đại học quốc gia hà nội
Khoa s- phạm
Nguyễn anh tuấn
Những giải pháp quản lý công tác đoàn THANH NIêN
cộng sản Hồ Chí Minh khối tr-ờng trung học phổ thông
huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Ngọc Hùng
Hà Nội - 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu
vì mục tiêu, lý tƣởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đoàn là đội dự bị tin
cậy của Đảng cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trƣờng
học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của tuổi trẻ, là lực lƣợng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và
các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị hoạt
động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nƣớc cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đƣợc
vai trò, vị trí của thanh niên, đã có những chính sách cụ thể để phát huy những
tiềm năng, thế mạnh của thanh niên, để thanh niên có đóng góp xứng đáng trong
tiến trình cách mạng của dân tộc. Bƣớc vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất
nƣớc, trƣớc những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, Đảng ta một lần
nữa khảng định: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nƣớc bƣớc
vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách
mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay không phần
lớn tuỳ thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng, rèn luyện thế hệ
thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng nhƣ Bác Hồ đã nói
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
Người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc
phát huy nhân tố và nguồn lực của con ngƣời”.
Nghị quyết số 32/1998/NQ-BGD & ĐT- TWĐ ngày 29-5-1998 giữa Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Trung ƣơng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
về tăng cƣờng công tác học sinh sinh viên và xây dựng Đoàn, Hội, Đội trong
trƣờng học giai đoạn 1998-2002. Nghị quyết liên tịch số 10/2003/NQBGD&ĐT- TWĐTN ngày 17/3/2003 về tăng cƣờng công tác học sinh sinh viên
và xây dựng Đoàn trong trƣờng học giai đoạn 2003-2007 đều khẳng định: Nâng
cao chất lƣợng bồi dƣỡng, giáo dục học sinh, sinh viên góp phần đào tạo nguồn
nhân lực trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc. Xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp cần thiết nhằm phát huy
tiềm năng và điều kiện của mỗi ngành trong các hoạt động giáo dục xây dựng tổ
chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh và xây dựng nhà
trƣờng thành môi trƣờng giáo dục tiên tiến.
Tuổi trẻ học đƣờng luôn đòi hỏi yêu cầu cao những nét mới, chất trí tuệ và
văn hóa trong các hoạt động Đoàn, Hội bởi họ là lớp trẻ có trí tuệ, năng động và
sáng tạo. Trong những năm vừa qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên
trong khối trƣờng Trung học phổ thông huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam đã có
nhiều đổi mới, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của học sinh, góp
phần quan trọng vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chính của nhà trƣờng là dạy
thật tốt và học thật tốt.
Tuy có tỷ lệ đoàn viên/ thanh niên rất cao(tỷ lệ đoàn viên giáo viên/ tổng
số giáo viên là trên 60%; tỷ lệ đoàn viên học sinh / tổng số học sinh là trên 80%)
song công tác Đoàn và phong trào thanh niên của khối Trung học phổ thông
huyện Bình Lục còn bộc lộ nhiều yếu kém: Tổ chức Đoàn nhất là tổ chức các
chi đoàn còn lỏng lẻo, chất lƣợng chính trị của đoàn viên học sinh chƣa cao,
đoàn viên chƣa thiết tha gắn bó với tổ chức Đoàn. Trong khi đó hoạt động của tổ
chức Đoàn còn chƣa phong phú, chƣa đúng với nhu cầu nguyện vọng chính
đáng của thanh niên. Công tác lãnh đạo của tổ chức Đoàn trong trƣờng học đang
có xu hƣớng hành chính hoá, thiếu sâu sát cơ sở, thiếu thực tiễn. Các hoạt động
của tổ chức Đoàn nói chung còn chƣa biến đổi kịp cho phù hợp với sự biến đổi
của xã hội, chƣa thật sự là các hoạt động hỗ trợ tích cực có hiệu quả cao trong
công tác dạy và học của đoàn viên giáo viên và học sinh.
Trong khi đó, xét từ góc độ khoa học về quản lý giáo dục, hiện nay ở nƣớc
ta vẫn có quá ít các nghiên cứu về vị trí, vai trò và công tác Đoàn thanh niên
trong hệ thống giáo dục nói chung và trong giáo dục phổ thông nói riêng
Là một giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thƣ Đoàn trƣờng trong tám năm
vừa qua, tôi luôn trăn trở trƣớc những tồn tại và thách thức nói trên. Trƣớc những
đòi hỏi của thực tiễn, tôi thấy việc tăng cƣờng và phát triển tổ chức Đoàn trong
khối Trung học phổ thông là một tất yếu khách quan, nếu không Đoàn sẽ đánh mất
vai trò, vị trí của của mình trong xã hội nói chung và trong khối trƣờng học nói
riêng.
