Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại thư viện đại học y tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

ĐỖ THÙY DƯƠNG

XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN
ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

ĐỖ THÙY DƯƠNG

XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN
ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Thông tin - Thư viện
60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Bá Hưng


T
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Tạ Bá Hưng

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên rất nhiều của thầy cô, gia đình
và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới TS. Tạ Bá Hƣng, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tham gia giảng dạy Đại
học, sau Đại học tại Khoa Thông tin - Thƣ viện, Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, các bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân - những ngƣời đã
quan tâm động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn này.
Tác giả

Đỗ Thùy Dƣơng



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN TIN
ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG .................................................... 9
1.1. Khái quát chung về nguồn tin điện tử ..................................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9
1.1.2. Vai trò của nguồn tin điện tử đối với các cơ sở đào tạo y tế ............... 15
1.1.3. Yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xây dựng,
tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử ...................................................................... 17
1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế Công cộng và Trung tâm
Thông tin Thƣ viện ................................................................................................. 22
1.2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế Công cộng .................................... 22
1.2.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin Thƣ viện ....................................... 27
1.3. Vai trò của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử
tại Trƣờng Đại học Y tế Công cộng....................................................................... 32
1.3.1. Đối với Nhà trƣờng .............................................................................. 32
1.3.2. Đối với Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế công cộng ........ 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC,
KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ..................................... 38
2.1. Thực trạng nguồn tin điện tử ................................................................ 38
2.1.1. Các CSDL điện tử ................................................................................ 38
2.1.2. Các nguồn tin trực tuyến ...................................................................... 39
2.1.3. Website của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ........................................ 41
2.2. Công tác xây dựng và tổ chức nguồn tin điện tử .................................. 43
2.2.1. Tạo lập nguồn tin điện tử ..................................................................... 43

2.2.2. Xử lý nguồn tin điện tử ........................................................................ 50
2.2.3. Tổ chức nguồn tin điện tử .................................................................... 56
2.2.4. Lƣu trữ và bảo quản nguồn tin điện tử ................................................ 57


2.3. Công tác khai thác nguồn tin điện tử..................................................... 59
2.3.1. Chính sách khai thác ............................................................................ 59
2.3.2. Hình thức khai thác .............................................................................. 60
2.3.3. Quản lý truy cập ................................................................................... 61
2.4. Nguồn nhân lực đảm bảo công tác xây dựng, tổ chức và khai thác
nguồn tin điện tử ..................................................................................................... 62
2.4.1. Cán bộ quản lý ..................................................................................... 62
2.4.2. Cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện ................................................ 62
2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng, tổ chức
và khai thác nguồn tin điện tử .............................................................................. 62
2.6. Phát triển và đẩy mạnh chia sẻ, khai thác nguồn tin điện tử
thông qua hợp tác nhiều mặt với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc .... 64
2.7. Đánh giá và nhận xét hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức
và khai thác nguồn tin điện tử .............................................................................. 70
2.7.1. Đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác
nguồn tin điện tử. ...................................................................................................... 70
2.7.2. Nhận xét về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin
điện tử ....................................................................................................................... 74
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÂY DỰNG,
TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG .......... 77
3.1. Hoàn thiện chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử ..... 78
3.1.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn tin điện tử ............................. 78
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử ............................................... 79
3.2. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng,

tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử .................................................................. 81
3.2.1. Tăng cƣờng máy móc trang thiết bị ..................................................... 82
3.2.2. Tăng cƣờng đƣờng truyền Internet, hệ thống mạng không dây ............. 83
3.3. Nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm Thông tin - Thƣ viện và
đào tạo ngƣời dùng tin ............................................................................................ 83
3.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thông tin - thƣ viện cho cán bộ ............. 83
3.3.2. Đào tạo ngƣời dùng tin ........................................................................ 84


3.4. Chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển
nguồn tin điện tử ..................................................................................................... 85
3.5. Tăng cƣờng tuyên truyền về nguồn tin điện tử .................................... 85
3.6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế
trong và ngoài nƣớc ................................................................................................ 86
3.7. Một số giải pháp khác cho việc tổ chức và khai thác nguồn tin
điện tử.......................................................................................................................86
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 95


