Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của cam sành (citrus nobilis var. typica hassk.) không hột được phát hiện ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

TÔ THỊ BÉ

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ ĐẶC TÍNH
HÌNH THÁI THỰC VẬT CỦA CAM SÀNH
(Citrus nobilis var. typica Hassk.) KHÔNG HỘT
ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ ĐẶC TÍNH
HÌNH THÁI THỰC VẬT CỦA CAM SÀNH
(Citrus nobilis var. typica Hassk.)KHÔNG HỘT
ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Cán bộ hướng dẫn
Ts. Nguyễn Bá Phú


Sinh viên thực hiện
TÔ THỊ BÉ
MSSV: 3108267
Lớp: TT1011A1

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
---------Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

“Khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật
của cam Sành (Citrus nobilis var. typica Hassk.) không hột
được phát hiện huyện ở Đồng bằng sông Cửu Long”

Do sinh viên Tô Thị Bé thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Nguyễn Bá Phú

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

“Khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật
của cam Sành (Citrus nobilis var. typica Hassk.) không hột
được phát hiện huyện ở Đồng bằng sông Cửu Long”

Do sinh viên Tô Thị Bé thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
…………………………………………………………………………………
…………………………………………...……………………………………
……………………………………………………...…………………………..
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá: ……………………………..
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Thành viên Hội đồng

Ts. Nguyễn Bá Phú

PGS.Ts. Trần Văn Hâu Ts. Lê Vĩnh Thúc

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Tô Thị Bé

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và Tên: Tô Thị Bé
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 12/03/1989
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Ấp số 1, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Ngày vào Đoàn: 20/11/2004
Họ và tên Cha: Tô Văn Hai
Sinh năm: 1954
Họ và tên Mẹ: Dương Thị Điệp
Sinh năm: 1955
Họ và tên Anh và chị:
- Tô Văn Hạnh
- Tô Văn Phúc
- Tô Lan Phương
- Tô Văn Lâm
- Tô Văn Út
Quá trình học tập
- 1998 – 2001: Học tại trường Tiểu học Kế An 3, xã Kế An, huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng
- 2001 – 2002: Học tại trường Tiểu học Kế An 1, xã Kế An, huyện Kế Sách,

tỉnh Sóc Trăng
- 2002 – 2006: Học tại trường Trung học cơ sở Kế An, xã Kế An, huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng
- 2006 – 2009: Học tại trường Trung học phổ thông Kế Sách, thị trấn Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng
- 2010 – 2014: Học tại trường Đại học Cần Thơ, đường 3/2, phường Xuân
Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ đã sinh ra con, nuôi dưỡng, chăm sóc con, vất vả suốt
cả đời vì tương lai và sự nghiệp của các con. Chân thành cám ơn anh chị đã
luôn luôn chăm sóc, động viên tôi suốt thời gian qua.
Thành kính biết ơn thầy Nguyễn Bá Phú, người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tôi những kiến thức bổ ích, luôn luôn giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Chân thành biết ơn thầy cố vấn học tập thầy Lê Vĩnh Thúc và cô Trần
Thị Bích Thủy đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập.
Chân thành biết ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận
tình dìu dắt, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học
tại trường.
Chân thành cảm ơn anh La Hoàng Châu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và viết luận
văn. Và anh Nhãn ở Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thu thập số liệu.
Chân thành cảm ơn bạn Đinh Văn Tàu, Tống Trung Trực, Hồ văn Hạnh,
Trần Minh Dững, Đinh Thanh Tông, Lê Minh Triết, Phạm Minh Toàn, Lê

Trường Giang và các bạn lớp Khoa Học Cây Trồng khóa 38. Những người
bạn thân thiết của tôi, cùng tôi chia sẻ vui buồn, luôn luôn bên tôi trong mọi
khó khăn và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thân gởi tất cả các bạn lớp Trồng Trọt khóa 36 lời chúc tốt đẹp nhất,
chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong tương lai.

v


Tô Thị Bé, 2014. “Khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của
cam Sành không hột được phát hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Luận văn
tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Bá Phú.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của cam
Sành không hột được phát hiện ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được
tiến hành để ghi nhận sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của các cá
thể cam Sành không hột vừa được phát hiện, làm cơ sở cho những nghiên cứu
tiếp theo nhằm phát triển một giống cây trồng mới trong sản xuất. Từng cá thể
cam Sành không hột được so với cam Sành có hột (đối chứng) ở vị trí liền kề
(tương ứng) và mẫu được thu thập hoàn toàn ngẫu nhiên, từ 10 – 30 lần lặp lại.
Đánh giá nhóm cam Sành không hột với nhóm cam Sành có hột (đối chứng)
theo bố trí khối (cặp tương ứng) với 7 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây. Khảo
sát về sự sinh trưởng, đặc tính thân cành, lá, hoa trái theo mô tả của IPGRI
(1999). Kết quả cho thấy hầu hết các đặc tính hình thái thực vật của cam Sành
không hột giống với cam Sành có hột (đối chúng) về sự sinh trưởng, đặc tính
thân cành, đặc tính lá, đặc tính hoa và đặc tính trái. Bên cạnh đó, cam Sành
không hột có vài đặc tính khác với cam Sành có hột như: Rộng phiến lá ngắn
hơn, tỷ số chiều dài/chiều rộng phiến lá lớn hơn, vòi nhụy ngắn hơn, đường

kính nướm nhụy nhỏ hơn, cao bầu noãn cao hơn, tỷ số chiều cao/đường kính
bầu noãn lớn hơn, có vết lõm ở đỉnh trái, vỏ dày hơn, số túi dầu/cm2 bề mặt
trái ít hơn, phần trăm trọng lượng vỏ trái nhiều hơn, phần trăm trọng lượng
vách múi – vỏ con tép ít hơn, phần trăm trọng lượng phần ăn được ít hơn,
trọng lượng hột ít hơn, phần trăm trọng lượng hột ít hơn, cho trái không hột (<
5 hột), pH cao hơn và hàm lượng vitamin C thấp hơn.

