chính phủ tác giả nghiên cứu .......................................... 45
3.2.2.1 Dự án Heifer ........................................................................................ 45
3.2.2.2 Dự án Oxfam ....................................................................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 50
4.1 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NHỮNG DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ CỦA
HỘ NGHÈO TỈNH SÓC TRĂNG .................................................................. 50
4.1.1 Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu ............................................. 50
4.1.2 Thực trạng tiếp cận dự án của những hộ nghèo tỉnh Sóc Trăng ............. 58
vii


4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ ĐẾN
THU NHẬP HỘ NGHÈO TỈNH SÓC TRĂNG ............................................. 65
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP HỘ NGHÈO SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN TỐT HƠN VÀ NÂNG CAO THU NHẬP ............................. 74
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................. 74
5.1.1 Về bộ phận tiếp nhận quản lí dự án ........................................................ 74
5.1.2 Về phía hộ nghèo .................................................................................... 75
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................................ 75
5.2.1 Đối với bộ phận tiếp nhận quản lí dự án ................................................. 75
5.2.2 Đối với hộ nghèo .................................................................................... 75
5.2.3 Đối với Nhà nước và Chính quyền địa phương ...................................... 76
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 77
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 77
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 79

6.2.1 Đối với nhà nước .................................................................................... 79
6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương ........................................................... 79
6.2.3 Đối với bộ phận tiếp nhận dự án ............................................................. 80
6.2.4 Đối với những hộ nghèo ......................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 85

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới
trong công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế trong vòng 2 thập kỷ vừa
qua. Tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng đã đem lại những cải thiện
đáng kể về chất lượng cuộc sống cho hầu hết người dân. Tuy nhiên, theo thời
gian tốc độ giảm nghèo đang chậm lại và khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo đang ngày một nới rộng. Những hộ nghèo được hưởng lợi ít hơn
từ tăng trưởng kinh tế so với những hộ khá hơn. Phần lớn các hộ nghèo đang
sinh sống ở các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, nơi cư trú chủ yếu của
các hộ dân tộc thiểu số. Theo báo cáo đánh giá nghèo của Ngân hàng Thế giới
tại Hà Nội thì tỉ lệ dân tộc thiểu số trong 10% dân số nghèo nhất của cả nước
đã chiếm tới 65%.
Sóc Trăng là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa
màu phát triển. Tuy nhiên, đó là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao
nhất ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra, Sóc Trăng còn là nơi
có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực ĐBSCL. Theo báo cáo của Ủy
Ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng số 25 /BC-UBND ngày 23-02-2013, dân số năm

2011 là 1.303.662 người, dân tộc Kinh chiếm 64,24%, dân tộc Khmer chiếm
30,71%, dân tộc Hoa chiếm 5,02% và dân tộc khác chiếm 0,03%. Theo kết
quả điều tra hộ nghèo năm 2012 được ban hành cùng Quyết định số 749/QĐLĐTBXH ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, toàn tỉnh có 62.682 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20,10%; hộ cận nghèo là 43.496
hộ, chiếm tỷ lệ 13,95%. Riêng đối với 39 xã đặc biệt khó khăn có tổng cộng
41.245 hộ nghèo với 169.929 người nghèo (bình quân 4,12 người/hộ). Hầu hết
các hộ nghèo, người nghèo ở ấp, khóm của tỉnh Sóc Trăng đều tự đảm bảo
được lương thực hằng ngày, không có hộ thiếu đói trong năm. Chính vì thế, để
các hộ nghèo có nhiều cơ hội tiếp cận và hưởng lợi được nhiều hơn nữa từ các
thành quả kinh tế, Chính phủ và ban ngành các cấp đã đưa ra nhiều chương
trình giảm nghèo nhắm đến đối tượng cụ thể là các hộ nghèo và các khu vực
nghèo ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Ngoài những dự án Chính phủ, còn phải kể
đến dự án của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Thật vậy, trong những
năm gần đây, nhờ được hưởng những chương trình hỗ trợ vốn từ nhiều nguồn
tài trợ khác nhau, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ từ các TCPCPNN nên đời
sống người dân, đặc biệt là hộ nghèo đã cải thiện đáng kể. Nguồn tài trợ từ các
1


