Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương Đạo đức kinh doanh và van hóa doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.11 KB, 24 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐĐKD & VHDN
1. Sự phát triển của đạo đức kinh doanh ở phương Tây hiện đại đã thể hiện được những

giá trị cốt lõi gì? Đạo đức thực sự phát triển từ giai đoạn nào?
* Các đặc trưng:
- Thập niên 60: những vấn đề XHKD xuất hiện như sinh thái, ô nhiễm môi trường, rác
thải chất độc hại, những sản phẩm không an toàn về chất lượng. Sự phát triển của tiêu dùng
là 1 yếu tố làm cho ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể tìm cách bảo vệ quyền lợi của bản
thân với tư cách người tiêu dùng -> chủ nghĩa tiêu dùng ra đời.
Năm 1962 tổng thống Mỹ đưa ra 1 thông điệp đặc biệt về bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng trong đó có 4 quyền cơ bản là quyền được hưởng sự an toàn, quyền
được biết, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe.
- Thập niên 70: Kinh doanh là 1 lĩnh vực mới. Trong giai đoạn này các trường ĐH bắt
đầu viết sách và giảng dạy các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xh ở VN. Giới kinh doanh
ngày càng quan tâm hơn tới hình ảnh của họ trong mắt công chúng và khi yêu cầu xh ngày
càng cao nhiều doanh nhân nhận ra rằng họ phải đối diện thường xuyên với vần đề đạo đức.
- Thập niên 80: Thống nhất quan điểm đạo đức kinh doanh.
+ Trong những năm 1980 các nhà nghiên cứu và thực hành dđkd đã nhận ra rằng đây
là 1 lĩnh vực đầy triển vọng.
+ Môn học dđkd được đưa vào chương trình đào tạo của nhiều trường ĐH, nhiều ấn
phẩm được phát hành, hội thảo được tiến hành khắp nơi.
+ Năm 1986 cuốn “ Sáng kiến về hành vi và dđkd của ngành công nghiệp quốc phòng
Mỹ” ra đời có vai trò vô cùng to lớn.
+ Năm 2000 số lượng các công ty đăng ký là thành viên tăng lên đến con số 47
- Thập niên 90: thể chế hóa DĐKD:
+ Là đưa pháp luật vào việc thực hiện thỏa ước đạo đức trong kd. Trong giai đoạn này
chính phủ Mỹ đã thực hiện 1 tiểu ban lập pháp liên bang để thể chế hóa các chương trình
thỏa ước đạo đức và ngăn chặn các hành vi sai trái. Theo quy chế mới các DN phải chịu toàn
bộ trách nhiệm, mọi hành vi sai trái của nhân viên. Nếu 1 dn nào đó không có chương trình
1



thỏa ước dd có hiệu lực thực sự và có nhân viên vi phạm đạo đức thì |DN phải chị những
hình phạt khắc nghiệt.
- Từ những năm 2000, ddkd trở thành công cụ quản lý hiện đại. Trong giai đoạn này
việc thực hiện ddkd có xu thế không còn đưa vào những quy định quản lý( đã có tính tự giác)
để xây dựng các chương trình thỏa ước. việc tự giác thực hiện chương trình thỏa ước dd góp
phần tạo lên sự đồng thuận trong tổ chức và hướng tới xây dựng bản sắc VHDN.
* Trong 5 giai đoạn trên thì ddkd thực sự phát triển ở giai đoạn thập niên 70 vì:
- Giai đoạn này nhiều trường ĐH bắt đầu nghiên cứu giảng dạy. DN quan tâm chú ý
hơn tới văn hóa DN.
- Trước các hành vi của DN công chúng đã phản ánh gay gắt về các vấn đề XH mà DN
gây nên. Nếu XH không phản ứng thì các hành vi ấy lại tiếp tục tiếp diễn. Trước sự phản ứng
gay gắt như vậy bắt buộc DN phải xem xét lại hành vi của mình để làm giảm các phản ứng
của XH. Họ đã nhận ra rằng trong quản trị kinh doanh muốn phát triển tốt và bền vững thì
không chỉ quan tâm đến lợi ích của công ty mà phải quan tâm hơn nữa tới những cá nhân, tập
thể khác trên thị trường -> họ đã nhìn nhận lại với 1 thái độ khác-> thay đổi chất trong việc
thực hiện hành vi của DN.
2. Tại sao phương Đông từng sản sinh ra các triết lý đạo đức Trung Hoa cổ đại có giá trị

to lớn nhưng lại không phải là nguồn gốc của đạo đức kinh doanh?
Phương đông không phải nguồn gốc của ddkd vì:
- Do phương đông không có đại công nghiệp phát triển mà đây là fnguyeen nhân sau
xa và cốt lõi của sự xuất hiên k/n ddkd.
- Kinh tế ở phương đông là kinh tế nông nghiệp nhỏ và lạc hậu.
- Đối nội không có cạnh tranh, ít trao đổi nên kìm hãm sự phát triền của nên kinh tế.
- Khoa học không phát triển, chỉ bảo tồn những cái cũ nên không có sự phát triển của
nhận thức.

2



3. Trách nhiệm xã hội là gì ? Chính phủ quan tâm đến những vấn đề nào? Lấy ví dụ? Mối

quan tâm của chính phủ có gì khác với những đối tượng hữu quan còn lại ?
TNXH là những nghĩa vụ 1 dn hay cá nhân phải thực hiện đs vs xh nhằm đạt đc
nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đs vs xh.
• Mối quan tâm của chính phủ
+ Phát triển bền vững mt kt-VH-XH-TN
+ Cân bằng, bình đẳng, trung thực, công lý.
+ Nghĩa vụ và trách nhiệm kte, pluat, đạo đức nhân đạo.
Vd : lạm phát tăng-> đồng tiền mất giá, đời sống nhân dân khổ cực-> Chính Phủ phải
sử dụng biện pháp c/s tiền tệ và c/s tài khóa để giảm lạm phát.
• Mối quan tâm của chính phủ có gì đặc biệt :
+ Quan tâm đến lợi ích của xh nhiều hơn lợi ích của bản thân.
+ Họ quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xh của các dn.
+ Mang yếu tố lợi ích không thiên về vật chất, không cụ thể.
4. Trách nhiệm xã hội là gì? Tại sao phần lớn các nghĩa vụ kinh tế, pháp lý lại được thể

