Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.86 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN HỮU TRÍ

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
DELTAMETHRIN ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN HỮU TRÍ

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
DELTAMETHRIN ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Lipopenaeus vannamei)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
P.Gs. Ts ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

2014




ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT DELTAMETHRIN
ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Lipopenaeus vannamei)
Nguyễn Hữu Trí* và Đặng Thị Hoàng Oanh
Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
* Email:

ABSTRACT
Experimental testing for LC50 toxicity of deltamethrin were made with 6 concentrations in
the range of 0.0007 to 0.0112 ppm for small vannamei PL12 , and 0.000175 to 0.0056 ppm
for 25-30 days post stocking and a control treatment . Each treatment repeated 3 times.
LC50 value of 0.0042 mg/l was determined for PL12 shrimp and LC50 value of 0.001 mg/l
for larger shrimp. Laboratory testing for chronic toxicity layout consists of 5 treatments
with 3 replicates, including 4 treatments of 10 % , 20 % , 40 % , and 80 % concentrations
of - LC50- 96h values of the active ingredient deltamethrin and a control treatment .
Samples were collected at 10 days / times and collected 6 times. The samples obtained in
assessing hepatopancreas by histological methods . The results showed that deltamethrin
not affect the hepatopancreas of white shrimp when exposed to tested deltamethrin
concentrations.
Keywords: Litopenaeus vannamei, Deltamethrin, histopathology
TÓM TẮT
Thí nghiệm xác định độ độc cấp tính LC50 của thuốc bảo vệ thực vật deltamethrin được
thực hiện với 6 nồng độ trong khoảng 0,0007 – 0,0112 ppm đối với tôm thẻ chân trắng nhỏ
PL12, và 0,000175 – 0,0056 ppm đối với tôm thả sau 25-30 ngày và một nghiệm thức đối
chứng. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Giá trị LC50 đối với tôm PL12 là 0,0042 và tôm lớn
là 0,001 mg/l. Thí nghiệm xác định độ độc mãn tính được bố trí gồm 5 nghiệm thức với 3
lần lặp lại, trong đó có 4 nghiệm thức lần lượt 10%, 20%, 40%, và 80% nồng độ của giá
trị LC50-96h của hoạt chất Deltamethrin và một nghiệm thức đối chứng. Mẫu được thu
định kỳ 10 ngày/lần và thu 6 lần liên tiếp. Các mẫu thu được đánh giá tình trạng gan tụy

bằng phương pháp mô học. Kết quả cho thấy Deltamethrin không gây ảnh hưởng đến vùng
gan tụy của tôm thẻ chân trắng khi tiếp xúc với các nồng độ deltamethrin thử nghiệm.
Từ khóa: Litopenaeus vannamei, Deltamethrin, mô bệnh học
I. GIỚI THIỆU
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, ngành thủy sản đóng
vai trò hết sức quan trọng cho việc phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là nghề nuôi
tôm nước lợ, đã góp phần đưa ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

1


Năm 2011 giá trị xuất khẩu từ tôm nuôi đạt 2,15 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Cao Đức Phát, 2012).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề nuôi tôm nước lợ ở nước ta đang gặp rất nhiều
rủi ro đặc biệt tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong năm 2011, dịch bệnh lây lan trên diện
rộng tại các vùng nuôi tôm khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là hiện tượng
tôm chết hàng loạt có tên gọi là “hoại tử gan tụy” (hội chứng tôm chết sớm). Diện tích nuôi
tôm bị thiệt hại ở khu vực này lên đến 97.691ha, nghiêm trọng nhất là Sóc Trăng có hơn
25.000 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh bị mất trắng. Năm 2012, cả nước có hơn
100.000 ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị chết do dịch bệnh, ước thiệt hại trên 4.000 tỷ
đồng (Nguyễn Hữu Quý, 2012).
Đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp. Hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
không đúng cách có thể tồn lưu trong môi trường, đặt biệt là trong nguồn nước làm đe dọa
đến sự bền vững và an toàn ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói
riêng. Deltamethrin là thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến để diệt giáp xác trong
ao nuôi tôm. Mức độ gây độc của hoạt chất này lên các đối tượng thủy sản, đặt biệt là tôm
sú và thẻ chân trắng vẫn còn nhiều vấn đề nghiên cứu. Vì thế đề tài “Ảnh hưởng của thuốc
bảo vệ thực vật deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng” được thực hiện nhằm xác định độ
độc cấp tính (LC50) và độ độc mãn tính của hoạt chất deltamerthrin ảnh hưởng lên cấu trúc

