Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài dự thi LIÊN môn NGỮ văn 8 TIẾT 87 88 VIẾT bài tập làm văn số 5 bài văn THUYẾT MINH về một DANH LAM THẮNG CẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.28 KB, 16 trang )

Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Phụ lục I.
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN.
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định .
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp Quy Nhơn.
Trường: THCS Lương Thế Vinh
Địa chỉ: 26 Lê Quý Đôn.
- Điện thoại:0563.814.873
- Email:

- Họ và tên giáo viên: Lê Văn Bình
- Điện thoại:0905.168.837

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 1


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Phụ lục III

Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
1.Tên dự án dạy học:

TIẾT 87- 88:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH


MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Tình huống cần giải quyết là:
Một đoàn khách đến Bình Định để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn viên
du lịch em sẽ giới thiệu gì về Bình Định .Hãy viết một bài văn thuyết minh về quê
hương Bình Định .
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
a.Kiến thức:
+ Lịch sử phát triển
+ Vị trí địa lí, địa hình
+ Hải đảo, sông ngòi, đầm hồ, khí hậu
+ Địa bàn hành chính, dân số, dân tộc, đặc sản
+ Danh lam thắng cảnh
+ Di tích lịch sử, văn hóa
+ Hoạt động kinh tế, văn hóa, lễ hội, du lịch.
b. Kĩ năng
+ Viết bài văn đúng theo thể loại thuyết minh.
+ Trình bày sạch sẽ, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
c. Thái độ
+ Có tình yêu quê hương đất nước.
+ Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ tài
nguyên môi trường.
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 2


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.

Số lượng: 74 em.
Số lớp thực hiện: 2.
Khối lớp: 8
4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải
không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải
quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả
nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi
trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 8.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD vào môn Ngữ văn
rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết
phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng
tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê
hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với
hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực
tế đời sống.
5. Thiết bị dạy học , học liệu :
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Bình Định .
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Bình Định .
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
*Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định


Tr 3


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

6 . Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học :
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử : nguồn gốc, lịch sử đấu tranh
- Ngữ văn : sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí : vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân : lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
Viết các ý chính : Tìm hiểu -> Lập dàn ý -> Viết thành bài văn.
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Nhiều khi chúng tôi cứ tự hỏi, có nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này lại dễ níu
chân người như thế. Có mảnh đất nào mà lại trở thành nơi “đất lành chim đậu”
của nhiều người con ở mọi miền quê như thế. Những đặc sản mỗi vùng miền theo
con người di cư và tụ hội cùng với những gì là vốn có bản địa đã khiến cho mảnh
đất Bình Định có sức hấp dẫn đặc biệt về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và cả du
lịch lịch sử…
Vài nét về quê hương Bình Định
Diện tích: 6 026 km2
Dân số (2002): 1 513 100 người
Tỉnh lỵ: Tp Quy Nhơn
Các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phú Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn,
Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Bana...

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định


Tr 4


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Trung tâm
hành chính của tỉnh là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về
phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía nam.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài
110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp
nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới
chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam giáp
tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 59 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°30'10 Bắc,
108o54'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm
cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài
134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn (có
tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ
ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
ĐỊA HÌNH:

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh
là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 5


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.


là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung
lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng
lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài
cùng là cồn vát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây.
HẢI ĐẢO:
Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 32 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo
hoặc đảo một mình.
* Tại khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn gồm cụm đảo Cù Lao Xanh là cụm
đảo lớn gồm 3 đảo nhỏ; cụm Đảo Hòn Đất gồm các đảo nhỏ như Hòn Ngang, Hòn Đất,
Hòn Rớ; cụm Đảo Hòn Khô còn gọi là cù lao Hòn Khô gồm 2 đảo nhỏ; cụm Đảo Nghiêm
Kinh Chiểu gồm 10 đảo nhỏ (lớn nhất là Hòn Sẹo); cụm Đảo Hòn Cân gồm 5 đảo
nhỏ;đảo đơn Hòn Ông cơ.
* Tại khu vực biển thuộc huyện Phù Mỹ gồm cụm Đảo Hòn Trâu hay Hòn Trâu
Nằm gồm 4 đảo nhỏ; Đảo Hòn Khô còn gọi là Hòn Rùa. Ven biển xã Mỹ Thọ có 3 đảo
nhỏ gồm: Đảo Hòn Đụn còn gọi là Hòn Nước hay Đảo Đồn, Đảo Hòn Tranh còn gọi là
Đảo Quy, đảo Hòn Nhàn.Trong các đảo nói trên thì chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cư
sinh sống, các đảo còn lại là những đảo nhỏ một số đảo còn không có thực vật sinh sống
chỉ toàn đá và cát. Dọc bờ biển của tỉnh, ngoài các đèn hiệu hướng dẫn tàu thuyền ra vào
cảng Quy Nhơn, thì Bình Định còn có 2 ngọn hải đăng: một ngọn được xây dựng trên
mạng bắc của núi Gò Dưa thuộc thôn Tân Phụng xã Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ, ngọn này có
tên gọi là Hải Đăng Vũng Mới hay Hải Đăng Hòn Nước; ngọn thứ hai được xây dựng
trên đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Nhơn Châu thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
SÔNG NGÒI:
Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy
Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ
lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu KW. Ở thượng lưu có nhiều dãy
núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn.
Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất
nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài
ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát lũ kém. Trong tỉnh có bốn