Từ những lý do lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Những giải pháp quản lý công tác Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
khối trƣờng trung học phổ thông huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam trong giai
đoạn hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác Đoàn để trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công
tác Đoàn trong khối trƣờng Trung học phổ thông huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác Đoàn trong khối các trƣờng Trung học phổ thông huyện Bình
Lục tỉnh Hà Nam.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các đặc điểm, tính chất, hình thức công tác Đoàn và những giải pháp
quản lý công tác Đoàn ở các trƣờng Trung học phổ thông huyện Bình Lục trong
giai đoạn hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu làm tốt việc quản lý công tác Đoàn trong các trƣờng Trung học phổ
thông thì nó sẽ tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng, trong
đó trọng tâm là hoạt động dạy- học và giáo dục, góp phần nâng cao chất lƣợng
và hiệu quả giáo dục của các nhà trƣờng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ các khái niệm và cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng công tác Đoàn ở khối các trƣờng Trung học phổ
thông huyện Bình Lục trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất những giải pháp quản lý mang tính hiệu quả cao nhằm duy trì và
phát triển công tác Đoàn trƣờng học khối Trung học phổ thông huyện Bình Lục
đến năm 2012.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài để nghiên cứu thực trạng đƣợc giới
hạn từ năm 2002 đến năm 2007 tại ba trƣờng Trung học phổ thông công lập và
một trƣờng Trung học phổ thông dân lập huyện Bình lục.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin giúp hiểu rõ thực trạng công tác
Đoàn trong trƣờng học, đề xuất các giải pháp khoa học quản lý để phát triển
công tác Đoàn, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục của
trƣờng học, thông qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu hiện tại của địa phƣơng
trong công cuộc hiện đại hoá các nhà trƣờng nói riêng và đổi mới đất nƣớc nói
chung. Hơn thế nữa, đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của tổ chức
Đoàn từ đó phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong việc quản lý chất lƣợng
dạy- học của các nhà trƣờng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
giáo dục. Phƣơng pháp luận của khoa học quản lý giáo dục.
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp: Phân tích , tổng hợp, hệ thống hoá, khái
quát hoá các tài liệu để xây dựng khung lý thuyết và các khái niệm công cụ làm
luận cứ lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Nguồn tài liệu đƣợc nghiên cứu:
+ Tham khảo các sách chuyên ngành của quản lý giáo dục, các văn bản pháp
luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Đoàn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm tổng kết các kinh nghiệm
duy trì và phát triển công tác Đoàn ở các trƣờng Trung học phổ thông trong
huyện.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi (khảo nghiệm): Nhằm thu thập
thông tin từ đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên của các trƣờng Trung học phổ
thông trong huyện. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để đánh giá các giải
pháp đƣợc đề xuất.
- Phƣơng pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác
Đoàn và các biện pháp quản lý công tác Đoàn của các trƣờng Trung học phổ
thông trong huyện trong thời gian vừa qua.
8.3. Phƣơng pháp thống kê
Nhằm thống kê các số liệu thu đƣợc từ các báo cáo và phƣơng pháp điều
tra bằng phiếu hỏi.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, mục lục,
phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của các giải pháp quản lý công tác Đoàn trƣờng học
khối Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay .
Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý công tác Đoàn trƣờng học
khối Trung học phổ thông huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam đến năm 2012.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng của Hồ
chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của thanh
niên và của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
1.1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về Thanh niên, về
Đoàn Thanh niên Cộng sản
Thanh niên, lớp ngƣời trẻ tuổi trong mỗi cộng đồng, không chỉ là một vấn
đề xã hội của mỗi một dân tộc, một quốc gia, mà nói rộng ra còn là vấn đề của
thời đại, của nhân loại.Tuổi thanh niên là những năm tháng sung sức và đẹp đẽ
nhất của đời ngƣời. Tuổi thanh niên là biểu tƣợng của sự trẻ trung, mạnh mẽ,
của hoạt động, hy vọng và ƣớc mơ.Với tƣ cách là một tầng lớp xã hội, một thế
hệ, một lực lƣợng, nhìn vào thanh niên với những tiêu chí chủ yếu của nó nhƣ:
thể lực, học vấn, văn hoá, lối sống, lý tƣởng, hành vi và hoạt động...... ngƣời ta
có thể xác định và đánh giá xã hội đó trong hiện tại và tƣơng lai.
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã
đƣợc tất cả các quốc gia, dân tộc coi là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong kho
tàng tri thức của loài ngƣời đã lƣu giữ lại những tƣ tƣởng, quan điểm của công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà sƣ phạm, các danh nhân văn hoá đã nói về
thanh niên. Trong kho tàng tri thức đó, học thuyết Mác-Lênin với lý luận duy vật
biện chứng khoa học đã có những quan điểm lý luận mẫu mực về vấn đề thanh niên.
Một trong những học thuyết vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về “Sứ mệnh lịch sử
toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại", một giai cấp tiêu biểu cho lực lƣợng sản
xuất tiên tiến nhất luôn phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Theo
C.Mác, giai cấp vô sản chỉ đƣợc hình thành với tƣ cách là một giai cấp khi nó ý thức
đƣợc địa vị và tƣơng lai của nó. “Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ
rằng tương lai là của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn
phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên"[9, tr.10].
Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống, của dân tộc và giai
cấp công nhân, là bộ xƣơng của mỗi cơ thể dân tộc.
Ăngghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiên phong
chiến đấu của nó. Ông là ngƣời đầu tiên đƣa ra các quan niệm nhƣ “Đội quân
xung kích", “ Quyết định của lãnh đạo quân vô sản quốc tế’’,“Đội hậu bị của
Đảng’’để gắn với thanh niên. Với nhãn quan chính trị của mình, ông đã sớm
thấy vai trò của thanh niên đối với đội tiên phong của giai cấp công nhân là
Đảng cộng sản, năm 1853, ông đã viết “Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ xung dồi
dào nhất cho Đảng’’ [9, tr.10]
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen, Lênin đã coi
thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng. Ông đã luận giải những
nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của
nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các tổ chức thanh niên với
Đảng cộng sản. Đánh giá cao tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ, Lênin đã khẳng định:
“Chúng ta không giây phút nào được nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc
những nhiệm vụ cách mạng của thế hệ trẻ mà các thế hệ đi trước chưa hoàn
thành........Các thế hệ tương lai nhất định sẽ kế tục cuộc đấu tranh để giải phóng
nhân loại dưới ngọn cờ chiến đấu của chủ nghĩa xã hội khoa hoc". [27, tr.195]
Lênin sớm nhận thấy vai trò cách mạng to lớn của thanh niên và ông cho
rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận
thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của
họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Ông viết: “Chúng ta mãi
mãi là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong’’ và “chúng ta đang đấu
tranh tốt hơn ông cha chúng ta, con cháu sẽ đấu tranh còn tốt hơn chúng ta
nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng’’ [26,tr.162]. Ngƣời còn chỉ rõ “Ai nắm được
thanh niên, người đó sẽ làm chủ được thế giới và theo một nghĩa nào đó có thể
nói rằng nhiệm vụ thực sự xây dựng một xã hội Cộng sản chủ nghĩa chính là của
thanh niên’’ [29, tr.345].
Thế hệ thanh niên đang lớn lên hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc sứ mệnh
của mình bởi họ đang đƣợc kế thừa những thành quả cách mạng, những kinh
nghiệm đấu tranh cách mạng của thế hệ trƣớc, cùng với trí tuệ, niềm say mê
sáng tạo của họ sẽ tạo ra sức bật mới cho bản thân họ và cho giai cấp công
nhân, các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin đặt vấn đề kế thừa của thế hệ trẻ
lên tầm chiến lƣợc, coi đó là vấn đề mang tính nguyên tắc đối với Đảng cộng
sản chân chính. Tuy nhiên, mỗi thế hệ mới không kế thừa một cách giản đơn
những giá trị vật chất và tinh thần do thế hệ trƣớc tạo nên, thế hệ mới phát triển
những giá trị đó phù hợp với những yêu cầu của thời đại mình và những nhiệm
vụ mới của tiến bộ xã hội. Việc cuốn hút thanh niên vào phong trào cách mạng
không phải là một quá trình tự phát. Sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào
thanh niên, việc định hƣớng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần thiết để biến
những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực.Vì vậy các thế hệ trƣớc
có trách nhiệm và tự giác truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm. Các thế
hệ sau có nhu cầu và tự giác tiếp nhận những kinh nghiệm ấy. Vì thế, vấn đề kế
thừa các thế hệ phải đƣợc coi là một bộ phận hữu cơ trong chính sách thế hệ trẻ
của Đảng, là phƣơng hƣớng giáo dục quan trọng của tổ chức Đoàn và các tổ
chức khác của thanh niên.
Đề cập đến vai trò nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Lênin chỉ rõ: “Đoàn
Thanh niên Cộng sản phải là một đội quân xung kích, một đội mà ở trong mọi
việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình.
Đoàn phải làm thế nào để cho bất cứ công nhân nào cũng có thể thấy rằng
Đoàn gồm những người mà học thuyết của họ đối với anh ta có lẽ còn khó hiểu
và có lẽ anh ta chưa thể tin ngay được, nhưng công tác thực tế và sự hoạt động
của họ chứng minh với anh ta rằng chính họ là những người chỉ cho anh ta con
đường đúng đắn’’ [12 , tr.376].
Đồng thời Lênin cũng khảng định lập trƣờng của những ngƣời cộng sản
chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp giáo dục ấy
với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Vì vậy phát biểu tại Đại
hội III Đoàn thanh niên cộng sản Nga, Lênin yêu cầu thanh niên phải học chủ
nghĩa cộng sản trong trƣờng học riêng của mình, trong một tổ chức độc lập đó là
thanh niên cộng sản. Không qua trƣờng học đó, những ngƣời tuổi trẻ chƣa từng
trải và thiếu kinh nghiệm chƣa đƣợc học tập lý luận đầy đủ, do quá hăng hái
nhiệt tình sẽ rơi vào ảnh hƣởng của chủ nghĩa cơ hội. Ông nói rằng: “Nếu không
biết tổ chức họ lại và nâng họ dậy thì họ sẽ đi theo những người Mensevic. Và
khi đó thiếu sự chiến đấu và chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây
nên những thiệt hại gấp bội’’ [28, tr.226]. Vì vậy tổ chức Đoàn thanh niên đƣợc
khẳng định là một trƣờng học lớn của thanh niên, là nơi giáo dục lý tƣởng đạo
đức, lối sống cho thanh niên bƣớc vào đời một cách vững chắc. Qua đó thanh
niên biết mình phải làm gì, làm nhƣ thế nào để thực sự phát huy những giá trị
truyền thống của dân tộc, những thành quả của cách mạng.
Những tƣ tƣởng của Mác, Ăngghen, Lênin là hết sức quý giá. Điều quan
trọng là phải thấm nhuần tinh thần biện chứng khách quan, khoa học, tính chiến
đấu trong học thuyết Mác- Lênin, vận dụng nó một cách thông minh, sáng tạo
vào hoàn cảnh cụ thể phong trào thanh niên nƣớc ta hiện nay.
