1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
PHẠM QUỲNH TRANG
TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC
THÔNG TIN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ
VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
HÀ NỘI - 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
PHẠM QUỲNH TRANG
TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC
THÔNG TIN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ
VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số : 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Thảo
HÀ NỘI - 2013
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 10
1. Tính cấp thiết của đề tài 10
2. Tình hình nghiên cứu 12
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
4. Giả thuyết nghiên cứu 13
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
6. Phương pháp nghiên cứu 14
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu 15
9. Cấu trúc của luận văn 15
NỘI DUNG 16
CHƢƠNG 1: TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNGTIN Y TẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 16
1.1. Các vấn đề chung về tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế . 16
1.1.1. Nguồn lực thông tin 16
1.1.2. Nguồn lực thông tin y tế 17
1.1.3. Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin 19
1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế công cộng 20
1.2.1. Lịch sử hình thành và tương lai phát triển 20
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ 23
1.2.3. Cơ cấu tổ chức 27
1.3. Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Y tế Công cộng 29
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ 30
1.3.2. Cơ cấu tổ chức 32
1.3.3. Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Y
tế công cộng 32
4
1.4. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm 36
1.4.1. Người dùng tin tại Trung tâm 36
1.4.2. Nhu cầu tin tại Trung tâm 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC 46
NGUỒN LỰC THÔNG TIN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ
VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 46
2.1. Thực trạng tổ chức nguồn lực thông tin y tế 46
2.1.1. Tổ chức các kho tài liệu 46
2.1.2. Tổ chức các công cụ tra cứu 55
2.1.3. Tổ chức website thư viện 66
2.2. Khai thác nguồn lực thông tin y tế 70
2.2.1. Khai thác các kho tài liệu 71
2.2.2. Khai thác các công cụ tra cứu 73
2.2.3. Khai thác website 80
2.3. Đánh giá công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung
tâm 81
2.3.1. Ưu điểm 81
2.3.2. Hạn chế 81
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ KHAI
THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN -
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 83
3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức nguồn lực thông tin y tế 83
3.1.1. Chuyển đổi kho tài liệu luận văn sang hình thức kho mở 83
3.1.2. Triển khai hoạt động xử lý nội dung cho báo, tạp chí 83
3.1.3. Nâng cao chất lượng website 84
3.1.4. Nâng cao chất lượng hệ thống tra cứu hiện có 84
3.1.5. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn 84
3.2. Nhóm giải pháp về khai thác nguồn lực thông tin y tế 85
3.2.1. Tạo lập trang Facebook/Fanpage 86
5
3.2.2. Tăng cường máy móc trang thiết bị 86
3.2.3. Tăng cường đường truyền Internet, hệ thống mạng không dây 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt:
ĐHYTCC
Đại học Y tế công cộng
CSDL
Cơ sở dữ liệu
NDT
Người dùng tin
TT - TV
TT TT-TV
YTCC
Thông tin - Thư viện
Trung tâm Thông tin - thư viện
Y tế công cộng
Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh:
AACR2
Anglo - American Cataloguing Rules 2
Quy tắc biên mục Anh -Mỹ xuất bản lần 2
DDC
Dewey Decimal Classification
Khung phân loại thập phân Dewey
ISBD
International Standard Bibliographic Description
Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế
MARC21
Marchine Readble Cataloguing
Khổ mẫu biên mục đọc máy
OPAC
Onnine Puplic Access Catalogs
Hệ thống truy cập công công trực tuyến
7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Thống kê số đầu ấn phẩm theo dạng tài liệu
33
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ đầu ấn phẩm theo dạng tài liệu
33
Biểu đồ 1.3: Thống kê số lượng bạn đọc tại Trung tâm
37
Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ thời gian đọc sách báo, tìm kiếm thông tin của
NDT tại Trung tâm
40
Biểu đồ 1.5: Mục đích đến thư viện của NDT
41