con sông lớn là Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc
hay Tam Quan. Ngoài các sông đáng kể nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng
chịt thường chỉ có nước chảy về mùa lũ và mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều
kiện cho phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng
trên 40% nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng. Ngược
lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới.
ĐẦM HỒ:
Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu
trong mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh như: hồ
Hưng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài
Nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận (Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù
Mỹ); hồ Định Bình, Thuận Ninh (Tây Sơn); hồ Núi Một (Vân Canh-An Nhơn); hồ Vĩnh
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 6


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Sơn, hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh). Ngoài ra Bình Định còn có một đầm nước ngọt khá
rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Gi (Phù Mỹ-Phù Cát)và Thị Nại
(Tuy Phước-Quy Nhơn). Hệ thống hồ đầm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn rất thuận lợi
cho việc phát triển cảng biển tầm cở quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn
Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.
KHÍ HẬU:
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa
hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào
đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung

bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9-11.
LỊCH SỬ:

* Bình Định xưa là đất thuộc Việt Thường Thị và nền văn hóa Sa Huỳnh, sau đó
người Chăm đã tới chiếm lĩnh vùng đất này. Đến đời nhà Tần xứ này là huyện Lâm Ấp
thuộc Tượng Quận, đời nhà Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, năm Vĩnh
Hoà 2 (Năm 137) người trong quận làm chức Công Tào tên là Khu Liên đã giết viên
huyện lệnh chiếm đất và tự phong là Lâm Ấp vương.
*Đời nhà Lê năm Hồng Đức 2 (1471) vua Lê Thánh Tông đánh phá Chiêm Thành
tới núi Thạch Bi chiếm đất này và chia thành 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn của
phủ Hoài Nhơn thuộc thừa tuyên Quảng Nam.
*Năm 1602 chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành Phủ Quy Nhơn
thuộc dinh Quảng Nam.
*Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần, đã đổi tên phủ Quy Nhơn thành phủ Quy
Ninh.
*Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn.
*Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn
giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và
khám lý để cai trị. Phủ lỵ dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay
là xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn).
*Năm 1725, ở phủ Quy Nhơn đặt các chức quan trông coi: Chánh hộ, Khám lý,
Đề đốc, Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Thư ký, mỗi chức đặt một người; mỗi huyện đặt cai tri,
thư ký, mỗi chức một người và 2 viên lục lại; mỗi tổng có cai tổng.
*Từ 1773 đến 1797, nhà Tây Sơn chiếm cứ đất này, sau khi lấy lại đất này Nguyễn
Ánh đổi tên đất này là dinh Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ và đặt
quan cai trị gọi là Lưu Thủ, Cai Bộ, Ký Lục.
*Năm 1808 đổi dinh Bình Định thành Trấn Bình Định.
*Năm 1825 đặt tri phủ Quy Nhơn, năm 1831 lại đổi thành phủ Hoài Nhơn.
*Năm 1832 tách huyện Tuy viễn thành hai huyện Tuy Viễn và Tuy Phước, tách huyện
Phù Ly thành hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đồng thời Bình Định và Phú Yên thành liên

tỉnh Bình Phú, sau đó bỏ liên tỉnh này.

