Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình( TP HCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.89 KB, 16 trang )

Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh- một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng thế
giới, quan tâm nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức.Trong cuộc đời hoạt
động cách mạng, Người luôn xem trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi
đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, do đó, rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ
phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Không những bàn về đạo đức, mà chính cuộc
đời của Người là một tấm gương sáng phản ánh một cách mẫu mực những tư tưởng
và khát vọng đạo đức do chính mình đặt ra.
Giáo dục đạo đức là một trong những vấn đề nổi bật trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức và luôn quan tâm đến
việc giáo dục đạo đức trong sự nghiệp trồng người. Công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay đang cần những thế hệ công dân tốt và đội ngũ cán bộ có đủ cả đức lẫn tài.
Cho nên, việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức là một trong những yêu cầu
của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển
con người trong giai đoạn mới ở nước ta.
SVTH-Đoàn Kiều Văn Tâm
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
NỘI DUNG
I .Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, Người nói “Cũng
như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Như vậy Hồ Chí Minh đã
khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây,
nguồn của sông, của suối. Như đối với con người, sức có mạnh mới gánh được
nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ con đường đi đến độc lập dân tộc và CNXH là


con đường dài, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và
nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy là công việc
thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội.
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định mọi công việc và là phẩm chất của con người,
vì vậy việc rèn luyện đạo đức cho con người trước hết là cho cán bộ đảng viên là
cần thiết. Người thường nhắc lại ý của V.I.Lenin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho
trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Trong di chúc, Người căn dặn:”
Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Trong
cuốn Đường Cách Mệnh, bài đầu tiên nói về tư cách người cách mệnh, Hồ Chí
Minh đã nêu một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí, và khi có cái trí
thì cái đức đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã
giác ngộ, chấp nhận, đi theo. Người phân tích, người có đức mà bất tài giống như
ông Bụt ngồi trong chùa không làm hại ai nhưng cũng chẳng có ích gì, ngược lại có
tài mà không có đức là hỏng. Như vậy, tài và đức, hồng và chuyên, phẩm chất và
SVTH-Đoàn Kiều Văn Tâm
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
năng lực phải thống nhất làm một, trong đó đức là gốc của tài, hồng là gốc của
chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực. Tài càng lớn thì đức càng cao, vì đức- tài
nhằm phục vụ nhân dân. Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của
con người. Mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau.. nhưng ai giữ được
đạo đức cách mạng thì là người cao thượng. Suy rộng ra, sức hấp dẫn của chủ nghĩa
xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được
tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của
những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến
đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Tấm gương đạo đức trong sáng của một
nhân cách vĩ đại, song cũng rất đời thường của Hồ Chí Minh chẳng những có sức
hấp dẫn mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam mà còn cả nhân dân thế giới.

2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a. Trung với nước, hiếu với dân.
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước,
với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất quan
trọng nhất, bao trùm nhất. Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo
đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp. ”Trung với
vua, hiếu với cha mẹ”. Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống
và đưa vào đó một nội dung mới ”Trung với nước, hiếu với dân”. Trung với nước là
trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên
của đất nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Nước là của dân,nhân
dân làm chủ đất nước, bao nhiêu quyền hạn và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu
lợi ích đều vì dân, cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là ”quan cách mạng”.
Từ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành tận trung với nước tận hiếu với
dân, Hồ Chí Minh đã thức hiện một cuộc cách mạng về đạo đức :”Đạo đức cũ như
người đầu cuối ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai
chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” vừa thể hiện tốt truyền thống,
vừa thể hiện tính cách mạng, dễ hiểu, dễ nghe, dễ tiếp nhận.
b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
SVTH-Đoàn Kiều Văn Tâm
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người,
là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh. Cần, kiệm, liêm, chính là một biểu hiện cụ thể,
một nội dung của phẩm chất ”trung với nước hiếu với dân”.
Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Tục ngữ có câu nước chảy đá
mòn, kiến tha lâu đầy tổ. Dao siêng mài thì sắc bén, ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt…
Mọi người đều phải cần, cả nước đều phải cần. Cần còn bao hàm cả trí, nghĩa là lao
động có kế hoạch, sáng tạo và có năng xuất cao.
Kiệm là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian của nhân dân, của đất nước,
của bản thân mình, sử dụng chúng sao cho có ích, hiệu quả nhất. Kiệm có nghĩa là
không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi trong sản xuất và đời sống. Tiết kiệm

