Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.35 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO
VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA
SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, 2015



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN
VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG
(SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, 2015




Công trình hoàn thành tại:
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Thị Khánh
2. PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
Phản biện 1:

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Phản biện 2:

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý

Phản biện 3:

TS. Ngô Quang Vinh

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp
tại: Phòng họp cơ quan Đại học Huế, số 04 đường Lê Lợi,
Tp. Huế
Vào hồi …h…, ngày… tháng ….năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện quốc gia Việt Nam.
Thư viện trường Đại học Nông Lâm Huế.



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội
với nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu,
độ bền tự nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
như: trang trí trong nhà, ban công, công viên, công sở,... Do vậy, hoa chuông
đã nhanh chóng trở thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp
ứng được xu hướng ưa thích các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự
quan tâm của người trồng hoa. Tuy nhiên, nguồn cây giống đang được sử
dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt (nhập nội từ Trung Quốc) nên chất
lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ mọc thấp,…) và không chủ
động được cây giống. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ yếu
phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu,…
ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cây hoa chuông có thể được nhân giống bằng phương pháp nhân giống
hữu tính (hạt) và nhân giống vô tính (củ, giâm cuống lá, đoạn thân và nuôi
cấy mô tế bào). Trong đó, phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật
nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống rất có
hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn toàn sạch bệnh,
đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản xuất được ở
quy mô lớn.
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân
nhanh in vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004); Dương
Tấn Nhựt và cs (2005); Eui và cs (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013);…
Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử
nghiệm mà chưa đi đến xây dựng quy trình cụ thể để tạo ra sản phẩm cây
giống cung cấp cho thị trường.
Thừa Thiên Huế là trung tâm du lịch lớn và đặc sắc của Việt Nam nên
nhu cầu trang trí làm đẹp cảnh quan của một thành phố du lịch là rất cần
thiết. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa ở đây còn rất hạn chế, sản xuất hoa

phụ thuộc vào tự nhiên, bộ giống hoa còn nghèo nàn và chất lượng cây
giống thấp,… nên các sản phẩm hoa làm ra có năng suất và chất lượng
không cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các loại hoa nói chung và
hoa chuông nói riêng ở Thừa Thiên Huế là việc làm cấp thiết và được xem
là giải pháp bền vững để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia
speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

1


2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu sản xuất cây
giống hoa chuông in vitro có chất lượng tốt, đến trồng cây hoa chuông
thương phẩm có năng suất, chất lượng cao và phát triển diện tích trồng cây
hoa chuông ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông
có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở
giai đoạn vườn ươm.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm
phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và phát triển ra diện rộng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung
thông tin về cây hoa chuông, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cây hoa
chuông thương phẩm có năng suất cao, chất lượng hoa tốt để áp dụng vào sản

xuất có hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo
về chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật di truyền đối với cây hoa chuông.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống
và kỹ thuật trồng hoa chậu.
3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu cung cấp 3 quy trình kỹ thuật bao gồm: Quy trình
kỹ thuật nhân giống cây hoa chuông in vitro; quy trình kỹ thuật ươm cây
giống hoa chuông sau nuôi cấy mô; quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông
thương phẩm, phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và khu vực
miền Trung.
- Việc nghiên cứu xác định được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng
cây hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, phù hợp vơi điều
kiện sinh thái của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng
hoa, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng thích hợp, bổ sung vào danh mục các loại cây trồng phi thực phẩm
có giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.
- Kết quả nghiên cứu góp phần phát huy thế mạnh của vùng và tận
dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm trồng hoa ở các vùng trồng hoa
truyền thống của địa phương.
2


4. Những đóng góp mới của luận án
 Cung cấp được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông,
để tạo ra cây giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy
mô lớn.
 Cung cấp được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro

phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và
khu vực miền Trung nói chung.
 Cung cấp được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù
hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, có năng suất và chất lượng
hoa cao, đáp ứng nhu cầu của người chơi hoa và phát triển cây hoa
chuông ra diện rộng.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế và
một số vùng trồng hoa truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực nghiệm 1: Tại vườn của gia đình ông Đặng Văn Tình, xã Phú
Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực nghiệm 2: Tại vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Quảng
An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực nghiệm 3: Tại vườn của gia đình ông Lê Bá Thông, phường Thủy
Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian thực hiện 03 thực nghiệm: Từ 10/2014 - 3/2015.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông
Cây hoa chuông được phát hiện đầu tiên ở vùng rừng nhiệt đới Brazil
vào năm 1785. Năm 1815, hoa chuông được trồng ở Anh. Hiện nay, hoa
chuông được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu,
Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin… Tuy nhiên, ở mỗi vùng
sinh thái khác nhau cây hoa chuông có chu kỳ sinh trưởng phù hợp để thích
nghi và duy trì nòi giống. Trong các điều kiện sinh thái cụ thể, để phát triển
diện tích trồng cây hoa chuông ở quy mô lớn, cần nghiên cứu các phương
pháp nhân giống nhân giống có hiệu quả để tạo ra cây giống có chất lượng
tốt và các biện pháp kỹ thuật trồng cây thương phẩm có năng suất và chất
lượng hoa cao.
1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng

Trong tự nhiên cây hoa chuông được nhân giống bằng 2 phương pháp:
nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Ở mỗi phương pháp đều có
3


những ưu nhược điểm nhất định và chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố liên quan:
nhiệt độ, ánh sáng, chế độ dinh dưỡng... Phương pháp nhân giống vô tính
ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro đã mở ra một hướng phát triển mới
trong ngành nông nghiệp, giúp tăng sản lượng và chất lượng cây giống, đảm
bảo nguồn cung cấp cây giống có chất lượng tốt cho thực tiễn sản xuất.
1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng
Cây hoa chuông có nguồn gốc nhiệt đới và đa số các giống hoa chuông
được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ
18 - 240C. Cây hoa chuông cần nhiều ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng
trực xạ. Vì vậy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật ươm trồng phù hợp có ý
nghĩa quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất lượng
hoa của cây hoa chuông.
1.4. Kết quả nghiên cứu về cây hoa chuông
Cây hoa chuông, đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trên thế giới và trong nước về phương pháp nhân giống vô tính in
vitro và các biện pháp kỹ thuật trồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại
ở mức độ thăm dò, đánh giá chứ chưa có tính hệ thống để xây dựng được các
quy trình kỹ thuật cụ thể cho từng vùng sinh thái. Đặc biệt, ở Thừa Thiên
Huế cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về cây hoa chuông được thực
hiện để làm cở sở phát triển diện tích trồng. Vì vậy, nghiên cứu phương pháp
nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông và các biện pháp kỹ thuật trồng
cây hoa thương phẩm được thực hiện sẽ có ý nghĩa rất lớn cả về mặt khoa
học và thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật trồng
hoa chậu đối với các loài hoa nhập nội có giá trị tại Thừa Thiên Huế.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Giống
Hai giống hoa chuông sử dụng để nghiên cứu là hoa màu đỏ cánh kép
(hoa đỏ) và hoa màu trắng cánh đơn (hoa trắng), được lựa chọn từ năm giống
hoa chuông nhập về từ Đà Lạt. Hai giống này sinh trưởng phát triển tốt, phù
hợp với điều kiện vụ Đông - Xuân của Thừa Thiên Huế và được thị trường
rất ưa chuông.
Bộ phận đưa vào nuôi cấy là: Đoạn thân mang mắt ngủ, lá non, nụ non.
2.1.2. Giá thể
Giai đoạn ươm cây giống in-vitro, sử dụng một số loại giá thể: Đất
phù sa, cát, bột xơ dừa, đất Tribat, bột xơ dừa + trấu hun tỷ lệ (1:1).
2.1.3. Phân bón
Các loại phân bón qua lá sử dụng ở giai đoạn vườn ươm và vườn sản
xuất: Phân bón đầu trâu 005, Humix (11:3:4), Greendelta-25 (29:10:10 +
4


TE), Bacte 02 (32:11:10 + TE), Growmore (30:10:10), F-GA3, Dana 01,
Atonik 1.8 D.
2.1.4. Chất kích thích sinh trưởng
- BA (6-benzyl adenine)
- α-NAA (α-naphthaleneaceticd)
2.2. Nội dung nghiên cứu
Toàn bộ nội dung nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ hình 2.1.
Hoa màu đỏ cánh kép và màu trắng cánh đơn

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông
(Nghiên cứu phương pháp khử trùng, nghiên cứu tái sinh và nhân nhanh
chồi, nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh)


Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây cấy mô ở giai đoạn vườn ươm
(Khối lượng cây in vitro, nghiên cứu thời vụ, giá thể, phân bón)

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây hoa thương
phẩm (Nghiên cứu thời vụ, phân bón, biện pháp bấm ngọn)

Thực nghiệm trồng cây hoa thương phẩm

Sản xuất

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu của luận án
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung 1 (Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in
vitro cây hoa chuông)
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan
nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông
Thí nghiệm gồm 12 công thức, tương ứng với 3 cơ quan và 4 mốc thời
gian khác nhau. Hóa chất khử trùng sử dụng là HgCl2 0,1% (thí nghiệm 2
yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
5


Môi trường nền được sử dụng cho các công thức thí nghiệm là: MS + 30%
Saccarose/l + 6%Agar/l.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả
năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
Nguồn mẫu là đoạn thân mang mắt ngủ (kế thừa kết quả của thí nghiệm 1).
Thí nghiệm gồm 13 công thức, tương ứng với 13 tổ hợp BA và -NAA ở
các mức nồng độ khác nhau (thí nghiệm 2 yếu tố được tiến hành độc lập trên
2 giống).

