Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.59 KB, 2 trang )
1.Thế nào là văn hóa đọc.
Cùng với thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách (đọc gì?) và kỹ năng đọc (đọc thế nào?) tạo thành văn
hoá đọc.
Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa đọc.
Ths Chu Văn Khánh đưa ra quan niệm, văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa, bởi lẽ:
1) Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa.
2) Các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận, đã được thực thao và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo
nên những giá trị mới.
3) Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xã hội.
Ths Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách,
trong khi TS Lê Văn Viết quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là
văn hóa đọc.
Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại, văn hóa đọc là khái niệm đề cao tính nghệ thuật,
tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.
2. Suy nghĩ về thực trạng văn hóa đọc hiện nay
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn
hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại
chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng
đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen
của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà
nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt
buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng
kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hưởng giải trí bằng
phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn. Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt
văn hoá đọc. Chẳng cứ ở nước ta mà trên toàn thế giới, mặc cho các cảnh báo nghiêm chỉnh về sự lạm
dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ v..v..., văn hoá
nghe nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn.
Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hoá đọc sẽ dần dần trở lại ví trí đúng của
mình sau cơn chao đảo. Bởi lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ
không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc