Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu tính đa hình protein trong một số loại dịch chọc dò của người và tìm giới hạn phát hiện định lượng protein nhằm thay thế các phản ứng định tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.7 KB, 70 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu



















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC



VŨ XUÂN TẠO







NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH PROTEIN
TRONG MỘT SỐ LOẠI DỊCH CHỌC DÒ CỦA NGƯỜI VÀ
TÌM GIỚI HẠN PHÁT HIỆN ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN
NHẰM THAY THẾ CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH









LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

















Thái Nguyên - 2013




Số hóa bởi trung tâm học liệu


















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC






VŨ XUÂN TẠO





NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH PROTEIN
TRONG MỘT SỐ LOẠI DỊCH CHỌC DÒ CỦA NGƯỜI VÀ
TÌM GIỚI HẠN PHÁT HIỆN ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN
NHẰM THAY THẾ CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH


Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 60420201




LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS LƯƠNG THỊ HỒNG VÂN
2. TS. NGUYỄN GIA BÌNH








Thái Nguyên - 2013







Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cơ thể ngƣời có khoảng 40 lít dịch trong đó 25 lít nằm trong các tế bào
gọi là dịch nội bào, 15 lít nằm bên ngoài tế bào gọi là dịch ngoại bào. Dịch ngoại
bào gồm có huyết tƣơng, dịch kẽ, dịch bạch huyết, dịch ổ mắt, dịch tiêu hóa,
dịch não tủy (DNT)… Dịch ngoại bào đƣợc vận chuyển trong máu tuần hoàn, có
sự trao đổi giữa máu và các mô qua thành mao mạch [6].
Trong các dịch cơ thể nói trên đều chứa các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan
nhƣ protein, glucose, canxi, photpho, kali Khi các trị số về hàm lƣợng của
những chất này vƣợt khỏi giới hạn sinh lý cho phép (cao hoặc thấp hơn) thì
chúng phản ánh những trạng thái bệnh lý nào đó của cơ thể con ngƣời [2], [6].
Ngoài các dịch cơ thể bình thƣờng kể trên, có một số dịch xuất hiện với
lƣợng nhiều hơn bình thƣờng biểu hiện bệnh lý nhƣ dịch màng phổi (DMP),
dịch màng bụng (DMB), dịch màng tim… gây hiện tƣợng tràn dịch. Dựa trên
chỉ số protein là chính và các chất khác có trong dịch mà phân biệt là dịch thấm

(transsudat) hoặc dịch tiết (exsudat). Dịch thấm gặp trong các trƣờng hợp thận
hƣ, xơ gan có tràn dịch phúc mạc, suy tim. Dịch tiết thƣờng do nguyên nhân
nhiễm khuẩn, lao, ung thƣ. Vì vậy khi chẩn đoán một bệnh nào đó có dựa vào
xét nghiệm dịch chọc dò (là các dịch đƣợc lấy ra từ màng phổi, màng tim, dịch
khoang phúc mạc hoặc dịch tràn từ các khớp lớn), ngƣời ta thƣờng quan tâm
nhiều đến chỉ số protein trong đó có hay không có và có bao nhiêu trong một
đơn vị tính (ví dụ g/l hoặc mg/dl).
Trƣớc đây các nhà chuyên môn chỉ sử dụng phƣơng pháp định tính trong
quy trình xét nghiệm dịch chọc dò, những phƣơng pháp này chỉ cho phép trả lời
câu hỏi có hay không có protein trong dịch chọc dò mà thôi. Hơn nữa, chỉ một
nhiễm tạp nhỏ trong quá trình xét nghiệm cũng sẽ dẫn tới làm sai lệch kết quả,
làm mất thời gian, gây tâm lý lo ngại cho bệnh nhân. Hiện nay, với nhiều thành

Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
tựu của khoa học kỹ thuật nói chung và kỹ thuật xét nghiệm nói riêng đã cho
phép các nhà sinh học có thể định lƣợng protein nhằm xác định chính xác hàm
lƣợng protein có mặt trong bất cứ một sinh phẩm nào, trong đó có các dịch chọc
dò của ngƣời. Hay việc sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để nghiên cứu các
chỉ thị protein bệnh trong chẩn đoán. Các kỹ thuật này nếu đƣợc nghiên cứu
thành công và áp dụng rộng rãi trong các phòng xét nghiệm của các bệnh viện sẽ
giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn và từ đó đƣa ra biện pháp điều trị
bệnh phù hợp, kịp thời có hiệu quả hơn.
Từ những cơ sở lý luận về khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu tính đa hình protein trong một số loại dịch chọc dò
của người và tìm giới hạn phát hiện định lượng protein nhằm thay thế các
phản ứng định tính”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Xác định đƣợc tính đa hình của hệ protein trong từng loại dịch chọc dò
nhằm hƣớng tới chỉ thị protein trong chẩn đoán bệnh.

- Xác định đƣợc giới hạn phát hiện của xét nghiệm định lƣợng protein
trong các dịch chọc dò nhằm thay thế hoặc bổ trợ cho các phản ứng định tính
protein đang dùng tại các bệnh viện của Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Phân tích hàm lƣợng protein trong các loại dịch chọc dò: DNT, DMP và
DMB của nhóm bệnh nhân đƣợc nghiên cứu.
- Định tính protein trong DNT bằng phản ứng Pandy, trong DMP và DMB
bằng phản ứng Rivalta.
- Xác định giới hạn phát hiện của xét nghiệm định lƣợng protein trong
DNT nhằm thay thế hoặc bổ trợ cho phản ứng Pandy.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
- Xác định giới hạn phát hiện của xét nghiệm định lƣợng protein trong
DMP và DMB nhằm thay thế hoặc bổ trợ cho phản ứng Rivalta.
- Xác định tính đa hình của protein trong các loại dịch chọc dò đƣợc
nghiên cứu bằng kỹ thuật điện di.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Sử dụng đặc điểm hóa sinh về protein trong các dịch chọc dò làm cơ sở
khoa học cho các chẩn đoán cận lâm sàng của các bệnh liên quan đến dịch chọc
dò.


















Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về các dịch chọc dò nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về dịch chọc dò
Dịch chọc dò là các dịch đƣợc lấy ra từ màng phổi, màng tim, khoang của
não và tủy, khoang phúc mạc hoặc dịch tràn từ các khớp lớn Có 2 loại dịch
khác nhau về bản chất là dịch tiết và dịch thấm. Dịch thấm gặp trong các trƣờng
hợp thận hƣ, xơ gan có tràn dịch phúc mạc, suy tim. Dịch tiết thƣờng do nguyên
nhân nhiễm khuẩn, lao, ung thƣ [2].
1.1.2. Dịch não tủy
- Nguồn gốc DNT
Toàn bộ các khoang của não và tủy có thể tích vào khoảng 1600 ml và
khoảng 150 ml thể tích này chứa DNT. DNT có trong các não thất, trong các bể
chứa quanh não, trong các khoang chứa màng nhện của não và tủy [6].
DNT đƣợc bài tiết bởi các đám rối màng mạch của các não thất, chủ yếu
là hai não thất bên. Ngoài ra DNT cũng đƣợc bài tiết bởi màng ống nội tủy,
màng nhện và một phần do não bài tiết qua các khoang mạch đi vào trong não.
Các đám rối màng mạch bài tiết DNT thông qua sự vận chuyển tích cực ion Na
+


qua các tế bào biểu mô nằm ở phía ngoài của đám rối [6].
- Đặc điểm, tính chất, chức năng của DNT
DNT là dịch không màu. DNT có hàm lƣợng protein rất thấp khoảng 20
đến 30 mg/dl và hầu nhƣ không có tế bào (5 bạch cầu lympho/mm3), nồng độ
ion Na
+
bằng nồng độ ion Na
+
của huyết tƣơng, nồng độ ion Cl
-
cao hơn 15%,
nồng độ K
+
thấp hơn 40% và nồng độ glucose thấp hơn 30%. Bình thƣờng áp
suất DNT của ngƣời ở tƣ thế nằm nghiêng là 100 đến 200 mm H
2
O, ở tƣ thế
ngồi là 200 mm H
2
O [6].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
Chức năng quan trọng nhất của DNT là đệm cho não ở trong hộp sọ cứng.
Vì tỷ trọng của não và DNT tƣơng tự nhau nên não nổi trong dịch, vì vậy một va
chạm vào đầu sẽ làm toàn bộ não chuyển động đồng thời và không một phần
nào của não bị xoắn lại vào lúc đó. DNT cũng đóng vai trò của một bình chứa để
thích nghi với những thay đổi thể tích của hộp sọ. Trong một chừng mực nào đó,
DNT cũng là nơi trao đổi chất dinh dƣỡng của hệ thần kinh. Tuy nhiên phần lớn
quá trình trao đổi chuyển hóa của não đƣợc thực hiện trực tiếp với máu [6].

1.1.3. Dịch màng phổi
- Nguồn gốc DMP
Khoang màng phổi gồm một lá tạng bao phủ bên ngoài phổi và một lá
thành phủ mặt trong thành ngực. Bình thƣờng trong khoang màng phổi có 10 -
20 ml dịch lỏng để hai lá trƣợt lên nhau dễ dàng, dịch lỏng này đƣợc tiết ra từ
màng phổi lá thành, và đƣợc hấp thu chủ yếu ở bạch mạch lá thành màng phổi
và một phần lá tạng. Loại dịch lỏng này gọi là DMP [21].
- Đặc điểm, tính chất và chức năng DMP
Ở ngƣời bình thƣờng, DMP có thể tích khoảng 0,1 - 0,2 ml/kg. Trong
DMP có khoảng 1000 - 5000 tế bào/mm
3
. Trong đó, 3 - 70 % mesothelial, 30 -
75% monocytes, 2 - 30% lymphocytes, 10% granulocytes. Hàm lƣợng protein
không quá 2 g/dl. Hàm lƣợng glucose tƣơng đƣơng hàm lƣợng glucose trong
huyết tƣơng. LDH nhỏ hơn 50% nồng độ trong huyết tƣơng [21].
DMP có tác dụng bôi trơn hai lá màng phổi khi chúng trƣợt lên nhau
trong chu kỳ thở. Khi DMP có nhiều gọi là tràn dịch màng phổi (TDMP), xảy ra
do thay đổi chênh lệch thuỷ tĩnh hoặc do thay đổi tính thấm màng phổi [21].
- Hiện tƣợng TDMP
TDMP là sự tích tụ dịch bất thƣờng trong khoang màng phổi. TDMP
đƣợc chia thành TDMP dịch thấm và TDMP dịch tiết. TDMP dịch thấm xuất

Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
hiện khi có sự thay đổi các yếu tố toàn thân có ảnh hƣởng đến sự hình thành và
hấp thu DMP làm cho DMP tích tụ. TDMP dịch tiết xuất hiện khi có sự thay đổi
bề mặt của màng phổi hoặc thay đổi tại các mao mạch màng phổi làm tích tụ
DMP [23].
1.1.4. Dịch màng bụng
- Nguồn gốc DMB

DMB hay còn gọi là dịch báng hoặc dịch phúc mạc. Phúc mạc là một
thanh mạc phủ tất cả các thành của ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc bộ máy tiêu
hoá và che phủ phía trƣớc, hoặc phía trên các tạng tiết niệu và sinh dục. Phúc
mạc gồm có 2 lớp, lớp thanh mạc và lớp dƣới thanh mạc. Lớp thanh mạc là lớp
tế bào thƣợng mô trơn láng óng ánh và tiết ra một lớp dịch mỏng làm thấm ƣớt
phúc mạc để trƣợt lên nhau dễ dàng. DMB là loại dịch có đƣợc do sự tích tụ các
chất lỏng tự do trong khoang phúc mạc [7], [28].
- Đặc điểm, tính chất và chức năng DMB
DMB có thể là dịch thấm hoặc dịch tiết. DMB bình thƣờng không vƣợt
quá 5ml dịch thấm. DMB thƣờng có màu vàng rơm, xuất hiện vẩn đục là do sự
hiện diện của các bạch cầu trung tính. Ngoài ra trong dịch còn có các chất béo
trung tính. DMB là một chất lỏng có vai trò nhƣ một chất bôi trơn trong khoang
bụng. DMB có tác dụng làm ẩm bên ngoài của các cơ quan và giảm ma sát các
nhu động của cơ quan trong quá trình tiêu hóa [7].
- Hiện tƣợng tràn dịch màng bụng (TDMB)
TDMB là một dấu hiệu lâm sàng phổ biến có nhiều nguyên nhân nhƣ: xơ
gan (75%), các bệnh ác tính (10%), suy tim (5%) và các nguyên nhân khác
(10%) [28].
1.2. Một số phƣơng pháp nghiên cứu protein dịch chọc dò
1.2.1. Các phƣơng pháp thƣờng dùng trong nghiên cứu định tính protein

Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
- Định tính protein bằng phản ứng Xantoprotein

Dinitrotyrozin (màu vàng)

Thể quinoit của dinotrotyrozin Muối natri của dinitrotyrozin (màu da cam)
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế của phản ứng Xantoprotein [9]
Đây là những phản ứng đặc trƣng cho những protein có chứa acid amin

vòng nhƣ phenilalanin, tirozin, tryptophan. Khi đun nóng dung dịch protein với
HNO
3
đậm đặc tạo thành dẫn xuất nitơ màu vàng. Khi thêm dung dịch kiềm vào
sẽ tạo thành muối có cấu tạo quinoit màu da cam. Ngƣợc lại, các protein không
chứa acid amin vòng nhƣ gelatin không cho phản ứng này [9].
- Định tính protein bằng phản ứng Millon

tyrozin Thủy ngân – nitrotyrozin(màu đỏ)
Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế của phản ứng Millon [9]

Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
Thuốc thử millon là hỗn hợp các muối nitrat và nitric thủy ngân đƣợc hòa
tan trong HNO
3
. Khi thuốc thử tác dụng với nhân phenol của tyrozin sẽ tạo nên
hợp chất nitrotyrozin thuỷ ngân có màu đỏ. Phản ứng Millon đƣợc dùng để phát
hiện protein chứa tyrozin và các hợp chất phenol [9].
- Định tính protein bằng phản ứng Adamkievic

Tryptophan Bis – 2-tryptophanalilmetan
Hình 1.3. Sơ đồ cơ chế của phản ứng Adamkievic [9]
Trong môi trƣờng acid, tryptophan phản ứng với nhiều loại andehit tạo
thành những sản phẩm ngƣng kết có màu đỏ tím đặc trƣng. Phản ứng
Adamkievic đƣợc dùng để phát hiện protein chứa tryptophan [9].
- Định tính protein bằng phản ứng tủa với TCA (acid tricloacetic)
TCA là một acid hữu cơ có khả năng làm kết tủa protein trong dung dịch.
Khi cho TCA vào dung dịch thì nó làm kết tủa protein sau đó ta đem lọc và rửa
kết tủa sẽ thu đƣợc protein. Phƣơng pháp này chỉ dùng cho các protein tan trong

nƣớc và có độ chính xác tƣơng đối cao [9].
1.2.2. Các phƣơng pháp thƣờng dùng trong nghiên cứu định lƣợng protein
- Định lƣợng protein theo phƣơng pháp Lowry
Dựa vào phản ứng màu của protein và thuốc thử folin. Phƣơng pháp này
sử dụng phối hợp phản ứng Biure và phản ứng với thuốc thủ folin tác dụng lên
gốc tyrozin, tryptophan, histidin, để tạo phức màu xanh đặc trƣng có độ hấp thu

Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
cực đại ở bƣớc sóng 750 nm và dựa vào đƣờng chuẩn protein để từ đó định
lƣợng hàm lƣợng protein. Cƣờng độ màu tỉ lệ với nồng độ protein.

Hình 1.4. Mô hình phƣơng pháp Lowry [5], [9]
Phƣơng pháp Lowry có độ nhạy tƣơng đối cao cho phép xác định dung
dịch mẫu chứa vài chục µg protein/ml, thƣờng nhạy trong khoảng từ 2 - 5 µg
protein/ml [5], [9].
- Định lƣợng protein bằng phƣơng pháp Bradford
Trong môi trƣờng acid, Coomassie Brilliant Blue G - 250 liên kết chặt chẽ
với protein, tƣơng tác với nhóm kỵ nƣớc và nhóm mang điện tích dƣơng trên
phân tử protein làm dung dịch có màu xanh. Dựa vào đƣờng chuẩn của protein
suy ra hàm lƣợng protein trong mẫu.

Hình 1.5. Mô hình phƣơng pháp Bradford [5], [9]

Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
Phƣơng pháp này dùng cho protein tan trong nƣớc, phản ứng xảy ra ở
nhiệt độ phòng. Phƣơng pháp này nhạy hơn 2 - 3 lần so với phƣơng pháp
Lowry, nhanh và đơn giản hơn nhiều vì nó cho phép xác định tới vài µg
protein/ml, đồng thời làm giảm ảnh hƣởng của muối, đệm, các chất khử [5], [9].

- Định lƣợng protein bằng phƣơng pháp quang phổ
Các protein hấp thụ tia cực tím cực đại ở bƣớc sóng 280 nm do các acid
amin tryptophan, tyrozin và một phần là phenylalanin. Sự hấp thu ở bƣớc sóng
280 nm của chúng cũng thay đổi tùy loại protein nhƣng hệ số tắc đo đƣợc cho
mỗi protein cho phép tính nồng độ của protein tinh sạch.
Đây là phƣơng pháp đơn giản nhất để đo nồng độ protein trong dung dịch.
Phƣơng pháp này không dùng đƣợc cho các dung dịch có nồng độ protein thấp
hoặc khi có mặt nhiều chất khác mà hấp thụ cùng một vùng cực tím. So với
phƣơng pháp so màu thì phƣơng pháp này đơn giản hơn, nhanh hơn, mẫu dùng
lại thƣờng ổn định hóa phần lớn protein [9].
- Định lƣợng protein bằng phƣơng pháp Biure
Dựa vào phản ứng tạo màu giữa protein và Cu
+2
trong môi trƣờng kiềm
tạo phản ứng màu xanh tím có độ hấp thu cực đại ở bƣớc sóng 540 nm. Cƣờng
độ màu của phản ứng tỉ lệ thuận với lƣợng Cu và số lƣợng liên kết peptid trong
chuỗi polypeptid.
Phƣơng pháp này nhạy hơn phƣơng pháp Lowry nhƣng không bằng
phƣơng pháp Bradford vì nó đƣợc sử dụng đối với mẫu nghiên cứu có khối
lƣợng protein tƣơng đối lớn (2 - 20 µg/ml) [9].
1.2.3. Phƣơng pháp sinh học phân tử nghiên cứu protein
- Điện di biến tính protein (SDS-PAGE)
Phƣơng pháp SDS-PAGE (Sodium Dodecyl Sulfate - Polyacrylamide Gel
Electrophoresis) còn đƣợc gọi là phƣơng pháp điện di trên gel acrylamide không

Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
liên tục và mẫu protein đƣợc gây biến tính. SDS là một tác nhân làm biến tính và
âm tính hóa các phân tử protein. Trong kỹ thuật này protein đƣợc xử lý với chất
tẩy SDS và tác nhân khử cầu nối disulfite là 2-mercaptoethanol hoặc

dithiotheitol (DTT). Khi xử lý protein với 2-mercaptoethanol hay DTT thì các
tác nhân này sẽ cắt đứt các cầu nối disulfite (S-S) của protein, vì vậy protein từ
cấu trúc bậc 2, 3, 4 đƣợc biến đổi thành chuỗi polypeptide bậc 1 và nhờ sự có
mặt của SDS tất cả các protein đều đƣợc tích điện âm. Nhờ đó, dƣới tác động
của điện trƣờng sự di chuyển trong gel của các phân tử protein chỉ phụ thuộc
vào kích thƣớc. Dƣới tác dụng của điện trƣờng các phân tử tích điện âm sẽ di
chuyển về cực dƣơng. Để đƣa các protein trong mẫu về cùng một vạch xuất phát
đồng thời tạo ra sự phân tách tốt hơn, ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp
điện di trên gel không liên tục. Trong phƣơng pháp này gel gồm 2 lớp là lớp gel
cô và gel tách [12].
Lớp gel cô: Thông thƣờng lớp gel này có nồng độ gel thấp (4 - 5%), và
nằm phía trên nơi tạo giếng bơm mẫu. Khi có tác động của điện trƣờng các
protein có trong mẫu sẽ bắt đầu di chuyển từ những giếng mẫu qua lớp gel này.
Nhờ đó, các protein trong mẫu đƣợc dồn lại và tạo một lớp băng mỏng nằm
ngay phía trên lớp gel phân tách, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phân
tách protein [12].
Lớp gel tách: Lớp gel này có nồng độ gel cao hơn so với lớp gel cô, và
nằm phía dƣới. Có tác dụng trong việc tạo ra các băng protein có trọng lƣợng
phân tử, kích thƣớc khác nhau từ một hỗn hợp protein xuất phát ban đầu [12].
Kĩ thuật SDS-PAGE có thể xác định đƣợc những phân tử protein có trọng
lƣợng phân tử từ 10000 - 200000 Da (daltons). Những phân tử protein có trọng
lƣợng lớn hơn 200000 Da thƣờng đƣợc xác định trên gel có nồng độ acrylamide
ít hơn 2,5% [12].


Số hóa bởi trung tâm học liệu
12

Hình 1.6. Cấu trúc protein trƣớc và sau khi biến tính bởi SDS [12]
- Điện di hai chiều protein (2-DE)

Kỹ thuật điện di hai chiều (Two Dimensional Electrophoresis, 2-DE) là
một trong những công cụ phân tách protein và đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
về hệ protein [32]. Hiện nay, sự phát triển của kỹ thuật 2-DE cho phép phân tách
các protein khác nhau chỉ đến 0,1 đơn vị pI, 1kDa về khối lƣợng phân tử và có
thể phát hiện vệt protein có hàm lƣợng < 1 ng. Tùy thuộc vào kích thƣớc lỗ gel
và giải gradient pH sử dụng, điện di 2-DE có thể phân tách hàng ngàn protein có
mặt trong mẫu cùng một lúc, đồng thời so sánh mức độ biểu hiện khác nhau của
các mẫu phân tích [27]. Nhờ đó mà nó ngày càng trở thành một công cụ đƣợc
ứng dụng rộng rãi nhằm phân tách các phức hợp protein trong tế bào, mô và các
dịch cơ thể [34].
Kỹ thuật điện di 2-DE thực ra là sự kết hợp của hai nguyên lý phân tách
khác nhau. Theo chiều thứ nhất, các phân tử protein đƣợc phân tách dựa theo
điểm đẳng điện pI bằng một trong các phƣơng pháp sau: điện di gradien pH cố
định, điện di hội tụ theo điểm đẳng điện hoặc điện di gradien pH không cân
bằng [4]. Chiều thứ hai, các phân tử protein đƣợc phân tách bằng phƣơng pháp
điện di biến tính trên gel polyacrylamid. Do đó, thực chất 2-DE là phƣơng pháp

Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
phân tách protein theo 2 chiều, chiều thứ nhất theo điện tích và chiều thứ hai
theo trọng lƣợng phân tử.

Hình 1.7. Sơ đồ phân tách protein bằng điện di 2-DE [4]
Một trong những ƣu điểm nữa của phƣơng pháp điện di 2-DE là khả năng
kết nối với các hệ thống phân tích hình ảnh gel hoàn toàn tự động. Tuy nhiên,
điện di 2-DE cũng gặp phải một số vấn đề trong đó phổ biến nhất là tính lặp lại
tƣơng đối của thí nghiệm điện di. Kết quả điện di của cùng một mẫu có thể có
những sai lệch giữa các lần chạy khác nhau [41], [42]. Vấn đề này càng trở nên
nghiêm trọng khi sử dụng 2-DE cho mục đích so sánh sự khác biệt giữa hai mẫu
khác nhau [41].