TCPCPNN có ý nghĩa rất to lớn đối với hộ nghèo. Thay vì phải vay vốn từ
Ngân hàng thương mại với lãi suất cao, đòi hỏi tài sản thế chấp,… hộ nghèo
được tài trợ các nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp, không cần tài sản thế
chấp,… nên cơ bản đã giải quyết vấn đề vốn cho hộ nghèo.
Chính vì lẽ đó, để tìm hiểu những tác động từ các dự án tài trợ của các
TCPCPNN đến các hộ nghèo như thế nào, đặc biệt là những hộ nghèo ở Sóc
Trăng, tác giả đã chọn để tài “Tác động của những dự án phi Chính phủ
đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu nhập của những
hộ nghèo.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.1.1 Mục tiêu chung
Phân tích tác động của những DAPCP đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh
Sóc Trăng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và thu nhập của những hộ nghèo.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết 3 mục tiêu sau:
(1) Đánh giá thực trạng tiếp cận sự hỗ trợ từ các DAPCP của hộ nghèo ở
tỉnh Sóc Trăng.
(2) Nghiên cứu tác động của những DAPCP đến thu nhập của hộ nghèo
ở Sóc Trăng.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng tốt nguồn vốn từ các DAPCP
và nâng cao thu nhập hộ nghèo.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Các hộ nghèo ở tỉnh Sóc Trăng đã tiếp cận sự hỗ trợ từ các DAPCP
như thế nào?
(2) Thu nhập của hộ nghèo sau khi nhận hỗ trợ có cao hơn so với trước
khi nhận hỗ trợ không?
(3) Các nhân tố nào tác động đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh Sóc Trăng?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi thời gian
Đề tài thu thập các thông tin về thu nhập, chi tiêu,… và các thông tin
nhân khẩu khác của hộ được hỗ trợ và không được hỗ trợ ở cả 2 thời điểm

2


2010 và 2013. Dự án Oxfam bắt đầu triển khai vào năm 2010, 2011 tùy vào hộ
nhận được hỗ trợ khi nào và kết thúc cuối mỗi năm và được tái hỗ trợ vào đầu
năm sau. Đề tài thu thập số liệu trong khoảng thời gian từ 01/08/2013 đến
15/08/2013 vào thời điểm dự án đã được thực hiện 2, 3 năm tùy các hộ nghèo

nên việc thu thập các thông tin sẽ phản ánh được tác động của dự án đến thu
nhập. Dự án Heifer bắt đầu triển khai vào năm 2008 nhưng do đến 2010, các
hộ mới nhận được bò và dự án kết thúc vào năm 2011. Đề tài thu thập số liệu
trong khoảng thời gian từ 16/08/2013 đến 31/08/2013 vào thời điểm dự án đã
được thực hiện 3 năm nên việc thu thập các thông tin sẽ phải ánh được tác
động của dự án đến thu nhập. Vì vậy, thời gian thu thập số liệu khá phù hợp để
đánh giá tác động của những DAPCP đến thu nhập của hộ nghèo.
1.4.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng, mà chủ yếu tập trung ở 4
xã của 2 huyện: Mỹ Xuyên và Long Phú của tỉnh, do những địa bàn này nơi
được hỗ trợ bởi các DAPCP và thuận lợi cho tác giả trong việc thu thập số liệu
về mặt không gian, thời gian, nhân lực và tài chính. Như vậy, dữ liệu thu thập
từ 2 huyện này sẽ mang tính đại diện và suy rộng ra cho toàn tỉnh Sóc Trăng.
1.4.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nghèo được hỗ trợ bởi các
DAPCP và hộ nghèo không nhận được hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, mà
chủ yếu là ở 2 huyện: Mỹ Xuyên và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến hộ nghèo, bởi nhiều tác giả
nhận thức được việc xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước
mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Đây thực sự là vấn đề cấp bách trong
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vào thời buổi kinh tế thị
trường phát triển. Vì thế, tác giả đã tham khảo được rất nhiều điều hữu ích qua
các đề tài nghiên cứu có liên quan:
Phan Thị Nữ (2012), “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm
nghèo ở nông thôn Việt Nam” (Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập 72B, số 3,
năm 2012). Nghiên cứu này xem xét tác động của tín dụng đối với giảm nghèo
ở nông thôn Việt Nam. Phương pháp Khác biệt trong khác biệt và mô hình hồi
qui OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng từ VHLSS 2004 và VHLSS
2006. Có 4270 hộ tham gia cả hai cuộc điều tra, trong đó có 457 hộ được xếp

vào diện nghèo vào năm 2004. Từ 457 hộ này, tác giả lọc ra được 157 hộ có
tham gia vay vốn trong vòng một năm trong VHLSS 2006 nhưng không vay

3


vốn trong VHLSS 2004 và 147 hộ không vay vốn trong cả hai cuộc điều tra.
Tác giả chọn ra 113 hộ trong số 157 hộ có vay vốn trên đây làm nhóm phân
tích và 104 hộ không vay vốn trong cả hai cuộc điều tra làm nhóm so sánh.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên
phúc lợi của hộ nghèo thông qua việc làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ.
Nhưng tín dụng không có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa
giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Ngoài ra, nghiên cứu này
cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến
phúc lợi của hộ nghèo.
Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Bùi Văn Trịnh (2011), “Các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long” (Tạp chí Khoa học số 5 (23) 2011). Mục tiêu của nghiên cứu
này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu
vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Số liệu của nghiên cứu được
phỏng vấn trực tiếp từ 182 hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn.
Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê
mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy mức
sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện nhưng vẫn
còn nhiều hộ gia đình có mức thu nhập khá thấp. Nguồn thu nhập chính của
phần lớn hộ gia đình phụ thuộc vào nghề nông, vì thế mức thu nhập tương đối
thấp và bấp bênh. Nhiều hộ có nhu cầu học thêm ngành nghề để nâng cao thu
nhập hoặc chuyển đổi nghề. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của hộ là số nhân khẩu, kinh nghiệm
làm việc chủ hộ, độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động