1.1.2. Tư tưởng của Hồ chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí,
nhiệm vụ của thanh niên, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Kế thừa những di sản quý báu của Mác và Ănggen, Lênin, Hồ Chủ Tịch
đã phát triển một cách sáng tạo các luận điểm Mácxít về vai trò, vị trí của thanh
niên trong xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, về Đoàn thanh niên cộng sản.
Ở Ngƣời xuyên suốt nhất quán quan điểm: Thanh niên là một bộ phận của dân
tộc, dân tộc nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ, dân tộc đƣợc giải phóng, thanh
niên mới đƣợc tự do. Bác khẳng định:“Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phần lớn là do
thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại
phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho
cái tương lai đó’’ [28, tr.84].
Bác là ngƣời cộng sản đầu tiên ở nƣớc ta khẳng định vị trí, vai trò của
thanh niên trong cách mạng. Ngƣời cho rằng, muốn vận động nhân dân các nƣớc
thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc thì trƣớc hết cần giác ngộ thanh
niên. Nếu thanh niên không đƣợc giác ngộ, không đủ nghị lực, không có sức
sống thì dân tộc đó có nguy cơ bị diệt vong. Trong tác phẩm “Gửi thanh niên
Việt Nam’’, Ngƣời thiết tha kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! người
sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi không sớm hồi sinh’’. Trong suốt cuộc
đời Hồ Chủ Tịch luôn quan tâm đến thanh niên, lo lắng cho thanh niên. Ngƣời
thấy đƣợc vận mệnh dân tộc là phụ thuộc vào thanh niên và các thế hệ thanh
niên tiếp theo sau, dẫn dắt thanh niên đến với cách mạng, là cách duy nhất để
cứu thanh niên và cứu cả dân tộc. Năm 1925 Bác đã lập ra “Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí hội’’ một tổ chức cách mạng đầu tiên của thanh niên
và cũng là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Để tổ chức tập hợp
thanh niên, Bác đã sáng lập tờ báo “Thanh niên’’ nhằm truyền bá chủ nghĩa
Mác- Lênin, vận động thanh niên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Bằng nhiều hình thức, Bác Hồ giáo dục cho thanh niên lòng yêu nƣớc, tinh
thần quốc tế vô sản, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên với quan điểm
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên’’. Ngƣời nhắc nhở: “Nhiệm
vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự
hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm như thế nào cho ích nước lợi
nhà mà hi sinh phấn đấu chừng nào?".[31, tr.132].
Ngƣời phê phán những thói hƣ tật xấu của thanh niên nhƣ bệnh ham
chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Bác có nêu rõ
trách nhiệm của thanh niên: “Thanh niên có vinh dự lớn thì cũng có trách nhiệm
lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên phải nâng cao tinh thần làm chủ tập
thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn.
Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo
đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa’’. [32, tr.93].
Đồng thời Ngƣời xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng của Đoàn thanh niên qua
các thời kỳ cách mạng. Ngƣời viết: “Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay
đắc lực của Đảng trong việc tổ chức giáo dục thanh niên và nhi đồng thành
những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản". [31, tr.248].
Trƣớc lúc đi xa, Bác đã di chúc lại cho toàn Đảng, toàn dân ta: “Đoàn viên
ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có
chí tiến thủ, Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ
thành những người vừa “hồng’’ vừa “chuyên’’. Bồi dưỡng cách mạng cho đời
sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết’’.[31, tr.447]
Đứng vững trên lập trƣờng quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, Đảng ta đã
sớm đánh giá vị trí, vai trò của thanh niên và đã có đƣờng lối đúng đắn vận động
thanh niên tham gia đóng góp, cống hiến tài năng, sức lực và trí tuệ góp phần to
lớn thực hiện đƣờng lối của Đảng trong mọi thời ký cách mạng. Từ đó, Đảng ta
luôn coi công tác thanh niên là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lƣợc của
toàn Đảng. Tại hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930 công tác vận động thanh
niên đƣợc Nguyễn Ái Quốc và các đaị biểu đặc biệt quan tâm. Và trong điều lệ
vắn tắt của Đảng đã ghi rõ một điều kiện quan trọng: “Ngƣời dƣới 21 tuổi phải
vào thanh niên cộng sản Đoàn’’, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, ngoài công
tác hàng ngày phải tổ chức ngay “Đoàn thanh niên cộng sản’’. Hội nghị Ban
chấp hành Trung ƣơng lần thứ nhất 10/1930 đã ra “Án nghị quyết về cộng sản
thanh niên vận động’’ khẳng định; “Thanh niên lao động đã trở thành một lực
lượng cách mạng rất quan trọng không thể không kể tới được"[ 24, tr.68].
Nhiệm vụ của Đảng là phải cần kíp công tác quần chúng thanh niên, giáo dục
quần chúng thanh niên từng bƣớc tham gia vào sự nghiệp cách mạng.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Bác Hồ, các tầng lớp thanh niên
đã hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, gian khổ, góp phần to lớn vào
thành công của cách mạng tháng tám lập nên nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà
cũng nhƣ đóng góp xứng đáng vào cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ tổ quốc
của dân tộc. Đánh giá vai trò của thế hệ trẻ, trong thƣ của ban chấp hành Trung
ƣơng Đảng gửi toàn thể cán bộ đoàn viên thanh niên ngày 20 tháng 3 năm 1976
có đoạn: “Đoàn thanh niên lao động Hồ Chi Minh đã trở thành đội tiên phong
chiến đấu của thanh niên Việt Nam, đội xung kích cách mạng và là đội hậu bị
tin cậy của Đảng. Thanh niên cả nước ta rất xứng đáng là con em anh hùng của
dân tộc Việt Nam anh hùng. Tổ quốc ta, Đảng và nhân dân ta rất vinh dự tự hào
về Đoàn thanh niên lao động, về thế hệ trẻ nước ta’’.[10, tr.5]. Đây là sự đánh
giá rất cao của Đảng về thanh niên.