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐẦY ĐỦ
TIẾNG VIỆT

1


CSDL

Cơ sở dữ liệu

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

ĐH

Đại học

4

NCKH

Nghiên cứu khoa học

5

NTĐT

Nguồn tin điện tử

6


TT-TV

Thông tin- thƣ viện

7

TV

Thƣ viện

8

YTCC

Y tế Công cộng
TIẾNG ANH

1

AACR2

Anglo - American Cataloguing Rules 2
Quy tắc biên mục Anh - Mỹ xuất bản lần 2

2

DDC

Dewey Decimal Classification

Khung phân loại thập phân Dewey

3

LAN

Loacal Area Network
Mạng máy tính cục bộ

4

OPAC

Online Public Access Catalogs
Mục lục truy cập công công trực tuyến


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng 1.1: Sơ đồ các khóa đào tạo của Trƣờng ĐH YTCC ................................. 24
Bảng 1.2: Cơ cấu cán bộ của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ............................. 30
Biểu đồ 2.1: Thống kê số lƣợng nguồn tin điện tử .............................................. 38
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % CSDL tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC ........................... 39
Biểu đồ 2.3: Mục đích sử dụng NTĐT tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC .......... 71
Biểu đồ 2.4: Mức độ đáp ứng nội dung NTĐT tại Trung tâm TT-TV
ĐH YTCC ............................................................................................................ 72
Biểu đồ 2.5: Mức độ đáp ứng các yếu tố cho việc truy cập, khai thác NTĐT .... 74
Hình 1.1: Sơ đồ cấu cơ cấu tổ chức Trƣờng Đại học Y tế công cộng ................. 26
Hình 2.1: Giao diện Website của Trung tâm TT-TV .......................................... 42
Hình 2.2: Màn hình các website liên kết với Trung tâm TTTV Trƣờng
ĐH YTCC ............................................................................................................ 43

Hình 2.3: Giao diện chính của phân hệ Biên mục ............................................... 51
Hình 2.4: Biên mục nguồn tin điện tử ................................................................. 52
Hình 2.5: Giao diện phần nhập thông tin biên mục NTĐT ................................. 53
Hình 2.6: Giao diện cập nhật biểu ghi NTĐT ..................................................... 54
Hình 2.7: Giao diện cập nhật file trailer .............................................................. 54
Hình 2.8: Minh họa mẫu phiếu mục lục theo AACR2 ........................................ 56
Hình 2.9: Giao diện CSDL HINARI ................................................................... 57
Hình 2.10: Giao diện phân hệ sƣu tập số phần mềm Libol 6.0 ........................... 64


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, chúng ta đang sống trong “thời đại thông tin” mà đặc trƣng
nổi bật là việc sáng tạo, sử dụng và chia sẻ thông tin, tri thức đã trở thành nhu
cầu tự thân của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Thông tin có vai trò
quan trọng trong đáp ứng nhu cầu nhận thức, phát triển nhân cách, hoàn thiện
và khẳng định bản thân của mỗi cá nhân trong xã hội. Có thể nói, thông tin
gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời, góp phần
quan trọng cho sự tiến hóa và phát triển nhân loại. Trong nền kinh tế tri thức
nhƣ hiện nay thì thông tin có vai trò to lớn trong sự phát triển về mọi mặt của
các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động
lớn đến mọi ngành nghề trong xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Với việc kết nối
mạng toàn cầu qua Internet, việc tiếp cận, khai thác và chia sẻ nguồn tin, tri
thức của nhân loại trở nên khả thi và trong tầm tay đối với mọi ngƣời, ở mọi
nơi và mọi lúc. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên
một nền giáo dục mở phi khoảng cách thích ứng với nhu cầu của từng ngƣời
học. Đây là hình thức học tập ở mọi nơi, mọi lúc và cho mọi ngƣời, trở thành
một giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của xã
hội về giáo dục và đào tạo.

Đối với ngành thƣ viện, những thành tựu của công nghệ thông tin nhƣ:
xuất bản điện tử, công nghệ đa phƣơng tiện (multimedia), Internet và world
wide web, trang thông tin, cổng điện tử đã và đang hỗ trợ đắc lực cho các thƣ
viện và cơ quan thông tin đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ và phƣơng pháp
quản trị thông tin hữu hiệu, tạo ra những cơ hội hết sức phong phú cho việc
truy nhập và chia sẻ thông tin, xây dựng và phát triển thƣ viện điện tử, thƣ
viện số.
1


Phát triển từ thƣ viện truyền thống thành thƣ viện điện tử đang là xu
hƣớng tất yếu ở tất cả các thƣ viện Đại học của các nƣớc trên thế giới và Việt
Nam. Các nguồn tin điện tử của những thƣ viện điện tử hay thƣ viện số đang
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin - thƣ viện, do có nhiều ƣu thế
vƣợt trội và đáp ứng đƣợc nhiều hơn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin hiện nay.
Trƣờng Đại học Y tế Công cộng (ĐHYTCC) là một trong những
trƣờng Đại học đào tạo chuyên ngành Y từ cử nhân y tế công cộng, thạc sĩ
quản lý bệnh viện và tiến sĩ y tế công cộng. Trƣờng còn đƣợc coi là một trong
những cơ sở hàng đầu về mở rộng, phát huy hợp tác quốc tế nhằm nâng cao
chất lƣợng đội ngũ giảng viên, phát triển chƣơng trình giảng dạy, tăng cƣờng
môi trƣờng làm việc tƣơng tác có hiệu quả của mình.
Trung tâm Thông tin- Thƣ viện Trƣờng ĐH Y tế Công cộng đƣợc quan
tâm đầu tƣ phát triển để trở thành một trong những Trung tâm Thông tin Thƣ
viện điện tử hiện đại trong mạng lƣới các thƣ viện Đại học ở nƣớc ta. Hiện
nay, trƣớc nhu cầu đào tạo mới của Nhà trƣờng và để phục vụ nhu cầu học
tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh trong Trƣờng,
Trung tâm Thông tin -Thƣ viện đang đảm bảo việc thu thập, lƣu trữ và cung
cấp thông tin khoa học về y tế công cộng, cũng nhƣ hỗ trợ khai thác hiệu quả
những nguồn tin điện tử phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trƣờng
cũng nhƣ các bạn đọc bên ngoài quan tâm.

Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu thực tế về nguồn học liệu phục vụ các cấp,
ngành đào tạo đang ngày càng mở rộng của Nhà trƣờng, thực hiện chuyển đổi
phƣơng thức đào tạo theo học chế tín chỉ trên cơ sở ứng dụng CNTT, triển
khai đào tạo trực tuyến từ xa ( E-Learning), hỗ trợ và chia sẻ nguồn tin với
các cơ sở đào tạo khác … đòi hỏi hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thƣ
viện Trƣờng Đại học Y tế Công cộng phải đổi mới một cách toàn diện, từ mô
hình tổ chức hoạt động đến việc cải tiến phƣơng thức tổ chức dịch vụ thông

2


tin, đặc biệt là phải tăng cƣờng nguồn tin, tri thức cần thiết để đáp ứng đƣợc
mọi nhu cầu kiểm soát, khai thác thông tin phục vụ việc đào tạo, nghiên cứu
khoa học, cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu đổi mới trong quản lý và phát triển
chung của Nhà trƣờng.
Từ yêu cầu trên, việc phát triển nguồn tin điện tử là một trong các
nhiệm vụ chiến lƣợc trong quá trình hiện đại hóa Trung tâm Thông tin- Thƣ
viện, là nền tảng để phát triển nguồn tin hƣớng tới xây dựng Trung tâm học
liệu chuyên cung cấp, phục vụ nguồn tin điện tử, góp phần giải quyết các vấn
đề về đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu của Trƣờng Đại
học YTCC.
Đề tài “Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Thư viện
Trường Đại học Y tế Công cộng” đƣợc tác giả luận văn lựa chọn tuy không
phải đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới, song có tính cấp bách và thiết thực, trực
tiếp góp phần hoàn thiện và phát triển nguồn tin điện tử, nâng cao chất lƣợng
phục vụ thông tin - thƣ viện cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý của
Trƣờng Đại học Y tế Công cộng trong giai đoạn mới hiện nay.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài ở trong và ngoài nƣớc đã có một số
công trình mang tính nghiên cứu ứng dụng, điều tra thực tiễn tại một số các

cơ quan TT-TV cụ thể nhƣ sau:
Về vấn đề xây dựng thư viện điện tử và số hóa tài liệu có thể kể tới các
công bố nhƣ “Xây dựng Thƣ viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt
Nam” (Tạp chí Thông tin- tƣ liệu, số 2, 2005) của ThS. Nguyễn Tiến Đức;
“Phát triển nội dung số ở Việt Nam: những nguyên tắc chỉ đạo” (Tạp chí
Thông tin và tƣ liệu, số 1, 2000) của TS Tạ Bá Hƣng; “Thƣ viện điện tử
trƣờng ĐH Tổng hợp Amsterdam và vấn đề xây dựng thƣ viện điện tử Việt
Nam” (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 3, 2004) của tác giả Nguyễn Thị Huệ...

3


Các bài viết trên đã xem xét khía cạnh cấu trúc, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và phát
triển kho tƣ liệu số hóa của thƣ viện điện tử, cũng nhƣ các tiền đề về pháp lý,
tổ chức và kinh nghiệm để triển khai số hóa tại các cơ quan thông tin- thƣ
viện. Các tài liệu nói trên cũng đề cập tới nhóm cơ sở dữ liệu và các biện pháp
để thực hiện việc tạo lập nguồn tin số, vấn đề xây dựng kho tài liệu số hóa và
phát triển các mối liên kết, chia sẻ của các thƣ viện khi xây dựng thƣ viện
điện tử ở VN.
Vấn đề chính sách phát triển nguồn tin có “Phƣơng pháp luận xây dựng
chính sách phát triển nguồn tin” (Tạp chí Thông tin và tƣ liệu số 1, 2001) của
TS Nguyễn Viết Nghĩa; “Phát triển thông tin để trở thành nguồn lực” (tạp chí
Thông tin và tƣ liệu số 1, 2005) của PGS. TS Nguyễn Hữu Hùng. Các bài viết
trên đã khẳng định vị trí quan trọng trong chính sách phát triển nguồn tin đối
với việc tạo nguồn, xây dựng hệ thống các kho tài liệu của các thƣ viện và cơ
quan thông tin; phân tích hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
từ phƣơng diện nguồn tin cũng nhƣ luận chứng và trình bày các giải pháp tạo
lập môi trƣờng thông tin đề phát triển nguồn lực thông tin trong điều kiện ở
Việt Nam.
Về vấn đề tổ chức và bảo quản tài liệu số có bài viết “Hệ thống kiến

thức về Thƣ viện số” (Digital Library Federation and The council on library
and information resources, 2000) của tác giả Gail Hodge; Các biện pháp
khuyến khích để bảo quản tài liệu kỹ thuật số… (The Incentives to Presever
Digital materials: Roles, Scenarios and Economic Decision- Making)
(, 2003) của tác giả Brian F. Lavoie; Báo cáo về Kho lƣu
trữ kỹ thuật số đáng tin cậy: Các thuộc tính và trách nhiệm (Trusted Digital
Repositories: Attributes and Responsibilities: An RLG - OCLC Report)
(, 2002) của Nhóm nghiên cứu về thƣ viện… Các bài viết
và báo cáo này đều đã trình bày về vai trò, một số vấn đề trong hoạt động tổ
chức và bảo quản tài liệu số.
4


