Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Hình Thể Trứng Một Số Loài Giun Sán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 22 trang )

HÌNH THỂ TRỨNG MỘT
SỐ LOÀI GIUN SÁN


Giun, sán ký sinh ở đường tiêu hoá sinh sản
thải trứng qua phân. Do đó để chẩn đoán nhiễm
giun, sán cần định danh trứng giun, sán trong
phân.
• Trứng giun, sán thải ra phân có thể chứa ấu
trùng hay chưa tuỳ loại giun, sán. Ví dụ: giun
lươn, giun móc có thể đã có ấu trùng.
• Để định danh trứng giun, sán khi quan sát cần
mô tả các đặc điểm cấu tạo sau: Hình dạng, kích
thước, màu sắc, tính chất...


Hình thể trứng giun
1.1 Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides)
1.1.1.Trứng thụ tinh
- Hình thuẫn, hình tròn (nếu nằm ngang)
- Kích thước: 35-50 x 55-75 µm.
- Tính chất:
+ Vỏ: Lớp vỏ albumin ngoài sần sùi nhuộm màu vàng của muối mật.
Có thể tróc ra để lộ lớp vỏ trong màu xám đậm, dày.
+ Nhân: thường có một tế bào.
+ Khoảng trống giữa nhân và vỏ mờ.


Trứng không thụ tinh
- Hình thuẫn kéo dài ra.
- Kích thước: 43-47 x 85-95 µm.


- Tính chất:
+ Lớp vỏ sần sùi bên ngoài dễ tróc ra.
Lớp vỏ trong mỏng.
+ Nhân: chứa nhiều không bào.


1.2. Trứng giun móc (Ancylostome duodenale)
Giun mỏ ( Necator americanus)
- Hình thuẫn.
- Kích thước: 36-40 x 60-75 µm.
- Tính chất:
+ Vỏ: 1 lớp vỏ móng.
+ Nhân: thường 4-8 tế bào, có khi đã có phôi bào.
+ Khoảng trống giữa vỏ và nhân rõ.


Trứng giun đũa

Trứng giun móc

Màu vàng nhạt

Màu xám nhạt

Vỏ dày

Vỏ mỏng

Nhân 1 tế bào


Nhân 4 tế bào

Khoảng trống mờ

Khoảng trống rõ


1.3. Trứng giun tóc (Trichuris trichiura)
- Hình dạng: quả cau, hai đầu có nút là nơi ấu trùng đẩy vỏ chui ra.
- Kích thước: 22-24 x 50-55 µm.
- Tính chất:
+ Vỏ 2 lớp dày bắt màu vàng đậm.
+ Nhân: 1 tế bào.


1.4. Trứng giun kim (Enterobius vermicularis)
- Hình dạng: hình bầu dục méo một bên.
- Kích thước: 20-32 x 50-60 µm.
- Tính chất:
+ Vỏ: 2 lớp mỏng màu xám nhạt.
+ Bên trong thường chứa ấu trùng.
+ Trứng giun kim rất chiết quang.


Hình thể trứng sán

Sán lá gan bé: (Clonorchis sinensis)
- Hình quả đu đủ, có nắp ở đầu. Phía dưới có 1 gai nhỏ.
- Kích thước: 12-19 x 27-35 µm.
- Tính chất:

+ Vỏ: một lớp dày đều màu vàng nhạt.
+ Nhân: thường đã có ấu trùng lông màu nâu sẫm.


Trứng sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
Trứng sán lá ruột (Fasciolopsis buski)
- Hình thuẫn rất lớn (lớn nhất trong các loại trứng giun sán ký sinh).
- Kích thước: 63-90 x 130-150 µm.
- Tính chất:
+ Vỏ: 2 lớp vỏ màu vàng ở một đầu có nắp.
+ Nhân: chứa nhiều tế bào.


Trứng sán dây
Sán dây lợn (Toenia solium)
Sán đây bò (Toenia saginata)
- Hình tròn, có màu vàng sẫm.
- Đường kính: 31 x 43 µm.
- Tính chất:
+ Vỏ: 2 lớp vỏ, có khía ngang như hình vành khăn.
+ Nhân: thường chứa đầy phôi, có 3 cặp móc.
+ Khoảng cách giữa vỏ và nhân rõ.


KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN
TÌM KÝ SINH TRÙNG
ĐƯỜNG TIÊU HOÁ


Giun sán và đơn bào ký sinh ở hệ tiêu hóa sinh sản thải

mầm bệnh trong phân (trứng, đốt sán, ấu trùng; kén đơn
bào và thể hoạt động).
Vì vậy xét nghiệm phân là phương pháp cơ bản để chẩn
đoán nhiễm giun sán và đơn bào đường tiêu hóa.


Chuẩn bị dụng cụ:
- Lọ đựng phân: sạch khô, không thấm nước, có miệng
rộng, nắp vặn chặt, thường dùng lọ penicillin, bao nylon,
ghi tên tuổi, số giường, địa chỉ.
- Dụng cụ lấy phân: que cấy, tăm tre, que nhựa;
Số lượng phân:
- Lượng phân từ: 3-5g (khoảng bằng hạt ngô) không lẫn
nước tiểu, tạp chất.

lamelle

lame

chai hoàûc tuïi nilon âæûng phán
KHV

que tre


Cách lấy bệnh phẩm
- Đối tượng lấy phân: bn cần chẩn đoán nhiễm KSTĐR, điều tra
cộng đồng.
- Nếu phân có khuôn: lấy ở nhiều vị trí trong và ngoài.
- Nếu phân nhầy: lấy ở nơi có nhầy.

- Nếu phân lỏng: lấy bất kỳ vị trí nào.
Bảo quản bệnh phẩm
- Thời gian từ lúc lấy phân đến lúc làm xét nghiệm: đối với giun
sán không quá 24 giờ; đơn bào không quá 1 giờ để bảo đảm
trứng giun không nở ra ấu trùng, đơn bào hoạt động không
chết.
- Trong trường hợp sau khi lấy phân mà chưa xét nghiệm được
ngay nên bảo quản phân bằng 1 trong các dung dịch sau:
+ Formaline 5%
+ Formaline 10%
+ F2AM ( Phenol-Formol-Alcol-Methylene blue)
+ Dung dịch MIF ( Merthiolate Iodine Fomaline)

Nước muối bảo hòa

Lugol
NaCl 0,9%

Giấy cellophane

Băng keo trong


PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
- Đặt lame trên giá, đánh số thứ tự theo mẫu phân hay tên bệnh nhân lên một góc lame,
chia lame làm 2 phần.
- Nhỏ một giọt NaCl 0,9% lên trên trung tâm trái của lame và 1 giọt Lugol 2% lên trung
tâm phải của lame.
- Lấy que cấy chấm nhiều nơi nghi ngờ trên bệnh phẩm đặt lên giọt NaCl 0,9% khuấy
đều cho đến lúc đục như nước vo gạo là được.

- Cũng làm như vậy đối với giọt lugol 2%.
- Dùng lamelle chạm nhẹ vào bờ giọt tạo góc 450 rồi thả nhẹ nhàng xuống để tránh không
khí lọt vào.
- Sau đó soi kính hiển vi:
+ Sử dụng vật kính x10 đối với trứng giun sán, khi có hình ảnh nghi ngờ đơn bào thì
chuyển sang vật kính x40 để khảo sát hình thể chi tiết.
+ Soi toàn bộ lame theo hình ziczac (chữ chi) để không bỏ sót vi trường nào.

.


Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tiêu bản không dày hoặc mỏng quá (đọc được chữ bên dưới tiêu bản phân).
- Phân tan đều, không có bọt, lượng nước vừa đủ (khi nghiêng tiêu bản nước không
bị chảy ra ngoài, lá kính không bị trôi nổi).
Ý nghĩa
- Kỹ thuật trực tiếp có thể phát hiện được tất cả đơn bào và trứng giun sán cho kết
quả nhanh, đơn giản, nhưng có thể bỏ sót vì lượng phân ít.


Kỹ thuật phong phú Willis
Nguyên tắc:
- Làm nổi trứng giun sán bằng dung dịch nước
muối bão hoà,(có tỉ trọng lớn d=1,15 -1,20)
- Trứng giun sán có khuynh hướng bám vào mặt
thuỷ tinh.
Cách làm:
- Cho 5g phân vào lọ penicillin
- Đổ NaCl bão hoà vào lọ khoảng 1/3 chai rồi
đánh cho tan.

- Đổ nước muối cho đầy (vớt rác bẩn).
- Thêm vài giọt nước muối bão hòa sao cho mặt
cong lồi lên miệng lọ.
- Lấy lame úp lên miệng,sau15 phút cho trứng
nổi lên dính vào lame.
Sau đó lật nhanh lame lên, đậy lamelle lại soi
kính hiển vi vật kính x10.