Trong thời kỳ chuyển biến cách mạng hiện nay, giữa cái cũ và cái mới, cái
lạc hậu và cái tiến bộ, những suy nghĩ, cách làm của thời kỳ bao cấp và thời kỳ
đổi mới đang đối lập nhau, thanh niên không phải là lực lƣợng biệt lập, tách
khỏi mọi yếu tố trong đời sống xã hội. Ngƣợc lại, nó chịu mọi ảnh hƣởng sâu
sắc của các yếu tố tiêu cực và tích cực đó. Thanh niên thƣờng chuộng cái mới,
cái đẹp, cái hào hùng, muốn bay nhẩy, trọng chân lý chính nghĩa. Bên cạnh đó
còn một số tâm lý tiêu cực nhƣ tự ti, thiếu mạnh dạn, nông nổi, dễ mất định
hƣớng
Chính trên những khía cạnh cụ thể ấy mà phải có biện pháp thiết thực và
đúng đắn, có sức thuyết phục dựa trên cơ sở khoa học để giáo dục họ biết yêu
ghét thế nào cho đúng. Làm tốt công tác thanh niên chính là xây dựng lực lƣợng
tƣơng lai cho cách mạng, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc điều đó. Nghị quyết 25
của Bộ chính trị khoá V(1985) đã chỉ rõ “Làm tốt công tác thanh niên đã đảm
bảo sự kế tục và phát triển không ngừng của chế độ ta, đảm bảo hiện tại cũng
như tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam’’[ 23, tr.49]. Nghị quyết hội nghị
Trung ƣơng 4 khoá VII đã đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc về thanh niên:
“Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng’’. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
VIII tháng 12/2002, Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh đã đánh giá cao đóng góp của
thanh niên, đồng thời chỉ rõ: “Ngày nay nhiệm vụ lịch sử của thanh niên là phải
ra sức học tập, nâng cao trí tuệ, tiến quân vào khoa học công nghệ và là lực
lượng chủ yếu gánh vác sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước’’.[17, tr.21]
Nói tóm lại, học thuyết Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng
sản Việt Nam đều thống nhất trong việc đánh giá rất cao vai trò, vị trí của thanh
niên, của Đoàn thanh niên cộng sản và của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong cuộc cách mạng cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác Thanh niên nói chung, công tác Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh nói riêng luôn đƣợc Bác Hồ, Đảng và nhà nƣớc ta hết
sức quan tâm. Đặc biệt là công tác thanh niên, công tác Đoàn trong khối các cơ
quan, quân đội, trƣờng học. Thực hiện tƣ tƣởng của Hồ Chủ Tịch, từ khi cách
mạng tháng tám thành công đến nay, Đảng và nhà nƣớc ta đã không ngừng chỉ
đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển tổ chức Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Theo đó có những công trình nghiên cứu về công
tác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu về công tác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
đƣợc thực hiện ở các cấp độ, các lĩnh vực, có thể kể đến một số nghiên cứu của
các tác giả nhƣ: Bùi Văn Cƣờng về những biện pháp nâng cao chất lƣợng cán
bộ Đoàn trong trƣờng học trong giai đoạn hiện nay - Ban thanh niên trƣờng
họcTW Đoàn, Hà Nội-2001. Lê Minh Tâm với các biện pháp giáo dục đạo đức
và nếp sống văn hoá cho Đoàn viên thanh niên học sinh phổ thông thành phố Hà
Nội- Thành Đoàn Hà Nội- 1998.
Những năm gần đây đã có luận văn tốt nghiệp chọn đề tài nghiên cứu
thuộc lĩnh vực Quản lý Giáo dục, đó là nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Thị
Thảo về những biện pháp quản lý của tổ chức Đoàn nhằm gắn kết các hoạt động
đoàn với hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học Quốc
gia Hà Nội- Luận văn Th.s KHGD, Khoa sƣ phạm- ĐHQG HN.
Khảo sát các nghiên cứu trên, có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
- Nghiên cứu về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện
ở nhiều bình diện khác nhau, đặc biệt quan tâm trên bình diện quản lý các tổ
chức chính trị- xã hội.
- Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quản lý hoạt động của ĐoànThanh
niên Cộng sản ở khối nông thôn.
- Có rất ít nghiên cứu về quản lý công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh trong khối trƣờng học, đặc biệt là chƣa có nghiên cứu về công tác
Đoàn trong khối trƣờng Trung học phổ thông ở huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam .
Nhƣ vậy, quản lý công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong
khối trƣờng Trung học phổ thông huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam là vấn đề rất cần
đƣợc quan tâm nghiên cứu.