- Nhận diện protein bằng điện di hai chiều kết hợp khối phổ (2DE–MS)
Khối phổ (Mass spectrometry - MS) là kỹ thuật phân tích đo phổ về khối
lƣợng của các phân tử tích điện khi chúng di chuyển trong điện trƣờng. Mẫu
đƣợc ion hóa trở thành các phân tử tích điện khác nhau và đƣợc phân tách dựa
vào sự sai khác về giá trị m/z. Dữ liệu đƣợc tự động ghi lại và sử dụng để nhận
dạng protein bằng các công cụ tin sinh học [4].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
14

Hình 1.8. Sơ đồ kết hợp 2-DE và MS/MS trong xác định protein [4]
Phƣơng pháp điện di hai chiều, thủy phân protein trong gel, sau đó nhận
dạng bằng khối phổ đang là một trong những cách tiếp cận thƣờng đƣợc sử dụng
nhất trong nghiên cứu proteomics [32], [33].
1.3. Một số xét nghiệm sinh hóa dịch chọc dò và ý nghĩa của việc nghiên cứu
protein dịch chọc dò
1.3.1. Một số xét nghiệm sinh hóa dịch chọc dò dùng trong chẩn đoán
Xét nghiệm đạm và LDH (lactic dehydrogenase): Đây là một trong
những xét nghiệm sinh hóa ban đầu giúp phân biệt dịch thấm và dịch tiết đối với
dịch chọc dò. Hàm lƣợng urê trong DNT ngƣời bình thƣờng dao động trong
khoảng 2,5 - 6,7 mmol/l. Xét nghiệm LDH thƣờng đƣợc quan tâm nhiều đối với
DMP và DMB. Đối với hai loại dịch này, dịch tiết thƣờng có LDH và đạm tăng
nên đạm và LDH đƣợc sử dụng trong việc phân biệt dịch thấm và dịch tiết [2],
[17], [21], [23].
Xét nghiệm glucose: Glucose DNT bằng 2/3 nồng độ glucose máu. Sự
tăng hay giảm glucose DNT phụ thuộc vào nồng độ của glucose máu. Glucose

Số hóa bởi trung tâm học liệu
15
DNT tăng ở những bệnh nhân hôn mê đái tháo đƣờng. Ngoài ra, glucose còn

tăng ít trong viêm não, tăng áp lực sọ não, động kinh, uốn ván, trong các cơn co
giật khác, nhƣng sự tăng này ít có ý nghĩa trong việc chẩn đoán. Sự tăng bạch
cầu và sự xuất hiện của các vi khuẩn trong DNT là nguyên nhân làm giảm nồng
độ glucose có trong DNT. Glucose giảm nhiều trong viêm màng não mủ, đôi khi
chỉ còn ở dạng vết, trong khí đó glucose máu vẫn ở mức bình thƣờng. Glucose
cũng giảm trong viêm não do lao. Glucose trong DMP, DMB bình thƣờng hoặc
dịch thấm tƣơng đƣơng glucose huyết tƣơng. Glucose < 60 mg/dl có thể gặp
trong viêm đa khớp dạng thấp, tràn mủ màng phổi, ác tính, lao, lupus. Nếu
glucose rất thấp (< 30 mg/dl) nguyên nhân thƣờng là viêm đa khớp dạng thấp,
tràn mủ màng phổi, ác tính [2], [17], [21], [23].
Xét nghiệm hàm lƣợng protein: Trong DNT của ngƣời bình thƣờng,
hàm lƣợng protein dao động trong khoảng 0,25 - 0,4 g/l. Protein DNT tăng trong
viêm màng não do lao, viêm màng não mủ, viêm màng não, ép tuỷ, viêm đa rễ
thần kinh, viêm màng nhện tuỷ. Đối với DMP và DMB, ở những trƣờng hợp
dịch tiết nhận thấy hàm lƣợng protein tăng cao [2], [17], [21], [23].
Xét nghiệm clorua: Trong DNT của ngƣời bình thƣờng, hàm lƣợng
clorua dao động trong khoảng 120 -130 mmol/l. Clorua giảm nhiều trong viêm
màng não do lao, kèm theo sự thay đổi của protein và glucose trong DNT.
Clorua còn có thể giảm trong viêm màng não, u não [2], [17], [23].
Xét nghiệm tế bào học: Nếu trong DMP có 5000 - 10000 hồng cầu/mm
3

dịch có màu hồng đỏ. Nếu > 100000 hồng cầu/mm
3
: chấn thƣơng lồng ngực, ác
tính, nhồi máu phổi. Dịch thấm thƣờng có bạch cầu < 1000 tế bào/mm
3
. Dịch
tiết thƣờng có bạch cầu > 1000 tế bào/mm
3

. Nếu > 10000 tế bào/mm
3
thƣờng do
TDMP cận viêm phổi nhƣng cũng gặp trong viêm tụy cấp, nhồi máu phổi. Nếu
> 50000 tế bào/mm
3
thƣờng là tràn mủ màng phổi. Nếu là lao, viêm mạn tính,
bệnh lý ác tính thƣờng < 5000 tế bào/mm
3
. Lymphocyte nhỏ > 50% thƣờng là

Số hóa bởi trung tâm học liệu
16
viêm mạn tính nhƣ lao hoặc ung thƣ. Bạch cầu đa nhân trung tính ƣu thế thƣờng
là viêm cấp nhƣ viêm phổi, viêm tụy cấp, nhồi máu phổi, lao giai đoạn sớm.
Bạch cầu đa nhân ái toan tăng > 10% thì 2/3 trƣờng hợp là do có khí hoặc máu
trong màng phổi dẫn tới tràn máu màng phổi, tràn khí màng phổi, TDMP cận
viêm phổi. Bạch cầu ái toan thƣờng không tăng trong ung thƣ và lao. DMB bình
thƣờng chứa < 500 bạch cầu/µl và < 250 bạch cầu đa nhân/µl. Bất kỳ tình trạng
nhiễm trùng nào cũng có thể gây tăng bạch cầu. Lƣợng bạch cầu đa nhân > 250
/µl gợi ý viêm phúc mạc do vi trùng. Bạch cầu lympho thƣờng chiếm ƣu thế
trong viêm phúc mạc do lao và ung thƣ di căn phúc mạc [2], [21], [23].
1.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu protein dịch chọc dò
Nghiên cứu về hệ protein trong các dịch của cơ thể là một hƣớng nghiên
cứu mới và nhiều triển vọng trong việc tìm ra những protein chỉ thị có độ nhạy
cao trong chẩn đoán nhiều quá trình bệnh lý [3]. DNT, DMP và DMB là những
loại dịch của cơ thể đang đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong
việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý. Các loại dịch chọc dò này mang hai đặc
trƣng quan trọng giúp cho quá trình nghiên cứu thuận lợi đó là các thủ thuật
chọc dò hiện nay rất phổ biến trong ngành y nên việc lấy mẫu rất dễ dàng và an

toàn, mẫu đƣợc lấy phản ánh trạng thái của cơ thể ở một thời điểm đặc biệt nào
đó (thời điểm biểu hiện bệnh lý) [4].
Trong các loại dịch chọc dò kể trên, chứa nhiều protein có nguồn gốc và
chức năng khác nhau, tác động lên nhiều cơ quan, nhiều quá trình sinh học khác
nhau trong cơ thể. Chính vì thành phần protein phức tạp của dịch chọc dò bắt
nguồn từ nhiều nguồn gốc mà việc nghiên cứu hệ protein dịch chọc dò hứa hẹn
sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích để phát triển các công tác nghiên cứu, chẩn
đoán và chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Những thay đổi bất thƣờng về thành
phần protein trong từng loại dịch chắc chắn có liên quan đến các quá trình bệnh
lý. Nói cách khác, dịch chọc dò là dạng mẫu đặc biệt, chứa đựng nhiều thông tin

Số hóa bởi trung tâm học liệu
17
cần thiết cho việc nghiên cứu và chẩn đoán bệnh, vì thế việc sử dụng các loại
dịch chọc dò cho mục đích nghiên cứu là cách tiếp cận hợp lý, đã và đang đƣợc
minh chứng qua những thành tựu thu đƣợc trong nhiều thập kỷ qua.
Lƣợng thông tin phong phú do các nghiên cứu về protein dịch chọc dò thu
đƣợc hoàn toàn bổ trợ cho những thông tin di truyền từ các nghiên cứu genome.
Với những cải tiến nhanh chóng, các kỹ thuật phân tích proteomics đang trở
thành cơ sở cho sự phát triển của genomics chức năng. Sự phối hợp giữa
proteomics và genomics sẽ đóng vai trò chủ đạo trong những nghiên cứu về sinh
y học, là nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm chẩn đoán và chữa bệnh trong
tƣơng lai.
1.4. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu sinh hóa các dịch chọc dò ở Việt Nam và
trên thế giới
1.4.1. Tình hình nghiên cứu sinh hóa DNT ở Việt Nam và trên thế giới
DNT là một trong số các dịch chọc dò đƣợc nhiều nhà khoa học trong
nƣớc và thế giới quan tâm nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu đều coi đây là
một đối tƣợng cần phân tích để đƣa ra những dấu hiệu trong chẩn đoán.
DNT là thành phần liên quan tới hầu hết các hoạt động của hệ thống thần

kinh trung ƣơng. Hiện nay, DNT đƣợc sử dụng để nghiên cứu các bệnh liên
quan tới việc mất cân bằng các thành phần phân tử đặc biệt là các thành phần
ngoại bào [45]. Các nhà khoa học Phần Lan đã sử dụng kỹ thuật sắc ký khí kết
hợp khối phổ trong việc xác định những tính chất của DNT. Nghiên cứu cho
thấy nồng độ 21 acid amin và hydroxyl thay đổi từ 0,04 - 77 ng/µl. Nhờ kỹ thuật
khối phổ đã xác định đƣợc 91 chất chuyển hóa thuộc các nhóm chức năng khác
nhau. Các chức năng này liên quan mật thiết tới chức năng của DNT [36].
Năm 2011, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu sự khác biệt về
thành phần protein trong DNT của nhóm bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi
mạn tính và nhóm bệnh nhân bị bệnh Lyme đang điều trị giai đoạn cuối so với

Số hóa bởi trung tâm học liệu
18
những ngƣời bình thƣờng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong DNT của nhóm
bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính phát hiện 2783 loại protein, nhóm
bệnh nhân mắc bệnh Lyme phát hiện 2768 loại protein và những ngƣời khỏe
mạnh thì thấy 2630 loại protein. Đây là những cơ sở dữ liệu hữu ích để đƣa ra
những giả thiết về cơ chế sinh bệnh, cho phép tiến hành những nghiên cứu tiếp
theo trong việc chẩn đoán sớm và can thiệp điều trị kịp thời [48].
Xét nghiệm DNT là một trong những căn cứ quan trọng trong việc chẩn
đoán viêm màng não. Hàm lƣợng protein, hàm lƣợng đƣờng, lƣợng bạch cầu và
lƣợng neutrophil trong DNT là những tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn Thome
trong việc phân biệt viêm màng não mủ hay viêm màng não siêu vi [30].
Các nhà khoa học của Mỹ gần đây đã tập trung nghiên cứu phân tích DNT
nhằm hƣớng tới xây dựng cơ sở dữ liệu về protein DNT phục vụ chẩn đoán
bệnh. Bƣớc đầu đã có những kết quả nhất định chứng tỏ protein DNT có liên
quan tới nhiều bệnh nhƣ Parkinson, bệnh Alzheimer, chấn thƣơng sọ não, teo
cơ. Phát hiện nhiều loại protein chỉ có ở DNT, do vậy đây đƣợc coi là một
hƣớng nghiên cứu nhiều triển vọng cho việc tìm ra các protein chỉ thị bệnh [54].
Cùng nghiên cứu về DNT của bệnh nhân Alzheimer, tại phòng thí nghiệm

Đại học Toronto Canada, các nhà khoa học đã bƣớc đầu nghiên cứu chỉ thị phân
tử protein trong DNT trong chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer. Kết quả đã xác định
đƣợc 40 loại protein có liên quan tới bệnh Alzheimer có mặt trong DNT. Hầu
hết chúng là các protein ngoại bào [29].
Nghiên cứu phân tích protein trong DNT của bệnh nhân Parkinson cho
thấy 21 protein đƣợc xác định có liên quan tới cơ chế của bệnh. Đây là những
kết quả do các nhà khoa học Đại học Fudan Trung Quốc mới công bố, nó mở ra
những hƣớng nghiên cứu mới trong chữa trị bệnh Parkinson [53].
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về DNT còn nhiều hạn chế so với thế
giới. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ hƣớng tới xác định sự thay đổi các