mô của gan tụy của tôm thẻ chân trắng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Tôm thí nghiệm: là giống và tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, tôm nhỏ post (Post larvae)
PL12và tôm lớn (sau thả tôm 25-30 ngày).
Tôm chuyển về được đưa vào sốc Formol ở nồng độ 100ppm trong 30 phút để loại tôm yếu
(khoảng 25 - 30% tôm yếu bị loại), sau đó được thuần trong bể composite 2m3 trong 3-5
ngày.
Nước ót (độ mặn 80‰) được xử lý bằng KMnO4, thời gian để nước trong trở lại khoảng
10-15 ngày kết hợp chạy sục khí. Sau đó nước chuyển sang bể khác và được pha loãng với
nước ngọt tỷ lệ 1:4 để đạt được độ mặn 20‰ (đo bằng khúc xạ kế).
Kiểm tra độ kiềm trước khi thả tôm, nếu độ kiềm thắp thì sử dụng Na2CO3 với lượng
40g/m3 để nâng độ kiềm lên khoảng 10-20 mg/L, sục khí liên tục trước khi sử dụng.
Tôm nuôi làm thí nghiệm được thả trong bể nuôi 2m3, tôm nhỏ P12 thả ở mật độ 15.000
con/m3, Tôm lớn: là tôm chết phổ biến sau 25- 30 ngày thả. Mật độ nuôi là 5.000 con/m3,
ngày cho tôm ăn 6 lần: 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15giờ, 18 giờ, 21giờ. Bổ sung Vitamin 2
ngày/lần với lượng 2g/1m3 nước/lần. Lượng thức ăn mỗi lần đối với tôm nhỏ PL12 là 3g/
bể, đối với tôm lớn là 5g/ bể.