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ
số nhân chồi và sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
Thí nghiệm gồm 6 công thức, tương ứng với 6 mức nồng độ BA khác
nhau (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ -NAA đến sự hình
thành rễ của chồi in-vitro ở hai giống hoa chuông
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 mức nồng độ -NAA
khác nhau (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), nhắc
lại 3 lần, mỗi lần 10 mẫu, theo dõi 30 mẫu.
* Điều kiện thí nghiệm
Môi trường nuôi cấy cơ bản: Sử dụng môi trường dinh dưỡng khoáng
Murashige và Skoog (1962), ký hiệu MS.
pH môi trường: 5,8.
Khử trùng môi trường nuôi cấy bằng phương pháp khử trùng ướt ở nhiệt
độ 121oC trong 15 phút.
Mẫu được nuôi ở điều kiện nhân tạo: nhiệt độ 25oC ± 2oC, nguồn chiếu
sáng đèn huỳnh quang, cường độ ánh sáng 2000 - 2500 lux.
* Các kỹ thuật áp dụng
Sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật thường quy.
2.3.2. Nội dung 2 (Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống
hoa chuông in-vitro giai đoạn vườn ươm)
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến
khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Thí nghiệm gồm 3 công thức, tương ứng với 3 mức khối lượng cây giống
in vitro khác nhau khi đưa ra vườn ươm, (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành
độc lập trên 2 giống).
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống
hoa chuông in-vitro ra trồng ở vườn ươm

6


Thí nghiệm gồm 4 công thức, tương ứng với 4 thời vụ ra ngôi cây giống
in vitro trong năm (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến
khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại giá thể khác nhau để
ươm cây giống hoa chuông in vitro (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc
lập trên 2 giống).
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả
năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại phân bón lá khác
nhau, liều lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7
ngày/lần), (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD),
nhắc lại 3 lần, mỗi lần 28 cây (1 công thức/1 khay 84 lỗ), theo dõi 30 cây
ngẫu nhiên.
* Điều kiện thí nghiệm
Cây giống in vitro có đủ thân lá, rễ, có kích thước tương đối đều: cây có
5 - 7 rễ, 6 - 8 lá, cao 5 - 5,5 cm, được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu trong
các thí nghiệm ở giai đoạn vườn ươm.
Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới, có mái che mưa
hoàn toàn và lưới đen giảm 50% cường độ ánh sáng
Cây giống được trồng trong khay xốp 84 lỗ/khay để ươm trồng. Kích
thước khay: dài x rộng x cao = 49 x 28 x 4,5 cm.
Giá thể trồng: Các loại giá thể trước khi sử dụng cho các thí nghiệm
được xử lý nguồn bệnh bằng thuốc Basudin 10H (0,3 kg/m3 giá thể) và
Vicarben (1 ml/l nước).

* Các kỹ thuật áp dụng
Chăm sóc cây con sau trồng: Ngoài yếu tố thí nghiệm, việc tưới nước,
bón phân, phòng trừ sâu bệnh… được thực hiện giống nhau ở các công thức
thí nghiệm.
Giữ ẩm bằng cách tưới phun sương 2 - 3 lần/ngày.
2.3.3. Nội dung 3 (Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng cây hoa thương
phẩm - giai đoạn vườn sản xuất).
Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng đến khả năng sinh
trưởng phát triển của cây hoa chuông- giai đoạn vườn sản xuất

7


Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 thời vụ trồng cây hoa
chuông thương phẩm khác nhau trong năm (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến
hành độc lập trên 2 giống).
Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh
trưởng phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất
Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 loại phân bón lá khác nhau,
liều lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần),
(thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
Thí nghiệm 11: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả
sinh trưởng phát triển của hai hoa chuông
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 thời điểm bấm ngọn khác
nhau (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD),
nhắc lại 3 lần, mỗi công thức thí nghiệm trồng 45 cây (chậu) theo dõi ngẫu
nhiên 30 cây.
* Điều kiện thí nghiệm

Cây giống: cây có 6 - 8 lá/cây, nhiều rễ, chiều cao 5 - 7 cm, cây khỏe
cứng cáp, được dử dụng để trồng cho các công thức thí nghiệm.
Giá thể trồng là hỗn hợp gồm: đất phù sa, cát, phân chuồng, trấu hun tỷ
lệ (1:1:1:1)
Dụng cụ trồng: Cây hoa chuông được trồng đơn lẻ vào từng chậu nhựa
có kích thước: đường kính miệng x đường kính đáy x chiều cao (16 cm x 12
cm x 12 cm).
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới có mái che mưa
hoàn toàn và lưới đen giảm 50% cường độ ánh sáng.
* Các kỹ thuật áp dụng
Chăm sóc cây thí nghiệm: Ngoài yếu tố thí nghiệm, việc tưới nước,
phòng trừ sâu bệnh… được thực hiện giống nhau ở các công thức thí
nghiệm.
Giữ ẩm bằng cách tưới nước 1 - 2 lần/ngày.
2.3.4. Nội dung 4 (Xây dựng thực nghiệm trồng hoa chuông thương phẩm)
Xây dựng 3 thực nghiệm tại 3 địa điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Quy mô thực nghiệm: 1000 cây (500 cây thực hiện thực nghiệm và 500
thực hiện đối chứng). Diện tích thực hiện 100 m2 (50 m2/thực nghiệm và 50
m2/đối chứng).

