Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.53 KB, 16 trang )

Phụ lục II
Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
1.Tên dự án dạy học:
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
TIẾT 87 + 88 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1. Tình huống cần giải quyết là:
Một đoàn khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau để tham quan.
Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Cà Mau.Hãy viết một
bài văn thuyết minh về quê hương Cà Mau.
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
a. Kiến thức:
+ Nguồn gốc
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+ Lịch sử đấu tranh
+ Hoạt động kinh tế
b. Kĩ năng
+ Làm bài văn đúng thể loại thuyết minh.
+ Trình bày sạch sẽ,lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
c. Thái độ
+ Có tình yêu quê hương đất nước.
+ Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh,
bảo vệ tài nguyên môi trường.
3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 24 em.
Số lớp thực hiện: 1.
Khối lớp: 8
4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn


học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy
mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng
dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên
tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 8.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất
quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức
thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực,
sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và
yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải
đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng
dụng vào thực tế đời sống.
5. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Cà Mau.
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Cà Mau.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
6 . Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
7 . Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google

Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Cà Mau là vùng đất tận cùng cực nam của Tổ quốc.Trước đây phần lớn đất
còn hoang vu lầy lội, là nơi nhiều dã thú sinh sống. Rồi được những lưu dân từ
miền Bắc và miền Trung vào khai phá, đa số là nông dân nghèo khổ, tù nhân bị lưu
đày hay một số người có tiền của.Với những kinh nghiệm sẵn có ở quê nhà, khi đến
vùng đất mới này, người dân nơi đây đã biến những vùng đất hoang vu, đầy dã thú
thành những ruộng lúa rộng lớn, những rừng dừa bạt ngàn, vườn cây ăn trái tươi
tốt, nơi sản xuất dừa ngọt trái ngon, gạo thơm và nổi tiếng chỉ trong hai thế kỉ. Về
mặt hành chính Cà Mau nằm trong vùng cực nam của bán đảo Cà Mau, nơi tiếp
giáp giữa hai dòng hải lưu Bắc Nam và Tây Nam với chế độ thủy triều khác nhau,
tỉnh Cà Mau ngày nay là vùng đất đặc biệt với ba mặt giáp biển và một bờ biển dài
249km. Thiên nhiên đã hình thành nơi đây một vùng biển cạn lắng đọng phù sa
rộng đến hàng chục ngàn hecta dọc bờ biển và mỗi năm vươn dài ra biển gần
100m.
Cà Mau xưa là quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu được nâng cấp thành tỉnh
An Xuyên từ năm 1947, đến năm 1976 tỉnh An Xuyên cùng với tỉnh Bạc liêu đã
được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6-11-1996, tỉnh Minh Hải được tách
thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, chính thức hoạt động từ 1-1-1997. Tỉnh Cà
Mau có diện tích 5.211km² với dân số 1.205.108 người (1-4-2009), Bắc giáp tỉnh
Kiên Giang, Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, Đông và Đông Nam giáp biển Đông,
Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Về mặt hành chánh, tỉnh được chia thành 9
đơn vị gồm các huyện Ngọc Hiển, Cái Nước, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình,
U Minh, Năm Căn, Phú Tân và thành phố tỉnh lỵ Cà Mau.

Lược đồ tỉnh Cà Mau
Cà Mau nằm trong khu vực ĐBSCL, một vùng đất trù phú,sông ngòi kênh
rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện,khí hậu ôn hoà, với 15,3% diện tích cả
nước, đây là một thị trường giàu tiềm năng phát triển.
Cà Mau có khí hậu cận xích đạo, phân làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô,