2


Hóa chất: Dùng hóa chất dạng kỹ thuật (Technical grade) pha chế dung dịch chuẩn sau đó
pha ra nồng độ thuốc cần thí nghiệm.
Pha hoạt chất vào dung môi phù hợp, ít ảnh hưởng đến tôm, pha thuốc vào 3 dung môi
DMF, xylem, saliman theo tỷ lệ sau: thuốc: DMF: Xylen: Saliman = 1: 1: 3: 2, sau đó rung
bằng máy siêu âm (3 - 5 phút) để tạo dung dịch đồng nhất. Tổng lượng dung môi và chất
mang đưa vào phải được hạn chế ở mức tối thiểu để đảm bảo khi pha vào bể không vượt
quá nồng độ 0,1ml/L (tức 0,1‰).
2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thí nghiệm khảo sát sơ bộ
Thí nghiệm xác định khoảng gây độc của Deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng (thí
nghiệm thăm dò) được tiến hành với 7 nồng độ (0,0000014; 0,000014; 0,00014; 0,0014;
0,014; 0,14; 1,4 mg/L) nằm trong khoảng gây độc (nồng độ tham chiếu) và đối chứng được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong keo 5L theo phương pháp nước tĩnh trong 96 giờ. Mỗi thí
nghiệm được lặp lại 3 lần, 30 con/keo đối với tôm nhỏ PL12 và 20 con/keo đối với tôm có
độ tuổi bị chết phổ biến (sau thả tôm 25-30 ngày). Thí nghiệm được theo dõi, ghi nhận
triệu chứng và tôm chết ở 3, 6,12, 24, 48, 72 và 96 giờ sau bố khi bố trí. Khi phát hiện tôm
chết, ghi nhận số liệu rồi bắt tôm chết ra để hạn chế ảnh hưởng chất lượng nước. Thí
nghiệm này xác định nồng độ cao nhất có thể gây chết không quá 10% tôm sau 96 giờ và
nồng độ thấp nhất gây chết khoảng 90% tôm sau 1-2 giờ để làm nồng độ cho thí nghiệm
tiếp theo.
2.2.2 Thí nghiệm khẳng định
Thí nghiệm được tiến hành theo thí nghiệm khảo sát sơ bộ để xác định nồng độ có thể gây
chết trên và dưới 50% số cá thể tôm thí nghiệm và các nồng độ lận cận.
Thí nghiệm xác định giá trị LC50 được tiến hành dựa vào kết quả ở thí nghiệm sơ bộ, trong
giới hạn nồng độ gây chết tôm chia thành 6 mức nồng độ và 1 đối chứng (không có thuốc).
Mỗi thí nghiệm bố trí 30 con/keo đối với tôm P12 và 20 con/keo đối với tôm có độ tuổi bị
chết phổ biến (sau thả tôm 25-30 ngày), 3 lần nhắc lại.
Theo dõi và ghi nhận số tôm chết vào các mốc thời gian là 3, 6,12, 24, 48, 72 và 96 giờ sau
bố khi bố trí. Tôm chết được vớt ra trong suốt thời thí nghiệm.
Trường hợp các nồng độ trên chưa tiệm cận được với nồng độ gây chết 50% số cá thể tôm
thì 2 lần thí nghiệm lặp lại phải điều chỉnh nồng độ cho phù hợp với diễn biến tỷ lệ chết ở
các lần thí nghiệm trước. Trường hợp đã tiệm cận thì có thể điều chỉnh nồng độ tiệm cận
với mức gây chết 50% cá thể tôm. Thí nghiệm được theo dõi, ghi nhận triệu chứng và tôm
chết ở 3, 6,12, 24, 48, 72 và 96 giờ sau bố khi bố trí. Khi phát hiện tôm chết, ghi nhận số
liệu rồi bắt tôm chết ra để hạn chế ảnh hưởng chất lượng nước.
2.2.3. Thí nghiệm xác định độ độc mãn tính
Thí nghiệm được tiến hành trên tôm có độ tuổi bị chết phổ biến (sau thả tôm 25-30 ngày).
được bố trí trong keo 5L với 5 thức nghiệm thức (4 nghiệm thức với deltamethrin là 10%,


3


20%, 40% và 80% nồng độ gây chết 50% sinh vật đã được xác định ở thí nghiệm khẳng
định; 1 nghiệm thức đối chứng không có thuốc), mật độ 30 con/keo, 3 lần lặp lại, thu mẫu
6 lần, mỗi lần thu cách nhau 10 ngày. Thu mẫu gan tụy tôm thí nghiệm ở giai đoạn 30 – 35
ngày tuổi. Số lượng mẫu thu ở 1 keo là 3 con, tổng mẫu thu là 90 mẫu. Mẫu được thu và cố
định trong dung dịch Davison’s. Mẫu được xử lý qua các giai đoạn: loại nước, làm trong
mẫu và tẫm paraffin. Sau đó mẫu được đúc khối, cắt với độ dày từ 4-6 μM và nhuộm với
Haematoxylin và Eosin. Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi lần lượt ở độ phóng đại
10X, 40X và 100X và chụp hình tiêu bản đặc trưng.
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý phân tích số liệu bằng chương trình Excel và SPSS 16.0
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu xác định trị số LC50 của Deltamethrin đối với tôm thẻ chân
trắng
3.1.1 Kết quả sơ bộ
Kết quả thí nghiệm sơ bộ trên tôm thẻ P12 nêu trên cho thấy hiện tượng tôm chết xuất hiện
từ CT2 và tôm chết hoàn toàn ở CT5 sau 48h (Bảng 1). Với kết quả thí nghiệm sơ bộ đó,
chúng tôi tiến hành lựa chọn khoảng nồng độ cho thí nghiệm khẳng định dao động trong
khoảng 0,0007 - 0,0224 mg/L tương ứng với 6 công thức thí nghiệm để tìm giá trị LC50.
Bảng 1: Tỷ lệ tôm thẻ chân trắng P12 chết trong thời gian thí nghiệm sơ bộ.
Công thức

Nồng độ
(mg/l)

Tỷ lệ chết (%)
3h


6h

12h

24h

48h

72h

96h

CT1

0.0000014

0

0

0

0

0

0

0


CT2

0.000014

0

2.2

2.2

2.2

3.3

3.3

5.5

CT3

0.00014

0

1.1

4.4

6.6


6.6

6.6

13.3

CT4

0.0014

0

0

1.1

2.2

6.6

10

10

CT5

0.014

0


91.1

94.4

98.8

100

100

100

CT6

0.14

100

100

100

100

100

100

100


CT7

1.4

100

100

100

100

100

100

100

CT8

Đ/chứng

0

0

0

0


0

0

0

Tỷ lệ tôm thẻ chân trắng trưởng thành chết trong thời gian thí nghiệm sơ cho thấy hiện
tượng tôm chết xuất hiện từ CT1 và tỷ lệ tôm là 66,6 % ở CT5 sau 96h (Bảng 2). Với kết
quả thí nghiệm sơ bộ đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn khoảng nồng độ cho thí nghiệm
khẳng định dao động trong khoảng 0.00018-0.056 mg/L tuơng ứng với 6 công thức thí
nghiệm để tìm gía trị LC50.

4


Bảng 2: Tỷ lệ tôm thẻ chân trắng trưởng thành chết trong thời gian thí nghiệm sơ bộ.
Công
thức

Nồng độ
(mg/l)

CT1

Tỷ lệ chết (%)
3h

6h


12h

24h

48h

72h

96h

0.0000014

0

0

0

0

0

0

0

CT2

0.000014


0

0

3.3

4.4

4.4

4.4

4.4

CT3

0.00014

0

0

1.1

2.2

3.3

4.4


4.4

CT4

0.0014

0

1.1

1.1

1.1

3.3

4.4

4.4

CT5

0.014

66.6

66.6

66.6


66.6

66.6

66.6

66.6

CT6

0.14

66.6

66.6

66.6

66.6

66.6

66.6

66.6

CT7

1.4


66.6

66.6

66.6

66.6

66.6

66.6

66.6

CT8

Đ/chứng

0

0

0

0

0

0


0

3.1.2 Kết quả thí nghiệm khẳng định
Bảng 3: Tỷ lệ tôm thẻ chân trắng P12 chết trong thí nghiệm khẳng định.
Công
thức

Nồng độ
(mg/l)

CT1

Tỷ lệ chết (%)
3h

6h

12h

24h

48h

72h

96h

0,0007

0,00


0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

CT2

0,0014

1,11

2,22

4,44

6,67

8,89

8,89

8,89


CT3

0,0028

1,11

1,11

4,44

6,67

6,67

6,67

6,67

CT4

0,0056

7,78

50,00

52,22

60,00


65,56

67,78

68,89

CT5

0,0112

93,33

97,78

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

CT6

0,0224

100,00


100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Hinh 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tôm thẻ chân trắng chết P12 trong thí nghiệm khẳng định.
5


Kết quả chạy phần mềm dựng đường Probit cho thấy với nồng độ hoạt chất Deltamethrin
là 0,0042 mg/l sẽ gây chết 50% số tôm thí nghiệm (Bảng 3). Vậy trị số LC50 của
deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng P12 là 0,0042 mg/L.
Bảng 4: Tỷ lệ tôm thẻ chân trắng trưởng thành chết trong thí nghiệm khẳng định.
Công
thức