Biểu đồ 1.6: Nội dung tài liệu NDT quan tâm
44
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của NDT về cách sắp xếp tài liệu tại kho mở
55
Biểu đồ 2.2: Thống kê số lượt mượn theo dạng tư liệu lưu thông
72
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lượt mượn theo dạng tư liệu lưu thông
72
Biểu đồ 2.4: Thống kê số lượt mượn theo nhóm bạn đọc
73
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ lượt mượn theo nhóm bạn đọc
73
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ lượt mượn theo năm
74
8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê loại hình tài liệu của Trung tâm
34
Bảng 1.2: Thông tin về bản thân NDT tại Trung tâm
39
Bảng 1.3: Thời gian đọc sách báo, tìm kiếm thông tin của NDT tại
Trung tâm
39
Bảng 1.4: Mục đích đến thư viện của NDT
41
Bảng 1.5: Nội dung tài liệu NDT quan tâm
43
Bảng 1.6: Loại hình tài liệu NDT sử dụng
44
Bảng 1.7: Ngôn ngữ NDT sử dụng
45
Bảng 2.1: Cách sắp xếp giáo trình photo tại kho đóng
49
Bảng 2.2: Mức độ chờ tài liệu của NDT tại kho đóng
51
Bảng 2.3: Đánh giá của NDT về cách sắp xếp báo, tạp chí
55
Bảng 2.4: Các yếu tổ mô tả NDT sử dụng khi tra cứu tài liệu
58
Bảng 2.5: Đánh giá của NDT về website của Trung tâm
71
Bảng 2.6: Khó khăn của NDT khi tra cứu tài liệu
75
Bảng 2.7: Mức độ khai thác các CSDL trực tuyến của NDT
81
9
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường ĐHYTCC
27
Hình 1.2: Sơ đồ các Khoa, Bộ môn Trường ĐHYTCC
28
Hình 2.1: Giao diện chính phân hệ tra cứu
57
Hình 2.2: Giao diện chính phân hệ biên mục
61
Hình 2.3: Minh họa một biểu ghi hoàn chỉnh
63
Hình 2.4: Minh họa một mẫu phiểu mục lục theo AACR2
66
Hình 2.5: Giao diện CSDL HINARI
67
Hình 2.6: Giao diện website của Trung tâm
69
Hình 2.7: Màn hình các website liên kết với Trung tâm
70
10
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về Công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ ra
rằng sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn
nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách
ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển,
thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia
đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò
nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Cùng với các ban ngành đoàn thể trong ngành y
tế, công tác giáo dục đào tạo để tạo ra đội ngũ y bác sĩ, những cán bộ y tế có trình độ
cao, có đạo đức nghề nghiệp đã góp phần to lớn hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược
mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành y tế.
Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ,
tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ
Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có đóng góp không nhỏ
của hệ thống thông tin y tế với các nguồn lực thông tin rộng khắp. Hệ thống thông tin
y tế cần phải củng cố hệ thống báo cáo thống kê, thông tin quản lý và cung cấp các
thông tin kịp thời với độ tin cậy cao cho công tác quản lý ở các cấp.
Nguồn lực thông tin y tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn trong công tác
chăm sóc sức khoẻ và phòng chống bệnh tật cho con người. Hiện nay trên thế giới
nguồn tin này đang được thu thập và phổ biến rộng rãi cho các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu, những người làm công tác y tế nói riêng và mọi cá nhân trong xã hội nói
11
chung. Tuy nhiên ở Việt Nam những nguồn tin có giá trị này chưa được nhiều người
biết đến và sử dụng.
Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị độc lập duy nhất đào tạo lĩnh vực y tế
công cộng hiện nay trên đất nước ta. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, Y tế
công cộng là ngành tổ chức các nỗ lực của xã hội đến phát triển các chính sách sức
khỏe công cộng, để tăng cường sức khỏe, để phòng bệnh và để nâng cao công bằng
trong xã hội, trong khuôn khổ sự phát triển bền vững. Đây là một ngành khoa học
mới mẻ, tập trung tuyên truyền phổ biến những kiến thức về y học và sức khoẻ cho
nhân dân để phòng chống bệnh trong cộng đồng.
Chính vì vậy mà những nguồn tin về y học càng có ý nghĩa quan trọng đối với
giảng viên và sinh viên nhà trường. Nhận thức được vấn đề đó, Trung tâm Thông tin -
Thư viện trường Đại học Y tế công cộng (sau gọi tắt là Trung tâm) đã không ngừng
đổi mới, tìm kiếm những nguồn thông tin y học có giá trị làm phong phú hơn nguồn
lực thông tin hiện có của nhà trường.