tạo ra thu nhập.
Mai Văn Nam, Âu Vi Đức (2009), “Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ
nông dân nghèo” (Tạp chí Khoa học số 26, 5+6/2009). Bài viết tập trung
nghiên cứu hiệu quả của đồng vốn vay trên các mặt xã hội cũng như kinh tế.
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ cuộc điều tra trực tiếp với
263 hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vào tháng 06 năm 2008. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về thu nhập, thu nhập bình
quân, chi tiêu và chi tiêu bình quân của hai đối tượng vay vốn và không vay
vốn. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các hộ có vay vốn có khả năng thoát
nghèo cao hơn các hộ không có vay. Kết quả kiểm định Chi bình phương với
Sig. = 0.000 khẳng định rằng có mối quan hệ giữa vay vốn và khả năng thoát
nghèo của các hộ trong tổng thể nghiên cứu. Do kết quả phân tích cho thấy
tổng lượng vốn vay và hướng dẫn sau khi vay vốn có tác động thuận chiều lên
hiệu quả sử dụng vốn vay, các tổ chức tín dụng nên phát triển nhiều hình thức

4


tín dụng để đưa vốn đến các hộ nông dân, đồng thời cần có sự đầu tư khoa học
kỹ thuật bằng nhiều như thông qua các hoạt động khuyến nông để chuyển giao
khoa học kỹ thuật hoặc tổ chức tập huấn trực tiếp nhất là các dự án cho vay
phát triển sản xuất,… nhằm giúp cho người vay sử dụng vốn hiệu quả.
Hoàng Hữu Hòa, Nguyễn Lê Hiệp (2007), “Tác động của vốn vay tín
dụng đối với xóa đói giảm nghèo ở huyện Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế”
(Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 43, 2007). Nhóm tác giả đã thực hiện điều
tra trực tiếp 30 hộ nghèo có vay vốn tín dụng chính thức xã của hiện Hương
Thủy. Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với
hồi qui tuyến tính và các công cụ kiểm định để đánh giá tác động của nguồn
vốn vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ nghèo vay vốn chủ yếu từ Ngân
hàng Chính sách xã hội, với mức vốn vay bình quân 8,1 triệu đồng/hộ; hộ vay

ít nhất 2 triệu đồng và hộ vay nhiều nhất là 20 triệu đồng. Vốn vay đã giúp các
hộ nghèo đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất. Nhờ đó giúp họ khai thác tốt hơn
tiềm năng về sức lao động, thời gian nhàn rỗi, đất đai, mặt nước... để chủ động
tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập và tiến tới thoát nghèo. Tín dụng tác
động đến thu nhập của hộ nghèo rõ nét hơn ở trong dài hạn và ở những mức
vốn vay cao hơn. Những hộ nghèo nào được tiếp cận với vốn tín dụng sớm
hơn, có mức vốn vay nhiều hơn thì xác suất thoát nghèo cao hơn.
Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính
thức của hộ nghèo” (Tạp chí Ngân hàng số 7, tháng 4/2011). Nghiên cứu này
xuất phát từ thực tế những khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng chính thức
của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Thông qua số liệu điều tra 254 hộ
nghèo và áp dụng mô hình phân tích hồi qui logistic cho thấy, khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo chịu tác động bởi các nhân tố: tuổi của
chủ hộ, số lao động trong hộ, trình độ học vấn (trình độ học vấn của chủ hộ và
trình độ học vấn cao nhất của lao động trong hộ), tham gia hội đoàn thể, bằng
khoán đất, tổng thu thập của hộ, tổng giá trị tài sản của hộ. Trong đó, nhân tố
bằng khoán đất và tham gia hội đoàn thể có tác động mạnh nhất đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo.
Phan Thị Minh Lý và cộng sự (2009), “Tác động của vốn vay từ ngân
hàng chính sách xã hội Thừa Thiên Huế đến hộ nghèo theo quan điểm tiếp cận
mức sống” (Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 51, 2009). Dựa trên kết quả
điều tra 211 hộ nghèo vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)
Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2003 - 2007, theo quan điểm tiếp cận mức sống,
nghiên cứu này phân tích và đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho
người nghèo của NHCSXH Thừa Thiên - Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các khoản vay từ ngân hàng đã có tác động tích cực đến tăng phúc lợi kinh tế 5


xã hội và tăng mức sống cho các hộ vay, nhưng mức độ tác động còn rất hạn
chế, tỷ lệ hộ vay thoát khỏi ngưỡng nghèo là khá cao (64%). Tuy nhiên, cần