Về vấn đề chia sẻ nguồn tin, bài viết “Một số vấn đề thiết lập hình thức
mƣợn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thƣ viện Việt Nam” (Kỷ yếu hội
thảo khoa học TVVN, 2006) đề cập tới việc thiết lập hình thức mƣợn, chia sẻ
tài liệu, thông tin giữa các TV Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát
triển đất nƣớc.
Một số hội nghị, hội thảo đƣợc tổ chức nhằm thảo luận về vấn đề này
nhƣ: Hội nghị quốc tế Thƣ viện số châu Á lần thứ XI năm 2008; Hội thảo
“Phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thƣ viện Đại học và
nghiên cứu” (2009) do Hội Thƣ viện Việt Nam tổ chức; Hội thảo “Nâng cao
năng lực xây dựng tài nguyên số cho cán bộ thƣ viện trƣờng Đại học, cao
đẳng” (2011)…
Trên thực tế, cũng có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học
Thông tin Thƣ viện nghiên cứu vấn đề này nhƣ: “Tăng cƣờng nguồn tin điện
tử tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia” (2006) của tác
giả Lê Thế Long; “Phát triển và quản lý nguồn lực thông tin số tại TT TT-TV
Trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội (2008) của tác giả Hoàng Sơn Công;
“Phát triển nguồn tài nguyên số hóa toàn văn tại Thƣ viện Trƣờng ĐH Hà

Nội” (2009) của tác giả Lê Thị Vân Nga; “Nghiên cứu và khai thác phát triển
nguồn học liệu số tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm HN trong giai đoạn đổi mới
giáo dục” (2009) của tác giả Vũ Văn Thƣờng; “Xây dựng và phát triển nguồn
lực thông tin điện tử ở Học viện Hậu cần” của tác giả Lê Anh Tiến; “Phát
triển nguồn lực thông tin số tại Thƣ viện trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng HN”
(2011) của tác giả Hoàng Vũ.
Trong những công trình kể trên, hầu hết các tác giả đã trình bày cơ sở
lý luận và thực tiễn về nguồn lực thông tin điện tử, công tác tổ chức và khai
thác nguồn tin điện tử; hiện trạng công tác xây dựng, khai thác và một số giải
pháp tăng cƣờng nguồn tin điện tử. Nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào giải

5


quyết vấn đề nói trên đối với Trƣờng ĐH Y tế Công cộng. Đây là một đề tài
không trùng lặp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đã đƣợc thực hiện ở trong và
ngoài nƣớc.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển
công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm
Thông tin- Thƣ viện Trƣờng ĐH Y tế Công cộng góp phần nâng cao chất
lƣợng công tác đào tạo, nghiên cứu và quản lý tại Trƣờng Đại học Y tế Công
cộng trong giai đoạn mới hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ giải quyết
các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn tin điện tử;
- Làm rõ vai trò của nguồn tin điện tử đối với các hoạt động của nhà trƣờng;
- Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin về nguồn tin điện tử tại

Trung tâm Thông tin- Thƣ viện;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng, tổ chức và khai thác
nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển công tác xây dựng, tổ chức
và khai thác hiệu quả nguồn tin điện tử tại Trung tâm TT-TV Trƣờng Đại học
Y tế công cộng.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: thực trạng xây dựng, tổ chức
và khai thác các nguồn tin điện tử. Tìm hiểu cách thức xây dựng và phát
triển nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện trƣờng ĐH Y tế
Công cộng.
6


5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: Trung tâm Thông tin- Thƣ viện ĐH Y tế Công
cộng.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến nay.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp luận: Luận văn vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, dựa trên quan điểm đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về
công tác thông tin- thƣ viện, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào
tạo. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc về đƣờng lối phát triển sự
nghiệp thông tin-thƣ viện.
Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu.
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh, suy luận.
- Khảo sát bằng bảng hỏi.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ và khẳng định vị trí quan trọng của
công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử trong hoạt động TTTV và vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan TTTV trong xu thế mới.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực trạng nguồn tin điện tử của
Trung tâm Thông tin- Thƣ viện trƣờng Đại học Y tế Công cộng, xác định
phƣơng hƣớng và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn tin điện tử phục
vụ công tác nghiên cứu và đào tạo của trƣờng ĐH Y tế Công cộng. Nghiên
cứu cách thức tạo lập, phát triển, tổ chức, quản lý tài liệu điện tử nhằm nâng
cao chất lƣợng nguồn tin điện tử và phục vụ khai thác có hiệu quả nhất. Vận
dụng kinh nghiệm hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin của một số thƣ viện