chế hóa?
TNXH là những nghĩa vụ 1 dn hay cá nhân phải thực hiện đs vs xh nhằm đạt đc
nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đs vs xh.
Phần lớn nghĩa vụ ke và pháp lý đc thể chế hóa nghĩa là việc đưa pháp luật vào
việc thực hiện nghĩa vụ kt và pháp lý của DN. Vì: trong giai đoạn này việc thực
hiện TNXH của DN còn chưa phổ biến và chưa thực sự phát triển. Các dn thực
hiện 1 cách hời hợt, ko có trách nhiệm. Ít dn biết được lợi ích mà việc thực hiện
nghĩa vụ kt và pháp lý mang lại. Nhiều lúc việc thực hiện 2 nghĩa vụ này làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của dn do đó dn thường ko thực hiện -> đưa 2 nghĩa vụ này
vào thể chế hóa.

3



5. Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dùng và người lao động

được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện một trong những nội dung trên?
• Nghĩa vụ kt là sản xuất ra hh và dịch vụ thỏa mãn đc nhu cầu tiêu dùng của xh ở mức
giá cả cho phép duy trì hđ kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư, thực hiện nghĩa vụ kt
để đảm bảo sự tồn tại của dn.
• Đối với người tiêu dùng và lđ:
- Nghĩa vu kt của 1 tổ chức là cung cấp hh và dịch vụ, tạo công ăn việc làm mới vs
mức thù lao tương xứng nhằm phát triển nghề nghiệp.
- Nghĩa vụ kt của 1 tổ chức bao gồm việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy
tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm
- Đối với NTD:
+ Nghĩa vụ kt còn liên quan đến những vđ về chất lượng, an toàn sản phẩm,
định giá, thông tin về sp( quảng cáo), phân phối và bán hàng, cạnh tranh.
+ Lợi ích của ntd là quyền chính đáng và khả năng hợp lí khi lựa chọn, sử dụng
hh và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân vs mức giá hợp lí.
- Đối vs người lđ:
+ Đó là cơ hội làm việc ngang nhau.
+ Cơ hội phát triển nghề và chuyên môn.
+ Được hưởng mức thù lao tương xứng.
+ Được hưởng mt lđ an toàn và vệ sinh.
+ Được đảm bảo quyền riêng tư và các nhân nơi làm việc.
Vd: công ty nokia thực hiện các chương trình quảng cáo rộng rãi trên nhiều phương
tiện truyền thông như tạp chí, internet về đặc điểm và các đặc tính của sản phẩm để
từ đó người tiêu dùng nắm rõ thông tin về sản phẩm như vậy người tiêu dùng tránh
mua phải hàng giả và hàng nhái. Công ty cũng thực hiện đầy đủ chế độ lương
thưởng và phúc lợi đối vs cán bộ công nhân viên, tạo công ăn việc làm cho hàng
chục nghìn nv.


4


6. Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với chủ sở hữu và chính phủ được thể hiện

như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện một trong những nội dung trên?
• Nghĩa vụ kt là sản xuất ra hh và dịch vụ thỏa mãn đc nhu cầu tiêu dùng của xh ở
mức giá cả cho phép duy trì hđ kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư, thực hiện nghĩa
vụ kt để đảm bảo sự tồn tại của dn.

7. Nghĩa vụ pháp lý là gì? Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng ? Anh/ chị hãy phân tích

những quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay ?
* Nghĩa vụ pháp lý là việc thực hiện đầy đủ qui định pháp lý chính thức đối vs
những người hữu quan, trong cạnh tranh và đối vs mt tự nhiên do pháp luật hiện
hành quy định. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý là để dn có thể được chấp nhận về mặt
xh.
- Các NVPL trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi chức, công ty, cá nhân tuân thủ đầy
đủ các quy định của luật pháp như 1 yêu cầu tối thiểu trong hành vi XH.
* Cần phải bảo về NTD vì:
- Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Việc tiêu dùng đó nhằm thỏa mãn
nhu cầu tâm lý, sinh lý nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân họ và xã hội. Các dn hđ tất
cả cũng vì mục đích chung là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Vì dn muốn
tồn tại và phát triển thì sản phẩm của họ khi tung ra thị trường phải được NTD
chấp nhận. Người tiêu dùng là người duy nhất tạo ra lợi nhuận cho dn. Tuy nhiên
ng tiêu dùng luôn đứng trc những nguy cơ tiềm ẩn từ sp mà họ sử dụng:
+ Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: thịt gà nhuộm vàng bằng vecni đánh gỗ,
thịt ngâm hóa chất, thực phẩm bẩn…


5


+ Vấn đề do thiết kế sai, sp khiếm khuyết, ng lao động cẩu thả… khiến ng
tiêu dùng tiềm ẩn những tai nạn.
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường do các DN ko có quy trình xử lý chất thải đúng
quy định làm phá hủy cảnh quan, MT sống bị hủy hoại…Trước những nguy cơ đó ng tiêu
dùng rất cần đc bảo vệ.
VD: Ngày 17 tháng 11 năm 2010 QH đã ban hành luật bảo vệ ng TD, luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Trong đó quy định rõ quyền lợi, trách
nhiệm của 2 bên. Cách thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với các tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng…
* Những quyền cơ bản của NTD VN hiện nay:
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp. NSX là người quyết đinh việc cung cấp sp với
hình thức chất lượng mẫu mã,… dó đó ng tiêu dùng thường thụ động trong việc
quyết định chất lượng sp mà mình tiêu dùng.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa;
được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần
thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo
nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao
dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất
lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung

khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ.
6


5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung
khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết,
quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ
quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
8. Nghĩa vụ pháp lý gồm những nội dung nào? Tại sao nói “việc thực hiện đầy đủ các

nghĩa vụ pháp lý quy định trong bộ luật chưa phải là căn cứ đầy đủ để đánh giá tư cách
đạo đức của một cá nhân hay tập thể” ?
Nghĩa vụ pháp lý là việc thực hiện đầy đủ qui định pháp lý chính thức đối vs
những người hữu quan, trong cạnh tranh và đối vs mt tự nhiên do pháp luật hiện
hành quy định. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý là để dn có thể được chấp nhận về mặt
xh. Nghĩa vụ này được xh đặt ra để đảm bảo sự công bằng và tính trung thực trogn
lợi ích giữa ntd, đối thủ cạnh tranh và các cấp quản lý kt.
- Những nội dung của NVPL về cơ bản liên quan đến 5 khía cạnh:
+ Điều tiết cạnh tranh
+ Bảo vệ ng tiêu dùng
+ Bảo vệ môi trường
+An toàn và bình đẳng
+ Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai trái.