theo Hồ Chí Minh hoàn toàn trái ngược với bủn xỉn. Người nói “khi không nên tiêu
xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho
đồng bào, cho Tổ quốc thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng”.
Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc cảu nhà nước của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham
lam địa vị, tiền của, danh tiếng. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến
bộ. Hành vi trái với chữ liêm là cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm
của công làm của riêng. Dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình là
trộm vị. Gặp việc phải mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham úy đạo.
Cụ Khổng nói “người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh nói “ai cũng
tham lợi thì nước sẽ nguy”. Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm, cũng như chữ kiệm
phải đi đôi với chữ cần.
Chính là không tà, là thẳng thắn và đứng đắn. Theo Hồ Chí Minh, trong xã
hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia ra làm hai
thứ : việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác.
Người yêu cầu: đối với mình-không được tự cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học
hỏi, phát triển cái hay, sữa chữa cái dở của mình. Đối với người-không nịnh người
trên, không khinh người dưới, thật thà không dối trá. Đối với việc-phải lấy việc
công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh.
SVTH-Đoàn Kiều Văn Tâm
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Cần, kiệm, liêm là gốc của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ lại cần có nhành lá,
hoa quả, mới là cây hoàn thiện.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, có quan hệ
chặt chẽ với nhau, ai cũng thực hiện, song cán bộ đảng viên phải là người thực hành
trước để kiểu mẫu cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật
chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc, là nền tảng của đời sống
mới.
Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm việc gì
cũng không nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, tức là lo trước

thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người nhấn mạnh, thự hành chí công vô tư có nghĩa là
phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đên chí
công vô tư và ngược lại.
c. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân
đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt
động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất
đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình
cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con
người mà chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm
và hạnh phúc cho con người. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh là một tình
cảm rộng lớn nhưng không chung chung, trừu tượng mà sâu sắc, cụ thể, bao dung.
Trước hết, Người dành tình thương cho những người nghèo khổ, những người bị
mất quyền làm chủ, bị áp bức bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc. Người mong
muốn đất nước hoàn toàn độc lập, dân được tụ do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành. Nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể
nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Ở Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người được xây dựng trên lập trường
giai cấp công nhân, không dừng lại ở lòng trắc ẩn mà còn được nâng lên ở tầm cao
của nhận thức. Thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em.
SVTH-Đoàn Kiều Văn Tâm
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Việc chặt chẽ nghiêm khắc với bản thân mình và rộng rãi độ lượng, giàu lòng vị tha
với người khác. Ở thái độ tôn trọng quyền con người, nâng cao con người lên, kể cả
những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải thái độ dĩ hòa vi quý, không phải hạ
thấp hay vùi dập con người.
d.Có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc trưng của đạo đức cộng sản, bắt
nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, nội dung chủ nghĩa quốc tế rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là tinh

thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó la mối quan hệ hữu
nghị,hợp tác, giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động
các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ hằng thù,
bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Chủ nghĩa quốc tế chỉ có thể tốt đẹp khi mỗi
quốc gia phát huy tinh thần chủ động, tự lực tự cường và phải hoàn thành nghĩa vụ
quốc tế của mình, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập và chủ nghĩa bành
trướng bá quyền. Đó là tinh thần quốc tế cao đẹp mà Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán
bộ, đảng viên đều phải thấm nhuần, rèn luyện trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, phát
triển và tiến bộ toàn thế giới. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã
dày công xây đắp tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân
thế giới. Đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm
kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.
3.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức.
Nói đi đôi với làm là nét đẹp trong đạo đức phương Đông, xưa nay nhân dân
ta vẫn chê trách những kẻ “nói như rồng leo, làm như mèo mửa” hoặc những kẻ
“ngậm miệng ăn tiền” không dám nói điều đúng, hoặc tệ hơn là những kẻ “nói một
đàng làm một nẻo”. Đạo đức Nho giáo cũng chê trách những kẻ đớn hèn “Kiến
nghĩa bất vi vô dũng”. Với Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất
trong xây dựng một nền đạo đức mới. Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định từ
giữa những năm 20 của thế kỷ XX trong tác phẩm Đường cách mệnh. Người cho
SVTH-Đoàn Kiều Văn Tâm

×