8


* Điều kiện thực hiện thực nghiệm
Cây giống: cây có 6 - 10 lá/cây, nhiều rễ, chiều cao 4 - 8 cm, cây
khỏe cứng cáp.
Chậu trồng: chậu nhựa có kích thước: đường kính miệng x đường
kính đáy x chiều cao (16 cm x 12 cm x 12 cm).
* Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Thực nghiệm: áp dụng kỹ thuật trồng hoa chuông thương phẩm đã

nghiên cứu đề xuất: Giá thể trồng, phân bón, bấm ngọn,...
Đối chứng: áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm của
nông dân: Trồng trong điều kiện không đầu tư thâm canh.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2007
và Statictis SXW 10.0 phù hợp với từng nội dung nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống invitro cây hoa chuông
3.1.1. nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu
Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu trong nhân giống in-vitro cây hoa
chuông, sử dụng cơ quan sinh dưỡng là đoạn thân mang mắt ngủ cho hiệu
quả cao hơn hẳn đài nụ non và lá non. Thời gian khử trùng là 10 phút cho tỷ
lệ mẫu sống cao nhất đạt từ 43,33% - 53,33%.
Phân tích hồi quy, chúng tôi xác định được mô hình toán học biểu diễn
mối quan hệ giữa thời gian khử trùng và tỷ lệ mẫu sống đối với đoạn thân
mang mắt ngủ như sau:
y1 = -1,2163 x12 + 25,606 x1 - 90,532 (r = 0,969)
y2 = -1,6028x22 + 34,482x2 - 135,74 (r = 0,888)
Trong đó: x là thời gian xử lý; y là tỷ lệ mẫu sống; r: là hệ số tương
quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu
trắng cánh đơn).
3.1.2. Nghiên cứu tái sinh chồi in vitro
Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của sự phối hợp BA và α-NAA đến khả
năng tái sinh chồi của các mẫu cấy là đoạn thân mang mắt ngủ của hai giống
hoa chuông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công thức có bổ sung BA và
α-NAA đều cho sự phát sinh chồi cao hơn đối chứng. Tuy nhiên, ở mỗi tổ
hợp nồng độ BA và α-NAA khác nhau thì tỷ lệ mẫu phát sinh chồi và số
9



chồi/mẫu đều có sự sai khác. Trong các công thức thí nghiệm, công thức cho
tỷ lệ mẫu tạo chồi và số chồi/mẫu cao nhất là: MS + 1mg BA/l + 0,02mg αNAA/l + 6,5g agar/l + 30g saccarose/l.
Bằng phương pháp phân tích hồi quy, chúng tôi xác định được mô hình
toán học biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ BA và α-NAA đến tỷ lệ mẫu
tái sinh chồi. Tuy nhiên, kết quả phân tích ANOVA ở mức xác suất P = 0,05
thì tỷ lệ mẫu tái sinh chồi thu được không phụ thuộc vào nồng độ α-NAA
mà chỉ phụ thuộc vào nồng độ BA bổ sung. Đồng thời, mối tương quan giữa
tỷ lệ mẫu tái sinh chồi và nồng độ BA là tương đối chặt (r = 0,612 - 0,619).
Vì vậy, mô hình toán học biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ BA và tỷ lệ
mẫu tái sinh chồi như sau:
y1 = - 16,667x12 + 40x1 - 3,75 (r1 = 0,612)
y2 = - 19,1667x22 + 48x2 - 4,7083 (r2 = 0,619)
Trong đó: x là nồng độ BA; y: tỷ lệ mẫu tái sinh chồi; r: là hệ số tương
quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng
cánh đơn).
3.1.3. Nghiên cứu nhân nhanh chồi in vitro
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, khi bổ sung BA nồng độ từ 0,1 - 1 mg/l, hệ
số nhân chồi được cải thiện rõ rệt. Nồng độ BA bổ sung vào môi trường
nhân nhanh chồi in vitro phù hợp nhất là 0,5 mg BA/l.
Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô
hình toán học biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ BA và hệ số nhân chồi
như sau:
y1 = -6,9118x12 + 10,268x1 + 1,509 (r1 = 0,993)
y2 = -14,682x22 + 19,93x2 + 1,8717 (r2 = 0,989)
Trong đó: x là nồng độ BA; y: là hệ số nhân chồi; r: là hệ số tương
quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng
cánh đơn).