Số hóa bởi trung tâm học liệu
19
chỉ tiêu sinh hóa đối với DNT mà không có phát hiện những thành phần mới
trong đó.
Năm 2000, Nguyễn Thu Hà đã tiến hành nghiên cứu DNT trên bệnh nhân
lao màng não tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ƣơng, nhận thấy protein
trong DNT của các bệnh nhân luôn tăng. Mức tăng thƣờng nằm trong khoảng
5,79 μmol/l - 28,98 μmol/l, đặc biệt là xung quanh mức 14,49 μmol/l [8].
Cùng nghiên cứu trên DNT của bệnh nhân lao màng não, Ngô Ngọc Am
(2006) đã chỉ ra lƣợng đƣờng trong DNT của các bệnh nhân lao màng não
thƣờng giảm ở mức 1,39 μmol/l - 1,94 μmol/l so với bình thƣờng. Một số ít
trƣờng hợp nhất là ở giai đoạn sớm không giảm, những trƣờng hợp nặng thƣờng
giảm nhiều. Số lƣợng tế bào trong DNT thƣờng tăng [1].
Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (cs) (2009) đã tiến hành nghiên cứu hàm
lƣợng creatine phosphokinase trong DNT của các bệnh nhân viêm màng não
thuộc các nhóm vi trùng sinh mủ, lao, nấm, virus, nhận thấy có khác biệt về
nồng độ và biến thiên giữa các nhóm viêm màng não. Bệnh nhân viêm màng
não vi trùng sinh mủ có creatine phosphokinase DNT ≥ 20 U/l biểu hiện lâm
sàng nặng nề và nguy cơ có di chứng lúc xuất viện cao hơn những bệnh nhân có

creatine phosphokinase DNT < 20 U/l. Đây là những căn cứ quan trọng trong
chẩn đoán và tiên lƣợng bệnh viêm màng não [24].
Dƣơng Thanh Long và cs (2010) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm DNT
của các bệnh nhi trên 1 tháng tuổi đến 15 tuổi đến khám và điều trị tại khoa Nhi
bệnh viện An Giang. Trong 45 trƣờng hợp viêm não, tuổi trung vị 3 (6 tháng -
13 tuổi). Có 12 ca (26,6%) xác định đƣợc tác nhân gây viêm não bao gồm
enterovirus, herpes simplex và viêm não Nhật Bản B. 33 ca (73,3%) không xác
định tác nhân viêm não. Đặc điểm về DNT của các bệnh nhi nghiên cứu cho
thấy trung bình mật độ tế bào là 39 tế bào/mm
3
, tỉ lệ neutro là 67%, tỉ lệ lympho
là 31%, hàm lƣợng protein là 0,43 g/l, hàm lƣợng glucose là 4,18 mg/dl, lactat là

Số hóa bởi trung tâm học liệu
20
2 mmol/l. Nhƣ vậy, về xét nghiệm DNT, số tế bào tăng vừa (39 tế bào), lƣợng
protein tăng vừa (30mg%), đƣờng trong giới hạn bình thƣờng, lactate DNT <
3mmol/l [14]. Điều này tƣơng tự với mô tả trong nghiên cứu của Phạm Văn
Kiểm và cs 2003 [11].

Nghiên cứu sự thay đổi của nồng độ beta amyloid 1-40 và beta amyloid
1-42 trong DNT của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, Trần Viết Lực (2011) đã
chỉ ra nồng độ beta amyloid 1-40 và beta amyloid 1-42 giữa nhóm bệnh và
nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nồng độ beta amyloid 1-
42 giữa các giai đoạn bệnh cũng khác biệt rõ ràng (p < 0,001). Có sự khác biệt
về tỷ số beta amyloid 1-42/beta amyloid 1-40 giữa hai nhóm nghiên cứu và giữa
các giai đoạn của bệnh (p < 0,001) [15].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu sinh hóa DMP ở Việt Nam và trên thế giới
Việc phân biệt dịch tiết và dịch thấm đối với DMP có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định nguyên nhân gây tràn dịch nhƣ suy tim, lao, các bệnh ác

tính, nhiễm khuẩn…Việc phân biệt các loại dịch trên thƣờng phải dựa theo các
tiêu chuẩn thƣờng quy trong y tế, nhƣng hiện nay các nhà khoa học đang tập
trung tìm ra những chỉ thị sinh học giúp ích cho việc phân biệt giữa dịch thấm và
dịch tiết. Việc nghiên cứu chỉ thị phân tử thay cho các xét nghiệm thƣờng quy
đƣợc coi nhƣ một hƣớng đi đầy triển vọng của việc ứng dụng công nghệ cao
trong chẩn đoán [44].
Phân tích DMP đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới khẳng định có ý
nghĩa quan trọng trong việc tìm nguyên nhân gây TDMP [31]. Các nhà khoa học
tại Đại học Y khoa Wonkwang Hàn Quốc (2013) đã tiến hành nghiên cứu DMP
của bệnh nhân ung thƣ phổi ác tính phát hiện protein phản ứng C có liên quan
mật thiết tới quá trình viêm ác tính. Định lƣợng protein phản ứng C trong DMP
có thể hoàn thiện để trở thành một xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thƣ phổi ác
tính [43].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
21
Hamal và cs (2013) đã phát hiện sự khác biệt về hàm lƣợng cholesterol
trong DMP đối với 2 loại dịch tiết và dịch thấm. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra
cholesterol có giá trị lớn để phân biệt dịch tiết và dịch thấm [35].
Januzzi và cs (2004) đã chỉ ra giá trị lâm sàng của xét nghiệm định lƣợng
NT-proBNP (N-terminal pro B-type natriuretic peptide) trong DMP có ý nghĩa
quan trọng về chẩn đoán, theo dõi điều trị, tiên lƣợng và sàng lọc TDMP do suy
tim. Vì NT-proBNP có thời gian bán hủy khá dài (khoảng 60 - 120 phút), có độ
ổn định nên NT-proBNP có độ nhạy cao và hiện nay nó đƣợc sử dụng nhiều
trong chẩn đoán lâm sàng [38].
Cùng nghiên cứu về NT-proBNP, các nhà khoa học tại Đại học British
Columbia (2010) đã chỉ ra NT-proBNP trong DMP là chỉ thị sinh học rất hữu
ích cho chẩn đoán TDMP do suy tim. Theo kết quả nghiên cứu trên 1120 bệnh
nhân TDMP do suy tim nhận thấy hàm lƣợng NT-proBNP trong DMP trung
bình là 6140 pg/ml [37].