ít chịu ảnh hưởng của gió bão, thiên tai.Ở đây có một hệ thống sông, rạch nhỏ và
kênh tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc. Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ
mưa và thủy triều, có ảnh hưởng quan trọng đến việc tưới tiêu, tháo chua, rửa mặn
trên đồng ruộng, vận tải trên sông. Tuy nhiên chế độ thủy triều cũng là nhân tố đưa
nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, nhất là vào mùa khô. Đất phù sa chiếm đa số
và còn nhiều loại đất khác thích hợp cho việc trồng lúa và trồng cây ăn trái với đủ
chủng loại cây trái bốn mùa mùa nào thức ấy như: sầu riêng , vú sữa, nhãn ,
xoài,quýt, mạn, hồng hạng “phong phú vào bậc nhất”, Đến thăm vườn cây trái Cà
Mau bạn sẽ có dịp được trải nghiệm cuộc sống miền quê rất đỗi thanh bình cùng
đời sống bình dị của người dân nơi miệt vườn sông nước.
Trái cây miệt vườn
Trái cây miệt vườn
Rừng U Minh (U Minh Thượng và U Minh Hạ) là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp
hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới. Được coi là nơi có giá trị sinh khối cao
nhất so với các kiểu rừng với khoảng 250 loài thực vật, hơn 180 loài chim, hơn 20
loài bò sát
Rừng U Minh Thượng – Cà Mau
Cà Mau cũng là nơi có lịch sử đấu tranh vẻ vang tiêu biểu là phong trào
Khởi nghĩa Hòn Khoai(13/12/1940)
Hòn Khoai nằm phía Đông Nam Mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất)
14,6 km, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Hòn Khoai còn mang nhiều tên khác
nhau như: đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập.
Đến khi Pháp xâm lược nước ta đặt tên Hòn Khoai thành Poulop.Chúng đến đây để
đàn áp xâm lược nhân dân ta.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ tháng 3/1940 đến ngày 13/12/1940 do thầy giáo
Phan Ngọc Hiển lãnh đạo (tên của thầy sau này được đặt cho tên của một huyện ở
Cà Mau).
Trưa ngày 16/12/1940, địch cho chở 2 tàu lính mã tà vào Rạch Gốc, các
chiến sĩ của ta nổ súng làm chết 1 tên lính trên tàu. Bọn địch hốt hoảng bắn loạn
xạ lên bờ và cho tàu chạy qua. 16 giờ cùng ngày, 2 tàu giặc quay lại bắn bừa vào

nhà dân và cho lính lên bờ đốt sạch nhà cửa hai bên và chúng bắt hàng trăm
người dân tra khảo tàn nhẫn. Mặt khác, chúng đưa bọn gián điệp theo dõi dấu
vết của đoàn quân khởi nghĩa.
Qua các ngày đêm chiến đấu, vượt sông lội rừng, hết lương thực, ngày
22/12/1940, trên bãi Khai Long, vì sức lực cạn kiệt, dù có phân công canh gác,
nhưng khi các chiến sĩ ngả lưng đã ngủ thiếp đi, bọn giặc bám theo dấu vết vây
bắt các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai. Sau 6 tháng bị giam cầm, tra tấn, các
chiến sĩ luôn luôn giữ vững khí tiết của những người cộng sản.
Sáng ngày 12/7/1941, thực dân Pháp đưa các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai ra
xử bắn tại Sân vận động thị trấn Cà Mau gồm các đồng chí: Phan Ngọc Hiển,
Quách Văn Phẩm, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên,
Nguyễn Văn Cẩn, Ngô Kinh Luân…
Trước pháp trường, Phan Ngọc Hiển nói dõng dạc: "Chúng tôi là những người
cộng sản coi cái chết là bình thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho
đồng bào được tự do, có cơm ăn, áo mặc. Chúng tôi tin rằng những người kế tục
sẽ tiêu diệt thực dân Pháp, nhất định cách mạng sẽ thành công. Nước Việt Nam
nhất định sẽ độc lập". Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội hô vang khẩu hiệu:
"Đả đảo thực dân Pháp
Việt Nam độc lập muôn năm!".
Ngày 13/12/1940, ngày Khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày truyền
thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân Cà Mau. Đồng chí Phan Ngọc Hiển
được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hòn Khoai được Nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia ngày
25/9/1992./.
Phan Ngọc Hiển - Người trực tiếp chỉ huy cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai
ngày 13.12.1940
Và ngày nay chúng ta vẫn luôn tự hào về lịch sử đấu tranh ấy, luôn nhớ ơn
công lao to lớn đó. Ngày nay các vị anh hùng tuy đã hy sinh nhưng họ vẫn sống mãi
trong lòng người dân Cà Mau. Những việc làm mãi để lại dấu ấn sâu đậm và được
ghi trong sử sách dân tộc, chẳng bao giờ vụt tắt mà sáng mãi trong lòng người dân

Việt Nam. Vì thế để ghi nhận công ơn ấy, các cấp lãnh đạo ở Cà Mau đã cho xây
dựng những tượng đài tưởng niệm .
Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai
Với những chính sách của Cà Mau đã đưa nền kinh tế nơi đây hội nhập cùng
các nước ngoài. Nền nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất
theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chế biền và thị trường tiêu thụ trong và
ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu của Cà Mau chủ yếu là cây lúa,cây ăn trái,
Ngành trồng trọt ở Cà Mau
Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hình thức chăn nuôi trang trại,
chuyển đổi giống mới có năng suất cao, tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị
sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần, trở thành nghề sản xuất chính.

Ngành chăn nuôi ở Cà Mau
Ngành thủy sản là một trong các thế mạnh kinh tế của tỉnh Cà Mau, đóng góp
15% tổng giá trị sản xuất của tỉnh (2009) đang được đầu tư phát triển theo hướng
tăng cường nuôi trồng, đẩy mạnh các dịch vụ thủy sản và khai thác thủy sản vủng
khơi. Trong nuôi trồng thủy sản chú trọng phát triển hình thức nuôi thâm canh,
nuôi các loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao ( tôm sú, tôm thẻ, nghêu, cá bè )
Nuôi tôm ở Cà Mau
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 8 sông chính chảy qua, đó là các sông Trẹm, Ông
Đốc, Bảy Háp, Cái Tàu, Cửa Lớn, Gành Hào, Đầm Cùng, Bạch Ngưu tạo thành các
cửa sông lớn, hệ thống sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 7.000km tạo
nên nét đặc thù và vẻ đẹp sông nước đã gắn liền với đời sống người dân nơi đây.
Nhờ có biển dài với một ngư trường rộng lớn hơn 100.000km² thuộc vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, khả năng đánh bắt tôm cá của Cà Mau rất lớn. Ngoài
khơi Cà Mau còn có cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối… và dưới lòng đại dương còn
ẩn chứa nhiều tài nguyên dầu khí chờ khai thác mà dự án xây dựng khu công
nghiệp khí-điện-đạm Khánh An được thi công đang từng bước đánh thức nguồn tài
nguyên qúy giá này.
* Công Nghiệp: sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát

triền chung của nền kinh tế, nhưng còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản
xuất của tỉnh (18.5%_2010) theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến theo hướng
tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế nhà nước chỉ nắm giữ các ngành
công nghiệp trọng yếu nhất là phát triển công nghiệp chế biến. Các sản phẩm chế
biến là:chủ yếu là thủy sản,lương thưc, công nghiệp chế biến các loại nông phẩm
khác như: dừa, khóm, đương, mía . . Còn nghành tiểu thủ công nghiệp, các làng
nghề truyền thống với nhiều sản phẩm đa dạng góp phần giài quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động.
Chế biến thực phẩm đông lạnh
* Tài nguyên khoáng sản
Khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau hoàn thành và đưa vào hoạt động làm
thay đổi diện mạo vùng đất bạt ngàn rừng tràm. Khu công nghiệp hiện đại, năng
động này góp phần đáng kể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy tỷ trọng
cơ cấu công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng với tốc độ khá nhanh.
Mục đích xây dựng cụm dự án này tại Cà Mau nhằm tranh thủ nguồn khí đốt dồi
dào được khai thác từ vùng biển chồng lấn giữa Malaysia và Việt Nam. Theo đó,
một lượng lớn khí đốt sẽ dùng để phát điện cho Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2; đồng
thời, lượng khí đó cũng được dùng làm nguyên liệu cho Nhà máy Đạm Cà Mau chế
biến phân urea hạt đục.
Cụm dự án khí - điện - đạm là một tổ hợp liên hoàn, khép kín và có sự bổ trợ giữa
các dự án thành phần với nhau để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho sự
phát triển của đất nước.