lưu ý là, các hộ tuy đã thoát nghèo nhưng đa số vẫn ở mức cận nghèo và nguy
cơ tái nghèo trở lại là rất lớn, vì vậy, họ cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía
Nhà nước, Ngân hàng CSXH và cộng đồng xã hội để vươn lên thoát nghèo
thực sự.
Lê Văn Dũng, Nguyễn Quang Trường (2011), “Nghiên cứu các nhận tố
ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình” (Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 68, 2011). Mục đích của nghiên
cứu là đánh giá thực trạng nghèo đói, tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn
đến sự nghèo đói của các hộ gia đình, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo. Để
đạt được mục đích trên, nghiên cứu đã tập trung phân tích số liệu thứ cấp và
tiến hành điều tra 180 hộ theo phương pháp chọn mẫu phân loại. Các thôn
được chọn là thôn có tỷ lệ hộ nghèo ở mức trung bình trong xã. Sau đó số hộ
nghèo và không nghèo của mỗi thôn được chọn theo tỷ lệ hộ nghèo trong thôn
đó. Hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên theo khoảng cách trong danh sách từng
loại hộ của từng thôn. Hộ đầu tiên được chọn bằng hình thức bốc thăm ngẫu
nhiên. Kết quả có 87 hộ không nghèo và 93 hộ nghèo được chọn. Quá trình
điều tra được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với tập câu hỏi
đã được chuẩn bị trước. Phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả và
phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với những hộ nghèo, số
lao động chính, vốn dùng cho sản xuất kinh doanh và trình độ văn hóa của chủ
hộ thấp hơn những hộ không thuộc diện hộ nghèo. Có nhiều nhân tố làm cho
người nông dân rơi vào diện hộ nghèo. Trong đó có các nhân tố thuộc về đặc
điểm của hộ, kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ dân sống ở vùng miền núi
và là người dân tộc Vân Kiều có nguy cơ lớn nhất, tiếp đến là những hộ thuần
nông, những hộ thiếu lao động, thiếu vốn.
Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011), “Các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long” (Tạp chí
Khoa học 2011: 18a 240 - 250). Nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích thực trạng
các nguồn lực sẵn có của hộ dân tộc Chăm và Khmer, đồng thời xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người Chăm
và người Khmer. Thông qua số liệu điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh
Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp dụng mô hình phân tích hồi qui
tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ
dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long là: trình độ học vấn của chủ hộ,

6


trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động
tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính
sách hỗ trợ. Trong đó, nhân tố số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ
tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc, nhân tố số hoạt
động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập bình
quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.
Đoàn Thị Cẩm Vân, Lê Long Hậu, Vương Quốc Duy (2010), “Vai trò
của các hoạt động phi nông nghiệp với việc xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh”
(Tạp chí phát triển kinh tế 11/2011). Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải
quyết các mục tiêu: (1) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thực
hiện các hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ, (2) đánh giá mức độ đóng
góp của các hoạt động phi nông nghiệp đối với tổng thu nhập của nông hộ. Số
liệu được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp 161 nông hộ ở 3 xã
được xem là điển hình của tỉnh Trà Vinh về phát triển kinh tế hộ gia đình thể
hiện ở các hoạt động phi nông nghiệp, gồm có các xã Hương Mỹ, Phước Hảo
và Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng hoạt động phi nông nghiệp thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc
tăng thu nhập của nông hộ. Trong khi đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp của
nông dân cũng không giúp ích được nhiều gì trong việc nâng cao tổng thu
nhập của các hộ gia đình. Điều này thể hiện hiệu quả sản xuất của người dân

nơi đây còn khá thấp. Kết quả này còn khẳng định vai trò của các hoạt động
phi nông nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xóa đói giảm nghèo ở
các địa phương nói riêng và nước ta nói chung.
Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam (2011), “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu
Long” (Tạp chí Khoa học 2011: 17b 87-96). Mục tiêu của đề tài nhằm mô tả
thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi
gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm
307 quan sát, ở Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh.Kết
quả phân tích cho thấy rằng, thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông
nghiệp chiếm 95%. Nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập. Tuy
nhiên, chỉ là tự phát nên chưa hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi
gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Vương Quốc Duy, Lê Long Hậu (2012), “Vai trò của tín dụng chính
thức trong đời sống nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long” (Kỷ yếu Khoa học
Đại học Cần Thơ 2012: 175-185). Bài viết này nghiên cứu vai trò của tín dụng
7


đối với đời sống của nông hộ ở ĐBSCL. Phân tích này dựa trên một số tiêu chí
đánh giá mức độ nghèo đói của nông hộ như tổng tài sản, chi phí giáo dục, chi
phí thực phẩm, và tổng thu nhập của nông hộ. Các tiêu chí trên của nông hộ
vay vốn và không vay vốn, bao gồm 288 mẫu từ ba tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng
và Trà Vinh, từ nguồn tín dụng chính thức sẽ được so sánh từng cặp. Kết quả
cho thấy rằng tín dụng có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo
của nông hộ ở ĐBSCL. Nông hộ có vay vốn sẽ có điều kiện tốt hơn để gia
tăng thu nhập, tăng giá trị tài sản, tăng chi tiêu cho giáo dục và chi tiêu cho
thực phẩm hơn là hộ không vay vốn. Điều này ngụ ý rằng việc tiếp cận tín