Vốn tài liệu là tài sản quý giá nhất của mỗi thư viện và tại TT TT-TV trường
ĐHYTCC, nguồn lực thông tin y tế là nguồn tin quý giá nhất. Các thông tin y tế rất
đa dạng và phong phú được trình bày cả ở dạng truyền thống và dạng điện tử. Tuy
nhiên, để đưa những thông tin này đến được với người dùng tin là vô cùng khó nhưng
các thư viện phải làm cho được để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Trong những
năm qua, TT TT-TV trường ĐHYTCC đã xây dựng và bước đầu đưa vào phục vụ
những nguồn tin y tế đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm và khai thác có hiệu quả
các nguồn thông tin y tế hiện có, tôi đã lựa chọn đề tài “Tổ chức và khai thác nguồn
lực thông tin y tế tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y tế công
cộng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ nghiên cứu để
hoàn thiện công tác tổ chức và khai thác các nguồn lực thông tin y tế hiện có và đề
xuất một số giải pháp để tổ chức và khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn lực thông
tin y tế tại Trung tâm.
12
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin đã có một số đề tài
nghiên cứu của các tác giả thực hiện.
Trong luận văn “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin - thư viện Đại học
Thái Nguyên”, tác giả Hà Thị Thu Hiếu đã chỉ ra các kênh chuyển giao thông tin là
kênh văn bản và kênh điện tử để từ đó tổ chức khai thác nguồn lực thông tin của Đại
học Thái Nguyên về các lĩnh vực như nông lâm, kỹ thuật công nghiệp…
Nghiên cứu “Tổ chức và khai thác nguồn tư liệu chiến tranh hoá học tại Ban 10
- 80, trường Đại học Y Hà Nội”, tác giả Trần Thị Hảo đã khái quát về nguồn tư liệu
chiến tranh hoá học và phạm vi ứng dụng của nguồn tài liệu này để tổ chức và khai
thác sử dụng.
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung có luận văn nghiên cứu đề tài “Tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Y Hà Nội” đã chỉ
ra các biện pháp để tăng cường tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin là phải đẩy
mạnh hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Nghiên cứu về Trung tâm Thông tin - thư viện trường Đại học Y tế công cộng,
luận văn “Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện ở Trường Đại học Y tế công
cộng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bùi Thị Ngọc Oanh bảo vệ năm 2012 đề
cập đến toàn bộ hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm, không tập trung đi sâu
và khâu tổ chức, khai thác nguồn lực thông tin y tế.
Đề tài “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung tâm Thông tin
- Thư viện trường Đại học Y tế công cộng” tập trung vào đối tượng chính là nguồn
lực thông tin y tế với hướng tiếp cận đi sâu vào công tác tổ chức và khai thác các kho
tài liệu, các CSDL và website thư viện chưa có tác giả nào nghiên cứu. Đây là hướng
tiếp cận hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
13
Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác tổ chức và
khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC, tác giả muốn đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung tâm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
giảng dạy và học tập của nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nguồn lực thông tin y tế trong hoạt động của TT TT-TV trường
ĐHYTCC.
Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế bao
gồm công tác tổ chức và khai thác các kho tài liệu, các CSDL và website của TT TT-
TV trường ĐHYTCC.
Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao chất lượng công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV
trường ĐHYTCC.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Để đáp ứng nhu cầu tin của NDT và hiệu quả hoạt động của một cơ quan thông
tin thì nguồn lực thông tin cần phải quan tâm phát triển. Đối với TT TT-TV trường
ĐHYTCC, nguồn lực thông tin y tế phải được chú trọng.
Trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường ĐHYTCC, TT
TT-TV của trường là trung tâm học liệu nơi cung cấp những nguồn tài liệu phục vụ
giảng viên và sinh viên nhà trường. Nếu tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế
tốt và có hiệu quả thì công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học sẽ được nâng cao.