7


Đại học ở trong và nƣớc ngoài để mở rộng nguồn tài nguyên thông tin thƣ
viện nhằm từng bƣớc đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác
đào tạo và nghiên cứu của Trƣờng ĐH Y tế Công cộng.
8. BỐ CỤC
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn đƣợc xây dựng gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC
VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÂY
DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG
TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

8



CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN
TIN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
1.1. Khái quát chung về nguồn tin điện tử
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
 Nguồn tin
Ngày nay, trong hoạt động TT-TV, cùng với thuật ngữ “vốn tài liệu” là
sự xuất hiện thuật ngữ “nguồn tin”. Ở một khía cạnh nào đó nguồn tin có thể
đƣợc hiểu là vốn tài liệu nhƣng không chỉ là vốn tài liệu hiện có tại cơ quan,
đơn vị nhất định mà là vốn tài liệu có thể huy động, chia sẻ từ nhiều nơi nhằm
đáp ứng các yêu cầu tin cụ thể. Nguồn tin tồn tại dƣới nhiều vật mang tin và
con ngƣời có thể khai thác và sử dụng chúng theo nhiều cách khác nhau với
các mục đích khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn tin:
- Theo nghĩa rộng, nguồn tin tƣơng đƣơng với tiềm lực thông tin. Theo
nghĩa này, nguồn tin bao gồm bản thân nguồn tin và các yếu tố khác nhau tạo
nên hoạt động thông tin nhƣ cơ sở vật chất, kinh phí và nhân lực.
- Theo nghĩa hẹp, nguồn tin đƣợc hiểu là đối tƣợng phát triển, truy cập,
khai thác, sử dụng, quản trị và chia sẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tin của nhóm
ngƣời dùng tin nhất định. Nguồn tin đƣợc phát triển, tổ chức, quản lý, kiểm
soát để có thể truy cập và chia sẻ dễ dàng. Nguồn tin bao gồm: các dữ liệu
đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh đƣợc ghi lại
trên phƣơng tiện theo quy ƣớc hoặc không theo quy ƣớc, các sƣu tập kiến
thức của con ngƣời, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị
cho ngƣời sử dụng.
Nguồn tin là phần cốt lõi của tiềm lực thông tin, đƣợc kiểm soát giúp
con ngƣời có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác sử dụng đƣợc và phục vụ cho
các mục đích khác nhau trong hoạt động của con ngƣời. Theo đó, nguồn tin là
9



sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng
tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới
một dạng vật chất nào đó.
 Nguồn lực thông tin
Muốn khai thác và sử dụng nguồn tin hợp lý, đòi hỏi nguồn tin phải đƣợc
quản trị, đƣợc quản lý. Quản lý thông tin là phải đƣa thông tin vào sử dụng,
quay vòng và đƣa thông tin đến đúng với ngƣời dùng tin (NDT) giúp họ tạo ra
những sản phẩm mới. Với cách quản lý nhƣ vậy, thông tin chính là tài sản, là
nguồn lực của xã hội.
Nguồn lực thông tin khác hẳn với các loại nguồn lực khác trong xã hội.
Nếu nhƣ các nguồn lực khác càng sử dụng nhiều càng cạn kiệt thì ngƣợc lại,
nguồn lực thông tin càng dùng nhiều, càng phong phú và càng có tính giá trị
gia tăng vì mỗi ngƣời dùng thông tin lại tạo ra thông tin mới.
Nguồn lực thông tin phản ánh một phần kết quả hoạt động sáng tạo
của con người, một bộ phận của tiềm lực thông tin được kiểm soát, tổ chứcgiúp cho con người có thể dễ dàng truy cập, khai thác và sử dụng phục vụ cho
các mục tiêu phát triển.[18]
Nguồn lực thông tin và thông tin tiềm năng cần đƣợc phân biệt rõ ràng.
Thông tin tiềm năng là thông tin tồn tại ở dạng tự nhiên và xã hội, nhƣng để
khai thác đƣợc phải đƣa vào quản lý thông qua thu thập, xử lý, lƣu trữ và có
thể truy nhập tới đƣợc. Những thông tin đã đƣợc quản lý, kiểm soát phục vụ
đƣợc cho lợi ích phát triển thì đƣợc gọi là nguồn lực thông tin.
Đối với những nƣớc đang phát triển việc biến thông tin tiềm năng thành
nguồn lực thông tin là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Do vậy mỗi quốc
gia cần phải có chiến lƣợc biến những thông tin tiềm năng thành nguồn lực
thông tin và đƣa chúng vào sử dụng, khai thác phục vụ các mục tiêu phát triển
kinh tế-xã hội.

