Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài Số phận con người của Sô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.96 KB, 2 trang )

1.Tiểu sử:
Mikhain A-lêch-xan-đrô-vích Sôlôkhôp (1905-1984), sinh ra trong một gia đình nông dân, vùng thảo
nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô cũ.
Thời nội chiến: nghỉ học, tham gia cách mạng và bắt đầu viết văn. Năm 1923, Sôlôkhốp quyết tâm lên
Maxcơva, tại đây ông làm đủ nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mộng viết văn.
Năm 1925 vì cảm thấy “thiếu quê hương” nên ông trở về quê và bắt tay vào sự nghiệp sáng tác “Sông
Đông êm đềm” .
Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945), ông khoác áo lính, làm phóng viên chiến trường, xông pha trên
nhiều mặt trận, nhiều bài ký sự, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng được ra đời..
2.Sự nghiệp sáng tác:
Tác phẩm:
- Tập truyện “Truyện sông Đông” (1926)
- Bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” bắt đầu sáng tác năm 1925 hoàn thành năm 1940, được tặng giải
thưởng Nôben về văn học năm 1965.
- “Đất vỡ hoang” (1932-1959)
Đề tài: + Sôlôkhốp sinh ra và lớn lên ở vùng Sông Đông. Cuộc sống của ông gắn bó máu thịt với con
người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Chính vì
thế những tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông.
Là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông thấu hiểu được những vinh quang và nỗi
đau khổ của những số phận con người trong cuộc chiến tranh cũng như sau cuộc chiến đó. Cảm hứng về
chiến tranh đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sáng tác của ông
Năm 1965, Sôlôkhốp được tặng giải thưởng Nô-ben về văn học, ông là nhà văn vĩ đại của nền văn học Xô
viết và thế giới.
3. Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người” của Sô-lô-khốp
Anđrây Xô-cô-lốp là chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chống phát xít trong thế chiến thứ hai và đã
phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề: bản thân bị tù đày, bị thương, vợ và hai con chết vì bom đạn, con
trai hy sinh đúng vào ngày chiến thắng phát xít, khi tiến công vào Beclin. Xô-cô-lôp giải ngũ, không còn
nơi nương tựa, ông phải đến ở nhờ nhà bạn và làm lái xe chở hàng.
Tại đây ông gặp Va-ni-a, chú bé mồ côi cha mẹ vì chiến tranh, cũng đang lang thang đói rách. Xô-cô-lôp
nhận bé làm con nuôi. Bên nhau hai cha con sống thật hạnh phúc. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha hai
cha con. Trong một chuyến chở hàng, Xô-cô-lôp gặp rủi ro, bị tước bằng lái xe. Thế là mất việc, hai bố


con dắt nhau đi lang thang “khắp nẻo đường nước Nga” để kiếm sống nhưng vẫn có một niềm tin vào
cuộc sống, vào sức mạnh con người và Xô-cô-lôp vẫn giấu không cho bé Va-ni-a biết nỗi đau khổ riêng
tư của mình.
4.Giá trị nội dung và nghệ thuật qua đoạn trích “Số phận con người” của Sô-lô-khốp


a.Nội dung:
-Giá trị hiện thực:
Tố cáo chiến tranh; phản ánh số phận, tính cách kiên cường và trung hậu của con người Nga trong và sau
chiến tranh.
Giá trị nhân đạo:
Quan tâm số phận nghiệt ngã của con người; niềm cảm thương, trân trọng ý chí con người.
Niềm cảm phục của tác giả về sự hy sinh của thế hệ đi trước để tạo niềm tin cuộc sống cho thế hệ kế tiếp.
-Ý nghĩa tư tưởng
Khám phá và ca ngợi tính cách Nga, đó là sự cứng rắn ý chí kiên cường có niềm tin mãnh liệt vào cuộc
sống và tâm hồn nhân hậu sâu sắc.
Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể
sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát,
không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến
tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân
ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số
phận.
b. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo
ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật.
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự
sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà
quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa
cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.

5.Chủ đề
Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song tuy viết về
nhưng đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác giả vẫn giữa vững niềm tin ở tính cách Nga kiên
cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung.



×