Nguồn lực thông tin y tế phong phú sẽ được khai thác có hiệu quả và tuyên truyền
rộng rãi trong các cán bộ trong ngành y tế. Với điều kiện con người và cơ sở vật chất
sẵn có, TT TT-TV trường ĐHYTCC sẽ tổ chức và khai thác được nguồn lực thông tin
14
y tế để phục vụ cho cán bộ giảng viên và sinh viên trường ĐHYTCC, đóng góp
chung vào sự phát triển của nhà trường.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tại TT TT-TV trường ĐHYTCC, toàn bộ nguồn lực thông tin tập trung vào lĩnh
vực y tế, không có tài liệu thuộc các lĩnh vực khác.
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng công tổ chức và khai thác nguồn lực
thông tin y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin
y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC trong phạm vi thời gian từ năm 2003 đến nay
khi TT TT-TV đã được trang bị phần mềm và từng bước tin học hoá, hiện đại hoá
trong hoạt động của mình.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác
thông tin - thư viện, Luận văn được nghiên cứu, thực hiện dựa trên sự tổng hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát trực tiếp.
- Phương pha
́
p khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
15
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp cho ngành TT-TV những thông tin chung và các
nguồn thông tin trong lĩnh vực y tế.
Ý nghĩa thực tiễn: rút ra những kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và khai thác
các nguồn lực thông tin y tế, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác tổ chức
và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC . Luận văn
cũng góp phần giới thiệu một nguồn thông tin đặc thù trong hoạt động thông tin là
thông tin y tế đến với đông đảo NDT.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu nghiêm túc với kết quả dự kiến là 80 trang
A4. Trong đó, đề tài nghiên cứu được nguồn lực thông tin y tế trong hoạt động của
TT TT-TV trường ĐHYTCC, nhận định được thực trạng công tác tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin y tế cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng
cao chất lượng công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV
trường ĐHYTCC.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn được xây dựng gồm 3 chương:
Chương 1: Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế trong hoạt động của
Trung tâm Thông tin - thư viện trường Đại học Y tế công cộng
Chương 2: Thực trạng tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung
tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y tế công cộng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y
tế tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y tế công cộng.
16
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNGTIN Y TẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
1.1. Các vấn đề chung về tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế
1.1.1. Nguồn lực thông tin
Nguồn tin
Ngày nay, trong hoạt động TT-TV, cùng với thuật ngữ “vốn tài liệu” là sự xuất
hiện thuật ngữ “nguồn tin”. Ở một khía cạnh nào đó nguồn tin có thể được hiểu là
vốn tài liệu. Nguồn tin tồn tại dưới nhiều vật mạng tin và con người có thể khai thác
và sử dụng chúng theo nhiều cách khác nhau và những mục đích khác nhau. Có nhiều
định nghĩa khác nhau về nguồn tin:
Theo nghĩa rộng: nguồn tin tương đương với tiềm lực thông tin. Theo nghĩa này,
nguồn tin bao gồm nguồn tin và các yếu tố khác nhau tạo nên hoạt động thông tin như
cơ sở vật chất, kinh phí và nhân lực.
Theo nghĩa hẹp: nguồn tin được hiểu là khi sử dụng tương đối phù hợp với nhu
cầu tin của nhóm người dùng tin nhất định, được tổ chức quản lý kiểm soát có thể
truy cập và chia sẻ dễ dàng. Nguồn tin bao gồm: các dữ liệu được thể hiện dưới dạng
văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước hoặc
không theo quy ước, các sưu tập kiến thức của con người, những kiến thức của tổ
chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng.
Nguồn tin là phần tích cực của tiềm lực thông tin, được kiểm soát giúp con
người có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác sử dụng được và phục vụ cho các mục đích
khác nhau trong hoạt động của con người.
17
Theo đó, nguồn tin là sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến
thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và
ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó.
Nguồn lực thông tin
Muốn khai thác và sử dụng nguồn tin hợp lý, đòi hỏi nguồn tin phải được quản trị,
được quản lý. Quản lý thông tin là phải đưa thông tin vào sử dụng, quay vòng và đưa
thông tin đến đúng với NDT giúp họ tạo ra những sản phẩm mới. Với cách quản lý như
vậy, thông tin chính là tài sản, là nguồn lực của xã hội.
Nguồn lực thông tin khác hẳn với các loại nguồn lực khác trong xã hội. Nếu như
các nguồn lực khác càng sử dụng nhiều càng cạn kiệt thì ngược lại, nguồn lực thông
tin càng dùng nhiều, càng phong phú và càng có tính giá trị gia tăng vì mỗi người
dùng thông tin lại tạo ra thông tin mới.