Nồng độ
(mg/l)

CT1

Tỷ lệ chết (%)

3h

6h

12h

24h

48h

72h

96h

0,000175

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00


CT2

0,00035

0,00

11,67

18,33

36,67

41,67

43,33

43,33

CT3

0,0007

13,33

11,67

18,33

36,67


41,67

43,33

43,33

CT4

0,0014

3,33

73,33

73,33

75,00

78,33

85,00

85,00

CT5

0,0028

95,00


96,67

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

CT6

0,0056

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00


Hinh 2: Biểu đồ thể tỷ lệ tôm thẻ chân trắng trưởng thành chết trong thí nghiệm khẳng
định.
Từ kết quả chạy phần mềm dựng đường Probit cho thấy với nồng độ hoạt chất
Deltamethrin là 0,001mg/l sẽ gây chết 50% số tôm thí nghiệm. Vậy trị số LC50 của
Deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng trưởng thành là 0,001mg/l.
Judith (2002) đã nghiên cứu LC50 của thuốc Deltamethrin trên cá mú (Epinephelus
tauvina) có khối lượng trung bình 2,3g là 3,6 µ/L, giá trị LC50 của thuốc Deltamethrin đối
với cá rô phi giống (Oreochromis niloticus) là 4,85 µ/L (Ziynet et al, 2006). Bên cạnh đó,

6


theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Del (2009) trên tôm sú thì LC50-96h của thuốc
Deltamethrin là 1,05µg/L.
Như vậy giá trị LC50-96h của tôm thẻ chân trắng PL12 thấp hơn so với cá mú, tôm sú và
cao hơn so với cá rô phi. Bên cạnh đó thì LC50-96h của tôm trưởng thành lại thấp hơn so
với cá mú, rô phi và tôm sú. Theo kết quả LC50-96h thì hoạt chất thuốc trừ sâu
Deltamethrin là rất độc so với tôm thẻ chân trắng (WHO, 1990).
3.2 Kết quả phân tích mô bệnh học gan tụy trên tôm thẻ chân trắng dưới tác dụng
của thuốc trừ sâu Deltamethrin
Các mẫu tôm sau khi kiểm tra sạch bệnh bằng phương pháp sinh học phân tử được nuôi
dưỡng trong bể. Thí nghiệm được bố trí gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, trong đó có 4
nghiệm thức lần lượt là các nồng độ khác nhau của giá trị LC50 của hoạt chất Deltamethrin
và một nghiệm thức đối chứng. Tiến hành thu mẫu định kỳ cách 10 ngày thu mẫu 1 lần và
thu 6 lần liên tiếp. Các mẫu thu được đánh giá hội chứng hoại tử gan tụy bằng phương
pháp mô học (Bảng 5).
Bảng 5: Kết quả mô bệnh học các nghiệm thức qua các lần thu mẫu
Lần 1

Lần 2


Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Nghiệm thức 1













Nghiệm thức 2

+












Nghiệm thức 3

+











Nghiệm thức 4





+








Đối chứng













Ghi chú: (+) có dấu hiệu bất thường trên vùng gan tụy, () không có dấu hiệu bất thường
trên vùng gan tụy.
Gan tụy của giáp xác có chức năng tương tự với gan của động vật có xương sống. Nó có
nhiệm vụ tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng, dự trữ và bài tiết (Johnston et al., 1998;
Sousa and Petriella, 2000), đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp enzyme tiêu hóa
(Icely and Nott, 1992). Gan tụy được tạo thành từ nhiều ống gan tụy có cấu trúc hình sao
bao gồm nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào E (tế bào phôi) có vai trò phân bào đẳng
nhiễm tạo nhiều tế bào mới thay cho tế bào già, tế bào B (tế bào dự trữ) là các không bào
lớn trên ống gan tụy, tế bào R là tế bào chất đặc trưng chứa nhiều không bào nhỏ và giọt
lipid, tế bào F (tế bào xơ) thì ưa kiềm, nhân lớn hơn tế bào R (tế bào cơ bản) ưa kiềm, nằm
rải rác trong hầu hết chiều dài của ống gan tụy (Gibson and Barker, 1979; Hopkin and

Nott, 1980). Ảnh hưởng của độc chất làm thay đổi cấu trúc ống gan tụy thì đã được nghiên
cứu trên nhiều loài thủy sản khác nhau (Lightner et al., 1982).
Ở nghiệm thức đối chứng, các tiêu bản mô học được nhuộm H&E (Lightner, 1996) cho kết
quả các mẫu tôm thu được đều là mẫu tôm khỏe, vùng gan tụy không có bất kì dấu hiệu bất
thường nào. Ống gan tụy hình sao với sự hiện diện của các tế bào B, R, F và sự phân
7


nhiễm bình thường của các tế bào E (Hình 3.1). Kết quả cho thấy thí nghiệm ổn định trong
suốt quá trình thực hiện.

A

B
Hình 3.1. Mô gan tụy ở nghiệm thức đối chứng (H&E,10X, 20X)

Ở các nghiệm thức có chứa nồng độ hoạt chất Deltamethrin, ghi nhận được sự hiện diện
bất thường của các tế bào máu trên vùng gan tụy. Kết quả phân tích mô bệnh học cho thấy
tế bào máu tập trung và bao bọc các tế bào của ống gan tụy, thiếu sự hiện diện của tế bào B
ở lần thu 1 của nghiệm thức 2 với 20% nồng độ của thuốc Deltamethrin, lần thu 1 của
nghiệm thức 3 với 40% nồng độ của thuốc Deltamethrin và lần thu 3 của nghiệm thức 4
với 80% nồng độ của thuốc Deltamethrin. Nghiệm thức 1 với 10% nồng độ của thuốc
Deltamethrin không ghi nhận được dấu hiệu bất thường trên vùng gan tụy của tôm (Hình
3.2).

A

B
Hình 3.2 Kết quả phân tích mô bệnh học ở nghiệm thức 1 (H&E,10X và 20X).
(A), (B) Mô gan tụy tôm bình thường .


Ở nghiệm thức 2 với 20% nồng độ của thuốc Deltamethrin, lần thu mẫu thứ 1 có khoảng
40% mẫu bình thường còn lại khoảng 60% mẫu có tế bào máu tập trung xung quanh ống
gan tụy (Hình 3.3B). Lần thu 2, 3, 4, 5, 6 gan tụy tôm không có biểu hiện bất thường.

8


A

B
Hình 3.3 Kết quả phân tích mô bệnh học ở nghiệm thức 2 (H&E,20X, 10X). (A) Mô
gan tụy bình thường; (B) Tế bào máu tập trung xung quanh ống gan tụy.

Ở nghiệm thức 3 với 40% nồng độ của thuốc Deltamethrin, lần thu mẫu thứ 1 chỉ có
khoảng 20% mẫu bình thường, 80% mẫu có tế bào máu tập trung và bao bọc ống gan tụy
(Hình 3.4B). Tế bào máu tập trung nhiều hơn so với nghiệm thức 2 (20% nồng độ hoạt
chất) trong đó có nhiều mẫu không thấy sự hiện diện của tế bào B, R (Hình 3.4C, D). Lần
thu 2, 3, 4, 5, 6 gan tụy tôm bình thường.
Cũng giống với nghiệm thức 3, lần thu thứ 3 của nghiệm thức 4 với 80% nồng độ của
thuốc Deltamethrin cũng gây biến đổi mô học trên gan tụy tôm như sự tập trung tế bào
máu (100%) (Hình 3.5A), một số mẫu có biểu hiện rối loạn chức năng các tế bào trung tâm
tổ chức gan (giảm tế bào B, R) (Hình 3.5B, D) và mất cấu trúc ống gan tụy (Hình 3.5C).
Những lần thu 1, 2, 4, 5, 6 không thấy dấu hiệu bất thường. Nghiên cứu về ảnh hưởng của
Endosulfan lên mô gan tụy của tôm càng xanh cũng cho kết quả rằng tế bào máu tập trung
xung quanh ống gan tụy, ống gan tụy bị hoại tử, cấu trúc mô bị thay đổi. Từ đó ảnh hưởng
đến chức năng sinh lý quan trọng như hấp thụ , lưu trữ và bài tiết của gan (Bhavan and
Geraldine, 2000).

