Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thiết kế phòng học thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.7 KB, 4 trang )

Thiết kế phòng học thông minh
Không gian học của bạn thể hiện rất rõ khả năng học hiệu quả của bạn. Bởi vì xét cho cùng nếu như bạn
không thể tập trung thì chắc chắn việc học của bạn cũng sẽ không tốt được. Điều này không có nghĩa là
bạn phải có một góc học tập hoàn toàn yên tĩnh. Thay vì đó hãy thiết kế một không gian học phù hợp với
thói quen và phong cách học của bạn!
• Phòng học cần như thế nào?
Mỗi một học sinh lại có một nhu cầu khác nhau. Có người cần một phòng cực kì yên tĩnh, không bị ảnh
hưởng bởi tác động xung quanh trong khi học; nhưng lại có người thích học khi đang nghe nhạc ở một
không gian thư giãn.Hãy giành thời gian để liệt kê tất cả những gì bạn cần và lên kế hoạch để có một không
gian học hoàn hảo.
Bạn sẽ học hiệu quả nhất nếu như bạn làm cho khoảng thời gian học của bạn trở nên đặc biệt. Tự đem đến
một không gian đặc biệt và lịch học cho bạn. Một số học sinh thậm chí còn đặt tên cho góc học tập của họ.
Nghe thì có vẻ điên khùng nhưng điều đấy lại thực sự hiệu quả. Bằng cách đặt tên cho góc học tập, bạn sẽ
cảm thấy thêm tôn trọng và yêu quý khoảng không gian riêng ấy. Tuy nhiên hãy giữ cho mấy đứa em nhỏ
của bạn tránh xa nơi bạn học!
• Đánh giá bản thân và thứ tự ưu tiên: hãy khám phá xem liệu bạn có phải là người dễ bị mất tập
trung bởi tiếng ồn hay những thứ “gây nhiễu” khác không? Bạn cũng nên quyết định xem mình học
tốt nhất ở nơi thật yên tĩnh trong thời gian dài hay cần thiết phải có thời gian giải lao…
• Xác định và yêu cầu một không gian học: Phòng ngủ của bạn có lẽ sẽ là nơi học tốt nhất hoặc
không. Một sô học sinh xác định rằng phòng ngủ là nơi họ thư giãn tuyệt đối và dễ bị phân tán tư
tưởng ở đó. Một phòng ngủ cũng có thể trở thành vấn đề lớn khi bạn chung phòng với người khác.
Nếu bạn thực sự cần một nơi yên tĩnh tuyệt đối, bạn nên thiết kế một vị trí học khác như: gác mái,
nhà để xe thậm chí là tầng hầm…
Nếu như có khó khăn như căn gác xép không có điện chẳng hạn, hãy nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ. Hầu hết
các vị phụ huynh đều sẵn lòng giúp con mình có một chỗ học tốt nhất.
• Đảm bảo là góc học tập của bạn phải thật thoải mái: Việc cài đặt máy tính và bàn ghế ở góc
phù hợp, không khiến bạn dễ bị đâu tay, cổ tay và cổ. Hãy quan tâm đến cả việc tránh khỏi những
vết thương trùng lặp do căng thẳng. Sau đó trang bị những vật dụng cần thiết như bút máy, bút
chì, giấy, từ điển, từ điển tiếng long, thước kẻ…Đừng nên để cảnh đang ngồi học bạn lại phải
đứng dậy vì tìm kiếm các vật dụng như thế!
Thêm vào đó cách bạn trang trí góc học tập cũng quan trọng. Hãy trang trí khi bạn xác định được tính cách


và phong cách học của bạn. Tuy nhiên tốt nhất không nên trang trí quá màu mè hay quá nhiều đồ vật.
Có một số gợi ý cho bạn về góc học tập vừa sáng tạo lại vừa giúp bạn học một cách hiệu quả nhất đây:
Một phòng học cần đầy đủ ánh sáng và gọn gàng
Một góc học tập nữ tính-có cảm giác chủ nhân của nó là người sáng tạo, chỉn chu và khá điệu đà
Phòng học với vị trí đọc sách được thiết kế thoải mái
Góc học tập với ánh sáng được thiết kế ấn tượng
Góc học tập càng đơn giản và thoáng đãng càng tạo cảm giác dễ học
Sáng tạo góc học tập ngay phía dưới giường ngủ
• Xây dựng một số quy tắc học: Để tránh có những hiểu lầm và cãi vã không cần thiết với bố mẹ,
bạn nên có một số nguyên tắc như bạn sẽ học vào thời gian nào và cách bạn học ra sao. Nếu bạn
biết rằng bạn có thể học hiệu quả với một vài lần giải lao, hãy nói như vậy. Bởi bạn có thể cũng
muốn làm một “hợp đồng gia đình” đấy :p
Việc nói chuyện và giải thích việc học của bạn với bố mẹ giúp bố mẹ có thể hỗ trợ bạn khi cần thiết hay đôi
lúc không can thiệp trong những lúc bạn thực sự muốn ở riêng. Bởi có thể bạn cần học khi bật nhạc nhưng
bố mẹ lại kêu lên và nghĩ rằng bạn đang giải trí thay vì rõ rang bạn đang học.
Chúc các bạn học tập thật tốt và biến việc học trở nên thú vị hơn!
-Nấm Táo biên tập-

×