Nguồn lực thông tin phản ánh một phần kết quả hoạt động sáng tạo của con
người, một bộ phận của tiềm lực thông tin được kiểm soát, tổ chức- giúp cho con
người có thể dễ dàng truy cập, khai thác và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu phát
triển.
Nguồn lực thông tin và thông tin tiềm năng cần được phân biệt rõ ràng. Thông
tin tiềm năng là thông tin tồn tại ở dạng tự nhiên và xã hội, nhưng để khai thác được
phải đưa vào quản lý thông qua thu thập, xử lý, lưu trữ và có thể truy nhập tới
được.Những thông tin đã được quản lý, kiểm soát phục vụ được cho lợi ích phát triển
thì được gọi là nguồn lực thông tin.
Đối với những nước đang phát triển tiềm lực thông tin để tạo ra được nguồn
lực thông tin là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Do vậy những nhiệm vụ và
chiến lược của mỗi quốc gia phải biến những thông tin tiềm năng thành nguồn lực
thông tin, nó được sử dụng và khai thác.
1.1.2. Nguồn lực thông tin y tế
18
1.1.2.1. Khái niệm
Thông tin y tế là những thông tin mô tả về các yếu tố liên quan đến sức khỏe con
người và cộng đồng. Thông tin y tế có thể mô tả các lĩnh vực khác nhau trong ngành y tế
và cả những lĩnh vực ngoài ngành y tế có liên quan với y tế.
Nguồn lực thông tin y tế là các thông tin y tế đã được quản lý, kiểm soát phục vụ
phát triển.
1.1.2.3. Vai trò của nguồn lực thông tin y tế
Nguồn lực thông tin y tế có vai trò quan trọng trong hệ thống y tế. Nó cung cấp
bằng chứng kịp thời, đầy đủ, chính xác, thích hợp cho các nhà lãnh đạo, quản lý các
chương trình, các hoạt động y tế để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
Nguồn lực thông tin y tế được sử dụng để phân tích xác định vấn đề, xác định
vấn đề ưu tiên, lựa chọn chiến lược lập kế hoạch chương trình, hoạt động; Thực hiện
và điều hành giám sát; Đánh giá kết quả, hiệu quả; Xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn
mực cho hoạt động
Nguồn lực thông tin y tế rất cần thiết và được sử dụng thường xuyên trong việc
xây dựng kế hoạch công tác cho các cơ sở y tế và cơ quan y tế.
Nguồn lực thông tin y tế là cơ sở cho việc quản lý, giám sát, kiểm tra, theo dõi
thực hiện kế hoạch y tế.
Dựa vào phân tích các thông tin đầu ra để thấy những thành tích đạt được, trên
cơ sở đó động viên, khuyến khích được các cán bộ đang công tác. Đồng thời cũng
phát hiện được những sai lầm, khuyết điểm cần phải sửa chữa làm cho công tác y tế
ngày càng tốt hơn.
Dựa vào nguồn lực thông tin y tế, các nhà quản lý có thể phân tích và đánh
giá các hoạt động y tế. Những đánh giá này sẽ giúp xây dựng các chiến lược, chính
sách và kế hoạch hoạt động thích hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Nguồn lực thông tin y tế giúp cho việc đánh giá hiện trạng sức khỏe, mô hình
bệnh tật, tử vong, đồng thời dự đoán được quy mô, xu hướng phát triển sức khỏe
19
khoa học. Những thông tin về sức khỏe bệnh tật là tư liệu có giá trị, giúp cho các cán
bộ, bệnh tật xảy ra trong tương lai của nhân dân ta một cách tiến hành các chương
trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho sức khỏe nhân dân và cải tiến công tác của
ngành ngày một tốt hơn.
1.1.3. Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin
1.1.3.1. Khái niệm
Tổ chức nguồn lực thông tin y tế là phương thức sắp xếp các nguồn thông tin
sao cho khoa học và hiệu quả. Việc tổ chức các nguồn lực thông tin y tế bao gồm việc
tổ chức các kho tài liệu, tổ chức các công cụ tra cứu và tổ chức website.