10



Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và
sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
(sau 6 tuần nuôi cấy)
BA
(mg)

Hệ số nhân
chồi (lần)

0,0
0,1
0,3
0,5
0,7
1,0

1,43e
2,60d
3,83c
5,10a
5,17a
4,90b
0,20

LSD0,05
0,0
0,1
0,3
0,5

0,7
1,0
LSD0,05

Chiều cao
chồi (cm)

Số lá/chồi
(cái)

Hoa màu đỏ cánh kép
4,37a
3,22b
2,73c
2,30d
2,21d
1,91e
0,14
Hoa màu trắng cánh đơn
1,57e
4,25a
d
4,00
3,13b
c
6,87
2,85c
b
7,83
2,34d

a
8,57
2,28d
7,20c
1,89e
0,45
0,23

Chất lượng
chồi

5,90a
4,80b
4,40c
3,90d
3,70e
3,40f
0,19

++
++
+++
+++
++
++
-

6,00a
5,07b
4,67c

4,03d
3,90de
3,67e
0,33

++
+++
+++
+++
++
+
-

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác
ý nghĩa tại mức α = 0,05, +++ Chồi to, khỏe, lá màu xanh đậm, ++ Chồi nhỏ, lá bé màu xanh
nhạt, + Chồi nhỏ, lá bị cong, mọng nước, xuất hiện các khối callus màu xanh nhạt

3.1.4. Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh
Kết quả thí nghiệm chỉ ra, ở các mức nồng độ -NAA (0 - 0,5 mg/l), quá
trình ra rễ của chồi in vitro của cả hai giống đều có sự thay đổi rõ rệt. môi
trường dinh dưỡng để tạo rễ cho cây hoa chuông in-vitro có hiệu quả nhất là:
MS + 0,3 mg -NAA/l + 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l.
Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình
toán học biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ α-NAA và tỷ lệ ra rễ của chồi
in vitro ở tuần thứ 3 như sau:
y1 = - 618,56x12 + 406,19x1 + 39,553 (r1 = 0,946)
y2 = - 547,37x22 + 374,52x2 + 44,3 (r2 = 0,954)
Trong đó: x là nồng độ α-NAA; y: là tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro; r: là hệ
số tương quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa
màu trắng cánh đơn).

11


Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in
vitro ở hai giống hoa chuông
NAA
(mg)

Động thái ra rễ của chồi (%)
1 tuần

0,0
0,1
0,2
0,3
0,5
LSD0,05

0,00c
0,00c
3,33bc
13,33a
10,00ab
8,42

0,0
0,1
0,2
0,3
0,5

LSD0,05

0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
-

2 tuần

3 tuần

4 tuần

Hoa màu đỏ cánh kép
6,67c
33,33c
43,33b
b
b
56,67
86,67
100,00a
b
ab
63,33
93,33
100,00a
a

a
83,33
100,00
100,00a
66,67b
90,00b 100,00a
11,91
8,06
4,86
Hoa màu trắng cánh đơn
6,67d
40,00c
56,67b
c
b
56,67
83,33
100,00a
ab
a
73,33
100,00
100,00a
a
a
86,67 100,00
100,00a
bc
a
70,00

96,67
100,00a
13,53
11,40
4,86

(sau 4 tuần nuôi cấy)
Số
Chiều
Chất
rễ/chồi
dài
lượng
(cái)
rễ/chồi bộ rễ
(cm)
1,97d
3,37c
4,43b
7,07a
4,07b
0,47
2,30d
3,93c
5,17b
7,23a
5,97b
0,82

0,71e

1,57d
1,83c
2,09b
6,63a
0,15

++
++
+++
+++
+
-

0,70d
1,58c
1,76c
2,03b
6,20a
0,25

++
+++
+++
++
+
-

Ghi chú: a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa
tại mức α = 0,05, +++ Rễ đồng đều, mập, ++ Rễ không đồng đều + Rễ không đồng đều, nhỏ


Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất quy trình kỹ thuật
nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ theo
sơ đồ hình 3.1.

12


Đoạn thân mang mắt ngủ
(MS + 1 mg BA/l + 0,02 mg αNAA/l + 6,5 g agar/l + 30 g
saccarose/l)

8 tuần

Tạo chồi
(MS + 0,5 mg BA/l + 6,5 g agar/l +
30 g saccarose/l)

8 tuần

Nhân nhanh chồi
(MS + 0,3 mg -NAA/l + 6,5 g agar/l +
30 g saccarose/l)

4 tuần

Tạo cây hoàn chỉnh

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng
nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ
3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa

chuông in-vitro giai đoạn vườn ươm
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả
năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những cây in vitro có khối lượng 0,6 0,9g/cây, có tỷ lệ cây sống đạt rất cao từ 93,33 - 100%, các chỉ tiêu sinh
trưởng thu được đều đạt giá trị tốt nhất.
Bằng phương pháp phân tích hồi quy, chúng tôi xác định được mô
hình toán học biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng cây giống in vitro
và tỷ lệ cây sống như sau:
y1 = - 5,5556x12 + 33,333x1 + 48,889 (r1 = 0,945)
y2 = - 11,667x22 + 57,222x2 + 32,222 (r2 = 0,981)
Trong đó: x là khối lượng cây giống in vitro; y: là tỷ lệ cây sống; r: là hệ
số tương quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa
màu trắng cánh đơn).
13


3.2.2. Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa
chuông in-vitro ra trồng ở vườn ươm
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
(sau trồng 4 tuần)
Công thức

Xuân (25/2/2013)
Hè (25/5/2013)
Thu (25/8/2013)
Đông (25/11/2013)
LSD0,05
Xuân (25/2/2013)
Hè (25/5/2013)