10





Tài liệu điện tử

Thuật ngữ “tài liệu điện tử” đã xuất hiện vào đầu những năm 1990, tại thời
điểm đó, trong các sách trong nƣớc và nƣớc ngoài có các thuật ngữ đƣợc chấp
nhận chung là “tài liệu đọc đƣợc bằng máy”, “tài liệu trên vật mang là máy
tính (từ tính)”, “tài liệu đƣợc máy tính dẫn hƣớng” và “đồ họa máy tính”. Cụ
thể từ đó tới nay có rất nhiều định nghĩa về tài liệu điện tử:
- Ở nƣớc Nga, khái niệm tài liệu điện tử lần đầu tiên xuất hiện trong Luật
liên bang về “Chữ ký điện tử số”: “tài liệu điện tử - đó là tài liệu mà thông tin
của nó được thể hiện dưới dạng điện tử - số”. Định nghĩa này không ràng
buộc khái niệm “tài liệu điện tử” với cả những vật mang tin đặc biệt (ví dụ
nhƣ máy tính) lẫn các phƣơng tiện bảo mật thông tin và chứng nhận tác giả
(ví dụ nhƣ chữ ký điện tử số), nó còn tạo sự nhấn mạnh cơ bản vào phƣơng
pháp diễn đạt thông tin.[5]
- Theo định nghĩa của Lƣu trữ quốc gia Mỹ, tài liệu điện tử, đó là tài liệu
chứa đựng thông tin số, đồ thị và văn bản có thể đƣợc ghi trên bất cứ vật
mang máy tính nào (nghĩa là chứa thông tin đƣợc ghi dƣới hình thức thích
hợp cho xử lý chỉ nhờ sự hỗ trợ của máy tính)
- Cũng có một số khái niệm khác đƣợc đƣa ra nhƣ:
+ Tài liệu điện tử là toàn bộ tài liệu do cơ quan, tổ chức tạo ra dƣới dạng
điện tử, đƣợc xem nhƣ một hệ thống thông tin điện tử và đƣợc hỗ trợ bằng các
phƣơng tiện kỹ thuật điện tử;
+ TLĐT là tài liệu đƣợc tạo ra, gửi, truyền và nhận đƣợc hoặc lƣu trữ bằng
phƣơng tiện điện tử;
+ TLĐT là những phiên bản trong máy tính của các tài liệu truyền thống
đƣợc tạo ra và lƣu trữ bởi các cơ quan, tổ chức;

+ TLĐT là tài liệu mà thông tin của nó đƣợc thể hiện dƣới dạng điện tử,
đƣợc tạo ra, chuyển giao và lƣu trữ bằng các phƣơng tiện điện tử hoặc trong
môi trƣờng điện tử;
11


+ Tài liệu điện tử là một hình thức trình bày tài liệu dƣới dạng tập hợp các
thực hiện liên quan với nhau trong môi trƣờng điện tử và các thực hiện liên
quan với nhau tƣơng ứng với chúng trong môi trƣờng số.
Tóm lại, tuy các định nghĩa trên đây về tài liệu điện tử phản ánh các
cách tiếp cận khác nhau nhƣng chúng đều có chung các yếu tố cơ bản nhƣ nội
dung thông tin, vật mang điện tử, cách thức thể hiện và phƣơng thức xử lý,
lƣu trữ, bảo quản, phổ biến bằng phƣơng tiện điện tử, kỹ thuật số.
Theo tác giả luận văn, tài liệu điện tử chính là nội dung thông tin đƣợc
tạo ra, thu thập, xử lý, bảo quản và phổ biến bằng phƣơng tiện điện tử, kỹ
thuật số, có khả năng chia sẻ, trao đổi trong môi trƣờng nối mạng. Cách hiểu
về tài liệu điện tử nhƣ thế này cũng phù hợp với xu hƣớng phát triển của
ngành công nghiệp thông tin hiện đại, trong đó có bộ phận cốt lõi là phát triển
nội dung thông tin (content).


Nguồn tin điện tử

+ Theo nghĩa hẹp: khái niệm “Nguồn tin điện tử” là các loại tài liệu
nhƣ sách, báo, tạp chí, các trang Web, các cơ sở dữ liệu (CSDL) đƣợc bao gói
hay đƣợc lƣu trữ trên các vật mang tin mà ngƣời ta chỉ có thể tiếp cận chúng
thông qua các phƣơng tiện điện tử nhƣ máy tính. Theo nghĩa này thì “Nguồn
tin điện từ’ sẽ không bao gồm các phần mềm máy tính nhƣ hệ điều hành, phần
mềm tiện ích, hệ quản trị CSDL, các chƣơng trình máy tính chuyên dụng hay
các trang thông tin đặc biệt nhƣ phim ảnh, âm nhạc đã đƣợc số hóa.[6]

+Theo nghĩa rộng: “Nguồn tin điện từ’ ngoài các tài liệu nhƣ sách điện tử,
báo điện tử, CSDL còn bao gồm các phần mềm, các chƣơng trình chạy trên
máy tính, các file multimedia, các trang Web,... tức là tất cả những gì có thể
đọc đƣợc, truy cập đƣợc thông qua máy tính hay mạng máy tính điện tử. Quan
niệm này đƣợc nhiều ngƣời đồng tình và ủng hộ, nó phản ánh đúng bản chất
của khái niệm “điện tử’ hay “số hóa”.[6]