Khi nguồn lực thông tin y tế được tổ chức khoa học thì việc khai thác nguồn
lực thông tin trở nên dễ dàng, thuận lợi. Khai thác các nguồn lực thông tin là sự truy
cập đến các nguồn tin và sử dụng chúng một cách hợp lý, hữu ích cho NDT.
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin
Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nếu nguồn lực thông tin được tổ chức tốt, khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc khai thác thông tin có hiệu quả. Ngược lại, nếu nguồn lực thông tin tổ chức
không tốt, lộn xộn, NDT sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi khai thác thông tin. NDT sẽ
mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm được nguồn thông tin mình cần. Việc tổ
chức thông tin không khoa học còn dẫn đến tình trạng mất tin, nhiễu tin, ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin của NDT khi sử dụng.
Tổ chức có tác động và ảnh hưởng đến khai thác nguồn lực thông tin. Bên cạnh
đó, khai thác nguồn lực thông tin cũng có sự tác động trở lại đến việc tổ chức nguồn
lực thông tin. NDT khi khai thác các nguồn tin sẽ thu được những kết quả phù hợp
hoặc không phù hợp với mục đích của mình. Trong quá trình tìm kiếm thông tin,
NDT sẽ có những thuận lợi cũng như khó khăn. Tất cả những điều này sẽ được NDT
phản ánh lại với thư viện. Từ đó, thư viện sẽ điều chỉnh lại công tác tổ chức nguồn
20
lực thông tin cũng như các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của NDT, thỏa
mãn NDT.
Như vậy, tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin là hai mặt có quan hệ chặt
chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế công cộng
1.2.1. Lịch sử hình thành và tương lai phát triển
YTCC Việt Nam so với các quốc gia phát triển còn khá non trẻ. Từ ngày thành
lập nước, Việt Nam đã khẳng định Y học dự phòng luôn là ưu tiên hàng đầu, phòng
bệnh hơn chữa bệnh. Trong suốt giai đoạn này y học dự phòng Việt Nam phát triển
chủ yếu theo mô hình của Liên Xô cũ, nhấn mạnh vào công tác phòng và chống các
bệnh truyền nhiễm.
Sự phát triển của ngành YTCC tại Việt Nam gắn liền với sự ra đời của trường
ĐHYTCC mà tiền thân là trường Cán bộ y tế trung ương, được thành lập năm 1956,
là sự kết hợp của hai trường Y sĩ Việt Nam (ra đời năm 1948) và Dược sĩ Việt Nam
(ra đời năm 1952).
Trong giai đoạn đầu từ 1956 đến 1975, trường Cán bộ Y tế Trung ương đã cung
cấp cho đất nước một lượng lớn cán bộ y tế qua đào tạo bổ túc. Cũng thời gian này,
với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF),
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), …, nhiều
chương trình sức khỏe cộng đồng đã được thiết lập như Chương trình tiêm chủng mở
rộng, phòng chống tiêu chảy, phòng chống suy dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa
gia đình … Những hoạt động đa dạng như vậy dần dần đòi hỏi ngành y tế phải có đội
ngũ làm công tác quản lý được đào tạo chính quy.
Đồng thời, do yêu cầu đổi mới, cập nhật và nâng cao kiến thức cho phù hợp với
sự phát triển của thế giới, ngày 01/10/1976, Thủ tướng Chính phủ đã đổi tên trường
thành Trường Cán bộ quản lý y tế. Từ đó cho đến nay, những chương trình đào tạo
21
chuyên khoa I YTCC đã giúp một số lượng cán bộ ngành y tế có điều kiện tiếp cận
với các chương trình đào tạo về y xã hội học.
Năm 1990, Khoa YTCC đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 3 đơn vị:
Trường Cán bộ quản lý y tế, Bộ môn Vệ sinh dịch tễ Trường Đại học Y Hà Nội và
Trung tâm Nhân lực y tế (tiền thân của Viện Chiến lược và chính sách y tế sau này).
Trụ sở Khoa đóng tại Trường cán bộ quản lý y tế.
Cũng trong năm 1990, trường đã gia nhập Hiệp hội các trường đại học YTCC
Châu Á Thái Bình Dương (APACPH) với đủ tiêu chuẩn của một trường đại học
YTCC.