vi


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................. iii
Tiểu sử cá nhân .......................................................................................... iv
Lời cảm tạ ................................................................................................... v
Tóm lược ................................................................................................... vi
Mục lục..................................................................................................... vii
Danh sách bảng ........................................................................................... x
Danh sách hình ........................................................................................ xiii
Mở đầu ................................................................................................................ 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI ................................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................... 2
1.1.2 Phân loại .................................................................................................... 2
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng ....................................................................................... 2
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ .................................................... 3
1.3 ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI ............................................................................... 3
1.3.1 Đặc tính rễ.................................................................................................. 3
1.3.2 Đặc tính thân, cành ..................................................................................... 4
1.3.3 Đặc tính lá .................................................................................................. 4

1.3.4 Đặc tính hoa ............................................................................................... 5
1.3.5 Đặc tính trái ............................................................................................... 5
1.4 TỔNG QUAN VỀ SỰU KHÔNG HỘT ........................................................ 6
1.4.1 Khái niệm không hột .................................................................................. 6
1.4.2 Hiện tượng trinh quả sinh ........................................................................... 6
1.5 NGUYÊN NHÂN KHÔNG HỘT TRÊN CAM QUÝT ................................. 7
1.5.1 Tam bội ...................................................................................................... 7
1.5.2 Hiện tượng bất tương hợp........................................................................... 7
1.5.3 Bất dục giao tử ........................................................................................... 8
1.5.4 Hiện tượng biến dị và đột biến ở cam quýt ................................................. 9
1.5.5 Dòng cam Sành không hột LĐ 6 .............................................................. 10
1.6 HẠT PHẤN, BẦU NOÃN VÀ SỰ SINH GIAO TỬ ................................... 11
1.6.1 Hạt phấn và sự sinh sản hạt phấn .............................................................. 11
1.6.1.1 Cấu tạo hạt phấn ................................................................................... 11
1.6.1.2 Sự sinh sản hạt phấn .............................................................................. 11
1.6.2 Bầu noãn, tiểu noãn, sự sinh sản noãn và túi phôi ..................................... 11
1.6.2.1 Cấu tạo bầu noãn .................................................................................. 11
1.6.2.2 Cấu tạo tiểu noãn .................................................................................. 12
1.6.2.3 Sự sinh sản noãn.................................................................................... 12
vii


1.6.2.4 Sự sinh sản túi phôi ............................................................................... 12
1.7 SỰ THỤ PHẤN, NẢY MẦM VÀ THỤ TINH ............................................ 13
1.7.1 Sự thụ phấn .............................................................................................. 13
1.7.2 Sự nảy mầm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt phấn ........ 13
1.7.3 Sự thụ tinh ................................................................................................ 14
1.8 YÊU CẦU NGOẠI CẢNH .......................................................................... 15
1.8.1 Nhiệt độ ...................................................................................................15
1.8.2 Nước ........................................................................................................ 15

1.8.3 Ánh sáng ..................................................................................................15
1.8.4 Đất đai......................................................................................................16
1.8.5 Gió ........................................................................................................... 16
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................. 17
2.1 PHƯƠNG TIỆN .......................................................................................... 17
2.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................... 17
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................... 17
2.2 PHƯƠNG PHÁP ......................................................................................... 17
2.2.1 Bố trí khảo sát .......................................................................................... 17
2.2.2 Khảo sát đặc tính hình thái theo mô tả của IPGRI (1999).......................... 17
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 21
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 22
3.1 Sự sinh trưởng của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng) .... 22
3.1.1 Sự tăng trưởng đường kính gốc tháp ......................................................... 22
3.1.2 Sự tăng trưởng đường kính thân tháp ........................................................ 23
3.1.3 Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp ..................................... 26
3.1.4 Sự tăng trưởng của chiều cao cây.............................................................. 27
3.1.5 Sự tăng trưởng của chiều rộng tán cây ...................................................... 29
3.2 Đặc tính thực vật ......................................................................................... 31
3.2.1 Đặc tính thân, cành ................................................................................... 31
3.2.2 Đặc tính lá ................................................................................................ 33
3.2.3 Đặc tính hoa ............................................................................................. 45
3.2.4 Đặc tính trái .............................................................................................. 54
3.2.4.1 Đặc tính hình thái trái ........................................................................... 54
3.2.4.2 Năng suất và chất lượng ........................................................................ 69
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 74
4.1 Kết luận ....................................................................................................... 74
4.2 Đề nghị ........................................................................................................ 76
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 77
Phụ chương 1

Phụ chương 2
viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Đường kính gốc tháp (mm) của cam Sành không hột và cam Sành
có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013 – 2014

22

3.2

Tỷ lệ tăng trưởng tương đối đường kính gốc tháp (%) của cam
Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang,
năm 2013 – 2014

23

3.3

Đường kính thân tháp (mm) của cam Sành không hột và cam
Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013 – 2014


24

3.4

Tỷ lệ tăng trưởng tương đối đường kính thân tháp (%) của cam
Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang,
năm 2013 – 2014

25

3.5

Tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp của cam Sành
không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm
2013 – 2014

26

3.6

Chiều cao cây (cm) của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013 – 2014

27

3.7

Tỷ lệ tăng trưởng tương đối chiều cao cây (%) của cam Sành
không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm

2013 – 2014

28

3.8

Chiều rộng tán cây (cm) của cam Sành không hột và cam Sành có
hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013 – 2014

29

3.9

Tỷ lệ tăng trưởng tương đối chiều rộng tán cây (%) của cam Sành
không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm
2013 – 2014

30

3.10

Đặc tính định tính về hình thái cây của cam Sành không hột và
cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

32

3.11

Góc độ phân cành của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013


33

3.12

Đặc tính định tính về lá của cam Sành không hột và cam Sành có
hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

35

3.13

Phần trăm hình dạng phiến lá của cam Sành không hột và cam
Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

36

3.14

Kích thước cuống lá của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

37

3.15

Kích thước cánh lá của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

38


3.16

Tỷ số chiều dài/chiều rộng cánh lá của cam Sành không hột và
cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

39

3.17

Tỷ số chiều dài cánh lá/chiều dài cuống lá của cam Sành không
hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

39

ix


3.18

Kích thước phiến lá của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

40

3.19

Tỷ số chiều dài/chiều rộng phiến lá của cam Sành không hột và
cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013


41

3.20

Tỷ số chiều dài cuống lá/chiều dài phiến lá của cam Sành không
hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