Thu (25/8/2013)
Đông (25/11/2013)
LSD0,05

Chiều
cao cây
(cm)
Hoa màu đỏ cánh kép
96,67a
7,27a
6,44a
b
b
64,44
6,13
5,72b
a
a
95,56
7,47
6,27ab
a
a
100,00
7,10
6,32ab
7,11
0,39
0,61
Hoa màu trắng cánh đơn

98,89a
7,50a
6,28a
b
b
54,44
6,10
5,57b
a
a
95,56
7,37
6,04a
a
a
100,00
7,67
6,19a
7,61
0,52
0,27

Tỷ lệ
sống (%)

Số lá/cây
(lá)

Chiều
dài rễ

(cm)

Khối lương
tươi (gam)

2,98a
2,06b
3,02a
2,78a
0,34

1,31ab
1,20c
1,34a
1,29b
0,05

2,86ab
2,12b
3,35a
3,60a
0,98

1,37ab
1,16c
1,28b
1,44a
0,10

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại

mức α = 0,05

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây giống hoa chuông in vitro có thể đưa ra
ươm ở ba thời vụ trong năm là vụ Xuân, vụ Thu, vụ Đông. Ở vụ Hè không
nên đưa cây ra vườn ươm vì cây gần như không thích nghi kịp được với với
điều kiện ngoại cảnh nên tỷ lệ cây sống rất thấp, chỉ đạt 54,44 - 64,44%, cây
sinh trưởng rất kém.
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng
sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.
Trong 5 loại giá thể nghiên cứu thì giá thể cát cho tỷ lệ cây sống và sự
sinh trưởng của cây hoa chuông in vitro là tốt nhất, tỷ lệ cây sống đạt 97,78 100% sau trồng 5 - 6 ngày cây bắt đầu bén rễ để thích ứng với điều kiện
sống bên ngoài, số lá/cây 8,04 lá, chiều cao cây 6,82 cm.

14


Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng
của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.
(sau 4 tuần trồng)
Giá thể trồng
Đất
Cát
Bột dừa
Đất Tribat
Bột dừa + trấu hun (1:1)
LSD0,05
Đất
Cát
Bột dừa
Đất Tribat

Bột dừa + trấu hun (1:1)
LSD0,05

Tỷ lệ sống
(%)

Số lá /cây Chiều cao cây Chiều dài
(cái)
(cm
rễ (cm)

Hoa màu đỏ cánh kép
58,89c
5,75d
a
97,78
8,04b
b
90,00
7,63c
ab
94,44
8,67a
b
91,11
7,71c
6,00
0,32
Hoa màu trắng cánh đơn
60,00c

5,90c
a
100,00
7,97b
b
91,11
7,33b
ab
93,33
8,73a
95,56ab
7,67b
7,34
0,68

6,31e
6,82d
7,47c
8,36a
7,73b
0,24

1,86d
3,36c
4,90b
5,76a
3,38c
0,18

5,82c

6,51b
6,75b
8,19a
6,84b
0,44

1,66d
3,71bc
4,15a
4,02ab
3,49c
0,37

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05

3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in-vitro giai đoạn vườn ươm
Trong 5 loại phân bón lá nghiên cứu thì phân bón lá Đầu trâu 005 là phù
hợp nhất cho cấy hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm. Chiều cao cây,
số lá/cây và đường kính tán đều đạt giá trị cao nhất lần lượt lá: 7,28 cm, 7,93
lá và 6,61 cm. Các chỉ tiêu sinh học đạt được như: Hàm lượng diệp lục là
35,84 (chỉ số SPAD), khối lượng tươi là: 1,369 (g/cây), cây khỏe, lá màu
xanh đậm.

15


Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinhtrưởng
của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn vươm

(sau trồng 4 tuần)
Loại phân

Nước lã (đ/c)
Đầu trâu 005
Humix
Greendelta-25
Bacte 02
Growmore
LSD0,05
Nước lã (đ/c)
Đầu trâu 005
Humix
Greendelta-25
Bacte 02
Growmore
LSD0,05

Chiều
cao cây
(cm)

Số
Hàm lượng
lá/cây
diệp lục (chỉ
(cái
số SPAD)
Hoa màu đỏ cánh kép
5,64d

5,63c
18,48e
a
a
7,28
7,93
35,84a
b
ab
7,02
7,67
33,25c
6,62c
7,20b
31,70d
6,77c
7,53ab
32,92c
ab
a
7,16
7,73
34,53b
0,21
0,49
1,01
Hoa màu trắng cánh đơn
5,58d
5,77d
15,37d

a
a
7,17
7,87
27,24ab
6,59bc
7,47c
24,67c
c
c
6,30
7,30
25,03bc
bc
bc
6,54
7,50
23,08c
ab
ab
6,81
7,73
27,87a
0,36
0,26
2,29

Khối
lượng tươi
(g)


Khối
lượng khô
(g)

0,747c
1,369ab
1,264b
1,408a
1,379ab
1,313ab
0,126

0,045c
0,108a
0,084b
0,077b
0,081b
0,092ab
0,019

0,678c
1,342ab
1,286b
1,352a
1,364a
1,328ab
0,061

0,038d

0,105a
0,087bc
0,083c
0,079c
0,096ab
0,014

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức p= 0,05

Tóm lại: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất quy
trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro theo sơ đồ hình 3.2.