- Việc thực hiện dầy đủ các NVPL quy định trong bộ luật chưa phải là căn cứ để
Việc thực hiện dầy đủ các NVPL quy định trong bộ luật chưa phải là căn cứ để
đánh giá tư cách đạo đức của một cá nhân hay tập thể vì:

7


+ Pháp luật và đạo đức đều là những quy tắc chuẩn mực, nó giới hạn hành vi, mqh
của con người. Song giữa pháp luật và đạo đức có những nét riêng: Đạo đức Pháp luật
+ Về hình thức không có vb mà là quy định bất thành văn hoàn toàn do con người tự
ngầm định vs nhau.
+ Ko bắt buộc, ko xử phạt, ko cưỡng chế, do tự giác, tự nguyện theo ý thức của mỗi
người.
+ Tòa án chính là lương tâm của mỗi ng
+ Được quy định cụ thể bằng vb
+ Mang tính bắt buộc, có xử phạt và cưỡng chế.
+ Tòa án: pháp luật.
+ Việc thực hiện đầy đủ các NVPL quy định trong bộ luật mới chỉ là yêu cầu tối
thiểu của cá nhân, tổ chức trong mối quan hệ XH. 1 người có đạo đức thì có thể
thực hiện tốt pháp luật nhưng 1 người thực hiện tốt các quy định cảu pháp luật thì
chưa chắc là người có đạo đức. người dân thường hay người thực thi pháp luật đều có thể là
những người ko có đạo đức. đạo đức tồn tại trên pháp luật, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn và
đặc biệt là mức độ tự giác cao.
Pháp luật ko thể là căn cứ để phán xét 1 hđ có đạo đức hay ko có đạo đức trong những
TH cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy định cơ bản cho những hđ được coi là có trách
nhiệm trong KD. Nói cách khác việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quy định trong
bộ luật chưa phải là căn cứ đầy đủ đẻ đánh giá cá nhân, tổ chức đó có đạo đức hay ko. Tuy
nhiên đó cũng là y/c tối thiểu của mỗi cá nhân tổ chức cần thực hiện trong mqh xh.
+ Để đánh giá tư cách đạo đức của một cá nhân hay tập thể cần dựa vào quá trình
kinh doanh lâu dài của DN trên thị trường. Đạo đức có y/c cao hơn pháp luật.

9. Nêu các dạng mâu thuẫn của vấn đề đạo đức? Mâu thuẫn thường gặp ở những khía

cạnh nào? Tại sao nói tham nhũng là biểu hiện của mâu thuẫn về lợi ích?
- Những vđ đạo đức thường bắt nguồn từ mâu thuẫn. Mâu thuẫn có thể xuất hiện
trong mỗi các nhân, cũng có thể xuất hiện giữa những người hữu quan do sự bất
đồng trong cách quan niệm về giá trị đạo đức, trong mqh hợp tác và phối hợp, về
8


quyền lực và công nghệ. Mâu thuẫn thường xuất hiện trong những vấn đề liên quan
đến lợi ích, ở các lĩnh vực chuyên môn.
- Bản chất của vđ đạo đức là sự mẫu thuẫn hay tự mâu thuẫn. Các dạng mâu
thuẫn của vđ đạo đưc:
+ Các khía cạnh của mâu thuẫn.
+ Các lĩnh vực xuất hiện mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn giữa các đối tượng hữu quan: bên trong và bên ngoài.
* Mâu thuẫn thường gặp ở các khía cạnh:
1.Mâu thuẫn về triết lý
- Triết lý đạo đức được hình thành từ kinh nghiệm sống, nhận thức và quan niệm về
giá trị, niềm tin của họ, thể hiện những giá trị tinh thần con người luôn tôn trọng và
muốn vươn tới. vì vậy chúng có ảnh hưởng chi phối đến hành vi.
- Trong thực tế kinh doanh có một thực tế rằng các công ty luôn hành động vì lợi ích
kinh tế riêng của mình. Trung thực công bằng là vđ liên quan đến quan điểm đạo
đức chung của người ra quyết định.
- Tuy nhiên các mối quan hệ kinh doanh liên quan đến đạo đức cần phải được xây
dựng và phát triển trên cơ sở tính trung thực, công bằng và tin cậy lẫn nhau. Thiếu
đi những cơ sở quan trọng này mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó thiết lấp và duy
trì , công việc kinh doanh ngày càng bấp bênh, hiệu quả tăng, cạnh tranh khó khăn,
lợi ích riêng càng khó thỏa mãn.
Doanh nghiệp cần phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành, không được

tiến hành bất kì hoạt động nào có thể gây hại cho người tiêu dùng, người lao động
như : lừa đảo, xảo ngôn, gây sức ép, bán phá giá.
2.Mâu thuẫn về quyền lực
- Mâu thuẫn chủ yếu nảy sinh từ tình trạng tương ứng giữa quyền hạn và trách
nhiệm, lạm dụng quyền hạn, đùn đẩy trách nhiệm, thiển cận, cục bộ trong các hoạt
động phối hợp hoặc san sẻ trách nhiệm.