42

3.21

Dày lá của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng)
tại Hậu Giang, năm 2013

43

3.22

Số túi dầu trên 1 cm2 bề mặt lá của cam Sành không hột và cam
Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

43

3.23

Số gân phụ mặt trên của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

44


3.24

Đặc tính mô tả về hoa của sam Sành không hột và cam Sành có
hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

46

3.25

Chiều dài cuống hoa của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

47

3.26

Số cánh hoa của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối
chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

47

3.27

Kích thước cánh hoa của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

48

3.28


Số chỉ nhị/hoa của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối
chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

49

3.29

Chiều dài chỉ nhị và chiều dài bao phấn của cam Sành không hột
và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

49

3.30

Chiều dài vòi nhụy của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

50

3.31

Dày nướm nhụy và đường kính nướm nhụy của cam Sành không
hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

51

3.32

Kích thước bầu noãn của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013


52

3.33

Tỷ số chiều cao/đường kính bầu noãn của cam Sành không hột và
cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

53

3.34

Đặc tính định tính của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

55

3.35

Kích thước trái của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối
chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

57

3.36

Tỷ số chiều cao/đường kính trái của cam Sành không hột và cam
Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

58


3.37

Dày vỏ trái của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối
chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

58

3.38

Số túi dầu trên 1 cm2 trái của cam Sành không hột và cam Sành

59

x


có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013
3.39

Số múi/trái của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối
chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

60

3.40

Trọng lượng trái của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013


60

3.41

Trọng lượng, phần trăm trọng lượng vỏ trái của cam Sành không
hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

61

3.42

Trọng lượng, phần trăm trọng lượng vách múi – vỏ con tép của
cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu
Giang, năm 2013

62

3.43

Trọng lượng, phần trăm trọng lượng dịch trái của cam Sành
không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm
2013

63

3.44

Trọng lượng, phần trăm trọng lượng phần ăn được của cam Sành
không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm
2013


64

3.45

Trọng lượng, phần trăm trọng lượng hột của cam Sành không hột
và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

65

3.46

Số hột chắc, số hột lép của cam Sành không hột và cam Sành có
hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

66

3.47

Tổng số hột của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối
chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

67

3.48

Số mài của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng)
tại Hậu Giang, năm 2013

67


3.49

Tổng số tiểu noãn của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

68

3.50

Tổng số trái trên cây và năng suất trái trên cây của cam Sành
không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại Hậu Giang, năm
2013

69

3.51

Màu thịt trái, độ đồng đều thịt trái, vị nước trái và mùi thơm nước
trái của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại
Hậu Giang, năm 2013

71

3.52

Brix của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng) tại
Hậu Giang, năm 2013

72


3.53

pH và Vitamin C của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

73

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Hình mặt trên và mặt dưới lá của cam Sành không hột và cam
Sành có hột (đối chứng), tại Hậu Giang, năm 2013

34

3.2

Ba dạng phiến lá của cam Sành không hột, tại Hậu Giang, năm
2013


36

3.3

Hình dạng trái của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013

56

3.4

Hình cắt ngang của cam Sành không hột và cam Sành có hột
(đối chứng), tại Hậu Giang, năm 2013

70

xii


MỞ ĐẦU
Cam quýt là cây ăn trái quan trọng, có giá trị kinh tế cao nên diện tích
trồng ngày càng tăng. Diện tích trồng cam quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long
với hơn 40.000 ha, chiếm 60% tổng diện tích trồng cam quýt của cả nước
(Trần Văn Hâu, 2009). Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994) cho rằng có nhiều
giống cam quýt được trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như cam Sành, cam
Mật, quýt Tiều, quýt Đường, bưởi Năm Roi,…. Trong đó, có giống cam Sành
được nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ ưu
tiên phát triển diện tích, đây là loại cây mang lại thu nhập rất cao cho nhà
vườn do nhu cầu của thị trường và một số đặc tính nổi trội của giống như thời
gian cho trái sớm (24 tháng sau khi trồng cây ghép), năng suất cao, phẩm chất

trái ngon, nhiều nước, thịt trái có màu cam sẫm được nhiều người tiêu dùng ưa
chuộng (Trần Thị Oanh Yến và ctv., 2013).
Cam Sành có tên khoa học là Citrus nobilis var. typica Hassk. (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) có nguồn gốc ở Miền Nam Việt Nam, có
tên trên thế giới là quýt King, về phương diện thực vật thuộc loài quýt (Tôn
Thất Trình, 2000), là giống lai giữa cam Mật (Citrus sinensis) và quýt (Citrus
reticulate) (Vũ Công Hậu, 1996), có giá trị cao, được thị trường trong nước ưa
chuộng và có tiềm năng xuất khẩu ở thị trường các nước châu Á. Tuy nhiên,
giống trồng hiện tại có nhược điểm là nhiều hột. Vì thế, mà không hột là một
vấn đề đang được chú ý, do được thị trường trong và ngoài nước quan tâm và
ưa chuộng. Chính vì thế, việc chọn giống cam Sành không hột (nhỏ hơn 5 hột)
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển ngành trồng cam
quýt ở nước ta. Trong những năm gần đây, bộ môn Khoa Học Cây Trồng,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ là một
trong các đơn vị nghiên cứu, tìm và chọn tạo các giống cam quýt không hột.
Kết quả là các nhà khoa học đã phát hiện hai cá thể quýt Đường không hột tại
xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp (Nguyễn Bảo Vệ và ctv.,
2007). Và gần đây, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát hiện các cá thể cam Sành
không hột ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Vì thế, đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của
cam Sành không hột được phát hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long” được tiến
hành để ghi nhận sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của các cá thể
cam Sành không hột vừa được phát hiện, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp
theo nhằm phát triển một giống cây trồng mới trong sản xuất.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CAM SÀNH
1.1.1 Nguồn gốc
Theo Đường Hồng Dật (2000), cây cam quýt hiện đang trồng ở nhiều
nước trên thế giới đều có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Đông Nam châu Á. Đường ranh giới của vùng xuất xứ cam quýt nằm ở chân
dãy núi Himalaya, phía Đông Ấn Độ (chân dãy Himalaya) qua miền Nam
Trung Quốc, về phía Nam đường ranh giới của vùng đi qua Australia (Tanaka,
1979). Trong đó, quýt được trồng ở Trung Quốc và Nhật rất sớm (Nguyễn Bảo
Vệ và Lê Thanh Phong, 2004) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ
3.000 – 4.000 năm trước.
Theo Tôn Thất Trình (2000), cam Sành có nguồn gốc ở Miền Nam Việt
Nam, có tên trên thế giới là quýt King, về phương diện thực vật thuộc loài
quýt (Tôn Thất Trình, 2000), là giống lai giữa cam Mật (Citrus sinensis) và
quýt (Citrus reticulate) (Vũ Công Hậu, 1996). Ở Việt Nam, cam Sành được
trồng ở tất cả các vùng trồng cây cam quýt khắp đất nước. Sản lượng cam
Sành ở miền Nam nhiều hơn ở miền Bắc. Ở các tỉnh phía Bắc, cam Sành
thường được mang tên các địa phương trồng nhiều. Đáng chú ý là vùng cam
Sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà Giang), Bố Hạ (Bắc Giang),
Yên Bái. Sản lượng cam Sành lớn nhất là ở Hàm Yên, Bắc Quang (Trần Thế
Tục và ctv., 1998).
1.1.2 Phân loại
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), hệ thống phân loại cam quýt rất phức
tạp do vòng di thực và khả năng thích ứng rộng; ngày càng có nhiều các dạng
lai tự nhiên, các đột biến tự nhiên và công tác lai tạo đã tạo nên nhiều giống
mới, loài mới.
Nguyễn Hữu Đống (2003) cho rằng cam quýt có nhiều chủng loại, nằm
trong bộ cam quýt (Rutales) thuộc họ cam quýt (Rutaceae), họ phụ
Aurantibideae. Họ phụ này có đến 250 loài, chia ra nhiều chi và chi phụ. Theo
Mukhopadhyay (2004), cam quýt trong tự nhiên bình thường có bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội 2n = 18. Cam Sành có tên khoa học là Citrus nobilis var. typica