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 7


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

*Năm 1888 đặt huyện Bình Khê. Vào năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ở
Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon-Tum còn thuộc về Bình Định.
*Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh
Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách ra khỏi Bình Phú.
*Ngày 4 tháng 7 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh tự trị
Pleikou Derr, tỉnh lỵ đặt tại làng Pleikan Derr của dân tộc Gia Lai. Địa bàn tỉnh Pleikou
Derr bao gồm các vùng cư trú của đồng bào thiểu số Xơ đăng, Bana, Gialai tách từ tỉnh
Bình Định ra.
*Ngày 25 tháng 4 năm 1907 xoá bỏ tỉnh Pleikou Derr. Toàn bộ đất đai của tỉnh
này chia làm hai phần: một là Đại lý Kontum cho sát nhập trở lại tỉnh Bình Định và đặt
dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định; một gọi là Đại lý Cheo Reo, cho sát nhập vào tỉnh
Phú Yên và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Phú Yên.
*Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình
Phú và thành lập tỉnh Kontum làm tỉnh riêng; địa bàn tỉnh Kontum bao gồm Đại lý
Kontum tách từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắc
Lắc. Ngày 28 tháng 3 năm 1917 cắt tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc cao nguyên
An Khê, tỉnh Bình Định, sát nhập vào tỉnh Kontum.
*Năm 1921, thực dân Pháp cắt tỉnh Phú Yên ra khỏi tỉnh Bình Định và kéo dài cho
đến năm 1945. Thời Việt Nam Cộng hòa đổi các huyện thành quận, tỉnh Bình Định có 11
quận, 1 thị xã, trong đó có 4 quận miền núi. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ lâm thời Cộng
hòa Miền Nam Việt Nam đã ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam

Việt Nam theo đó hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình.
*Năm 1989 Bình Định tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình để tái lập lại tỉnh và kéo dài như
vậy cho đến nay.
HÀNH CHÍNH:

Bình Định bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 10 huyện:
* Thành phố Qui Nhơn
* Huyện An Lão
* Huyện An Nhơn
* Huyện Hoài Ân
* Huyện Hoài Nhơn
* Huyện Phù Cát
* Huyện Phù Mỹ
* Huyện Tuy Phước
* Huyện Tây Sơn
* Huyện Vân Canh
* Huyện Vĩnh Thạnh

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 8


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Thành phố Qui Nhơn
DÂN SỐ, DÂN TỘC:
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2005, toàn tỉnh có 1.562.400 người, trong đó
nam là (761.000 người) chiếm 48,7%, nữ là (801.400 người) chiếm: 51,3%. Dân số ở
thành thị là (393.000 người) chiếm 25,2%, nông thôn là (1.169.400 người) chiếm 74,8%,

mật độ dân số là 259,4 người/km2 và dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
(793.687 người) chiếm: 50,8% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc
khác nhưng chủ yếu là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân.
VĂN HÓA:

Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô
của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với
nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đây cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa
vào thế kỷ 18 với tên tuổi của anh hùng Nguyễn Huệ; là quê hương của các danh nhân
như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân,Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Yến Lan... Bình Định còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa
dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, hò
bá trạo của cư dân vùng biển... cùng với các lễ hội như: lễ hội Đống Đa, lễ hội cầu ngư,...
Thành phố Qui Nhơn có trường Đại học Qui Nhơn, Trường Cao Đẳng sư phạm
Bình Định, Trường Đại học Quang Trung (tư thục), Trường Cao Đẳng Kỹ thuật, hàng
năm đào tạo hàng ngàn sinh viên khoa học kỹ thuật cho tỉnh và khu vực miền trung Tây
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 9


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Nguyên
.
NGHỆ THUẬT TUỒNG BÌNH ĐỊNH:
Bình Định là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển gắn liền với tên tuổi của Đào
Duy Từ (Hiện Nay đền thờ danh nhân Đào Duy Từ ở tại xã Hoài Thanh Tây huyện Hoài
Nhơn, cách quốc lộ 1A 2 km), Đào Tấn. Các đoàn hát tuồng trong tỉnh được hình thành ở
khắp các huyện. Với sự giao lưu của nghệ thuật tuồng và võ Bình Định đã đưa tuồng