Ý nghĩa:
Xác định trứng giun tốt hơn
do tập trung được nhiều
trứng nhưng chậm.
Tuy nhiên không phát hiện
được trứng sán (nổi lên
chậm) và đơn bào (đơn bào
bị teo lại do nước muối bão
hoà).


Kỹ thuật Kato (do Kato và Miura đưa ra năm 1954).
Nguyên tắc:
Là phương pháp tìm trứng giun sán với số lượng phân lớn.
Dụng cụ, hóa chất:
- Kính hiển vi, lame, nút cao su, que tre để lấy phân.
- Giấy Kato có sẵn trên thị trường hoặc có thể tự làm trong phòng xét nghiệm.
Cách làm giấy cellophane ưa nước được cắt thành từng mảnh, kích thước
26 x 28mm, dày 40µm.ngâm 24 giờ trong dung dịch:
+ 100 ml nước cất.
+ 100 ml glycerine.
+ 1 ml dung dịch lục malachite 3%

Cách làm:
- Dùng que tre lấy khoảng 60-70 mg phân (bằng hạt đậu đen) cho lên lame. Nếu phân khô quá thì
cho 1 ít NaCl 0,9% để làm mềm phân.
- Đậy mảnh giấy Kato lên trên.
- Dùng nút cao su ấn cho phân dàn đều đến rìa của giấy Kato, ủ tiêu bản ở 37oC/ 30 phút.
- Soi dưới kính hiển vi vật kính x10.
* Chú ý:
- Nếu để tiêu bản khô quá trứng giun móc có thể biến dạng khó nhận biết, ngược lại để tiêu bản
ướt chưa đủ độ trong cần thiết cũng khó soi. Tiêu bản đạt yêu cầu khi đặt lên tờ báo có thể
đọc được chữ bên dưới.
Ý nghĩa: số lượng phân nhiều hơn nên kết quả chính xác hơn kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp.
Vì vậy kỹ thuật này thuận tiện trong chẩn đoán, điều tra và nghiên cứu cộng đồng


4. KYÎ THUÁÛT KATO :
• Caïc h tiãún haìn h.

B2: Đậy mảnh cellophane đã
B3: Dùng nút cao su ấn cho phân dàn
được ngâm trong dung dịch
B1: Dùng que
tre
lấy
đều đến rìa của mãnh cellophane,
có malachite lên trên.
khoảng 60-70mg phânđể tiêu bản
khô.
(bằng hạt đậu đen) cho
lên phiến kính.



4. KYẻ THUT KATO :
Yóu cỏửu kyợ thuỏỷt :
- Khọ õuớ õọỹ cỏửn thióỳt.
ặu nhổồỹc õióứm :
- Xaùc õởnh tọỳt trổùng giun saùn do lổồỹng
phỏn nhióửu.
- Mỏỳt thồỡi gian, khọng phaùt hióỷn õổồỹc õồn
baỡo hoaỷt õọỹng.


Kỹ thuật giấy bóng kính tìm trứng giun kim (kỹ thuật Graham):
Nguyên tắc
Dùng giấy bóng kính dính để thu thập trứng giun kim.
Dụng cụ, hóa chất
Kính hiển vi, lame, giấy bóng kính dính.
Cách làm
- Dùng giấy bóng kính lớn bôi một lớp hồ ở một mặt (đánh dấu mặt bôi
hồ) rồi để khô tự nhiên (phơi nắng hồ sẽ bong ra) ở nơi im mát. Sau
đó cắt từng miếng nhỏ 2cm x 4cm. Đánh dấu mặt có hồ bằng cách
cắt một góc trái của mặt có hồ. Bôi một lớp nước cho mềm lớp hồ.
Áp giấy vào hậu môn bệnh nhân rồi lấy ra dán lên lame và soi kính
hiển vi vật kính x10.
- Hiện nay người ta sử dụng băng keo trong thay cho giấy bóng kính
có bôi hồ ở trên.
- Để bảo đảm kết quả: lấy phân vào buổi sáng lúc bệnh nhân chưa đi
cầu.
Ý nghĩa
Do đặc điểm sinh học của giun kim là không đẻ trứng trong đường tiêu
hóa nên đây là kỹ thuật chuyên biệt để phát hiện trứng giun kim.




×