9


- Chủ sở hữu mặc dù có quyền kiểm soát lớn với công ty nhưng thường lại có rất ít
quyền lực tác nghiệp.Vấn đề đạo đức có thể nảy sinh từ việc những người quản lý
người được chủ sở hữu uỷ thác quyền đại diện cung cấp thông tin sai hay che dấu
thông tin vì mục đích riêng.
- Đối với những đối tượng hữu quan bên ngoài các vấn đề đạo đức liên quan đến
thông tin thường thể hiện ở những thông điệp quảng cáo, những thông tin về an
toàn sản phẩm, ô nhiễm và điều kiện lao động.
- Quảng cáo lừa gạt, quảng cáo không trung thực là những biểu hiện cụ thể của
những vấn đề đạo đức trong quảng cáo.
3. Mâu thuẫn trong sự phối hợp
- Vấn đề đạo đức liên quan đến bảo vệ quyền tác giả và quyền đối với các tài sản trí
tuệ, công nghệ tin học phát triển làm cho việc sao chép in ấn nhân bản các tài liệu,
băng nhạc, hình ảnh càng trở nên dễ dàng
- Vấn đề đạo đức liên quan đến việc quảng cáo và bán hàng trên mạng, nó có những
thuận lợi nhưng cũng dễ bị lừa gạt, không trung thực.
- Vấn đề đạo đức liên quan đến bí mật thông tin cá nhân. Khi người tiêu dùng không
kiểm soát được các thông tin cá nhân mà các doanh nghiệp đã thu thập vì thế các
công ty có thể lạm dụng chúng vào các mục đích khác nhau ngoài mong muốn của
người tiêu dùng.
- Các vấn đề đạo đức liên quan đến quyền riêng tư và bí mật thông tin cá nhân của

người lđ
4. Mâu thuẫn về lợi ích
- Nảy sinh khi một người rơi vào tình thế buộc phải lựa chọn hoặc lợi ích bản thân
hoặc lợi ích của những người khác, lợi ích của tổ chức.
- Tình trạng mâu thuẫn về lợi ích có thể xuất hiện trong các quyết định của một cá
nhân, khi phải cân nhắc giữa các lợi ích khác nhau hoặc trong các quyết định của
một tổ chức.

10


- Mâu thuẫn lợi ích phản ánh tình trạng xung đột giữa những lợi ích mong muốn
đạt được với các đối tượng khác nhau hoặc trong chính một đối tượng, giữa lợi ích
trước mắt hoặc lợi ích lâu dài…
* Tham nhũng là biểu hiện của mâu thuẫn lợi ích vì tham nhũng là 1 hình thức
quan liêu phi đạo đức. Chúng xuất hiện khi 1 cá nhân hay tổ chức nào đó có năng
lực can thiệp vào qt ra quyết định theo chiều hướng khác nhau. Quyết định đó
mang lại lợi ích cho 1 các nhân hay tổ chức mà gây thiệt hại cho cá nhân hay tổ
chức khác mà cả 2 tổ chức này đang được hưởng lợi ích đó. Vì lợi ích của 1 hay 1
số người mà ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
10. Tại sao mâu thuẫn về lợi ích lại trở nên phổ biến nhất?

Mâu thuẫn về lợi ích phổ biến vì con người hành động đều nhằm mang đến cho bản
thân mình 1 lợi ích nào đó và luôn mong muốn lợi ích của bản thân mình là cao nhất. Tuy
nhiên không phải bao giờ điều đó cũng đạt được mà đôi khi họ phải lựa chọn qđ là làm việc
này hay việc kia để phục vụ lợi ích của bản thân mình.
Thứ 2 vì yếu tố lợi ích là yếu tố thiết thân phổ biến của mọi cá nhân, mọi DN. Nó thể
hiện cả hữu hình ( LN, DT, NSLĐ, tiền lương, thị phần, . . .) và cả vô hình như thương hiệu,
quyền lực, vị thế.
Thứ 3 lợi ích thể hiện rất phong phú và đa dạng ở mọi lĩnh vực, những khía cạnh như

triết lý, quyền lực, . .
11. Nhiều người cho rằng “trích tỷ lệ phần trăm” hay “lại quả” chỉ là cách thức mới của

kinh tế thị trường để phân phối lại lợi ích, nhưng nhiều người lại cho đó là hành vi vô
đạo đức. Hãy cho biết ý kiến riêng?
“ Trích tỷ lệ %” và “lại quà” là hành vi phi dd: chúng đc sd để tác động tới một cá
nhân hay tổ chức có năng lực can thiệp vào quá trình ra quyết định nhằm lái qđ theo chiều
hướng nhất định. QĐ đó có thể mang lại lợi ích cho một đối tượng nào đó, nhưng có thể gây
thiệt hạ cho cả người, tổ chức khác về phương diện nào đó.
11


VD: Cty A có 1 dự án lớn đang tìm đối tác. Khi đó có B, C, Đ là 3 cọng tác lớn trên
thị trường nhưng trong đó C,D có lợi thế hơn và năng lực hơn. Nhưng B đã lợi dụng chỗ
quen biết đã đút lót, biếu quà cho 2 cấp cao ở cty A => B được nhận dự án đó. “Lại quà” là
một kiểu hối lộ cụ thể. Đó là việc tặng, biếu quà cáp vì một mục đích mang lại lợi ích cho
mình.
Nhưng “trích tỷ lệ %” có trường hợp thì nó là phi pháp. Hợp pháp khi KD xuất hiện
bên thứ 3 là bên môi giới cho bên kinh doanh, khi đó họ được trích phần trăm là phần họ
đáng được nhận phù hợp với công sức mà họ bỏ ra. Đó là sự chia sẻ lợi ích của nhà SX với
bên trung gian nhằm tạo ra lợi ích nhiều hơn cho nhà sx.
12. Đối tượng hữu quan là gì? Doanh nghiệp có thể có những đối tượng hữu quan nào ?

Mối quan tâm chủ yếu của cộng đồng? Lấy ví dụ?
ĐTHQ là những người có mối quan tâm hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp bởi 1 quyết định hay kết quả của quyết định nào đó. Họ là những người có
quyền lợi cần được bảo vệ và có khả năng can thiệp nhằm thay đổi quyết định đó
theo chiều hướng khác. Đối tượng hữu quan có thể là những người bên trong hoặc
bên ngoài tổ chức, công ty, họ có thể chịu ảnh hưởng hay có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp.