Hassk cũng có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18 giống với bộ nhiễm sắc thể trên cam
quýt (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Theo Đường Hồng Dật (2003), cam quýt là một trong các loại trái cao
cấp được nhiều người ưa chuộng và được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới.
Cam quýt có nhiều chất dinh dưỡng nên có giá trị sử dụng rất cao. Trong phần
2


thịt trái có chứa 6 – 12% đường. Các loại acid hữu cơ chứa trong thịt trái 0,4 –
1,2%, trong đó có nhiều loại acid hoạt tính sinh học cao. Trong trái còn chứa
các chất khoáng và dầu thơm. Cam quýt được dùng để ăn tươi, ngoài ra còn
được chế biến thành các sản phẩm như mức, kẹo, nước giải khát, xirô, làm
thuốc chữa bệnh và trích lấy tinh dầu (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2011).
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
Trong năm 2009 có hơn 5,4 triệu ha cây cam quýt (4,5 triệu ha cam) với
năng suất trung bình 16,3 tấn/ha (FAO, 2011 trích dẫn của Goldhamer et al.,
2012). Thị trường thế giới có nhu cầu về cam quýt rất lớn. Phát triển cam quýt
để thỏa mãn nhu cầu trong nước đang tăng lên nhanh chóng do đời sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện và góp phần từng bước tăng nguồn hàng
xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết và đang mở ra triển vọng to lớn cho nghề trồng
cam quýt ở nước ta (Đường Hồng Dật, 2000).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển khá mạnh các loại cây
ăn trái với diện tích 750.500 ha (Tổng cục Thống kê, 2007). Theo Cục trồng
trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011 Trích dẫn của Phạm Văn
Hiếu, 2012), diện tích cây ăn trái cả nước đạt khoảng hơn 900 nghìn ha, sản
lượng khoảng 10 triệu tấn; trong đó, diện tích cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
khoảng 255 nghìn ha, sản lượng trái xuất khẩu ước đạt hơn 400 nghìn tấn.
Sản lượng cam quýt của Việt Nam tương đương với các nước trong khu

vực khoảng 7 – 10 tấn/ha đối với cam, 8 – 10 tấn đối với quýt, 10 – 12 tấn/ha
đối với chanh nhưng thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến trên thế giới
như: Úc, Mỹ, Brazil,… có năng suất 30 – 40 tấn/ha (Phạm Văn Hiếu, 2012).
1.3 ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI
1.3.1 Đặc tính rễ
Phần lớn rễ cam quýt phân bố ở tầng đất sâu 10 – 30 cm. Rễ hút tập
trung ở tầng sâu 10 – 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1 – 8 năm tuổi sau
khi trồng. Rễ cam quýt tái sinh kém và suy giảm dần ở sau thời kỳ cực thịnh
vào năm thứ 7 – 8. Ở nước ta từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch rễ cam quýt
sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ nhất (Đường Hồng Dật, 2000).
Rễ cây cam quýt phân bố nông, rễ bất định phân bố tương đối rộng và
dày đặc ở tầng đất mặt, ở tầng sâu 10 – 30 cm, hoạt động mạnh thời kỳ 1 – 8
năm tuổi sau khi trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém (Trần Thế Tục
và ctv., 1998). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), rễ cây cam
quýt thường mọc cạn, đa số rễ hút dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt, sự
phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất.

3


Theo Đường Hồng Dật (2000), các cây cam quýt nhân giống bằng hạt
và ghép lên gốc ghép gieo hạt có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp và ít rễ hút.
Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng nhiều rễ hút phân bố nông
và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo những thấy đổi của điều kiện bên
ngoài, nhất là mực nước ngầm.
1.3.2 Đặc tính thân, cành
Cây cam quýt thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán trụ, cây trưởng thành có
thể có 4 – 6 cành chính (Hoàng Ngọc Thuận, 1999). Theo Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong (2011) nhận thấy cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục,
khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới

đỉnh sinh trưởng của ngọn sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này sẽ mọc dài đến một
khoảng nhất định thì ngưng và các mầm ngủ bên dưới tiếp tục phát triển giống
như cũ. Trong một năm, cây có thể cho 3 – 4 đợt cành. Tùy theo chức năng
của cành trên cây, có thể gọi tên như: Cành mang trái, cành mẹ, cành dinh
dưỡng, cành vượt.
Hình thái tán cây cam quýt rất đa dạng: Có loại tán rộng, có loại tán chặt,
có loại tán thưa. Tán có thể có hình tròn, hình cầu, hình tháp, hình phễu, hình
chổi xể, v.v… Cách phân cành cũng đa dạng: phân cành hướng ngọn, phân
cành ngang, phân cành hỗn hợp, v.v … (Đường Hồng Dật, 2000).
Theo Nguyễn Bá Phú (2006), cây có đặc tính sinh trưởng trung bình,
dạng tán hình trứng, gốc cành hẹp, có khuynh hướng vươn cao. Cây 6 năm
tuổi cao 4 – 4,5 m, đường kính tán 3,5 – 4 m. Phân cành cách cổ rễ 23 – 25 cm
(Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011),
cho rằng cam Sành có tán nhỏ, cao khoảng 3 – 5 mét, cành nhiều, mọc yếu,
không gai.
1.3.3 Đặc tính lá
Theo Đường Hồng Dật (2000) cho rằng lá cam quýt có hình dáng rất
khác nhau. Lá các loài thuộc chi Poncirus có chia thùy chạc ba. Lá các loài
cam quýt khác thường có hình ôvan, hình trứng lộn ngược, hình thoi. Lá
thường có eo lá hoặc không có. Eo lá có thể to hoặc nhỏ. Những loài cam quýt
có nguồn gốc lai với các loài thuộc chi Poncirus thường có eo lá to, cuống lá
ngắn: Phần lớn các lá loài cam quýt có mép răng cưa, trừ các loài quất.
Cây cam quýt trưởng thành thường có 150.000 – 200.000 lá với diện tích
lá vào khoảng 200 m2 (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Tuổi thọ
của lá từ 2 – 3 năm tùy thuộc vào vị trí lá, tình trạng sinh trưởng của cây, cành
mang lá, vị trí cấp cành và tùy thuộc vào vùng sinh thái.
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), lá cam quýt thuộc loại lá đơn
gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Hình dạng và kích thước lá thay đổi tùy

4



theo loài, bưởi có cánh lá lớn, cam ngọt có cánh lá trung bình và chanh yên
không có cánh lá. Hình dáng lá cam quýt rất khác nhau, có thể nhọn đuôi hoặc
chẻ lõm, các loài quýt thường có đuôi chẻ lõm xuống ở phía mút lá. Nguyễn
Văn Luật (2006), cho rằng lá cam quýt có khía răng cưa, mặt dưới có màu
xanh lợt, cuống lá có cánh nhỏ.
Theo Đường Hồng Dật (2003), cam Sành có lá to, dày, màu xanh đậm
phản quang, eo lá to. Răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiến lá hơi ghồ ghề
và hơi cong lại, có túi tinh dầu nổi rõ, có mùi thơm đặc trưng của giống. Lá
non có màu xanh nhạt, khi thành thục lá có màu xanh đậm và có cuống hình
lòng thuyền (Viện Cây ăn quả Miền Nam, 2009).
1.3.4 Đặc tính hoa
Hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thường là
hoa lưỡng tính. Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1998), nhận thấy mỗi hoa của
nhóm cam quýt biến động từ 3 – 7 cánh hoa, có màu trắng, ngoại trừ ở loài
chanh có màu tím ở phía ngoài. Hoa đơn thường chỉ có một hoa ở đầu cành.
Nhóm hoa chùm trên cành ở mỗi nách lá có một hoa và trên ngọn cành có một
hoa, thông thường có từ 3 – 7 hoa trên một cành, một số cành hoa không có lá,
một chùm có 3 – 5 hoa.
Theo Trần Thế Tục và ctv. (1998) cho rằng hoa cam quýt có 2 loại: Hoa
đầy đủ và hoa dị hình. Hoa đầy đủ thường có cánh dài màu trắng, mọc thành
chùm hoặc đơn độc. Hoa có mùi thơm hấp dẫn. Nhị có thể có phấn hoặc
không có phấn. Số nhị thường nhiều gấp 4 lần số cánh. Hoa dị hình là hoa phát
triển không đầy đủ, cuống và cánh ngắn. Hình thù khác hẳn so với hoa đầy đủ
và số lượng ít hơn.
1.3.5 Đặc tính trái
Trái được tăng trưởng và phát triển từ bầu noãn, bao gồm một số tâm bì,
trái cam quýt có trên 8 tâm bì, chúng sắp xếp quanh lõi (Lima and Davies,
1984). IPGRI (1999) mô tả trái cam quýt có 7 dạng chủ yếu: hình thoi, hình

chùy, hình niêm, hình trứng, hình phỏng cầu, hình bán phỏng cầu và hình bán
tam giác.
Hột cam quýt phần lớn là đa phôi. Chỉ riêng bưởi và các giống lai của
chúng là đơn phôi. Hột của các loài thuộc chi phụ Papeda cũng đơn phôi. Gieo
một hột cam quýt thường tạo được 2 – 4 cây, trong đó chỉ có một cây mọc từ
phôi hữu tính, còn lại là các cây phôi tâm. Các cây phôi tâm về cơ bản mang
các đặc điểm tính trạng của cây mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có
xuất hiện một số tính trạng mới, trong đó có những tính trạng có lợi cho sản
xuất như chịu hạn, chịu lạnh, có năng suất cao, có phẩm chất trái tốt. Đặc biệt

5


là các phôi vô tính mọc từ hạt lai thường có đặc tính này (Đường Hồng Dật,
2000).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), trái cam sành có dạng
hình tròn hơi dẹp, đường kính 7 – 8 cm, cao khoảng 6 – 8 cm. Đáy trái và
cuống lõm xuống, vỏ dày 4 – 6 mm xù xì, màu xanh vàng hay vàng đỏ khi
chín. Bầu noãn có 10 – 14 ngăn, dễ lột, con tép to, nhiều nước, vị ngọt hơi
chua. Trái nặng tung bình 3 – 4 trái/kg. Hột hình tròn trứng, đa phôi, tử diệp
trắng.
Trái có vỏ dày, thô, sần sùi không hấp dẫn, nhưng màu sắc vỏ trái và thịt
trái rất đẹp. Thịt trái có hương thơm, phẩm vị rất ngon, không thua kém bất cứ
giống quýt nào trên thế giới (Đường Hồng Dật, 2003). Cam Sành là giống
quýt có trái to nhất, vỏ dày nhất trong loài quýt và hột lại trắng chứ không
xanh như hột các giống quýt khác (Tôn Thất Trình, 2000), quả bì dày song dễ
lột, rất thơm (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
1.4 TỔNG QUAN VỀ SỰ KHÔNG HỘT
1.4.1 Khái niệm không hột
Theo Varoquaux et al. (2000, được trích bởi Nguyễn Bá Phú (2006)), trái

cam quýt được xem là không hột khi có số hột nhỏ hơn 5 hột. Trần Văn Hâu
(2009), ở Mỹ cam có từ 0 – 6 hột cũng được xem là cam không hột.
1.4.2 Hiện tượng trinh quả sinh
Theo Trần Văn Hâu (2009), có thể chia làm ba kiểu trinh quả sinh:
- Trinh quả sinh yếu: Chỉ một ít trái được sản xuất mà không cần thụ
phấn như cam Navel.
- Trinh quả sinh trung bình: Đạt năng suất trung bình nếu không thụ phấn
nhưng đạt năng suất cao nếu được thụ phấn như quýt Orlando.
- Trinh quả sinh mạnh: Đạt năng suất cao nhưng không cần thụ phấn như
chanh Tahiti.
Hiện tượng trinh quả sinh đặc biệt quan trọng cho cây trồng do sản phẩm
thương mại là những trái trinh quả sinh không hột. Suốt thời gian ra hoa, điều
kiện không thuận lợi có thể ngăn cản hoặc giảm sự thụ phấn và sự thụ tinh làm
giảm năng suất và chất lượng trái không cao nhưng lại hiện diện trái không hột
(Rotino et al., 2005).
Vũ Văn Vụ và ctv. (1998) cho rằng có 2 kiểu không hột trong tự nhiên:
- Trái được tạo nên không qua thụ tinh. Có thể sự tạo trái này không cần
sự thụ phấn như chuối, dứa. Một số loại trái không hột xảy ra nhờ sự kích
thích của hạt phấn rơi trên nướm nhụy nhưng sau đó không có quá trình thụ
tinh xảy ra như nho.

6


- Trái không hột được tạo nên qua thụ tinh nhưng sau đó phôi không phát
triển mà bị thui đi như nho, anh đào, đào.
1.5 NGUYÊN NHÂN KHÔNG HỘT TRÊN CAM QUÝT
Nguyên nhân của việc tạo trái không hột trong tự nhiên là do hàm lượng
auxin nội sinh trong bầu noãn cao, cho phép bầu noãn phát triển thành trái mà
không cần nguồn auxin trong hột phóng thích ra. Người ta đã phân tích auxin

trong bầu noãn của các loài có hột bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với các loài
không hột (Vũ Văn Vụ và ctv., 1998).
Theo Chao (2004), được trích bởi Nguyễn Bá Phú (2013), trên cam quýt,
trái không hột do giống có nhiễm sắc thể tam bội. Trái không hột có thể là do
sự bất dục hoặc noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong đó có sự bất
tương hợp do tự thụ phấn (Jackson and Futch, 1997; Jackson and Gmitter,
1997).
1.5.1 Tam bội
Theo Trần Thượng Tuấn (1992), thể tam bội với bộ nhiễm sắc thể cơ bản
được hình thành do kết quả của sự phối hợp giữa các giao tử lưỡng bội (2n) và
đơn bội (1n). Thể tam bội thường bất dục, do quá trình phân bào giảm nhiễm
diễn ra không bình thường, phần lớn các giao tử mang số nhiễm sắc thể trung
gian giữa 1n và 2n nên không có sức sống và tất nhiên là không có khả năng
sinh sản. Vì vậy, các dạng tam bội trong tự nhiên được hình thành ở cây sinh
sản hữu tính sẽ mất dần theo thời gian, trong khi các cây sinh sản vô tính thì
thể tam bội vẫn thường gặp.
Mooney (1997), nhận thấy rằng giống cam quýt tam bội có chứa bộ ba
nhiễm sắc thể và có tiềm năng thương mại lớn vì mức độ không hột cao. Cây
cam quýt chọn lọc từ phôi hữu tính của cây trồng bằng hột có thể xuất hiện
những cây tam bội tự nhiên và tần số xuất hiện những cây tam bội này là 5%
(Lapin, 1937).
Theo Raza et al. (2003), giống tam bội trên cam quýt có thể được tạo ra
bằng nhiều cách như: thụ phấn chéo giữa cây nhị bội và tứ bội, kỹ thuật cứu
phôi, sự chiếu xạ, nuôi cấy phôi nhũ, công nghệ sinh học hiện đại. Đối với
giống có nhiễm sắc thể tam bội sẽ tạo ra trái hoàn toàn không hột, ngay cả khi
trồng chung với những loài cam quýt khác như quýt Tahaoe Gold (Chao,
2004).
1.5.2 Hiện tượng tự bất tương hợp
Theo Trần Đình Long (1997), hiện tượng tự bất tương hợp là hiện tượng
hạt phấn không thể thụ tinh được trên vòi nhụy của cùng một hoa hoặc giữa

các hoa khác nhau trên cùng một cây. Ở những loài cây có hiện tượng tự bất
tương hợp, cấu trúc của bộ phận sinh sản có những biểu hiện bất thường sau:
7