16


Cây giống in vitro đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm
(Cây có 6 - 8 lá/cây, cao 4 - 6 cm, rễ dài 0,5 - 2 cm)
Thời vụ ươm
(vụ Xuân, vụ Thu và vụ
Đông)
Cây giống hoa
chuông giai đoạn
vườn ươm

Giá thể (cát)

Phân bón lá Đầu trâu 005

4 tuần


(1g/l nước liều lượng 7
ngày/lần)
Cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm
(Cây có 6 - 10 lá/cây, rễ nhiều, chiều cao 4 - 8 cm)

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro
3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa
chuông thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của cây hoa chuông
Các giống hoa chuông có khả năng thích ứng rất tốt với điều kiện sinh
thái Thừa Thiên Huế. Thời vụ chính trong năm để trồng cây hoa chuông
thương phẩm là vụ Đông (tháng 11/2013), thu hoạch vào dịp Tết nguyên
đán. Ngoài ra, cây hoa chuông có thể trồng rải vụ vào vụ Thu, vụ Đông
Xuân và vụ Xuân để thu hoạch hoa vào các ngày lễ Tết trong năm: ngày
20/10; ngày 20/11; ngày Tết dương lịch; ngày lễ tình nhân 14/ 2 và ngày 8/3.

17


Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và
năng suất của hai giống hoa chuông
Công thức

Số
lá/cây
(lá)

I (1/9/2013)

12,87c
II (1/10/2013) 13,03bc
III (1/11/2013) 13,90a
IV (1/12/2013) 13,77a
V (1/01/2014) 13,37b
LSD0,05
0,39
I (1/9/2013)
13,10d
II (1/10/2013) 14,27c
III (1/11/2013) 16,47a
IV (1/12/2013) 16,03ab
V (1/01/2014) 15,80b
LSD0,05
0,52

Đường
Chiều
kính
cao
tán
cây
(cm)
(cm)
Hoa màu đỏ cánh kép
67,25d
25,87c
5,31b
c
b

80,03
29,43
5,44ab
a
a
96,33
33,90
6,71a
a
a
94,70
31,77
6,53ab
b
a
88,19
32,25
6,39ab
6,05
2,18
1,35
Hoa màu trắng cánh đơn
70,51d
27,10c
5,28b
c
b
81,76
30,27
5,64b

a
a
120,34
35,47
7,09a
ab
a
114,40
35,03
6,80a
b
a
108,87
34,80
6,51a
6,03
1,79
0,78

Diện tích
lá/cây
(cm2)

Số
nụ/cây
(nụ)

Số
hoa/cây
(hoa)


Tỉ lệ nụ
hữu
hiệu/cây
(%)

13,87d
19,33c
30,63a
28,77a
24,90b
1,87

11,67d
17,63c
28,53a
26,67a
22,60b
1,93

84,22b
91,86a
93,03a
92,76a
91,29a
4,21

14,73c
20,27b
30,43a

29,30a
27,40a
4,16

13,07c
18,80b
28,87a
27,50a
25,30a
4,00

88,90c
93,14ab
95,16a
94,08ab
92,31b
2,23

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình
toán học biểu diễn mối quan hệ giữa đường kính tán và năng suất hoa ở các
thời vụ trồng khác nhau như sau:
y1 = -0,0583x12 + 5,5057x1 - 92,211 (r1 = 0,914)
y2 = -0,1884x22 + 13,505x2 - 214,96 (r2 = 0,909)
Trong đó: x: là đường kính tán của cây; y: là số hoa/cây; r: là hệ số tương
quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng
cánh đơn).
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng,

phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất
Đối với cây hoa chuông trồng ở giai đoạn vườn sản xuất, sử dụng phân
bón lá để bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây là rất có hiệu
quả. Trong 4 loại phân bón lá nghiên cứu thì phân bón lá Đầu trâu 005 cho
kết quả tốt nhất. Cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và chất lượng
hoa cao.

18


Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng xuất và chất lượng
hoa của hai giống hoa chuông

Công thức

Số
nụ/cây
(nụ)

Nước lã (Đ/c)
Đầu trâu 005
F-GA3
Dana 01
Atonik 1.8 D
LSD0,05

4,43d
32,00b
31,63b
37,00a

16,47c
1,79

Nước lã (Đ/c)
Đầu trâu 005
F-GA3
Dana 01
Atonik 1.8 D
LSD0,05

4,73d
34,27b
32,19b
38,63a
18,70c
3,06

Số
hoa/cây
(hoa)

Tỉ lệ nụ
hữu
hiệu/cây
(%)

Chiều
cao
cuống
hoa

(cm)

Hoa màu đỏ cánh kép
2,83d
64,11d
6,58c
b
a
30,03
93,84
7,53b
b
ab
29,27
92,56
7,31b
a
c
32,03
86,68
10,89a
c
b
14,90
90,45
7,60b
1,27
3,38
0,39
Hoa màu trắng cánh đơn