A


B

C
A

D
Hình 3.4 Kết quả phân tích mô bệnh học ở nghiệm thức 3 (H&E,10X và 20X).
(A) Mô khỏe với sự hiện diện của các tế bào B, E và cấu trúc hình sao; (B) Tế bào máu tập
trung và bao bọc ống gan tụy; (C), (D) gan tụy không có sự hiện diện của tế bào B, R).

9


B

A

C

D
Hình 3.5 Kết quả phân tích mô bệnh học ở nghiệm thức 4 (H&E,10X).
(A) Sự tập trung của tế bào máu xung quanh ống gan tụy; (B), (D) teo gan và thiếu sự

hiện diện của tế bào B); (C) Tế bào máu tập trung trên gan tụy, gan tụy mất cấu trúc, không có
sự hiện diện của tế bào B, R).
.

Từ kết quả phân tích mô học cho thấy, khi so sánh nghiệm thức đối chứng với các nghiệm
thức có các nồng độ hoạt chất khác nhau và giữa các lần thu mẫu tuy có sự khác biệt nhưng

không nhiều. Trong quá trình thí nghiệm, ở lần thu 1 của nghiệm thức 2, lần thu 1 của
nghiệm thức 3 và lần thu 3 của nghiệm thức 4 có biến đổi về sự phân bố tế bào máu trên
vùng gan tụy, ống gan tụy thiếu sự hiện diện của một số loại tế bào như B, R, ống gan tụy
bị mất cấu trúc nhưng ở lần thu mẫu kế tiếp của các nghiệm thức này sự biến đổi trên vùng
gan tụy của các mẫu thu được trở lại bình thường. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt chất
Deltamethrin gây ảnh hưởng không lớn đến mô học trên vùng gan tụy của tôm thẻ chân
trắng.
Thảo luận
Deltamethrin là hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid, nhóm hóa chất này ảnh hưởng lên hệ thần
kinh, là những chất gây độc lên kênh muối (sodium channel) của màng thần kinh.
Pyrethroid có ái lực rất cao đối với các kênh muối, tạo ra những thay đổi nhỏ chức năng
của kênh, gây nên sự kích thích quá độ của hệ thần kinh. Sau khi bị pyrethroid làm cho
biến đổi kênh muối vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, vẫn duy trì được chức năng chọn
lựa các ion muối và nối với điện thế màng. Điều này thể hiện rõ ở chỗ không tìm thấy các
dấu hiệu bệnh lý trong hệ thần kinh trung ương, ngay cả khi gây độc nặng nhiều lần cũng

10


chỉ tạo thành các đốm hoại tử không đặc trưng và có thể phục hồi, các thần kinh ngoại vi
của động vật bị co giật và thể hiện các triệu chứng rối loại vận động nghiêm trọng.
Do đó, kết quả phân tích mô bệnh học trên vùng gan tụy của tôm thẻ chân trắng bố trí thí
nghiệm ghi nhận được một số biểu hiện bất thưòng và biến đổi cấu trúc mô học trên vùng
gan tụy của tôm, nhưng ở những lần thu mẫu tiếp theo thì không có biểu hiện bất thường
nào trên vùng gan tụy.
IV. Kết luận đề xuất
LC50-96h của hoạt chất Deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng P12 là 0,0042 mg/l
LC50-96h của hoạt chất Deltamethrin đối với tôm thẻ chân lớn (25 – 30 ngày thả nuôi) là
0,001 mg/l
Qua kết quả phân tích mô bênh học cho thấy thuốc Deltamethrin không có ảnh hưởng lớn