Đặc biệt từ năm 1995, trước nhu cầu thực tiễn đòi hỏi cấp bách của việc phải xây
dựng một cơ sở đào tạo YTCC thực sự có hiệu quả, Bộ Y tế đã quyết định tập trung
tăng cường phát triển năng lực của nhà trường, đặc biệt là phát triển nhân lực. Bộ đã
bổ sung nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo của Nhà trường. Từ đó, những cán bộ trẻ đã
được tuyển chọn, gửi đi đào tạo cơ bản theo những chương trình tài trợ của Quỹ
Rockefeller (RF), Ban Y tế New York (China Medical Board of New York CMB).
Năm 1995, Tại Trường Cán bộ quản lý y tế, một khung chương trình đào tạo cao
học YTCC đã được soạn thảo, với sự giúp đỡ của CMB, Hiệp hội các Trường đại học
YTCC châu Á Thái Bình Dương (APACPH) đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của 5
Giáo sư hiệu trưởng 5 trường đại học YTCC của Mỹ, Úc, Singapore, và Thái Lan.
Năm 1996, Trường với sự hỗ trợ của Quỹ Rockefeller và Trung tâm Kiểm soát
& Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã xây dựng chương trình và đào tạo cao học
YTCC (còn gọi là thạc sĩ YTCC). Bắt đầu từ năm 1997, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục &
Đào tạo đã ủng hộ cho phép Trường thí điểm đào tạo cao học YTCC đầu tiên của nhà
trường và cũng là đầu tiên của Việt Nam, với khoá I là 24 học viên (năm 1997), một
quy mô được coi là khá lớn so với một chương trình ở lúc bắt đầu. Với sự nỗ lực
phấn đấu và phát triển không ngừng, nhà trường đã tiếp tục xây dựng chương trình
22
đào tạo tiến sĩ YTCC và Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện. Năm 2005 đã bắt đầu tạo tiến sĩ
YTCC và năm 2008 khóa Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện đầu tiên đã được tuyển sinh.
Từ năm 1996 đến nay với sự giúp đỡ của CMB, RF, CDC Atlanta và trường đại
học Tulane, nhà trường đã phát triển nhiều mặt từ nâng cấp kiến thức, đào tạo cán bộ có
chất lượng có học vị tại những nơi có nền YTCC phát triển cao. Đến nay Trường đã có
15 cơ sở thực địa và 2 phòng thí nghiệm thực địa dịch tễ học tại các tỉnh, thành phố Hà
Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hoà Bình. Trường đã và đang đào tạo thành
công các khoá thạc sĩ YTCC với kĩ năng và phương pháp của YTCC gắn liền với thực
địa (PHSWOW).
Đặc biệt gần đây, nhà trường còn đứng ra tổ chức những nghiên cứu quy mô lớn,
liên kết với hầu hết các cơ sở giảng dạy y tế trong cả nước và huy động những cựu
học viên cao học tham gia một cách tích cực.
Để giúp cho chuyên ngành YTCC ngày càng phát triển, tạo bước tiến mới cho y
tế Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
trong thời kỳ mới; ngày 26 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định
số 65/2001/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Y tế công cộng. Từ đây, một trang mới
của trường nói riêng và ngành YTCC Việt Nam nói chung đã được mở ra, hướng tới
việc đào tạo một đội ngũ những người thực hiện chức năng YTCC một cách chính
quy và chất lượng.
Tháng 5 - 2008, trường ĐH YTCC đã chính thức là thành viên của hệ thống đào
tạo sức khỏe quốc tế của Châu Âu (TropEd). Với cơ sở vật chất khang trang, nhà
trường sẵn sàng phục vụ đón tiếp sinh viên quốc tế từ hệ thống đào tạo TropEd tới
học tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nhà trường đã và đang trao đổi sinh viên với các trường YTCC nổi
tiếng trên thế giới như Tulane, Emory, Berkely, Johns Hopkins, và các trường khác.
Được sự cho phép của Chính phủ, với sự hỗ trợ của Tổ chức từ thiện Đại Tây
Dương (Atlantic Philanthropies), nhà trường sẽ xây dựng thêm cơ sở 2 tại Hà Nội với
23
tổng diện tích mặt bằng 9000m2. Đây sẽ là cơ sở đào tạo hiện đại và qui mô nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa
học và các dịch vụ của nhà trường.