Bình Định lên một tầm cao mới khác lạ hơn so với các đoàn tuồng của Huế hay Nguyễn
Hữu Dỉnh của Quảng Nam. Tuồng còn gọi là "hát bội" hay hát bộ sở dĩ nó có tên gọi như
thế là vì ngoài việc hát thì yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một vở tuồng hay và đặc
sắc là hành động điệu bộ của các đào kép. Việc kết hợp võ thuật vào các màng nhào lộn,
đánh trận ở mỗi đoàn có khác nhau tùy theo trình độ của đào kép. Trước kia khi hát bội
còn thịnh hành thì có nhiều đoàn hát nhưng những năm gần đây dưới sự biến động của
kinh tế thị trường thì nhiều đoàn dần giải tán. Lúc còn thịnh hành các đoàn hát bội
thường được các làng, những gia chủ giàu có hay các lăng, đình ven biển mời về biểu
diễn. Sau những đoạn diễn hay người cầm chầu ném tiền thưởng lên sân khấu. Vì thế mới
có câu "Ở đời có bốn cái ngu làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu" thường thì sau đêm hát
cuối cùng các đoàn hay hát màn "tôn vương" để chúc tụng gia chủ, làng xóm gặp nhiều
may mắn và cuối màn "tôn vương" thì thường hát câu: "rày mừng hải yến Hà Thanh-nhân
dân an lạc thái bình âu ca" hay "ngũ sắc tường vân khai bắc khuyết-nhất bôi thọ tửu chúc
nam
sang".
ĐẶC SẢN:
Ngoài các đặc sản về lâm, thổ, thuỷ, hải sản của duyên hải miền Trung nói chung,
Bình Định còn nổi tiếng có: rượu Bàu Đá (An Nhơn), cá chua nước lợ (Phù Mỹ, Đề Gi),
bánh tráng nước dừa (Tam Quan), bánh hồng, bánh ít lá gai, bánh hỏi... Ngày nay ở
huyện Hoài Nhơn còn có thêm đặc sản Cá Ngừ Đại Dương dân địa phương gọi là cá "Bò
Gù" ) .

Bánh hỏi Bình Định.
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 10


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.
DU LỊCH BÌNH ĐỊNH:


Bình Định là quê hương của các loại hình nghệ thuật như tuồng, bài chòi... với bờ
biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Quy
Nhơn, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, bãi tắm
Hoàng Hậu, Quy Hòa, Bãi Dại, ...Cơ sở lưu trú ở Bình Định khá tốt, hiện nay toàn tỉnh có
74 khách sạn (4 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao), tổng số trên 1.900 phòng, trong đó
hơn 1000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số resort, khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao đang
được quy hoạch xây dựng.Các lễ hội truyền thống: lễ hội chợ Gò, lễ hội làng rèn Phương
Danh, lễ hội làng đúc đồng Bằng Châu, lễ hội đô thị Nước Mặn, lễ hội cư dân miền biển,
lễ hội đâm trâu, lễ hội đổ giàn, ...Làng nghề: Rượu Bàu Đá, Mộc mỹ nghệ, gốm, nón
ngựa, làng rèn Phương Danh, Bún Song Thằn, Bánh tráng nước dừa, bánh tráng mè, ...
DANH LAM THẮNG CẢNH:

Gành Ráng Tiên Sa :
Gành Ráng Tiên Sa tên chữ là Nhạn Châu, là quần thể du lịch ở Đông Nam thành
phố Qui Nhơn, cách thành phố khoảng 3 km. Ráng hiểu theo nghĩa của người dân đi biển
là "đổ gió" từ trong buồm ra, xoay mũi theo. Thuyền qua gành này thường phải đổ gió
nên người đi biển gọi là "Gành Ráng". Gành Ráng có diện tích rộng 35ha, là thắng cảnh
đẹp với bãi cát trắng chạy dài hàng kilômét, nước biển trong xanh. Gành cao, sóng vỗ,
phong cảnh thật kỳ vỹ, góp phần tạo nên cảnh quan hấp dẫn cho bãi biển Quy Nhơn. Nơi
đây có bãi Đá Trứng, còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu bên cạnh đồi Thi Nhân với mộ Hàn
Mặc Tử (1912-1940), có những hang động đa dạng, những tượng đá mặt người, đầu sư
tử, đầu voi, hòn vọng phu, hòn chồng, hòn vợ... do thiên nhiên tạo dáng dọc gành đá bờ
biển nơi đây. Gành Ráng Tiên Sa còn là khu an dưỡng, chữa bệnh lý tưởng. Từ Gành
Ráng có thể nhìn bao quát bờ Đông của thành phố Qui Nhơn và bán đảo Phương Mai.
Bán đảo phương mai:
Thuộc thành phố Qui Nhơn, cách thành phố 8km về phía Đông Bắc. Bán đảo
Phương Mai rộng 300ha, có núi Phương Mai - nơi còn bảo tồn được hệ sinh thái tương
đối phong phú với nhiều lọai động, thực vật quý và nhiều cảnh đẹp. Phía Tây bán đảo,
cạnh núi Phương Mai là đầm Thị Nại. Đầm là môi trường nuôi trồng các lọai hải sản và