Khu công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau
• Về mặt văn hóa, Cà Mau có các công trình như Hồng Anh Thư quán, đình
Tân Hưng, kiến trúc nghệ thuật chùa Phật tổ, di tích chứng tích tội ác chiến
tranh Bình Hưng - Hải Yến, hòn Khoai, đường Hồ Chí Minh trên biển được
công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, bên cạnh còn cả trăm công
trình có giá trị văn hóa cao như đình, chùa, nhà thờ, thánh thất được người
Việt, Hoa, Khmer… dày công xây dựng. Cà Mau còn được biết đến với huyền

thoại “Bác Ba Phi” và kho tàng chuyện tiếu lâm dân giã từ những năm 1950
- 1960 và dòng truyện này vẫn còn được tiếp tục phát triển, bổ sung do
những “hậu duệ” mang dòng máu “Ba Phi”… Hiện Bảo tàng Cà Mau đang
lưu giữ và giới thiệu đến khách tham quan 784 cổ vật trục vớt được từ những
tàu đắm cổ, là những độc bản gốm sứ thời vua Ung Chính nhà Thanh bên
Trung Hoa Hoa.

Chùa Khơ Me ở Cà Mau
* Các tiềm năng du lịch: Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, đường
đến Cà Mau không nhiều nhưng tương đối thuận tiện, hoặc theo đoạn quốc lộ 1A từ
Cần Thơ qua Hậu Giang, Sóc Trăng đến Bạc Liêu (114km), Cà Mau (180km), rồi
từ Cà Mau qua Cái Nước đến Năm Căn (55km), hoặc theo quốc lộ 63 từ Rạch Giá
đến Rạch Sỏi rồi theo đường 691 đến Cà Mau (130km); du khách cũng có thể theo
đường hàng không từ thành phố Hồ Chí Minh đến thẳng Cà Mau chỉ trong 40 phút.
Mũi tàu, biểu tượng của Đất Mũi
Trong nỗ lực kích cầu du lịch, các tuyến đường bộ, đường sông từ thành phố
Cà Mau đến các khu du lịch nổi tiếng như Vườn Quốc gia Đất Mũi, rừng nguyên
sinh Vồ Dơi, Lâm Ngư trường sinh thái 184, sông Trẹm, hòn Đá Bạc, hòn Khoai…
đang từng bước khai thông. Sân bay Cà Mau, cảng biển quốc tế Năm Căn và các
cảng cá khác cũng tạo điều kiện để Cà Mau mở rộng giao thương tới các vùng miền
và vươn ra cả khu vực…
Với vị thế là mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, nơi chứa đựng biết bao huyền
thoại của một thời khai hoang mở cõi vừa bi tráng vừa hào hùng, Cà Mau đã và sẽ
là điểm đến ấn tượng đối với nhiều người cả trong và ngoài nước…
Du lịch có tiềm năng phát triển nhất là du lịch sinh thái _ văn hóa. Số lượng
khách du lịch tăng khá nhanh, Cà Mau đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng
và phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch, nhằm đưa hoạt động du lịch trong tương lai gần,
trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Khu du lịch sinh thái Hòn Khoai – Cà Mau

Vọng hải đài ( Khu du lich đất mũi)
Nơi du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn biển
Hình ảnh con thuyền biểu tượng của Đất Mũi- Cà Mau
Cà Mau, xứ sở tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp,
xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
8. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn
Đề bài: Một đoàn khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau để
tham quan. Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Cà
Mau.Hãy viết một bài văn thuyết minh về quê hương Cà Mau.
Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Cà Mau.
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Cà Mau.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
- Thể hiện niềm tự hào, lòng yêu quê hương đất nước.
8. Các sản phẩm của học sinh
6 học sinh đạt điểm : 8
9 học sinh đạt điểm : 7
4 học sinh đạt điểm: 6
5.học sinh đạt điểm :5

×