dụng có thể giảm tỷ lệ nghèo đói ở vùng ĐBSCL – Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu này rất hữu ích cho nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách và chương
trình có liên quan đến nông hộ.
Võ Thị Thúy Anh, Phan Đặng Mai Phương (2010), “Nâng cao hiệu quả
chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tại
Thành phố Đà Nẵng” (Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số
5(40) 2010). Bài viết đánh giá hiệu quả của chương trình tín dụng ưu đãi hộ
nghèo tại thành phố Đà Nẵng qua hai phương diện: khả năng quản lý vốn tín
dụng ưu đãi hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội nhằm giảm nghèo và
hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đối với hộ
nghèo. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn cho
vay của NHCSXH và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của
chương trình đối với hộ nghèo. Tác giả đã vận dụng mô hình Tobit, Logit
trong nghiên cứu tác động của chương trình tín dụng ưu đã hộ nghèo đến đến
mức độ cải thiện đời sống và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh của hộ
nghèo. Kết quả ước lượng cho thấy, số tiền vay có tác động dương đến xác
suất thoát nghèo kỳ vọng. Thời gian vay vốn càng dài thì khả năng cải thiện
đời sống và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo càng cao. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng, chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã đạt
những thành công nhất định trong việc góp phần giảm nghèo tại thành phố Đà
Nẵng. Vốn vay đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc
làm, cải thiện hoạt động kinh doanh của hộ nghèo. Vốn vay đã đến được với
hộ nghèo ở các quận huyện trên đại bàn Đà Nẵng. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý
vốn vay còn chưa tốt thể hiện qua nợ xấu cao, tình trạng xâm tiêu của tổ
trưởng vẫn còn, mức cho vay, thời hạn cho vay, giải ngân, quy trình thu hồi
vốn còn bất cập. Bài viết đã đề ra các giải pháp đối với NHCSXH Đà Nẵng
cũng như đưa ra các kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng,
với các hội đoàn thể, với NHCSXH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn vay,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay với hộ nghèo.


8


Võ Thị Thúy An (2010), “Ứng dụng mô hình Probit, Logit, Tobit để
đánh giá tác động của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng
Chính sách xã hội” (Tạp chí Ngân hàng số 23 tháng 12/2010). Bài báo sử
dụng các mô hình Probit, Logit, Tobit để dánh giá tác động của chương trình
tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội qua 3 chỉ tiêu; xác
suất thoát nghèo kỳ vọng, mức độ cải thiện đời sống và mức độ phát triển kinh
doanh của hộ nghèo được nhận vốn tín dụng từ chương trình. Dữ liệu sử dụng
trong bài nghiên cứu là dữ liệu điều tra trực tiếp 500 hộ nghèo của tác giả với
sự phối hợp của Ngân hàng Chính sách xã hội Đà Nẵng, thực hiện vào tháng
6/2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy số tiền cho vay có tác động tích cực đến
xác suất thoát nghèo kì vong, thời gian cho vay có tác động đến mức độ cải
thiện đời sống và mức độ phát triển kinh doanh của hộ nghèo.
Phùng Đức Tùng và cộng sự (2012), “Tác động của chương trình 135
giai đoạn II qua lăng kính 2 cuộc điều tra đầu kì và cuối kì” (Báo cáo của
Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương). Mục tiêu chính của Báo cáo là
đo lường tác động của chương trình đến các kết quả mong đợi, chủ yếu dựa
trên các chỉ tiêu về đói nghèo, thu nhập, sản xuất nông nghiệp, điều kiện nhà ở
và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng. Phân tích điều kiện sống ở tất cả
các khía cạnh của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa và các xã
nghèo nhất. Chính vì vậy, những kết luận và bài học rút ra từ báo cáo này có
thể giúp Chính phủ và các nhà tài trợ có những thiết kế và thực hiện tốt hơn
các chương trình sau này. Qui mô mẫu gồm 6.000 hộ được xác định và được
chọn lựa từ 400 xã, trong đó có 266 xã thụ hưởng và 134 xã đối chứng. Kết
quả cho thấy 42 trong số 45 tỉnh thuộc P135-II được chọn vào mẫu điều tra.
Tác giả sử dụng 727 xã đã hoàn thành và ra khỏi CT135-II4 để lựa chọn các
xã đối chứng. Mô hình hồi quy xác suất (probit) được sử dụng để ước lượng
khả năng được lựa chọn vào CT135-II, sử dụng dữ liệu gộp (727 xã ra khỏi

chương trình và 255 xã đối chứng đã chọn trước) và thông tin của từng xã (tỷ
lệ nghèo, các công trình CSHT cơ bản, dân số) do UBDT cung cấp. ĐTĐK
2007 chỉ ra rằng các xã thụ hưởng nghèo hơn một chút và ít có khả năng tiếp
cận đến CSHT hơn so với các xã đối chứng. Điều này cho thấy cần phải kiểm
soát các yếu tố khác khi đo lường tác động của chương trình và chúng ta
không thể chỉ sử dụng phương pháp khác biệt trong sự khác biệt một cách đơn
giản để đo lường tác động. Việc áp dụng một công nghệ mới và chuẩn bị hậu
cần kỹ lưỡng giúp cho việc thực hiện ĐTCK 2012 một cách thông suốt và làm
giảm tỷ lệ hộ không tham gia vào điều tra cũng như tiết kiệm rất nhiều thời
gian cho nhập và làm sạch số liệu.