cũng là điểm tham quan du lịch
Bãi tắm Hoàng hậu:
Nằm trong khu Gành Ráng, bãi tắm Hoàng Hậu được xem là bãi tắm đẹp nhất
Bình Định. Bãi tắm Hoàng Hậu là một bãi đá rộng hàng trăm mét vuông, gồm có những
hòn đá xanh, nhẵn, trông giống như một bãi trứng khổng lồ. Phía trước bãi là những bức
tường đá thiên nhiên đứng che chắn sóng gió tạo nên vùng nước phẳng lặng.
Năm 1927, vua Bảo Đại đến đây du ngoạn và cho xây khu nhà nghỉ, và sân thể
thao bên cạnh bãi tắm. Bãi tắm với những hòn trứng đá khổng lồ chỉ dành riêng cho Nam
Phương Hoàng hậu tắm nên từ đó dến nay nó có tên gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu.
Hầm Hô:
Đây là một trong các danh thắng cảnh nổi tiếng của đất võ Bình Định. Hầm hô là
một dòng suối lớn (một nhánh của sông Côn) dài gần 3km, thuộc địa phận thôn Phú Mỹ,
xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 55 km về hướng Tây Bắc.
Hầm Hô nổi tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ, cá từ khắp nơi kéo về từng bầy đặc cả
nước. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như cá bay. Dân gian truyền
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 11


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

rằng, hằng năm Long Vương tổ chức kỳ thi cho cá tại Hầm Hô, con nào vượt qua được sẽ
hóa thành Rồng, do điển tích này mà thác Hầm Hô còn gọi là Vũ Môn (thác Cá Bay).
Với chiều rộng trên dưới 30m, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cưong thiên hình vạn
trạng muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn viên kim cương khoe mình trong làn nước
trong xanh. Bắt nguồn từ rừng già, dọc theo dòng sông có nhiều vách đá dựng đứng như
tường thành, rêu phủ xanh rì, rễ cây phủ kín cổ kính. Có nhiều bãi đá chồng chất lên nhau
khiến dòng sông nơi đây bị hẹp lại. Có vũng cá Rói luôn chứa đầy cá rói dồn tụ về đây.
Có những tảng đá to chắn giữa lòng sông làm cho nước bị chặn lại, bọt tung trắng xóa.

Và còn nữa những khối đá như sống động, có hồn, bởi huyền tích do con người thêu dệt
như Hòn Vò Rượu, hòn Dấu chân ông Khổng lồ, Bàn cờ tiên, Hòn Ông Táo, ...
Càng đi sâu cảnh vật càng kỳ thú, hương rừng ngào ngạt, chim hót véo von... tạo
nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, kỳ ảo ...Ở thế kỷ 18, Hầm hô còn là địa danh
đóng quân & tập luyện của nghĩa quân Võ Văn Dũng (Tây Sơn). Cuối thế kỷ 19, Hầm Hô
là căn cứ địa quan trọng của nghĩa quân Cần Vương Mai Xuân Thưởng.
Hồ Núi Một:

Là một hồ nước ngọt lớn, có diện tích mặt hồ hơn 1200 ha, ở xã Nhơn Tân, huyện
An Nhơn. Xung quanh hồ là suối, thác, hang động, rừng nguyên sinh, chính giữa là mặt
hồ phẳng lặng, trong xanh, tạo nên một khung cảnh sơn thủy sông-núi-suối-hồ hũu tình.
DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA:
Bảo tàng Quang Trung:
Bảo tàng Quang Trung cách Thành phố Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc, thuộc
làng Kiên Mỹ, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Bảo tàng được xây dựng năm 1978 theo lối
kiến trúc cổ, dáng vẻ uy nghiêm. Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan
trọng liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Nằm trong quần thể Bảo tàng Quang
Trung là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn. Điện được xây
dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Điện được nhân dân góp công
xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vào năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m2. Tại
khu di tích này còn có 2 di tích cực kỳ quý giá là cây me cổ thụ, giếng nước. Hai di tích
này có từ thời thân sinh của anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị
Đồng, là những di sản vô giá gắn liền với thời thơ ấu của 3 anh em họ Nguyễn.
Thành Hoàng Đế
Thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng
Tây Bắc. Trước kia là thành Đồ Bàn. Thành được xây dựng vào cuối thế kỷ 10, dưới triều
đại vua Yangpuky Vijaya. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa. Các vua
Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV.Đến 1775, nhà Tây Sơn xây dựng lại
kiên cố, đặt tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778. Từ năm 1776 đến 1793 là đại bản
doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng đế

Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Thành Hoàng đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ
nhật gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có
chu vi 7400m, Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m, rộng
370m. Bên trong Thành Nội có Tử Cấm Thành cũng hình chữ nhật dài 174m, rộng 126m.
Sau khi bị nhà Nguyễn thôn tính, thành đã bị tàn phá. Di tích hiện nay không còn nguyên
vẹn, chỉ còn sót lại Cổng Tam Quan và các bức tường thành. Tường thành xây bằng đá
ong, có hào, đường lát đá hoa cương. Trong thành có di tích cũ của người Chăm như
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 12


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

giếng vuông, tượng nghê, voi đá. Bên cửa hậu có gò Thập Tháp, trên gò có 10 ngôi tháp
Chàm, hiện nay không còn. Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có
tượng rắn làm bằng đá trắng, hai voi đá và nhiều tượng quái vật. Chùa Thập Tháp nằm ở
phía Bắc Thành, chùa Nhạn Tháp nằm ở Nam thành là những ngôi chùa cổ, trong đó còn
giữ được nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn.
Thành Hoàng Đế đã được xếp hạng Di tích Lịch sử năm 1982.
DI TÍCH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO:
Chùa Thập Tháp:

Chùa Thập Tháp do nhà sư Nguyên Thiều phái Lâm Tế (pháp danh Siêu Bạch)
dựng vào năm 1665, thời chúa Nguyễn Thái Tông, chùa thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn
Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng Tây Bắc. Chùa tọa
lạc trong phạm vi thành Đồ Bàn, đế đô của vương quốc Chămpa cũ. Chùa được chúa
Nguyễn Phúc Chu ban cho biển "Thập Tháp Di Đà Tự". Đến nay Chùa đã có lịch sử 340
năm. Chùa có 4 khu chính bao gồm: Chánh điện, Phương trượng, Đông đường và Tây
đường. Chính điện có Đại Hùng Bảo điện và 2 gian thờ phụ hai bên. Bên trong nội thất

được trang trí, chạm trổ tinh vi với các họa tiết hoa sen, xấp sách, hoa cuộn trên gỗ quý,
những đường nét rồng bay, phượng múa cách điệu rất trang nhã. Chùa xây bằng gạch
nung đỏ lấy từ 10 ngọn tháp Chàm đổ nát ở đồi Long Bích nên mới gọi là chùa Thập
Tháp.
Chùa Thập Tháp là một trong những ngôi chùa lớn ở Bình Định được xếp hạng di
tích Kiến trúc nghệ thuật văn hóa năm 1990.
Chùa Long Khánh:
Nằm ở trung tâm thành phố Qui Nhơn, trên đường Trần Cao Vân.Chùa được xây
dựng vào năm 1715,dưới thời vua Lê Dụ Tông, do tổ sư Đức Sơn - người Trung Quốc
sáng lập.
Lúc bấy giờ chủ yếu là phục vụ cho cộng đồng người Hoa ở quanh vùng. Tính đến
nay, chùa Long Khánh đã qua 14 đời trụ trì. Chùa hiện còn lưu giữ một số bảo vật quý
như: Chiếc khánh đồng dùng để khai hiệu lệnh, dài 75cm, cao 25,5cm được đúc vào thời
điểm khánh thành chùa (1715); Thái Bình Hồng Chung (chuông Hồng Thái) được đúc
vào năm 1805, triều vua Gia Long, và tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được kiến tạo
vào năm 1813 thời vua Gia Long.
DI TÍCH CHĂMPA:
Tháp Dương Long-Tháp Ngà
Thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 50 km, tháp được
xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Tháp là một quần thể gồm 3 tháp. Tháp giữa cao 40m, hai
tháp 2 bên cao 38m. Phần thân tháp được xây bằng gạch, các góc được ghép bằng những
tảng đá lớn và trang trí điêu khắc đều bằng đá. Cửa tháp quay hướng Đông và được nâng
lên khá cao khoảng 1,5m và khung cửa là những khối đá lớn.
Những chi tiết được trang trí ở đây đều rất lớn, chạm trổ trên sa thạch với những
đường nét rõ ràng và còn giữ được lâu. Với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ tinh xảo, các
đường nét vừa hoành tráng, lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, các họa tiết trang trí sống
động, tháp được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980.
Tháp Bánh Ít-Tháp Bạc:
Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định