3,23d
68,89d
6,74d
a
a
32,93
96,21
8,39bc
b
ab
29,97
93,05
8,07c
a
c
33,80
87,55
11,64a
c
bc
17,10
91,37
9,18b
2,53
3,84
1,08

Đường
kính
hoa

(cm)

Độ bền
của hoa
(ngày)

6,08c
7,63a
7,02b
6,67b
6,24c
0,40

5,33c
8,00a
6,67b
6,00bc
6,00bc
0,77

6,13b
7,94a
7,50a
6,95ab
7,10ab
1,07

6,00d
10,67a
9,00b

6,00d
7,00c
0,49

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình
toán học biểu diễn mối quan hệ giữa số lá/cây và năng suất hoa khi sử dụng
các loại phân bón lá nhau như sau:
y1 = -1,838x12 + 54,107x1 - 366,23 (r1 = 0,931)
y2 = -0,5674x22 + 21,639x2 - 167,87 (r2 = 0,960)
Trong đó: x: là số lá/cây; y: là số hoa/cây; r: là hệ số tương quan (y1, x1,
r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh
trưởng phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất
Nghiên cứu biện pháp bấm ngọn cho cây hoa chuông được thực hiện ở 3
thời điểm khác nhau. Kết quả thu được cho thấy, bấm ngọn ở thời kỳ sinh
trưởng sinh sản (sau trồng 50 ngày) làm tăng chất lượng hoa. Đường kính
hoa, độ bền hoa,… đều cao hơn so với công thức đối chứng.

19


Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến năng suất và chất lượng
hoa của hai giống hoa chuông
Công
thức

Số

nụ/cây
(nụ)

I (đ/c1)
II
III
IV
V(đ/c2)
LSD0,05

33,07b
36,00a
10,63d
24,50c
31,90b
2,01

I (đ/c1)
II
III
IV
V (đ/c2)
LSD0,05

33,57b
37,20a
12,03d
24,83c
34,80ab
2,54


Số
hoa/cây
(hoa)

Tỷ lệ nụ
hữu
hiệu/cây
(%)

Chiều
cao
cuống
hoa
(cm)
Hoa màu đỏ cánh kép
31,03b
93,89c
7,61b
a
c
33,57
93,26
6,75c
d
a
10,43
98,23
7,96a
c

b
23,50
96,06
7,52b
b
c
30,10
94,33
7,29b
2,03
1,47
0,33
Hoa màu trắng cánh đơn
32,20b
95,96abc
8,41ab
a
c
35,07
94,29
7, 58c
d
a
11,80
98,03
8,63a
c
ab
24,17
97,32

8,59a
ab
bc
33,07
95,14
8,01b
2,79
2,49
0,42

Đường
kính
hoa
(cm)

Độ bền
hoa
(ngày)

7,65a
6,58b
7,81a
7,59a
7,25a
0,67

7,67b
7,00c
8,67a
8,00b

7,00c
0,60

7,84ab
7,02c
8,25a
7,98ab
7,63b
0,48

10,33b
9,33c
12,00a
12,67a
10,00bc
0,69

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05

Bằng phương pháp phân tích hồi quy, chúng tôi xác định được mô hình
toán học biểu diễn mối quan hệ giữa số chồi/cây với năng suất hoa khi bấm
ngọn ở các thời kỳ khác nhau như sau:
y1 = 32,958x12 - 55,748x1 + 29,027 (r1 = 0,934)
y2 = 27,369x22 - 46,082x2 + 31,261 (r2 = 0,933)
Trong đó: x: là số chồi/cây; y: là số hoa/cây; r: là hệ số tương quan, (y1, x1,
r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).
Từ các kết quả nghiên cứu ở giai đoạn vườn sản xuất, chúng tôi để xuất
quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm theo sơ đồ hình 3.3.


20


Cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm

Thời vụ chính
(vụ Đông - 01/11)

Giá thể trồng
(đất phú sa, cát, pha chuồng,
9 - 10
trấu hun (1:1:1:1))

tuần

Phân bón lá Đầu trâu 005
(liều lượng 7 ngày/lần, 1g/lít nước)

Bấm ngọn
(sau trồng 50 ngày)

Thị trường tiêu thụ

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm
3.5. Kết quả thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm tại Thừa
Thiên Huế
Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi mở rộng áp dụng ở ba địa
điểm tại Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015. Kết quả thu được cho thấy, cả ba
thực nghiệm trồng hai giống hoa chuông tại Thừa Thiên Huế đều sinh trưởng
phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Mức lãi ròng đạt được khi trồng cả

hai giống hoa màu đỏ cánh kép và hoa màu trắng cánh đơn ở ba địa bàn dao
động trong khoảng từ 15.220.000đ - 15.930.000đ/50m2. Vì vậy, chúng tôi
đề xuất một quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu nhân giống in vitro đến
trồng cây thương phẩm ở vườn sản xuất theo sơ đồ hình 3.4.

21


×