Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tiểu luận TÌNH HÌNH dân số VÀNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY, cơ hội và THÁCH THỨC, bài học CHO VIỆT NAM đại học kinh tế huế hồ thị khánh trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.07 KB, 5 trang )

Dân số vàng ở Việt Nam
TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC, BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Đại học Kinh tế Huế
Hồ Thị Khánh Trang

1. Khái niệm:
Cơ cấu dân số vàng, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc,
chỉ có thể kéo dài tối đa là 40 năm.Cơ cấu “dân số vàng” đồng nghĩa với sự tập trung của
một lực lượng lao động trẻ hùng hậu chưa từng có. Về lý thuyết, một khi lực lượng này
được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ,
tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi đất nước bước vào giai
đoạn dân số già.
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”.
2. Tình hình DSV ở nước ta hiện nay:
Do đó, nếu không tận dụng được cơ cấu “dân số vàng”, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó
khăn khi tỷ số phụ thuộc chung lại có xu hướng tăng với tác động chủ yếu từ sự gia tăng
tỷ số phụ thuộc người già.
Bắt đầu từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0-14 tuổi và nhóm dân số
trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời
kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn này
chỉ xuất hiện một lần và thời gian kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào việc điều chỉnh mức
sinh. Hiện nay, mức sinh ở Việt Nam đã giảm nhanh. Năm 2006, Việt Nam đã đạt và duy
trì mức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh 2,1 con) và từ đó đến nay, mức sinh luôn dưới
mức sinh thay thế.
Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
(15-64) tăng lên. Năm 1979, gần một nửa (42,6%) dân số Việt Nam dưới 15 tuổi. Năm
2012, con số này chỉ còn 23,9%. Nhóm dân số có độ tuổi từ 15-64 hiện chiếm 69% tổng
số dân.
Dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu
Á. Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động



1


Dân số vàng ở Việt Nam
(15-64) tăng lên, hiện chiếm 69% tổng số dân.
Nước ta chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng,” đây thực sự là cơ hội để
Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

3. Mối liên hệ:
-

Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một
khoảng thời gian nhất định – với nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho tăng
trưởng, phát triển kinh tế. Do đó, chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước đang phát triển rất quan tâm đến việc tận dụng cơ hội "dân số vàng" này
để có những bước nhảy vọt trong tăng trưởng và phát triển.
Nhật Bản đã kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” vào thời điểm 1965-2000, đây
là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những
năm 50 đến cuối những năm 80 thế kỷ trước.

-

Trong thời kỳ này, gắn liền với chính sách kinh tế, Nhật Bản đã thực hiện hàng
loạt chính sách nhất quán và hành động tích cực để xây dựng một hệ thống giáo
dục tốt, tạo ra lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng cho bộ phận dân số mà
trong những năm 60 được gọi là “những quả trứng vàng.”
Chính sách y tế cũng được đặc biệt coi trọng với mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế
được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng của từng
vùng, khu vực.


-

Tuy nhiên, hiện nay “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất
sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối
mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa
từng có.
Chính phủ Nhật Bản đang tìm mọi biện pháp để giảm thiểu gánh nặng từ "làn
sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai," theo hướng già hóa.
Tại Hàn Quốc, cơ cấu dân số vàng diễn ra trong vòng 49 năm (1965-2014). Đây
cũng chính là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ
đầu những năm 60 cho đến giữa những năm 80.
Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60 USD/năm vào năm
1948, hiện nay, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba
ở châu Á và thứ 13 trên thế giới.

-

Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền
kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược đầu tư có
trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự chú trọng đặc biệt vào hệ thống
giáo dục và y tế.

2


Dân số vàng ở Việt Nam
Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ
cuối những năm 70 để tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và
chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh chứng cụ thể.

Trong khi đó, Philippines có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo mức độ
giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh quá cao và chất lượng
thể chế chưa tốt.
Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho
tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược
phát triển của một số ngành sản xuất chủ lực.
Dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng
thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng. Và cơ cấu DSV này
đã đem lại cho VN nhiều cơ hội cũng như thách thức:
4. Cơ hội:
-

Cơ cấu “dân số vàng” thực sự là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh
sản cho thanh niên, vị thành niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế.

-

Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội,
y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.

-

Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông
qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế
cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai.

-

Đồng thời, dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự phát triển của khu vực công

nghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạo nghề. Chi tiêu y tế trong độ tuổi lao động
giảm sẽ tiết kiệm được y tế. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tiếp tục tăng sẽ là nguồn
lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong điều kiện đảm bảo việc làm và cải thiện
được năng suất lao động.

-

Cơ cấu “dân số vàng” cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư, tạo động lực
phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

5. Thách thức:
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít những
khó khăn thách thức cần phải giải quyết.

3


Dân số vàng ở Việt Nam
-

Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát
triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu quốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và
năng suất lao động thấp.

-

Thực trạng ở Việt Nam cho thấy, số người lực lượng lao động đông về số lượng nhưng
chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng
quản lý còn nhiều bất cập. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2009, chỉ
có 13,4% dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (con số này ở thành

thị là 25,4% và nông thôn là 8%). Trong nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên thì chỉ 18,9% đạt
được trình độ học vấn bậc trung và chưa đầy 5,5% dân số trong độ tuổi trên đạt trình độ
học vấn bậc cao.

-

Chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao
động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu
hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ đó, dẫn đến tình trạng
thiếu việc làm của thanh niên gia tăng trong điều kiện thị tường lao động ngày càng cạnh
tranh. Mặt khác, lao động di cư thanh niên tăng nhanh song các chính sách lao động, việc
làm và các dịch vụ xã hội liên quan còn nhiều bất cập.

-

Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao
động trẻ, dồi dào nhưng lại là thách thức lớn vì hiện nay còn khoảng 70% lao động chưa
được đào tạo nghề.

-

Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới sử dụng
40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nông nhàn

-

. Thu nhập thấp, thiếu việc làm, chất lượng sống và chất lượng dân số chưa cao, tốc độ
già hóa nhanh, chi phí an sinh xã hội lớn cũng là những thách thức đặt ra với Việt Nam.

-


Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thống giáo dục đã được tháo gỡ.
Dân số trong độ tuổi đi học (5-24 tuổi) giảm từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn
khoảng
29,5
triệu
người
năm
2013.
6. Bài học

-

Ðầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước, vào loại
cao trên thế giới. Kết quả này tạo điều kiện để Việt Nam phát triển giáo dục từ chiều rộng
sang
chiều
sâu.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử cũng nhấn mạnh mỏ vàng không khai thác thì còn, "cơ
cấu dân số vàng" nếu không khai thác thì sẽ hết. Vì vậy, để đưa đất nước đi lên, phát triển
bền vững, tránh được "bẫy thu nhập trung bình" và đương đầu được với thách thức dân số
"siêu già" của thời kỳ "hậu dân số vàng," cần tận dụng những vận hội do "cơ cấu dân số

4


Dân số vàng ở Việt Nam
vàng" mang lại, thông qua đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra và tìm kiếm
nhiều việc làm có thu nhập cao, cả ở trong và ngoài nước, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng
cao

tiết
kiệm,
thúc
đẩy
đầu
tư.
Tiến sỹ Hồ Văn Hoành (Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân
lực, nhân tài Việt Nam) đề xuất Chính phủ cần tập trung rà soát để bổ sung chính sách
phù hợp với tình hình mới nhằm kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” đó là giáo dục đào
tạo; lao động, việc làm, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài; chính sách xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; chính sách về thị trường lao
động và chuyển dịch lao động; dân số và y tế; chính sách an sinh xã hội...
Bên cạnh đó, thời kỳ dân số vàng và già hóa dân số ở nước ta diễn ra cùng một lúc nên
Nhà nước cần có những chính sách nhằm tận dụng ở mức cao nhất đối với bộ phận dân
số là người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đối
với những người với độ tuổi từ 55-75 còn sức khỏe, đặc biệt đối với các nhà khoa học,
nhà quản lý, doanh nhân, nghệ nhân, bác sỹ, những người sau khi nghỉ hưu vẫn còn khả
năng lao động tham gia đóng góp phát triển kinh tế, xã hội.
Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), dân số Việt Nam đến năm 2040
sẽ đạt khoảng 104 triệu người. Đây là cũng thời điểm Việt Nam kết thúc thời kỳ "cơ cấu
dân số vàng" và dân số bắt đầu già hóa nhanh
Chính vì vậy, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt
Nam nhấn mạnh Việt Nam phải nắm bắt lấy cơ hội xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho thời
kỳ chuyển đổi dân số, trong đó, cần phải chú trọng đầu tư vào thế hệ trẻ ngay từ bây giờ.
Lực lượng dân số trẻ phải được chăm sóc về sức khỏe và được đào tạo kỹ năng tốt để có
thể đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội khi bước vào thời kỳ già hóa dân số
đang đến gần./.
Do đó, để phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp. Đó là, duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm
chậm quá trình “già hóa dân số”; tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá

trị gia tăng cao dựa trên năng suất lao động, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các
ngành sử dụng nhiều lao động; mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu
thị trường lao động… Đặc biệt, tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng” thông
qua các chương trình phối hợp liên ngành.

5



×