* Các đối tượng hữu quan trong doanh nghiệp:
- Chủ sở hữu: là những cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp một phần
hoặc toàn bộ nguồn lực vật chất hay tài chính cần thiết cho các hoạt động của một
tổ chức và có quyền kiểm soát nhất định đối với tài sản hay hoạt động của tổ chức
thông
- Người lao động: là những người thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp của một
công việc kinh doanh. Họ phải ra các quyết định liên quan đến các nhiệm vụ được
giao.
- Khách hàng: chính là người thể hiện nhu cầu, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đánh
giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho tổ chức, công ty.

12


- Ngành : hoạt động của doanh nghiệp còn liên quan đến các công ty khác trong
và ngoài ngành. Đó là những doanh nghiệp khác những tổ chức hoạt động trên
cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. vì vậy hoạt động của doanh nghiệp có thể
gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt độgn của họ. Họ là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
họ cũng có thể là những đối thủ cạnh tranh với các hàng hóa thay thế.
- Cộng đồng: là một đối tượng hữu quan đặc biệt. Hoạt động của doanh nghiệp và
việc triển khai các họat động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng
lên môi trường tự nhiên – văn hóa – xã hội xung quanh nơi doanh nghiệp hoạt động
và đến môi trường sống của họ.
- Chính phủ: là một đối tượng trung gian và không có lợi ích cụ thể, trực tiếp
trong các quyết định kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.
+ Chính vì vậy các cơ quan thẩm quyền của chính quyền chỉ can thiệp khi cần
thiết và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho một số hoặc tất cả các đối tượng
hữu quan
+ Sự can thiệp của chính phủ là xảy ra trường hợp có nảy sinh mâu thuẫn mà
không tự giải quyết được giữa các chủ thể kinh tế.

+ Đòi hỏi từ phía chính phủ đối với các doanh nghiệp là sự tôn trọng pháp
luật và thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
* Mối quan tâm chủ yếu của cộng đồng:
+ Mối quan tâm chủ yếu của cộng đồng thường rất cụ thể như khai thác và sử
dụng tài nguyên, những thay đổi về môi trường địa lý, tự nhiên, ô nhiễm môi
trường(khí thải, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn).
+ Ngoài việc có thể làm thay đổi cảnh quan và môi trường tự nhiên, sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp tại địa phương có thể làm thay đổi suy nghĩ, nếp
sống và thói quen, tập tục địa phương.
+ Nói chung, bảo vệ lợi ích của cộng đồng cũng là bảo vệ lợi ích lâu dài của
chính doanh nghiệp.

13


13. Ưu điểm của cách tiếp cận algorithm đạo đức là gì? Nêu đặc điểm cơ bản của các nhân

tố đầu vào của quá trình ra quyết định đạo đức?
• Ưu điểm :
- Khắc phục được những nhược điểm của pp truyền thống như :
+ Bản chất của vấn đề khó xác định
+ Phạm vi ảnh hưởng của tác nhân có liên quan rộng
+ PP ra quyết định ở các đối tượng hữu quan rộng
- Đặt trọng tâm vào quá trình nghiên cứu ra quyết định của 1 cá nhân hay tổ chức về
các vấn đề có liên quan đến đạo đức do đó làm rõ được những nhân tố của quá trình ra quyết
định và mqh giữa chúng.
- Tính logic trong quá trình ra quyết định trở thành trung tâm của việc nghiên cứu về
hành vi. Nó phân chia 1 cách rõ ràng quá trình ra quyết định của 1 cá nhân thành các nhân tố
theo logic hành động gồm nguyên nhân mục đích, phương tiện hoặc cách thức có thể sử
dụng và cách đánh giá kết quả đạt được.

- PP này mở ra cơ hội cho việc giới thiệu và vận dụng những công cụ và pp n/c của
các lĩnh vự khác như pp ptich nguyên nhân, cách tiếp cận theo “khung logic” , “ hệ thống
đống kt-xh”.
- Phân tích gắn với thực tiễn và các giải pháp khả thi hơn do làm rõ những nhân tố của
quá trình ra qđ và mối quan hệ giữa chúng. Vì vậy có thể xác minh tính xác đáng của các
nhân tố này trong hoàn cảnh nhất định.
• Đặc điểm của nhân tố đầu vào của qt ra qđ
1, Ntố tình trạng bức xúc của vđề đạo đức
- Là nhận thức về tầm quan trọng của 1 vđề dd của 1 cá nhân hay tổ chức.
- Nó phản ánh tính cách cá nhân, niềm tin, sự nhận thức của các nhân đó.
-Nó tỷ lệ thuận với trình độ ý thức đạo đức của mỗi cá nhân
- Nó có tính nhất thời, dễ thay đổi và phụ thuộc vào hoàn cảnh
- Nó phản ánh tình hình nhạy cảm về dd của 1 cá nhân đó trước 1 vấn đề dd.

14


- Mức độ bức xúc của vđề dd mang tính chủ quan của 1 cá nhân hay tổ chức hay
chính là yếu tố nội sinh.
2, Trạng thái ý thức dd của mỗi cá nhân.
Theo mô hình phát triển ý thức đạo đức của kohlberg có thể chia qt phát triển ý thức
đạo đức thành 6 gđ:
- Gđ trừng phạt, tuân lệnh
- Gđ mục tiêu công cụ và trao đổi cá nhân
- Gđ kỳ vọng liên nhân cách, quan hệ và hòa nhập đa phương
- Gđ hệ thống xh và thực thể nghĩa vụ
- Gđ quyền ưu tiên, cam kết xh và lợi ích
- Gđ quản lý đạo đức phổ biến
Sáu gđ trên có thể chia thành 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Cá nhân ( gồm gđ 1,2)

- Cấp độ 2: xh (gồm gđ 3,4)
- Cấp độ 3: nguyên tài ( gđ 5,6)
3, yếu tố VHDN
- Bầu không khí dd trong dn: cho biết quan điểm và triết lý đạo đức của tổ chức trong
các qđ liên quan đến dd. Bầu không khí đạo đức bao gồm: chuẩn mực dd, quan điểm và hành
vi của người lãnh đạo trong các vấn đề đạo đức, các chính sách liên quan đến dd, ảnh hưởng
của tập thể lao động và cơ hội cho những hành vi dd nảy sinh.
- Nhân cách chi phối: đó là những đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới có thể gây ảnh
hưởng tới 1 thành viên khác hay 1 tập thể lao động về mặt dd, nhân cách chi phối giúp người
khác làm quen với việc ra qđ và những hoàn cảnh khó khăn, những vấn đề đạo đức của
người này sẽ lan truyền sang người khác và giúp họ hình thành quan điểm và triế lý dd riêng.
- Cơ hội cho những hành vi phi dd: xuất hiện những nhân tố kích thích từ bên ngoài
hay nội bộ t/c những khiếm khuyết trong việc ngăn chặn hành vi phi dd.