đến mô gan tụy của tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên không được sử dụng thuốc để điệt giáp
xác trong môi trường ao nuôi vì nó sẽ tồn lưu trong môi trường nước sẽ gây ngộ độc cấp
tính cho tôm và các loài thủy sản khác.
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc deltamethrin ở các môi trường khác nhau như độ
mặn, PH,…ở tôm thẻ chân trắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Đức Phát, 2012. báo cáo tình hình thiệt hại trên tôm nước lợ và đề xuất chính sách hỗ
trợ. Bộ Nông nghiệp và PTNT .Số: 2017/BC-BNN-TCTS.
Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011. Giáo trình “Những nguyên lý và kỹ thuật chuẩn đoán bệnh
thủy sản”. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 148 trang.
Dang Thi Hoang Oanh, Tran Viet Tien, Truong Quoc Phu and Nguyen Thanh Phuong,
2013. Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome (AHPNS) on Farmed Shrimp in
The Mekong Delta, Vietnam. February 2013, .
Gibson, R.,P.L. Barker (1979) The decapod hepatopancreas. Oceanogr. Mar. Biol. 77:285346.
Hopkin, S.P., and J.A. Nott (1980) Studies on the digestive cycle of the shore crab Carcinus
maenas (L.) with special reference to the B cells in the hepatopancreas. J. Mar. Biol.
Assoc. U.K. 60.-891-907.
Irene Bastos Franceschini-Vicentini; Karina Ribeiro; Luciene Patrici Papa; Júlio Marques
Junior; Carlos Alberto Vicentini and Patrícia Maria Contente Moraes Valenti, 2009.
Histoarchitectural Features of the Hepatopancreas of the Amazon River Prawn
Macrobrachium amazonicum. Int. J. Morphol., 27 (1): 121-128., 2009.
Jen-Lee Yang, Tung-Jer-HU, Hong-Yuan LEE, 2010. Sublethal Antimony (III) Exposure
of Freshwater Swamp. Shrimp (Macrobrachium Nipponense): Effects on Oxygen
Consumption and Hepatopancreatic Histology. J. Water Resource and Protection. 2:
42-47.
11


Lighner, DV., 1996. A Handbook of shrimp pathology ang Diagnostic Procedures for
Diseases of Cultured Penaeid Shrimp. World Aquaculture Society, Baton rouge,

LA, USA, 305 pp.
Mary K.Manisseri and N. R. Menon, 1995. Copper-induced damage to the hepatopancreas
of the penaeid shrimp Metapenaeus dobsonian ultrastructural study. Diseases of
Aquatic Organisms. Vol. 22: 51- 57.
Nguyễn Del, 2009. Ảnh hưỡng thuốc trừ sâu Decis lên tăng trưởng của tôm sú (Penaeus
monodon). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học cần thơ.
Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, Nhà
xuất bản nông nghiệp Hà Nội 79 trang.
Nguyễn Hữu Quý, 2012. Tôm sú vẫn là đối tượng chủ lực của ngành tôm.
Truy cập ngày 15/02/2012.
P Saravana Bhavan and P Geraldine, 2000. Histopathology of the hepatopancreas and gills
of the prawnMacrobrachium malcolmsonii exposed to endosulfan. Aquatic
Toxicology. Volume 50, Issue 4, October 2000, Pages 331–339.
Trần Văn Hai, 2002. Hóa Bảo Vệ Thực Vật. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ,
108 trang.
WHO (World Health Organization). 1990. Deltamethrin. Environmental health criteria 97.
WHO, Geneva.
Wiseman, M.O., R.L. Price, D.V. Lightner and R.R Williams, 1982. Tocixity of aflatoxin
B1 to penaeid shrimp. Appl. Microbiol., 44:1479-1481.

12



×