Tại Việt Nam đã có rất nhiều các nghiên cứu trên đối tƣợng DMP phục vụ
chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh lý. Quang Văn Trí (2008) đã chỉ ra trong
DMP của nhóm bệnh nhân lao nhận thấy số lƣợng bạch cầu trung bình là 649 tế
bào/mm
3
, tỉ lệ bạch cầu mono chiếm 1,18%, tỉ lệ bạch cầu lympho chiếm 93%,
hàm lƣợng protein trung bình là 46,56 g/l, LDH là 815,31 IU/l, hàm lƣợng
glucose là 5,31 mmol/l. Trong DMP của nhóm bệnh nhân ung thƣ nhận thấy số
lƣợng bạch cầu trung bình là 806 tế bào/mm
3
, tỉ lệ bạch cầu mono chiếm 20,8%,
tỉ lệ bạch cầu lympho chiếm 71,6%, hàm lƣợng protein trung bình là 46,56 g/l,
LDH là 815,32 IU/l, hàm lƣợng glucose là 5,43 mmol/l [22].
Nguyễn Xuân Bích Huyên và cs (2008) nghiên cứu interferron gamma
(IFNγ) trong DMP dịch tiết và nhận định IFNγ có giá trị cao trong chẩn đoán lao.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 84 bệnh nhân TDMP do lao, ung thƣ, viêm phổi tại
bệnh viện Chợ Rẫy, IFNγ đƣợc định lƣợng trong DMP. Kết quả nghiên cứu cho thấy

Số hóa bởi trung tâm học liệu
22
điểm cắt tối ƣu 33 pg/ml cho phép đạt đƣợc độ chính xác cao nhất (độ nhạy 94,4%, độ
đặc hiệu 89,6%). Xét nghiệm IFNγ trong DMP là một xét nghiệm khả thi, chính xác
để chẩn đoán nguyên nhân lao của TDMP dịch tiết [10].
Cùng nghiên cứu về IFNγ trong DMP, Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs
(2010) đã tiến hành nghiên cứu giá trị của nồng độ tumor necrosis factor anpha
(TNFα) và IFNγ trong chẩn đoán TDMP do lao và ung thƣ. Nghiên cứu tiến
hành định lƣợng TNFα và IFNγ của hai nhóm bệnh nhân TDMP do lao và
TDMP do dung thƣ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ TNFα giữa hai nhóm
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Có sự khác biệt đáng kể về nồng độ IFNγ
giữa hai nhóm. Nồng độ IFNγ trong DMP bệnh nhân lao cao hơn rất nhiều so

với của bệnh nhân ung thƣ màng phổi [18].
Tại Học viện Quân Y, Đặng Xuân Lâm và cs (2010) đã tiến hành nghiên
cứu đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân TDMP do u trung biểu mô màng phổi
ác tính. Các tác giả đã phát hiện ở nhóm bệnh nhân này, DMP màu đỏ máu
chiếm đa số (64,8%), tế bào lympho tăng trong DMP. Đây là những căn cứ quan
trong chẩn đoán lâm sàng phát hiện nguyên nhân gây tràn dịch sớm [13].
1.4.3. Tình hình nghiên cứu sinh hóa DMB ở Việt Nam và trên thế giới
DMB cũng là một trong những loại dịch chọc dò của ngƣời nhƣng các
nghiên cứu về loại dịch này trên thế giới và cũng nhƣ ở Việt Nam không đƣợc
công bố nhiều nhƣ DNT và DMP.
Các nhà khoa học Thái Lan và Đài Loan (2007) đã tiến hành nghiên cứu
sử dụng các kỹ thuật proteomic phân tích thành phần protein DMB của 44 bệnh
nhân suy thận giai đoạn cuối. Kết quả cho thấy hệ protein trong DMB rất phong
phú. Những protein này hoàn toàn có khả năng phân tách bởi điện di 2 chiều,
nhận diện bằng khối phổ MALDI-Q-TOF kết hợp khối phổ MS và song khối
khổ MS/MS. Điều này mở ra một hƣớng mới cho việc tiếp cận nghiên cứu
protein trong DMB [51].

Số hóa bởi trung tâm học liệu
23
Ở những bệnh nhân TDMB do suy tim, Sheer và cs (2010) đã tiến hành
nghiên cứu đặc điểm DMB của nhóm bệnh nhân này nhận thấy hàm lƣợng
protein thƣờng cao hơn 2,5 g/dl [49].
Riquelme và cs (2006) đã chỉ ra rằng Adenosine deaminase (ADA) rất có
giá trị trong chẩn đoán các trƣờng hợp TDMB do lao. ADA DMB trong chẩn
đoán lao màng bụng đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhất là những
nƣớc có tần suất mắc lao cao vì đó là một xét nghiệm nhanh, kỹ thuật khá đơn
giản, chi phí thấp, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao từ 92 - 100% [46].
Sanai và cs (2005) đã tiến hành nghiên cứu phân tích DMB của những
bệnh nhân lao màng bụng, kết quả cho thấy DMB thu đƣợc có màu vàng chanh,

tế bào lympho chiếm ƣu thế, hàm lƣợng protein > 3 g/dl, hàm lƣợng ADA ≥ 39
U/l. Nghiên cứu cho thấy xét nghiệm định lƣợng ADA có độ nhạy 100% và độ
đặc hiệu là 97,2% trong chẩn đoán lao màng bụng [47].
Các nhà khoa học Việt Nam cũng tập trung nghiên cứu ADA trong dịch
DMB, bởi đây là chỉ tiêu quan trọng và có độ chính xác cao trong chẩn đoán.
Nguyễn Thúy Vi (2010) đã nghiên cứu đặc điểm DMB trên nhóm bệnh
nhân lao màng bụng cho thấy đa số DMB có màu vàng chanh, nồng độ protein
trung bình 56 g/l. Trung bình nồng độ protein, trung bình bạch cầu trong DMB
trong nhóm lao màng bụng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không
phải lao màng bụng. 90% bệnh nhân lao màng bụng có ADA DMB ≥ 31,7 U/l
so với 3,28% bệnh nhân không phải lao màng bụng, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng với giá trị điểm cắt ADA trong nghiên cứu
là 31,7 U/l cho độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 96,72% [26]. Giá trị ngƣỡng, độ nhạy,
độ đặc hiệu của ADA trong nghiên cứu này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của
Tarcoveanu và cs (2009)

[52]. Tuy nhiên, theo Riqielme và cs (2006) phân tích
số liệu của 264 BN từ 12 nghiên cứu tiền cứu thực hiện tại nhiều quốc gia đã ghi
nhận, với giá trị ngƣỡng ADA là 39 U/l cho độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 97,2%

×