15


14. Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Tại sao trách nhiệm xã hội giúp

đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực?
Lấy VD?
- Đạo dức kinh doanh và TNXH khác nhau cơ bản là ở quá trình ra quyết định.
+ Đạo đức kinh doanh: là yếu tố đầu vào cơ bản trước TNXH, nó ảnh hưởng tới
việc ra quyết định của XH vì đạo đức kd là những nguyên tắc, chuẩn mực về đúng,
sai, tốt, xấu mà con ng tự xd và cống hiến vs nhau.
+ TNXH là yếu tố về sau. Sau khi quyết định 1 hành động nào đó thì DN phải có
trách nhiệm với những hậu quả mà hành vi đó tạo ra cho XH
* Trách nhiệm XH trong DN liên quan đến nghĩa vụ của 1 tổ chức trong việc tìm
cách đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và hạn chế đến mức ít nhất đối
với những tác động tiêu cực đến những người liên quan khi hành động. Những

nghĩa vụ đó phản ánh trên các phương tiên khác nhau như kinh tế, pháp lý, đạo đức
và nhân văn.
Những nghịa vụ pháp lý đế XH g/c nhằm loại bỏ những hành vi sai trái,
không mong muốn, nhiệm vụ này được xã hội đặt ra sự đảm bảo, công bằng và tính
trung thực, lợi ích giữa NTD, đối thủ cạnh tranh, cấp qlý kinh tế. Và phải hạn chế
những tổn thất mang đến cho họ. Giuwsp họ phát triển cũng chính là giúp DN phát
triển.
Các nghĩa vụ đạo đức thì quan tâm đến các quan niệm và cách thức. Các tổ
chức ra quyết định đúng sai, công bằng và công lý ngoài những gì đã xác định
trong nghĩa vụ pháp lý. DN muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì không
thể làm những việc trái đạo đức anh hưởng đến lợi ích các đối tượng liên quan.
Các nghĩa vụ kinh tế là cơ sở cho các hoạt động của 1 tổ chức, cty và chủ
yếu liên quan tới các đối tượng hữu quan chính như: NTD, CSH hay nhà đầu tư.
Công ty phải bảo vệ NTD vì họ là yếu tố cơ bản và cốt lõi giúp DN phát triển. Tạo
ra môi trường làm việc công bằng, bình đẳng, phân chia lợi nhuận cho CSH hay
nhà đầu tư cũng phải đúng đắn.

16


Trong khi đó các nghĩa vụ nhân văn quan tâm đến những đối tượng rộng hơn như
cộng đồng xã hội nhằm giúp cải thiện chính sách phát triển kt-xh. Đây là những hđ
thực sự dn muốn làm, muốn đóng góp cho xh.
Ví dụ: Công ty Vinamilk đã n/c đưa ra sản phầm sữa chua Vinamilk Prebeauty.
Loại sữa này được bổ sung hàm lượng tối ưu Collagen và Vitamin C, mang lại làn
da săn chắc và căng mịn, giúp duy trì nét tươi trẻ của chị em phụ nữ và làm giảm
khả năng lão hóa. Và trước đó có một lượng sữa Vinamilk được nghiên cứu kiểm tra chất
lượng kém. Công ty đã thu lại toàn bộ và bồi thường thiệt hại cho người TD và còn
kèm theo lời cám ơn tới họ.
15. Vẽ sơ đồ ‘’Các nhân tố của quá trình ra quyết định đạo đức’’. Kết quả của quá trình ra


quyết định thể hiện như thế nào?
16. Động cơ là gì ? Làm thế nào để xác minh được động cơ? Lấy ví dụ thể hiện mối quan

hệ chặt chẽ giữa “ động cơ – mục đích – hành vi”?
Động cơ là nguồn sức mạnh nội tại của con người, thôi thúc và hướng hành vi
của con người tới việc đạt được mục tiêu nhất định. Động cơ xphát từ:
- Yếu tố nội sinh, bản thân tự cảm nhận được nguồn sức mạnh đó
- Yếu tố ngoại sinh: ytố từ môi trường bên ngoài tác động vào
- Yếu tố tiềm thức: nó tiềm ẩn trong mỗi con người. Khi có 1 hoàn cảnh đặc
biệt, tình huống cấp bách nào đó nó có thể xuất hiện để giải quyết vấn đề đó
1 cách tốt nhất.
Muốn xác minh động cơ ta cần đi phân tích ngược từ hành vi -> mục đích -> động cơ.
Ta thông qua hành vi hành động của người đó trước hoàn cảnh nhất định; Xác minh động cơ
là việc trả lời các câu hỏi liên tiếp như: “tại sao”, “ vì lý do gì” lại có hiện tượng như vậy.
Vd: Công ty Vedan xây dựng hệ thống ống ngầm xả thải thẳng chất thải chưa
qua xử lý ra sông trong suốt nhiều năm làm ô nhiễm môi trường nước, không khí,
làm nhiều cá chết, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Trước tình hình đó phản
ứng của người dân rất bức xúc. Nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại và phải xd
17


h thng x thi KH -> hnh vi. Ngi dõn i kin cty nhm mc ớch cty phi
thc hin nhng iu h núi.
17. Tớnh cht c trng ca h qu? Mi quan h gia kt qu v h qu? Ly vớ d th

hin mi quan h ny?
18. Alogoritnm o c l gỡ? Phng tin bao gm nhng ni dung chớnh no? Ly vớ

d ?