9


Trần Thị Nga (2011), “Phân tích thu nhập và sự phân hóa giàu nghèo ở
Quảng Nam giai đoạn 2002 – 2010” (Luận văn thạc sĩ Kinh tế Đại học Đà
Nẵng) . Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng thu
nhập bình quân đầu người của hộ gia đình và phân tích xu thế phân hóa giàu
nghèo; hàm ý chính các chính sách nâng cao thu nhập cho người dân và hạn
chế những tác động tiêu cực của phân hóa giàu nghèo ở Quảng Nam. Đề tài sử
dụng tổng hợp nhiều phương pháp phân tích như: phân tích thống kê, phương
pháp so sánh, đánh giá, mô tả, phương pháp mô hình hóa và phương pháp
tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch
theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nhóm ngành công nghiệp xây dựng, dịch
vụ tăng. Thu nhập của các hộ gia đình tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Nguyên nhân của những hộ còn nghèo là: thiếu lao động, không có kiến thức
sản xuất, trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp, khu vực nông thôn chủ yếu thuần
nông, khu vực miền núi lại hạn chế và bất cập về y tế, văn hóa, giáo dục, cơ sở
hạ tầng.
Robert Lensink, Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2008),

“Determinants of farming households’ access to formal credit in the Mekong
delta, Vietnam” (Yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
các hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam), (Final report for
NPT - part B4 - paper 9). Bài báo này đã nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Bài nghiên cứu tiến hành trên 240 mẫu nông hộ chọn ngẫn
nhiên từ 2 xã ngẫu nhiên của 1 huyện nông thôn ở 4 tỉnh Tiền Giang, Đồng
Tháp, Cần Thơ và Sóc Trăng. Số liệu thu thập về đặc tính nông hộ, đặc tính
vay vốn và hành vi tín dụng của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
biến tuổi nông hộ, giới tính, trình độ học vấn, bằng khoán đất có ảnh hưởng
tích cực đối với việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Nghiên cứu cũng chỉ
ra quy mô vay vốn có các biến học vấn chủ hộ và tổng diện tích đất tỷ lệ thuận.
Nghiêm Hồng Sơn, Tim Coelli, Prasada Rao (2007), “The efficiency of
microfinance in Vietnam: Evidence from NGO schemes in the north and the
central regions.” (Hiệu quả của tài chính vi mô ở Việt Nam: Bằng chứng từ
các chương trình phi Chính phủ ở miền Bắc và miền Trung), (School of
Economics, University of Queensland). Bài viết đã nghiên cứu Hiệu quả của
mô hình tài chính vi mô nhỏ ở Việt Nam: Xét trường hợp của các tổ chức
NGOs ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Việt Nam. Đây là một trong số ít
nghiên cứu về hiệu quả của các chương trình tài chính vi mô nhỏ ở các nước
đang phát triển. Nghiên cứu thông qua hiệu quả sản xuất để đo lường hiệu quả
của các chương trình. Trong số các nhân tố thuộc về yếu tố môi trường thì

10


khoảng cách từ nhà các hộ vay đến khu trung tâm là nhân tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến hiệu quả sử dụng các khoản tín dụng nhỏ.
Aloysius Gunadi Brata (2005), “Accessing formal credit: Social capital
versus social position”, (Tiếp cận tín dụng chính thức: Vốn xã hội so với vị trí