1.3. Các khái niệm công cụ
1.3.1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khối trường Trung học phổ thông
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Theo điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:“Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã hội của Thanh niên Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng
của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống
chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các
đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục,
đào tạo và bảo vệ thanh, thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực
tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội’’. [16,tr.9, tr.11]
“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã hội của
thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên, nhi
đồng, phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh’’ [36, Điều 33, tr.27]
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khối trƣờng học là tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trƣờng học, tổ chức Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đƣợc thành lập và hoạt động ở các trƣờng
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trƣờng dạy nghề, các trƣờng
Trung học phổ thông đƣợc gọi tắt là Đoàn trƣờng học.
Theo luật giáo dục nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo
dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên thanh niên gương mẫu
trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục’’. [35, Điều97]
Ở các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp thì Đoàn
trƣờng gồm có Đoàn khoa và các chi đoàn lớp. Ở các trƣờng Trung học phổ
thông, Đoàn trƣờng gồm các chi đoàn lớp, Ban chấp hành Đoàn trƣờng có thể
thành lập các liên chi đoàn khối lớp (Quyền hạn của các liên chi Đoàn do Đoàn
trƣờng quy định).
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khối Trung học phổ thông là tổ
chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trƣờng Trung học phổ
thông.
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn, khái niệm
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khối trƣờng Trung học phổ thông
đƣợc đề cập trong luận văn này chỉ giới hạn trong nhóm các Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh ở ba trƣờng Trung học phổ thông công lập và một
trƣờng Trung học phổ thông dân lập của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam mà
không đề cập đến công tác Đoàn ở khối các trƣờng dạy nghề, các trung tâm giáo
dục thƣờng xuyên trong huyện.
1.3.2. Quản lý công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khối trường
Trung học phổ thông
Công tác Đoàn trƣờng học giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục
của mỗi nhà trƣờng, vì vậy để định nghĩa khái niệm Quản lý công tác Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khối trƣờng Trung học phổ thông, cần phải
tìm hiểu khái lƣợc về các khái niệm nhƣ: Quản lý, công tác Đoàn trƣờng học và
quản lý công tác Đoàn trƣờng học.
- Quản lý
Khi bàn đến hoạt động quản lý và ngƣời quản lý, cần khởi đầu từ khái
niệm “tổ chức’’. Do tính đa nghĩa của thuật ngữ này nên ở đây chúng ta chỉ nói
đến tổ chức nhƣ một nhóm có cấu trúc nhất định những con ngƣời cùng hoạt
động vì một mục đích chung nào đó, mà để đạt đƣợc mục đích đó một con ngƣời
riêng lẻ không thể nào đạt đến đƣợc.
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có
sự quản lý và ngƣời quản lý để tổ chức hoạt động và đạt đƣợc mục đích của mình.
Vậy hoạt động quản lý là gì? Định nghĩa kinh điển nhất là: “Tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản
lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt
được mục đích của tổ chức’’[12, tr.1].
Hiện nay, hoạt động quản lý thƣờng đƣợc định nghĩa rõ hơn: “quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”.[12, tr.1].
“ Quản lý có ý nghĩa phổ quát cho mỗi con người cho một tập thể người.
Người nào, cộng đồng nào cũng cần có tư duy, kỹ năng “Quản’’ (biết tạo ra sự
ổn định cho mình và cho cộng đồng - duy trì) và tư duy, kỹ năng “Lý“ (biết tạo
ra sự phát triển cho mình và cho cộng đồng- đổi mới) để bản thân mình, gia đình
mình, cộng đồng và đất nước sống có hạnh phúc“. [1, tr.2]
Quản lý là hành động tổng hợp gắn kết nội lực và ngoại lực để cá nhân và
cộng đồng đồng thuận với nhau làm phát triển cả “Vốn con ngƣời’’, “Vốn tổ
chức’’, và “Vốn xã hội’’. Văn kiện Đại hội Đảng làn thứ IX Đảng Cộng sản Việt
Nam đã có một chỉ dẫn rất có ý nghĩa để nhận thức sự tƣơng tác giữa nội lực và
ngoại lực :“Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng gắn kết với nhau
thành nguồn lực tổng hợp để phát triển’’.[15,tr.166]. Hành động “Quản’’ trong
“Quản lý’’ là hành động biết tạo ra nội lực bền vững cho mình và cho cộng
đồng. Hành động “Lý’’ trong “Quản lý’’ là hành động thúc đẩy nội lực gắn với
ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển bản thân mình và cộng đồng
thích ứng với các hoàn cảnh khác nhau theo động thái thời gian và không gian.
- Công tác Đoàn trƣờng học là công tác thanh niên trong trƣờng học, đó
là việc phối hợp với nhà trƣờng tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ
chính trị của nhà trƣờng là “Dạy thật tốt và học thật tốt’’, tổ chức các hoạt động xã
hội giúp đoàn viên thanh niên học sinh tiếp cận với cuộc sống, khơi dậy tinh thần
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên’’ và các hoạt động xây dựng tổ
chức Đoàn, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và tham gia xây dựng Đảng.
- Quản lý công tác Đoàn trong trƣờng Trung học phổ thông là việc
triển khai các chức năng cơ bản trong quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo –
lãnh đạo và kiểm tra) nhằm duy trì và phát triển kết quả thực hiện chƣơng trình
công tác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các nhà trƣờng Trung
học phổ thông.
1.4. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong giáo dục phổ thông
1.4.1. Vai trò, vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh ở khối các trường Trung học phổ thông
“Trong nhà trường Trung học phổ thông, tổ chức Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên hoạt động theo điều
lệ Đoàn gắn liền với nhiệm vụ của từng trường theo từng năm học.
Cơ chế phối hợp của Đoàn được tổ chức theo chi đoàn ở đơn vị lớp học,
Đoàn trường theo cấp trường được gắn chặt với hoạt động tương ứng của Ban
cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm và với bộ máy quản lý của nhà trường. Hoạt
động của các chi đoàn, Đoàn trường khi thống nhất được xem như hoạt động
chính thức của trường, được Hiệu trưởng đưa vào kế hoạch của trường và giáo
viên chủ nhiệm đưa vào chương trình của lớp. Công tác sơ tổng kết của hoạt
động Đoàn theo học kỳ, năm học được gắn liền với sơ kết học kỳ, năm học của
trường, của lớp. Nội dung công tác Đoàn là một tiêu chuẩn thi đua để xét lớp
tiên tiến, trường tiên tiến ở cuối mỗi năm học có sự tham gia của Đoàn cùng
cấp’’.[40, tr.3]
Cơ quan cao nhất của Đoàn trƣờng là Đại hội Đoàn trƣờng. Cơ quan lãnh
đạo hoạt động của Đoàn trƣờng giữa hai nhiệm kỳ đại hội là Ban chầp hành
Đoàn trƣờng, giữa hai kỳ họp ban chấp hành là ban thƣờng vụ Đoàn trƣờng do
Ban chấp hành bầu ra. Nhiệm kỳ Đại hội Đoàn trƣờng Trung học phổ thông là
một năm học một lần.
1.4.1.1. Ban chấp hành Đoàn trường
Ban chấp hành Đoàn trƣờng do Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể
đoàn viên bầu ra có sồ lƣợng từ 5 đến 11 uỷ viên. Trong Ban chấp hành nếu có
trên 9 uỷ viên thì bầu Ban thƣờng vụ Đoàn trƣờng gồm từ 3 dến 5 uỷ viên; trong
Ban thƣờng vụ có Bí thƣ và 1-2 phó bí thƣ.
* Nhiệm vụ của Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn trường:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội trong nhà trƣờng.
+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn trƣờng và Nghị quyết, chỉ
thị của cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên.
+ Định kỳ tháng, học kỳ, năm học báo cáo về tình hình hoạt động của
Đoàn với cấp uỷ Đảng nhà trƣờng, Đoàn cấp trên và thông báo cho liên chi, chi
đoàn trực thuộc.
+ Phối hợp với Ban giám hiệu, hội sinh viên, công đoàn và các đơn vị
khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào
thanh niên trƣờng học.
* Nhiệm vụ cụ thể của Ban chấp hành Đoàn trường.
Căn cứ Nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên và Nghị quyết
đại hội Đoàn trƣờng để chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác sau:
- Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng.
- Phong trào hành động cách mạng- phong trào học tập rèn luyện vì ngày
mai lập nghiệp:
+ Phong trào giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.
+ Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
+ Phong trào xây dựng môi trƣờng học đƣờng lành mạnh, phòng chống tệ
nạn xã hội.
+ Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện và các hoạt động khác.
- Công tác xây dựng Đoàn, Hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.
+ Công tác chỉ đạo, thông tin, báo cáo.
+ Quản lý cán bộ đoàn viên và triển khai chƣơng trình rèn luyện đoàn
viên, phân loại đoàn viên, học sinh.
+ Khen thƣởng, kỷ luật.
+ Công tác phát triển đoàn viên, đảm bảo giới thiệu để phát triển Đảng
viên.
+ Công tác đoàn vụ, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn.
1.4.1.2. Ban chấp hành chi đoàn
Ban chấp hành chi đoàn do Đại hội chi đoàn bầu ra và đƣợc Ban chấp
hành Đoàn trƣờng xét duyệt và ra quyết định công nhận. Số lƣợng uỷ viên ban
chấp hành chi đoàn có thể từ 3- 5 ngƣời, trong đó có bí thƣ và phó bí thƣ chi
đoàn. Nhiệm kỳ đại hội Ban chấp hành chi đoàn là một năm một lần.
* Nhiệm vụ chủ yếu của Ban chấp hành chi đoàn.
+ Lãnh đạo công tác Đoàn, công tác Hội trong đơn vị lớp.
+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội chi đoàn, chủ trƣơng công tác
của Đoàn cấp trên và chỉ thị của Chi uỷ Đảng.
+ Phối hợp với ban cán sự, giáo viên chủ nhiệm để giải quyết các vấn đề
có liên quan đến công tác Đoàn và liên quan đến cán bộ đoàn viên, thanh niên
của chi đoàn.
+ Thông qua các hoạt động tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ
tƣởng, công tác đoàn kết tập hợp thanh niên.
+ Phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên, phân loại đoàn viên, xét đề nghị
khen thƣởng, kỷ luật.
1.4.1.3. Cán bộ Đoàn trường
Cán bộ Đoàn trƣờng học có vị trí quan trọng và giữ vai trò quyết định
trong việc phát triển phong trào thanh niên, học sinh và xây dựng tổ chức Đoàn
trong nhà trƣờng. Cán bộ Đoàn trƣờng bao gồm có: Bí thƣ Đoàn (Bí thƣ Đoàn
trƣờng, Bí thƣ chi đoàn lớp), các uỷ viên ban thƣờng vụ và các uỷ viên Ban chấp
hành Đoàn trƣờng.