Algorithym l mt tp hp cú h thng nhng cõu hi logic c s dng lm c s
cho vic xnh nhng nhõn t c bn hỡnh thnh nờn hnh vi ra q s khỏc nhau trong hnh
vi gia cỏ nhõn hay tng hon cnh.
Vn dng Alogoritnm vo phõn tớch hnh vi o c :


Có nhiều đáp án cho 1 vấn đề đạo đức kinh doanh nên đánh giá trên khía cạnh biện pháp hơn
là thành quả quản trị


Tác phong c xử của mỗi ngời đều có động cơ thúc đẩy



Mọi hành động đều gây ra hậu quả



Giá trị đạo đức tùy thuộc quan điểm của mỗi đối tợng quan tâm

18


Đối tượng hữu quan là gì ? Một doanh nghiệp có thể có những đối tượng hữu quan
nào? Chính phủ quan tâm đến những vấn đề nào? Lấy ví dụ? Mối quan tâm của chính
phủ có gì đặc biệt?
•ĐTHQ là những người có mối quan tâm hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
bởi 1 quyết định hay kết quả của quyết định nào đó. Họ là những người có quyền lợi cần
được bảo vệ và có khả năng can thiệp nhằm thay đổi quyết định đó theo chiều hướng khác.
• DN có những đối tượng hữu quan như :

- Bên trong : người quản lý, chủ sở hữu, người lao động
- Bên ngoài : khách hàng, cạnh tranh, cộng đồng
- Trung gian : chính phủ
Chính phủ là đối tượng trung gian, không có lợi ích cụ thể, trực tiếp trong các
quyết định và hđkd của dn. Chính phủ là cơ quan quyền lực đại diện cho hệ thống
pháp luật và tất cả các đối tượng trong XH.
Khi có mâu thuẫn giữa các chủ thể kte chính phủ sẽ dùng quyền lực của mình
đê giài quyết. Chính phủ luôn kỳ vọng dn sẽ thực hiện vai trò tiên phong , tích cực
tự nguyện cho phát triển kt-xh.
• Mối quan tâm của chính phủ
+ Phát triển bền vững mt kt-VH-XH-TN
+ Cân bằng, bình đẳng, trung thực, công lý.
+ Nghĩa vụ và trách nhiệm kte, pluat, đạo đức nhân đạo.
Vd : lạm phát tăng-> đồng tiền mất giá, đời sống nhân dân khổ cực-> Chính Phủ phải
sử dụng biện pháp c/s tiền tệ và c/s tài khóa để giảm lạm phát.
• Mối quan tâm của chính phủ có gì đặc biệt :
+ Quan tâm đến lợi ích của xh nhiều hơn lợi ích của bản thân.
+ Họ quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xh của các dn.
+ Mang yếu tố lợi ích không thiên về vật chất, không cụ thể.

19


Khái niệm văn hóa doanh nghiệp? Nêu những biểu hiện của văn hóa
doanh nghiệp? Tại sao yếu tố kiến trúc được doanh nghiệp quan tâm? Lấy ví
dụ?
VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và pp tư
duy được mọi thành viên của t/c cùng chia sẻ và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến
cách thức hành động các thành viên.
Những biểu hiện của VHDN: VHDN của 1 DN tồn tại ở 2 cấp độ. Ở bề nổi là

những biểu trưng trực quan, những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe
thấy, sờ thấy. Vd: phong cách, màu sắc, kiểu dáng, kiến trúc, thiết kế, hành vi,trang
phục, biểu tượng, nghi lễ, ngôn ngữ những biểu trưng trựcquan này biểu hiện
những giá trị thầm kín nằm sâu bên trong hệ thống t/c mà những thành viên và
những người hữu quan có thể cảm nhận được.
Các biểu trưng phi trực quan: bao gồm lý tưởng, niềm tin, bản chất mối quan
hệ cong người, thái độ và phương pháp tư duy, ảnh hưởng của truyền thống và lịch
sử phát triển của tổ chức đối với các thành viên.
Thiết kế kiến trúc được dn quan tâm vì:
- Kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người
về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc. Ví dụ như
kiến trúc nhà thờ tạo ấn tượng quyền lực, thâm nghiêm; chùa chiền tạo ấn tượng
thanh bạch, thoát tục; thư viện gây ấn tượng thông thái, tập trung cao độ.
- Công trình kiến trúc có thể được coi là 1 “linh vật” biểu thị 1 ý nghĩa, giá trị
nào đó của 1 tổ chức, xh.
- Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến
lược của t/c.
- Công trình kiến trúc trở thành 1 bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm của công
ty.
- Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền
với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên.

20


Đạo đức kinh doanh nghiên cứu vấn đề gì? Tại sao đạo đức kinh
doanh xuất hiện và phát triển muộn như vậy? Có thể giải thích như thế nào về
sự phát triển của đạo đức kinh doanh thông qua sự phát triển của mối quan hệ
con người?
• DDKD nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý trong mqh con người. Từ

góc độ KH thì đ nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng, cái sai, và sự phân
biệt , lựa chọn giữa cái đúng-sai, triết lý về cái đúng cái sai, quy tắc hay chuẩn mực
chi phối hành vi của các thành viên của 1 nghề nghiệp.
• DDKD xuất hiện và phát triển muộn vì thời kỳ Đại CN xuất hiện muộn ( KD
phát triển phải có sự phát triển của Đại CN) DDKD là DDXH Đại CN DDKD khác DDXH
Trước thời kỳ Đại CN trong hđkd thì mqh con người chủ yếu được xd trên
cơ sở những quy tắc đạo đức xh. Quan hệ giữa các đối tác mang tính chất tự
nguyện song ràng buộc rõ ràng hơn, yếu tố ktế, v/c lớn. Hành vi đạo đức kd đồng
nhất với hành vi ddxh. DDXH chính là ddkd. Trong mqh giữa người với người,
anh, em, bạn bè, gđ, đồng nghiệp trên tinh thần tự nguyện không có ràng buộc gì,
chủ yếu mang lại lợi ích tinh thần. Trước tình hình kinh tế phát triển chậm, mai một
thì những người trong xh tham gia kd vì quy mô nhỏ lẻ nên mqh xh chính là mqh
kd. Nhưng đến tk XVI đại CN ra đời, hiệu quả năng suất tăng lên, hàng hóa trên thị
trường nhiều-> đó là nguyên nhân của sự ra đời hàng loạt nhà máy, cty, nhiều tập
đoàn lớn->kd phát triển mạnh-> lợi nhuận tăng. Sự phát triển của dn, cty mang đến
mqh,

đối

tượng

mới

thiên

về

kd,

nhiều


mqh

vật

chất

làm

ăn

ra

đời.