Với những đóng góp của mình vào sự phát triển chung của ngành y tế nói chung
và YTCC nói riêng, ngày 26/4/2011, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Trường
ĐHYTCC đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao
tặng.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
1.2.2.1. Chức năng
Sứ mệnh và chức năng của trường Đại học Y tế công cộng là: “Trở thành một
đại học hàng đầu trong giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực y tế công
cộng ở Việt Nam và khu vực”
Nhà trường đã đề ra mục tiêu phát triển từ năm 2005 đến năm 2015, trong đó
chia ra là 2 giai đoạn với những mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn I (2005-2010): Xây dựng đầy đủ các năng lực thiết yếu để khẳng định
vai trò và chức năng của trường ĐHYTCC
Trong 5 năm đó, trường đã đạt được những thành tựu trong các mặt:
- Nâng cao năng lực và phát triển
- Chương trình đào tạo
- Nghiên cứu và vận động chính sách
- Phát triển cơ sở vật chất
Giai đoạn II (2010-2015): Phát triển các năng lực thiết yếu đó để trở thành một
đại học hàng đầu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân giao
phó
Trong đó những mục tiêu cụ thể được thể hiện như sau:
24
- Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cho công tác giảng dạy
- Nâng cấp và mở rộng nguồn nhân lực để đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu phát
triển
- Tạo môi trường thuận lợi cho các công tác phát triển nhà trường
- Đẩy mạnh hợp tác và xây dựng mạng lưới trong nước và quốc tế phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng năng lực trong cả ba lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu và tư
vấn
- Tăng cường chất lượng cả hai chương trình Thạc sỹ và Cử nhân
- Xây dựng các chương trình hàm thụ Thạc sỹ, các chương trình Thạc sỹ và Tiễn
sĩ chuyên ngành
- Tăng cường công tác nghiên cứu cả về số lượng và chất lượng, tập trung giải
quyết các vấn đề thực tiễn
- Xây dựng các dịch vụ tư vấn có chất lượng có thể cung ứng cho cả trong nước
và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng chính sách dựa trên kết quả nghiên
cứu, ưu tiên cho việc giúp chính phủ chỉ đạo giải quyết các vấn đề HIV/AIDS
và gánh nặng bệnh tật ở tầm vĩ mô
1.2.2.2. Nhiệm vụ của nhà trường
Nhiệm vụ chung
- Đào tạo cán bộ y tế trình độ đại học.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng.
Các nhiệm vụ cụ thể
Trường được quyền tự chủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo
phân cấp của Bộ Y tế và tự chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo và
trước pháp luật về các hoạt động của mình.
25
Trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trình Bộ Y tế
phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt.
Về hoạt động đào tạo:
Được mở các chuyên ngành đào tạo đại học và đào tạo sau đại học đã được phê
duyệt trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường; được kiến nghị với Bộ Giáo
dục và Đào tạo mở thêm các chuyên ngành đã có trong danh mục chuyên ngành đào
tạo của Nhà nước và mở thí điểm các ngành đào tạo mới, khi xã hội có nhu cầu, theo
quy định về điều kiện mở ngành đào tạo đại học, chuyên ngành đào tạo sau đại học.
Tổ chức tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các
chuyên ngành đào tạo của trường trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành. Tổ chức biên soạn, duyệt và thẩm định các giáo trình theo chuyên
ngành và các tài liệu giảng dạy, học tập của trường.
Tiến hành các hoạt động đào tạo trong phạm vi ngành nghề, trình độ đào tạo,
chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
phép. Tổ chức đào tạo, thi kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng tốt nghiệp
đại học, bằng Thạc sĩ và các bằng sau đại khác cho các đối tượng đào tạo tại Trường
đủ điều kiện quy định theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về hoạt động khoa học và công nghệ:
Tham gia nghiên cứu và giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ do nhu
cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước đặt ra.
Hợp tác khoa học, công nghệ với các bệnh viện, các viện nghiên cứu và các
trường đại học trong và ngoài nước và các tổ chức quốc tế. Phối hợp với các tổ chức
khoa học công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các đơn vị sự nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ. Tổ
chức thực hiện các chương trình, đề tài dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học