xã hội) (Viện nghiên cứu, Đại học Atma Jaya Yogyakarta). Bài nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp thống kê mô tả về Tình hình tiếp cận tín dụng chính
thức: nhu cầu vốn của xã hội và vị trí xã hội. Đối tượng nghiên cứu là hộ
nghèo ở làng Javanese, Indonesia. Kết quả cho thấy tỷ lệ tiếp cận nguồn tài
chính chính thức của hộ nghèo ở đây rất thấp. Các hộ có vị trí trong xã hội thì
dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức. Có sự không công bằng trong
việc vay vốn ở đây. Nghiên cứu đề nghị nhà hoạch định kinh tế xem xét cả
nhu cầu vốn của xã hội ở địa phương đó song song với cấu trúc xã hội trong
việc thực hiện các mục tiêu hướng người dân tiếp cận nguồn vốn từ các tổ
chức tín dụng chính thức.
Nicola Banks, David Hulme (2012), “The role of NGOs and civil society
in development and poverty reduction”, (Vai trò của các tổ chức phi Chính
phủ và an sinh xã hội trong sự phát triển và giảm nghèo) (BWPI Working
Paper 171). Mục đích của đề tài là phân tích những vai trò của các tổ chức phi
Chính phủ tới đời sống xã hội từ đó đưa ra các giải pháp trong việc cung cấp
dịch vụ với các hỗ trợ và ủng hộ của các tổ chức an sinh xã hội lớn, thông qua
đó các tầng lớp có thu nhập thấp có thể tham gia vào các cuộc đối thoại và
đàm phán để tăng cường tài sản và khả năng tập thể của họ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng; để có được phương pháp tiếp cận đến những hộ nghèo thì
cần có sự tham gia của người làm trung tâm – tổ chức phi Chính phủ. Trên cơ
sở thế mạnh của mình, tổ chức phi Chính phủ đáp ứng nhu cầu và mong muốn
của các cộng đồng địa phương và các nhóm nghèo. Trong khi các tổ chức phi
Chính phủ vẫn thất bại trong việc đối phó với rất nhiều những lời chỉ trích,
nhưng NGOs vẫn là một phần quan trọng của an sinh xã hội, tạo ra một mối
quan hệ cân bằng hơn giữa các Chính phủ, thị trường và người dân.
Nhận định chung: Vấn đề nghiên cứu tác động của các TCPCPNN đến
thu nhập của hộ nghèo đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
thực hiện với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Qua các tài liệu được lược khảo,
có thể thấy các tác giả đưa ra nhiều yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn
vốn, nguồn tín dụng,… từ đó mới tác động đến thu nhập của hộ nghèo. Tuy

nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu tác động của những DAPCP đến
thu nhập của hộ nghèo ở tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung
đánh giá các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo. Bên cạnh đó, những
mô hình và công cụ phân tích được lược khảo sẽ là nguồn tài liệu vô cùng
11


quan trọng cho tác giả sử dụng để phân tích, làm rõ những vấn đề cần nghiên
cứu, từ đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị phù hợp với thực tiễn ở tỉnh
Sóc Trăng.

12


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Dự án phi Chính phủ1
2.1.1.1 Khái niệm chung về các Tổ chức phi Chính phủ
Tổ chức phi Chính phủ (gọi tắt theo tiếng Anh là NGO) là một từ để chỉ
chung cho các tổ chức đứng ngoài Chính phủ, hoạt động song song và bổ trợ
cho các chương trình kinh tế và xã hội của nhà nước.
Ở cấp cơ sở, đó là các tổ chức nhân dân bao gồm các thành viên cùng
giới, cùng một đơn vị lãnh thổ, hoặc đơn vị nghề nghiệp hoạt động vì lợi ích
của mỗi thành viên. Tổ chức phi Chính phủ quy tụ những người tự nguyện
hoạt động vì lợi ích của người khác, tức vì tổ chức nhân dân và các cộng đồng,
không phải vì bản thân.
Cho tới nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại và
định nghĩa NGO. Mỗi nước đều đưa ra định nghĩa khác nhau và phân loại
khác nhau. Ở Mỹ, từ được sử dụng rộng rãi hơn là các tổ chức không vụ lợi.

Một số nước lại dùng từ tổ chức tự nguyện. Tuy tên gọi khác nhau nhưng tất
cả đều giống nhau ở tính chất tự nguyện và đứng ngoài Chính phủ. Lại còn có
các tổ chức hợp đồng dịch vụ công cộng cũng mang tính chất phi Chính phủ
nhưng lại là sự pha trộn giữa tính chất tự nguyện và tính chất thương mại. Các
quỹ văn xã (Foundation) cũng là tổ chức phi Chính phủ nhưng chủ yếu là tổ
chức tài trợ cho các tổ chức phi Chính phủ khác hoặc tài trợ trực tiếp cho các
đơn vị thụ hưởng.
2.1.1.2 Các loại hình chủ yếu của các Tổ chức phi Chính phủ
Hiện nay có ba loại Tổ chức phi Chính phủ phổ biến đang hoạt động trên
thế giới:
+ Tổ chức phi Chính phủ mang tính quốc gia
+ Tổ chức phi Chính phủ mang tính chất quốc tế
+ Tổ chức phi Chính phủ mang tính chất Chính phủ
a. Tổ chức phi Chính phủ mang tính chất quốc gia (National Nongovernmental Organizations-NNGO): Là tổ chức mà các thành viên đều mang
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
/>8/view. Truy cập ngày 15/10/2013.
1

13


một quốc tịch. Các tổ chức này xuất hiện trên thế giới rất sớm. Phạm vi hoạt
động chủ yếu phục vụ cho từng cộng đồng, hoạt động trong phạm vi một nước.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều NGO loại này có hoạt động vượt ranh giới phạm vi
một nước. Đứng về số lượng thì NNGO chiếm đa số tuyệt đối.
b. Các tổ chức phi Chính phủ mang tính chất quốc tế (International Nongovernmantal Organizations-INGO): Là tổ chức mà các thành viên của nó
mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra. Theo tài liệu thống kế, loại này
xuất hiện trên thế giới vào năm 1070, với số lượng INGO ít hơn nhiều so với
NNGO. Phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới. Nhưng INGO phải tuân
theo pháp luật của nước nhận sự hợp tác.