12


* Đặc điểm ưu việt của nguồn tin điện tử:
Nguồn tin điện tử có một số đặc điểm ƣu việt nhƣ sau:
+ Dễ truy cập và đa truy cập : nguồn tin điện tử trực tuyến trên mạng có
thể đƣợc truy cập một cách dễ dàng từ mọi lúc, mọi nơi và và nhiều ngƣời
dùng tin có thể cùng sử dụng, chia sẻ;
+ Tốc độ xử lý, phổ biến nhanh: Tốc độ phổ biến thông tin điện tử- số
hiện nay đã đạt đến mức tức thời nhờ các phƣơng tiện tin học và viễn thông,
đặc biệt là mạng Internet. Nhiều bài báo dƣới dạng điện tử có thể đến với
ngƣời đọc sớm hơn rất nhiều so với thời điểm chúng đƣợc công bố trên các
trang tạp chí in trên giấy.
+ Không gian lƣu trữ, bảo quản càng ngày càng đƣợc tối ƣu theo hƣớng
tiết kiệm , thuận tiện và hiệu quả : Mật độ thông tin ghi trên các thiết bị nhớ,
bảo quản ngày một tăng, giá thành ngày một rẻ, tốc độ truy cập, xử lý ngày
một tăng.
+ Thuận lợi trong bảo trì: nguồn tin điện tử có khả năng tái sử dụng,
tính liên tác (Interoperability) trong các thao tác cập nhật mới, loại bỏ trùng
lặp và lỗi thời, sắp xếp lại.
+ Bảo hiểm và an toàn: trong nhiều trƣờng hợp đối với tài liệu quý,
hiếm, bản gốc của tài liệu cần đƣợc bảo vệ thì phiên bản thông tin điện tử sẽ
là sự thay thế cần thiết cho ngƣời dùng tin.

+ Nhân bản nhanh, dễ dàng và với chi phí thấp: Nguồn tin điện tử có
thể nhân bản một cách nhanh chóng, dễ dàng và với chi phí rất thấp. Điều này
rất quan trọng trong việc phát triển nguồn tin và phổ biến thông tin với xu thế
nguồn tin điện tử ngày càng rẻ, trong khi các tài liệu truyền thống ngày càng
đắt đỏ.

13


* Nhược điểm của nguồn tin điện tử:
Mặc dù có hàng loạt các đặc tính ƣu việt nêu trên, nguồn tin điện tử
luôn tiềm ẩn một số nhƣợc điểm cần lƣu ý trong phát triển, bảo quản, xử lý và
phổ biến nguồn tin điện tử, cụ thể là:
+ Sự bất trắc nghiêm trọng hơn trong bảo quản lâu dài nguồn tin: nếu
nguồn tin truyền thống đã đƣợc thực tế chứng minh có khả năng đƣợc bảo
quản lâu dài, hàng trăm, hàng ngàn năm, thì chƣa ai có thể khẳng định các vật
mang tin điện tử có thể có tuổi thọ đƣợc bao lâu. Ngoài ra, nguồn tin điện tử
có thể đƣợc bảo quản tốt trong thời gian dài, song công cụ (thiết bị và phần
mềm) để đọc, xử lý chúng lại bị thay thế rất nhanh, thậm chí không thể tìm
đƣợc lại trên thị trƣờng. Ví dụ nhiều loại máy tính xách tay thế hệ mới không
còn trang bị các đầu đọc đĩa quang CD/DVD, chƣa nói đến đầu đọc đĩa mềm
đã biến khỏi các máy tính để bàn cách đây hàng chục năm. Điều này, trên
thực tế đã biến nhiều kho tài liệu trên đĩa quang CD/DVD, mặc dù thể trạng
còn rất tốt, nhƣng không thể đƣa vào khai thác đƣợc vì không có đầu đọc
đƣợc chúng nữa trên thị trƣờng.
+ Sự rủi ro cao trong an toàn và an ninh thông tin: Nếu nhƣ rủi ro đối
với nguồn tin truyền thống chủ yếu là hỏa hoạn, thiên tai, mối mọt hay sự vô
ý thức của ngƣời đọc làm hƣ hại, thì nguồn tin điện tử tiềm ẩn rủi ro rất cao từ
việc nhiễm virut độc hại do vô tình khi sử dụng đến các cuộc tấn công mạng,
đột nhập của hacker, có thể khiến nguồn tin khổng lồ phút chốc bị hủy hoại

hoặc bị đánh cắp.
+ Tâm lý và hành vi trong văn hóa đọc chƣa thật sự thích ứng với
nguồn tin điện tử, nhất là đối với nhóm ngƣời dùng tin chƣa quen sử dụng các
phƣơng tiện điện tử.
+ Sự phức tạp trong việc quản lý và thực thi bản quyền đối với nguồn
tin điện tử. Nạn đạo văn trở nên khó kiểm soát hơn khi các nguồn tin điện tử
đƣợc truy cập, khai thác, chia sẻ một cách dễ dàng.
14


 Tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử:
Trong phạm vi luận văn này, công tác tổ chức bao gồm các công việc: Tạo
lập nguồn tin điện tử, xử lý tài liệu điện tử, tổ chức các bộ sƣu tập điện tử, lƣu
trữ và bảo quản tài liệu điện tử.
Công tác khai thác tài liệu điện tử bao gồm: xây dựng và thực hiện chính
sách khai thác, các hình thức khai thác, cách quản lý việc truy cập của ngƣời
dùng trong môi trƣờng điện tử.
Tài liệu điện tử đƣợc tổ chức thành các bộ sƣu tập. Bộ sƣu tập tài liệu
điện tử bao gồm một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu điện tử dƣới nhiều
hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, audio, video…) về một chủ đề. Mặc
dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện nhƣng nó đều
cung cấp một giao diện đồng nhất qua đó các tài liệu có thể đƣợc truy cập,
tìm kiếm dễ dàng…
1.1.2. Vai trò của nguồn tin điện tử đối với các cơ sở đào tạo y tế
Một trong những nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu trong kế hoạch chiến lƣợc
phát triển của các trƣờng Đại học nói chung và cơ sở đào tạo y tế nhƣ Đại học
YTCC nói riêng, đó là việc tăng cƣờng mở rộng ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ thiết thực và hiệu quả cho công tác quản lý, công tác đào tạo,
nghiên cứu hƣớng tới mục tiêu trở thành trƣờng Đại học tiên tiến đạt chuẩn
trong khu vực và trên thế giới.

Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng (cơ sở
đào tạo y tế) là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành các mục
tiêu mà nhà trƣờng (cơ sở đào tạo y tế) đề ra trong Kế hoạch chiến lƣợc
phát triển.
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006. Trong giáo dục và đào
tạo, từ năm 2009 Nhà nƣớc cho các cơ sở đào tạo nƣớc ngoài đầu tƣ 100%
vốn vào Việt Nam. Điều đó đã và đang làm tăng tính cạnh tranh đối với các

15


cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam. Do đó yêu cầu các cơ sở đào tạo cần
phải đổi mới phƣơng thức đào tạo, nâng cao chất lƣợng, từng bƣớc hội nhập
với quốc tế, tạo sự cạnh tranh với các đối tác nƣớc ngoài thì mới tồn tại và
phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, công tác thông tin - thƣ viện ở các
trƣờng Đại học nói chung và các cơ sở đào tạo y tế nhƣ trƣờng Đại học Y tế
Công cộng nói riêng phải có sự đổi mới mạnh mẽ và phải đi trƣớc một bƣớc
mới đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ thông tin - tri thức cho nâng cao chất
lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Giải pháp xây dựng các nguồn tin điện tử trong
các Trung tâm TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế là một bƣớc đi cần thiết để
góp phần giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao năng lực, chất lƣợng
đào tạo của các cơ sở đào tạo y tế. Bởi lẽ nguồn tin điện tử có những đặc tính
nổi trội mà dịch vụ thƣ viện truyền thống chƣa có nhƣ:
- Nguồn tin điện tử tạo ra một môi trƣờng và cơ hội bình đẳng rộng mở
cho tất cả mọi ngƣời đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu học tập bởi tài liệu
điện tử không bị giới hạn về không gian và thời gian. Loại bỏ khoảng cách tri
thức giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các
quốc gia.
- Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của tài liệu điện tử trong đào tạo

thể hiện ở chỗ một bản tài liệu điện tử có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối
tƣợng khác nhau, không phụ thuộc vào số lƣợng ngƣời dùng, thời gian và vị
trí địa lý của ngƣời học.
- Tính hiệu quả của nguồn tin điện tử là tiết kiệm thời gian và kinh phí:
Trung tâm Thông tin Thƣ viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ
sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lƣơng cho ngƣời phục vụ. Hơn hết là
giúp cho ngƣời dùng tin đƣợc dễ dàng thuận tiện, tiết kiệm đƣợc thời gian,
tiền bạc trong việc tìm thông tin.
16


- Nguồn tin điện tử kết hợp với phƣơng thức thƣ viện truyền thống sẽ
phục vụ có hiệu quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo,
đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng. Giúp cho
ngƣời học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến
thƣ viện cũng có thể lấy đƣợc tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc,
mọi nơi.
- Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập trên giấy,
thì việc có thêm giải pháp tài liệu điện tử sẽ giúp cho ngƣời học có thêm
nhiều lựa chọn để phục vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân.
- Nguồn tin điện tử góp phần giải phóng kiến thức, mở rộng đối tƣợng
phục vụ: Phạm vi phục vụ các tài liệu của thƣ viện không bị bó hẹp trong
khuôn viên của nhà trƣờng mà nó vƣơn tới các vị trí địa lý khác nhau.
- Nguồn tin điện tử là lựa chọn tối ƣu để bảo tồn đƣợc lâu dài các tài
liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu
và tần suất sử dụng.
1.1.3. Yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xây
dựng, tổ chức và khai thácnguồn tin điện tử
1.1.3.1. Yếu tố tác động đến công tác xây dựng, tổ chức và khai thác
nguồn tin điện tử

Công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại một cơ
quan thông tin- thƣ viện chịu nhiều yếu tố tác động chủ quan và khách quan
khác nhau. Có thể kể đến một số yếu tố tác động chủ yếu sau đây.
1.1.3.1.1. Trình độ đội ngũ cán bộ
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, có tính quyết định đến sự phát
triển chung của mọi cơ quan tổ chức. Đối với hoạt động của các cơ quan
thông tin - thƣ viện, nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng. Việc
lựa chọn, tuyển dụng, quản lý, khai thác tốt nguồn nhân lực phục vụ phát

17


×