Tr 13


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Tháp Bánh Ít-Tháp Bạc
Nằm thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn
20km.Trên đỉnh quả đồi giữa 2 nhánh của sông Côn là Tân An và cầu Gành, bên quốc lộ
1A, cách Qui Nhơn khoảng 20km. Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu
thế kỷ XII. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, tháp chính cao 22 m, trông xa giống như
chiếc bánh ít. Tháp có cửa chính quay về hướng Đông. Vòm cửa được tạo dáng mũi lao
hai lớp thu nhỏ về phía trên với các hoa văn hình xoắn nối kết nhau.
Cửa chính còn được trang trí bằng một hình phù điêu tạc hình Ganesa, hình Haruman. Ba
cửa giả quay các hướng còn lại đều mô phỏng cấu trúc và trang trí của cửa chính. Tháp
được
xếp
hạng
di
tích
Kiến
trúc
nghệ
thuật
năm
1982.
CÁC LỄ HỘI:
Lễ hội Đống Đa

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định


Tr 14


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Hằng năm được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch tại xã Bình Nghi, huyện
Tây Sơn để tưởng nhớ các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), đánh thắng 29 vạn quân Thanh.
Ngoài nghi lễ truyền thống còn có nhiều họat động văn hóa dân gian các dân tộc Kinh,
Bana, Chăm... Nhiều cuộc biểu diễn võ thuật như: đấu võ, đánh côn, đi quyền... Tiết mục
độc đáo của lễ hội là cuộc thi đánh trống bộ, mỗi bộ 12 chiếc trống da, còn gọi là trống
trận Tây Sơn và diễn cảnh đánh trận giả làm sống lại khí thế hào hùng của nghĩa quân
Tây Sơn năm xưa trên đất Bình Định.
Hội xuân Chợ Gò:

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 15


Bài dự thi - Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Hội Xuân chợ Gò được tổ chức vào ngày mồng một Tết Nguyên Đán tại chợ Gò, Trường
Úc, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Đây chủ yếu là họp chợ, mua bán đầu năm lấy
may mắn cho cả năm. Nhưng việc mua bán chỉ tượng trưng, đi hội vui là chính. Trai gái
đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình. Tuổi thiếu niên rủng rẻng tiền lì xì thì
đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống. Người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà ... Lễ
hội chợ Gò cách đây khỏang trên dưới 300 năm. Tương truyền hai vị tướng Tây Sơn là
Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy đóng quân tại khu vực này, đã cho mở hội
chợ Gò để quân sĩ và nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình ngày tết.

Lễ hội chợ Gò ngày nay được nâng lên bước mới: Có phần lễ trang trọng và phần vui hội.
Các trò chơi dân gian được tổ chức: múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo
co .. Chợ mang nét đẹp vùng Tuy Phước, họp chợ một ngày vui suốt năm…
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn
Đề bài: Một đoàn khách đến Bình Định để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn
viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Bình Định .Hãy viết một bài văn thuyết minh về quê
hương Bình Định .
Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Bình Định .
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Bình Định .
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa , du lịch của tỉnh.
- Thể hiện niềm tự hào, lòng yêu quê hương đất nước.
8. Các sản phẩm của học sinh:
Kết quả bài viết tập làm văn số 5 như sau:
Thang điểm
Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9
Số lượng
09
15
28
21
01
Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào
một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh.
Cụ thể là dự án của chúng tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Ngữ văn lớp 8, năm
học 2013 - 2014 đã đạt được kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện tiếp dự án này
vào năm học 2014 - 2015 đối với học sinh lớp 8 và sẽ nghiên cứu tiếp các dự án đối với
những môn học khác. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách
kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn

diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn
không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn,
đạt kết quả cao hơn
Trên đây là dự án thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các
quý thầy, cô giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn dự án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Giáo viên bộ môn

Trường THCS Lương Thế Vinh-Quy Nhơn-Bình Định

Tr 16



×