- Hạt phấn không nảy mầm được trên vòi nhụy.
- Nếu hạt phấn nảy mầm được thì cũng không tới được vòi nhụy.
- Hạt phấn nảy mầm tới vòi nhụy nhưng lại không đúng thời điểm để thụ
tinh, khi đó tinh trùng tới được vòi nhụy thì trứng chưa chín hoặc trứng đã quá
chín đều trở nên vô hiệu.
- Quá trình thụ tinh có thể diễn ra và hoàn thành nhưng mầm phôi bị
chết.
Chỉ sau khi ống phấn đạt đến mô vòi nhụy tính bất tương hợp mới được
biểu hiện: Sự sinh trưởng của ống phấn bị giảm sút và cuối cùng bị ngừng lại.
Sự trở ngại trong trao đổi chất và sự biến tính của ống phấn xuất hiện (Lê Văn
Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Theo Jackson and Gmitter (1997), hạt phấn
và tiểu noãn bất tương hợp thì thiếu khả năng tạo ra trái có hột do sự ngăn cản
quá trình thụ tinh, bởi vì sự phát triển chậm của ống phấn trong vòi nhụy.
Trần Thượng Tuấn (1992) cho rằng có hai loại đó là: bất tương hợp đồng
hình và bất tương hợp dị hình. Còn theo Nguyễn Như Khanh (2006), có hai
kiểu tự bất tương hợp là tự bất tương hợp giao tử và tự bất tương hợp bào tử.
Đặc tính bất tương hợp bào tử là ức chế sự nảy mầm của hạt phấn, bất tương
hợp giao tử thường làm chậm sự phát triển ống phấn (Jackson and Gmitter,
1997).
1.5.3 Bất dục giao tử
Theo Trần Đình Long (1997), ở cây sinh sản vô tính vì được nhân lên
bằng phương pháp vô tính nên qua các đời trồng của hệ nhân giống vô tính
không xảy ra phân li và tái tổ hợp. Điều ấy đưa đến 3 hậu quả quan trọng: Các
hệ vô tính dần tích lũy các đột biến tự nhiên làm độ dị hợp tăng lên, các gen có
hại cũng được tích lũy dần, cơ quan sinh sản thường xuyên không hoạt động

nên dần dần đưa đến bất dục đực và cái. Thường bất dục đực xảy ra nhiều hơn.
Bất dục đực là cây không có khả năng tạo ra hoặc giải phóng hạt phấn có
chức năng. Bất dục đực có thể là bất dục thực, bất dục đực chức năng hoặc bất
dục đực cảm ứng do hóa chất (Vũ Đình Hòa, 2005). Trần Thượng Tuấn (1992)
cho rằng nguyên nhân của hiện tượng đực bất dục là giao tử đực không có sức
sống, có cả ở cây tự thụ cũng như cây giao phấn là do các đột biến làm ngừng
trệ sự phát triển của giao tử đực vào những giai đoạn khác nhau.
Bất dục cái có thể là kết quả từ hoa cái bị thối hoặc phát triển túi phôi
không đầy đủ. Trên quýt Satsuma và cam ngọt Washington tế bào cái thường
bị thối trong giai đoạn giảm phân hoặc nhiều túi phôi bị ức chế phát triển
chậm làm trứng không chín và không có sức sống cho sự thụ tinh. Hư phôi
xảy ra khi sự thụ tinh bình thường (Jackson and Gmitter, 1997).

8


Kahn and Chao (2004) cho biết những giống vừa tạo ra một ít hạt phấn
hoặc không tạo hạt phấn và một ít noãn hoặc noãn không có chức năng sẽ rất ít
hột hoặc không hột, không có vấn đề gì khi những giống cam quýt khác trồng
xung quanh giống này.
1.5.4 Hiện tượng biến dị và đột biến ở cam quýt
Theo Spiegel-Roy and Goldschimidt (1996), đột biến liên quan đến thay
đổi trong DNA thường thấy ở cam quýt và tỷ lệ xuất hiện thay đổi theo từng
giống. Tần số xuất hiện của đột biến có thể ảnh hưởng bởi môi trường, trong
quá trình trồng trọt như xén tỉa cành. Đột biến làm xuất hiện những đặc tính có
ích như không hột, chín sớm, quả ít chua, quả có màu sắc đẹp... đã được tìm
thấy, chọn lọc và sử dụng như: cam Navel, Clementine, quýt Satsuma. Tuy
nhiên, cũng có một số không có ích như: làm năng suất thấp, quả dị thường,
phẩm chất kém, cấu trúc và kích thước lá thay đổi. Đột biến gây nên bất dục
hạt phấn và bầu noãn làm xuất hiện trinh quả sinh.

Đột biến tự nhiên là hiện tượng rất phổ biến ở cam quýt, nguyên nhân có
thể do các yếu tố di truyền không ổn định (Cameron and Frost, 1968). Đột
biến tự nhiên và biến bị thường được tìm thấy ở cam quýt (Nito et al., 1996;
Raza, 2003).
Raza (2003) cho rằng có thể tạo cây tam bội nếu xuất hiện đột biến sai
hình nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử 2n (thay vì 1n) có thể ở tế bào
trứng hoặc tinh trùng; chọn lọc tự nhiên, nuôi cấy mô làm xuất hiện đột biến
sôma. Theo Vardi (1992), tế bào trứng thường xuất hiện 2n nhiều hơn. Sự đột
biến sai hình nhiễm sắc thể làm đực bất dục tạo nên sự không hột tự nhiên
trong các giống cam quýt được mô tả bởi Frost and Soost (1968).
Theo Nguyễn Ngọc An và ctv. (1973), nhờ chọn lọc dòng vô tính, tất cả
những giống cam quýt hàng hóa hiện nay đang nổi tiếng ở Nhật Bản, Mỹ và
các nước vùng Địa Trung Hải đã cho những biến dị nhiều về mặt phẩm chất và
thời gian chín. Ở phần lớn những giống này điều có những khác biệt sinh thái
theo giống về nhiệt độ, chẳng hạn như giống cam Shamouti chỉ ra quả sai và
có phẩm chất ngon ở Ixraen và ở đảo Chypre, quýt Ôn Châu và Satsuma ở
Nhật Bản. Khi sinh sản bằng con đường sinh dưỡng, bất kỳ một đột biến sôma
nào cũng có thể tạo cây nguyên vẹn với những tính trạng đột biến mới. Một
trong những tính trạng đột biến ở thực vật là đột biến trội, xuất hiện ở mô phân
sinh của điểm sinh trưởng và trong trường hợp này toàn bộ cành phát triển đều
mang đột biến.
Bên cạnh việc xuất hiện đột biến tự nhiên thì ta cũng có thể tạo được
những đột biến nhân tạo bằng nhiều cách nhân lên các cơ quan khác nhau của
cây. Có thể gây đột biến thân chồi, cành giâm, các mô hoặc cơ quan sinh sản