* Bí thư Đoàn trường Trung học phổ thông.
- Bí thƣ Đoàn trƣờng Trung học phổ thông là chức danh do Đại hội Đoàn
trƣờng bầu lên theo định kỳ từng năm học, là ngƣời đứng đầu tổ chức Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Trƣờng trung học phổ thông. Bí thƣ
Đoàn trƣờng là cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý trƣờng học. Bí thƣ Đoàn
trƣờng Trung học phổ thông có thể là học sinh, là giáo viên kiêm nhiệm hoặc là
cán bộ Đoàn chuyên trách.
- Bí thƣ Đoàn trƣờng có chức năng:
+ Tham mƣu cho hiệu trƣởng và lãnh đạo ban chấp hành tổ chức các hoạt
động giáo dục cho đoàn viên thanh niên và học sinh.
+ Vận động phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng
để xây dựng tổ chức Đoàn, Đội ngày càng vững mạnh.
+ Phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo của Đoàn viên thanh niên học sinh
trong khoa học, nghiên cứu, học tập với tinh thần “Thi đua, rèn luyện vì ngày
mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng- văn minh’’.
- Bí thƣ Đoàn trƣờng Trung hoc phổ thông có nhiệm vụ:
+ Thiết kế, tổ chức chƣơng trình hoạt động cho thanh niên trong trƣờng
học theo phƣơng hƣớng hàng năm của Đoàn cấp trên, có tập trung xây dựng
nếp sống văn hóa, các hoạt động văn thể mỹ trong trƣờng học.
+ Tổ chức, xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ Ban chấp hành chi đoàn, ban
chấp hành Đoàn trƣờng.
+ Tự học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dƣỡng chuyên môn,
nghiệp vụ công tác Đoàn do Đoàn cấp trên tổ chức để không ngừng nâng cao tay
nghề, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Quyền hạn của Bí thƣ Đoàn trƣờng học:
+ Quyết định các vấn đề thuộc về thẩm quyền trên lĩnh vực chuyên môn
nghiệp vụ công tác Đoàn trong phạm vi nhà trƣờng.
+ Bí thƣ Đoàn trƣờng là thành viên chính thức của hội đồng sƣ phạm,
tham gia hội nghị liên tịch và các hội đồng xét duyệt có liên quan đến học sinh,
Đoàn viên trong phạm vi nhà trƣờng.
+ Quan hệ trực tiếp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng
để giải quyết nguyện vọng và quyền lợi của học sinh, đoàn viên.
+ Lập kế hoạch kinh phí, phục vụ cho hoạt động Đoàn trƣờng theo kế
hoạch hàng năm của trƣờng và đề nghị lên hiệu trƣởng để đƣa vào kế hoạch kinh
phí chung của nhà trƣờng; đề xuất với hiệu trƣởng phân công điều động các lực
lƣợng trong nhà trƣờng hỗ trợ công tác.
1.4.2. Những đặc trưng của nội dung công tác Đoàn trong khối trường Trung
học phổ thông
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với nhà trƣờng Trung
học phổ thông thực hiện mục tiêu: Bồi dƣỡng giáo dục lý tƣởng cách mạng cho
thế hệ trẻ, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong nhà trƣờng, góp phần đào đạo thế hệ
học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức lối sống lành mạnh, có tri thức sức
khoẻ, có kiến thức và kỹ năng lao động, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vƣơn lên lập thân lập nghiệp góp phần vào thực
hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Giáo
dục, tuyên truyền vận động học sinh chấp hành nghiêm luật pháp của nhà nƣớc,
điều lệ, quy chế và quy định hiện hành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nề nếp
kỷ cƣơng, xây dựng môi trƣờng giáo dục trong sạch, lành mạnh, ngăn chặn các
biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội xâm nhập nhà trƣờng. Xây dựng tổ chức
Đoàn ngày càng vững mạnh và thực sự trở thành lực lƣợng giáo dục quan trọng
trong nhà trƣờng.
* Mụ hỡnh ni dung cụng tỏc on trong khi cỏc trng Trung hc ph thụng.Công
tác
Đoàn
tr-ờng
học
( Các hoạt
động của
Đoàn
TNCS Hồ
Chí Minh
trong
tr-ờng
THPT)
Các
phong
trào
hành
động
cách
mạng
của
Đoàn
Công
tác
giáo
dục
của
Đoàn
tr-ờng
-Giáo
dục chủ
nghĩa
MácLênin, tt-ởng
Hồ Chí
Minh
- Giáo
dục
truyền
thống,
đạo đức,
lối sống,
nếp
sống.
- Giáo
dục luật
pháp,
thể
chất,
đời sống
văn hoá
tinh
thần.
- Phong
trào thi
đua học
tập của
đoàn
viên
thanh
niên học
sinh
- Phong
trào
thua
giảng
dạy của
đoàn
viên chi
đoàn
giáo
viên.
Công
tác xây
dựng
Đoàn và
Đoàn
tham
gia xây
dựng
Đảng
- Phong
trào
h-ớng
nghiệp
- Phong
trào
tình
nguyện
- Công
tác
cán bộ
- Công
tác
phát
triển
đoàn
viên
Hỡnh 1.1: Ni dung cụng tỏc on trong khi cỏc trng
Trung hc ph thụng
- Công
tác chỉ
đạo
- Công
tác
đoàn
vụ.