Bản chất kd thiên về lợi ích vật chất ra đời-> kn đạo đức kd ra đời vì các đối
tượng mới ra đời, mqh mới thông qua v/c khi đó k/n ddxh không đủ để chi phối mqh này
nữa-> k/n ddkd ra đời.
Vd: công ty thiếu vốn thì đi vay NH. Mqh này k còn khi k còn hợp tác.

21


Vì sao Nhà Nước phải điều tiết cạnh tranh? Lấy ví dụ? Phân biệt giữa
điều tiết cạnh tranh và khuyến khích cạnh tranh?
Cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị trường, là động lực tác động phát triển thị
trường, phát triển khoa học công nghệ, canh tranh giúp bảo vệ môi trường làm cho
nền kinh kế hđ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu nhà nước để thả nổi nền kinh tế mà
không có sự can thiệp sẽ gay ra hiện tượng độc quyền làm nũng loạn nền kt gây
ảnh hưởng tới ntd và toàn xh. NN phải điều tiết cạnh tranh:

+ Xuất hiện hiện tượng độc quyền về giá và khi đó thị trường sẽ ko can thiệp được
vào giá của dn. NTD sẽ phải chịu 1 mức giá cao hơn so vs giá trị của sp,nền kt hđ
kém hiệu quả, phân phối phúc lợi xh ko công bằng, dẫn tới mất cân bằng phát triển
kt – xh, làm giảm uy tín và quyền lực của Nhà nước. NN phải tham gia điều tiết
cạnh tranh để hướng nền kt phát triển theo hướng ổn định, đảm bảo các công bằng
xh, phân chia phúc lợi hợp lí, tạo môi trường cạnh tranhh lành mạnh cho các dn và
tổ chức tham gia vào nền kt và tăng uy tín và quyền lực của nhà nước.
VD: trong khoảng thời gian qua ngành điện đã có nhiều tình trạng độc quyền trong
cung cấp điện sinh hoạt và sx. Trước tình hình đó NN đã can thiệp vào ngành điện
để tránh tình trạng độc quyền, gay lãng phí cho nhà nước và nảh hưởng tới nền kt.
Quốc hội và chính phủ đã có những sử đổi bổ sung trọng luật về giá điện. uật này
cũng quy định rõ: Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai,
minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh
giá. Giá phát điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn, giá bán buôn điện do
các đơn vị điện lực thỏa thuận nhưng không được vượt quá khung giá phát điện,
khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt.

22


Phân biệt đạo đức kinh doanh và TNXH. Tại sao TNXH giúp đạt được
nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu những điều tiêu cực. VD?
- Đạo dức kinh doanh và TNXH khác nhau cơ bản là ở quá trình ra
quyết định.
+ Đạo đức kinh doanh: là yếu tố đầu vào cơ bản trước TNXH, nó ảnh hưởng tới
việc ra quyết định của XH vì đạo đức kd là những nguyên tắc, chuẩn mực về đúng,
sai, tốt, xấu mà con ng tự xd và cống hiến vs nhau.
+ TNXH là yếu tố về sau. Sau khi quyết định 1 hành động nào đó thì DN phải có
trách nhiệm với những hậu quả mà hành vi đó tạo ra cho XH.
- Trách nhiệm XH trong DN lien quán đến nghĩa vụ của 1 tổ chức trong việc tìm

cách đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và hạn chế đến mức ít nhất đối
với những tác động tiêu cực đến những người liên quan khi hành động. Những
nghĩa vụ đó phản ánh trên các phương tiên khác nhau như kinh tế, pháp lý, đạo đức
và nhân văn.
Những nghịa vụ pháp lý đế XH g/c nhằm loại bỏ những hành vi sai trái,
không mong muốn, nhiệm vụ này được xã hội đặt ra sự đảm bảo, công bằng và tính
trung thực, lợi ích giữa NTD, đối thủ cạnh tranh, cấp qlý kinh tế. Và phải hạn chế
những tổn thất mang đến cho họ. Giuwsp họ phát triển cũng chính là giúp DN phát
triển.
Các nghĩa vụ đạo đức thì quan tâm đến các quan niệm và cách thức. Các tổ
chức ra quyết định đúng sai, công bằng và công lý ngoài những gì đã xác định
trong nghĩa vụ pháp lý. DN muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì không
thể làm những việc trái đạo đức anh hưởng đến lợi ích các đối tượng liên quan.
Các nghĩa vụ kinh tế là cơ sở cho các hoạt động của 1 tổ chức, cty và chủ
yếu liên quan tới các đối tượng hữu quan chính như: NTD, CSH hay nhà đầu tư.
Công ty phải bảo vệ NTD vì họ là yếu tố cơ bản và cốt lõi giúp DN phát triển. Tạo
ra môi trường làm việc công bằng, bình đẳng, phân chia lợi nhuận cho CSH hay
nhà đầu tư cugnx phải đúng đắn.

23


Trong khi đó các nghĩa vụ nhân văn quan tâm đến những đối tượng rộng hơn như
cộng đồng xã hội nhằm giúp cải thiện chính sách phát triển kt-xh. Đây là những hđ
thực sự dn muốn làm, muốn đóng góp cho xh.
Ví dụ: Công ty Vinamilk đã n/c đưa ra sản phầm sữa chua Vinamilk Prebeauty.
Loại sữa này được bổ sung hàm lượng tối ưu Collagen và Vitamin C, mang lại làn
da săn chắc và căng mịn, giúp duy trì nét tươi trẻ của chị em phụ nữ và làm giảm
khả năng lão hóa.Và trước đó có một lượng sữa Vinamilk được nghiên cứu kiểm tra chất
lượng kém. Công ty đã thu lại toàn bộ và bồi thường thiệt hại cho người TD và còn

kèm theo lời cám ơn tới họ.

24



×