9


như: Bầu hoa trước khi hình thành phôi hay trước khi hình thành giao tử, xử lý
phấn hoa cả trước và sau khi phân chia giảm nhiễm bằng các hóa chất hóa học;

tạo biến dị do tác động chất hóa học đến chồi và mô cây (Nguyễn Ngọc An và
ctv., 1973).
Theo Raza (2003), chiếu xạ được xem là phương pháp có giá trị để nâng
cao tần số xuất hiện đột biến trong nhân giống cây trồng; chiếu xạ bằng tia
gama hoặc các chất hóa học được sử dụng gây đột biến sôma và là như nguồn
để nghiên cứu sự tiến hóa của đột biến ở các loài giống cam quýt. Hensz
(1977), đã phát hiện giống bưởi chùm không hột Star Ruby bằng xử lý hột
giống bưởi chùm Foster có hột. Russo et al. (1981), đã xử lý chồi ngủ của
giống quýt Clemintine Monreal với tia gama để tạo các dòng ít hột. Và ở nước
ta hiện nay cũng có xu hướng xứ lý đột biến bằng tia gama để tạo dòng không
hột đang được thực hiện trên cam Sành (Trần Thị Oanh Yến và ctv., 2004).
1.5.5 Dòng cam Sành LĐ 6
Từ dòng cam Sành (CS8) có số lượng 10-23 hột/trái, được chiếu xạ tại
Viện Nghiên cứu hạt nhân, sử dụng nguồn chiếu xạ: Co60, liều chiếu xạ 5,0
krad. Kết quả đã tạo ra được một dòng cam Sành không hột bằng chiếu xạ đột
biến sử dụng tia gamma trên mầm ngủ có các đặc tính nổi trội: có tỉ lệ hạt
phấn bất dục cao (70%), số hột/trái thấp <2 hột/trái ổn định trong tất cả các
trái ở tất cả các cây (khảo sát từ năm 2002-2010), thịt trái màu vàng cam, sáng
đẹp, vỏ trái ít sần và bóng hơn so với cam Sành trong sản xuất, khối lượng trái
trung bình 237g, nước trái nhiều (>40%), vị ngọt chua, mùi thơm đặc trưng
giống như cam Sành thương phẩm; năng suất khá cao (20-25kg/cây/năm, cây
3 năm tuổi) (Trần Thị Oanh Yến và ctv., 2013)
Dòng cam Sành không hột này đã được Hội đồng công nhận giống Cục
Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tạm thời là
giống cây trồng mới để sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và
miền Đông Nam bộ với tên gọi dòng cam Sành LĐ6 (Trần Thị Oanh Yến và
ctv., 2013).
Từ dòng cam Sành LĐ6, Viện Cây ăn quả miền Nam đã vi ghép tạo cây
sạch bệnh (S0) đang được lưu giữ trong nhà lưới chống côn trùng, thời gian tới
giống LĐ6 sẽ được Viện Cây ăn quả miền Nam cung cấp cho các nhà vườn

qua Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển nghề vườn (Công ty trực thuộc Viện)
(Trần Thị Oanh Yến và ctv., 2013).

10


1.6 HẠT PHẤN, BẦU NOÃN VÀ SỰ SINH GIAO TỬ
1.6.1 Hạt phấn và sự sinh sản hạt phấn
1.6.1.1 Cấu tạo hạt phấn
Theo Linskens (1964) cho rằng hạt phấn cắt ngang thấy bên ngoài là
vách của hạt phấn gồm hai lớp màng: Màng ngoài, màng trong và bên trong
vách chứa các hợp chất đặc biệt. Và cho rằng tất cả hạt phấn biểu hiện yếu tố
giống nhau: màng ngoài dày biểu hiện nhiều tầng lớp khác nhau và chứa
sporopollenin là terpene đa phân tử; màng trong mỏng hơn chứa pectin và
cellulose. Ông khảo sát dưới kính hiển vi điện tử vỏ ngoài không dường như
không có hình dạng ngoại trừ mối liên kết sợi cellulose, là đặc trưng của màng
sơ cấp.
Theo Hà Thị Lệ Ánh (2000), trong vách là chất tế bào với hai nhân:
- Nhân dinh dưỡng tròn, to, sẽ nảy mầm để tạo ống phấn sau này.
- Nhân sinh dục nhỏ hơn, hình bầu dục sẽ phân cắt cho hai tinh trùng.
1.6.1.2 Sự sinh sản hạt phấn
Theo Nguyễn Đình Dậu (1997), các cơ quan mang hạt phấn là nhị, là
những bộ phận đực của cây, chúng sản sinh các tiểu bào tử phát triển trong hạt
phấn. Nhị hoa gồm hai phần: Sợi giống cuống gắn cuống với đế hoa và bao
phấn ở đỉnh của mỗi sợi. Bao phấn chứa bốn túi đại bào tử hoặc túi phấn trong
đó hạt phấn được hình thành. Mỗi túi phấn gồm hai loại tế bào: Các tế bào
ngoại vi và các tế bào tiểu bào tử. Tế bào ngoại vi tạo thành một túi phôi bao
quanh các hạt phấn đang phát triển, lớp bên trong tế bào ngoại vi gọi là tầng
nuôi các hạt phấn đang phát triển; tầng nuôi là lớp đơn, nhưng cũng có thể là
hai hoặc ba lớp bao quanh tế bào mẹ hạt phấn hình trụ.

Theo Spiegel-Roy and Goldschimidt (1996), sự sinh hạt phấn trải qua hai
bước:
- Bước đầu tiên là sự phát sinh tiểu bào tử. Mỗi tế bào mẹ tiểu bào tử
lưỡng bội phân chia giảm nhiễm, sinh ra bốn tiểu bào tử đơn bội, mỗi tiểu bào
tử đó sẽ phát triển thành một hạt phấn duy nhất.
- Bước hai là sự phát sinh giao tử, trong đó các tiểu bào tử phân hóa
thành các hạt phấn hoạt động. Hạt phấn chín có liên quan tới sự phân chia
nguyên nhiễm của mỗi tiểu bào tử đơn bội. Khi hạt phấn chín bao phấn thường
có màu vàng sáng.
1.6.2 Bầu noãn, tiểu noãn, sự sinh sản noãn và túi phôi
1.6.2.1 Cấu tạo bầu noãn
Theo Hà Thị Lệ Ánh (2000), bầu noãn có cấu tạo như sau:

11


×