c. Các tổ chức phi Chính phủ mang tính chất Chính phủ (Governmental
Non-governmental Organizations): Là tổ chức do Chính phủ lập ra hoặc một
NGO hoạt động dựa hoàn toàn vào ngân sách của Chính phủ.
2.1.1.3 Vai trò các Tổ chức phi Chính phủ
Xu thế hiện nay khối lượng viện trợ của NGO cho các nước đang phát
triển ngày càng tăng và lĩnh vực hoạt động của NGO đã chuyển theo hướng
giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ phát triển. Các NGO ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế - xã hội, nhân đạo, giáo dục, tôn giáo,
môi trường... trên thế giới.
Viện trợ NGO dù không lớn như các nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) hoặc
viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhưng là loại viện trợ không hoàn lại,
mang tính nhân đạo và phát triển, không chỉ là viện trợ vật chất mà cả chuyển
giao kinh nghiệm, công nghệ, bí quyết rất cần cho xây dựng kinh tế, nâng cao
dân trí... Và cũng khác với cách thức giúp đỡ của các Chính phủ thông qua
viện trợ song phương hay tổ chức quốc tế liên Chính phủ, viện trợ NGO có thủ
tục nhanh gọn và đơn giản. Quy mô dự án so với các nguồn viện trợ trên
thường không lớn (từ vài nghìn đến vài trăm nghìn USD), thời gian thực hiện
không dài (từ vài tháng đến 1 - 2 năm), nhưng thường đáp ứng kịp thời, sát với
nhu cầu và phù hợp với khả năng quản lý, sử dụng của nơi tiếp nhận viện trợ,
do vậy được đánh giá chung là có hiệu quả hơn nguồn viện trợ song phương.
Tiếng nói của NGO đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của
cộng đồng quốc tế ngày càng tăng. Các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp
Quốc (LHQ), chương trình phát triển LHQ (UNDP) và đặc biệt các tổ chức
ngân hàng, tài chính thế giới như WB và IMF đều quan tâm đến hoạt động của
NGO. Hiện có hơn 2.400 NGO được hưởng qui chế tư vấn tại Hội đồng Kinh
tế - Xã hội của LHQ (ECOSOC), theo qui định số NGO này được phát biểu,

14



tham gia thảo luận tại các cuộc họp của ECOSOC và đưa ra những đề mục
quan tâm vào chương trình nghị sự của cơ chế này.
2.1.1.4 Hoạt động của các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài ở Việt
Nam
Hoạt động của các TCPCPNN đã được tiến hành ở nước ta từ đầu những
năm 1950. Lúc đầu chỉ có một vài tổ chức vào với mục đích tiến hành các hoạt
động viện trợ nhân đạo thuần tuý, nhưng theo chiều hướng chung trên thế giới,
số lượng các TCPCPNN vào Việt Nam tăng dần từ sau năm 1975 và nội dung
viện trợ cũng thay đổi theo hướng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ phát
triển. Tuy nhiên lĩnh vực thực hiện bao trùm ở nước ta là nhân đạo và phát
triển.
2.1.1.5 Dự án phi Chính phủ: Là những dự án trợ giúp không vì mục
đích lợi nhuận của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và
cá nhân người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài hỗ trợ
cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức nhân dân (bao gồm các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và
một số tổ chức khác) của Việt Nam thực hiện các mục tiêu nhân đạo và phát
triển dành cho Việt Nam.
2.1.1.6 Tình hình viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ tại nước ta
a) Số lượng các TCPCPNN có quan hệ với Việt Nam đã không ngừng
tăng lên, với các dự án hợp tác trải rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả
nước và trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số lượng các tổ chức có quan hệ
với Việt Nam đã tăng gấp hơn 3 lần, từ 210 tổ chức vào năm 1994 lên khoảng
650 tổ chức vào năm 2006. Trong số này, trên 500 tổ chức có hoạt động
thường xuyên, có dự án và đối tác Việt Nam cụ thể. Quan hệ đối tác giữa phía
Việt Nam với các TCPCPNN được triển khai và mở rộng, từ cấp cơ sở và
mang tính vi mô (các dự án được triển khai ở cấp địa phương, cộng đồng, giải
quyết các vấn đề cụ thể...), đến cấp trung ương và mang tính chính sách vĩ mô
(như các dự án hỗ trợ xây dựng chính sách, xây dựng luật, nghiên cứu chính
sách...).

b) Hợp tác của các TCPCPNN đã góp phần thiết thực cho công cuộc xoá
đói giảm nghèo, phát triển bền vững, phù hợp với các ưu tiên, định hướng
phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm
1994 đến năm 2006, các TCPCPNN đã tài trợ cho khoảng 20.000 dự án và
khoản viện trợ lớn nhỏ với tổng giá trị giải ngân đạt mức trên 1,3 tỷ USD.
Trong mấy năm gần đây, hàng năm, giá trị viện trợ của các TCPCPNN cho
Việt Nam đều đạt trên 100 triệu USD. Giá trị viện trợ giải ngân của các
15


×