Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nghị luận về lòng tự trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.42 KB, 5 trang )

Tham khảo thêm phía dưới:
Đề 1 :Trình bày suy nghĩ về ba tính "Tự ti", "Tự phụ" và "Tự trọng".
“Tự ti”, “tự phụ”, “tự trọng” là những nét tính cách và trạng thái tâm lí thường có ở con người. Giữa
chúng có những nét giống nhau và khác nhau nhưng đều tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách và
sự thành công hay thất bại trong cuộc đời của mỗi con người. Tính “tự ti”, “tự phụ” và “tự trọng” được
thể hiện như thế nào trong cuộc sống ?.
Thế nào là tính “tự ti” ?.
“Tự ti” là tự đánh giá mình thấp nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Vì thế mà ngại suy nghĩ, nói
năng, hành động, ngại giao tiếp với mọi người.
Những ai mắc tính “tự ti” thường cho rằng mình yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi bật so với người khác.
Nói theo kiểu dân gian là : “Ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời”, làm gì hỏng nấy. Từ nhận thức sai lệch
về mình, họ sẽ trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại, sợ
trách nhiệm.
Tính “tự ti” cản trở rất lớn đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân, bởi nó tạo ra sức ỳ và thói xấu ỷ lại
cùng tâm lí thất bại. Mà đã sẵn tâm lí thất bại thì không bao giờ có thể thành công. Tâm lí “tự ti” đi ngược
lại tâm lí chung của số đông là ai cũng muốn khẳng định mình, muốn thành đạt trong cuộc sống. Do đó,
“tự ti” là trạng thái tâm lí tiêu cực, chúng ta không nên có.
Từ ngày xưa, dân gian đã có những câu ca dao nói về tính “tự ti”, ví dụ :
Cây khô xuống nước cũng khô,
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo.
Hoặc :
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Nếu mang nặng tâm lí ấy, con người sẽ tê liệt ý thức phản kháng, đấu tranh, chấp nhận những ngang trái,
bất công trong xã hội, chấp nhận thân phận thấp hèn con sâu cái kiến, bị rẻ rúng, khinh bỉ, bị áp bức, bóc
lột. Nguyên nhân sâu xa của tính “tự ti” phần lớn là do thiếu tự chủ, tự lập và thiếu nghị lực cùng quyết
tâm phấn đấu. Nói như nhà giáo Nguyễn Bá Học đầu thế kỉ XX thì đây chính là tâm lí “ngại núi e sông”.
Thế nào là tính “tự phụ” ?.
“Tự phụ” là tự đánh giá mình quá cao và tỏ ra coi thường người khác. Nó đồng nghĩa với kiêu căng, tự
mãn. Một người có năng khiếu hoặc tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và đã được xã hội công nhận, ví dụ
như nhà văn, nhà toán học, nhà vật lý học, hay một ca sĩ, một diễn viên điện ảnh nổi tiếng chẳng hạn…


không có nghĩa đó là người toàn tài, có quyền đứng trên tất cả. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ
mới”, Xuân Diệu đã viết : “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất, Không có chi bè bạn nổi cùng ta” (“Hy-mãlạp-sơn”). Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi
của tuổi trẻ. Quả đúng như vậy !. Tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài
năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”, mọi người phải tung hô, nể phục, phải ca ngợi, còn
mình thì có “đặc quyền” đòi hỏi thỏa mãn tất cả những gì mình muốn. Một số ca sĩ và diễn viên điện ảnh


hiện nay đã mắc bệnh “ngôi sao”, khiến nhiều người bực bội và ngao ngán. Trong một lớp học, học sinh
nào kiêu căng, “tự phụ” thường cô độc, ít bạn bè. Mà như thế thì sự khiếm khuyết về tình cảm, về đời
sống tinh thân là điều khó tránh khỏi.
“Tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tưởng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại
tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng
ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thâm chí bịa đặt, thổi phồng
cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản
thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số động.
Thế nào là “tự trọng” ?. “Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Đây là một nét
tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Từ ngàn xưa,
tổ tiên chúng ta đã đặt danh dự lên hàng đầu : “Đói cho sách, rách cho thơm”; “Tốt danh hơn lành áo”;
“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”… “Tiếng” ở đây chính là những nhận xét, đánh giá tốt đẹp của
cộng đồng xã hội về một cá nhân nào đấy và điều đó sẽ được lưu truyền mãi mãi.
Người có tính “tự trọng” luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và về những người xung quanh. Biết phân
biệt đúng, sai, phải, trái; cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó
khăn thiếu thốn đến đâu, người có tính “tự trọng” vẫn luôn giữ nếp sống trong sạch, thanh cao, không vì
chút quyền lợi vật chất mà bán rẻ lương tâm, danh dự. Những bậc chính nhân quân tử nổi tiếng trong lịch
sử như Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Cao Bá Quát… và
đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh là gương sáng của lòng “tự trọng”, xứng đáng cho muôn đời con cháu
noi theo.
Tính “tự trọng” được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và từng công việc trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ
như một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để
chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng

làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng”… Điều đáng lưu ý là bản thân phải tôn trọng mình
trước, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không
bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng.
Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng
lâu dài của mỗi cá nhân. Rèn luyện, tạo cho mình tính “tự trọng” và giữ vững đức tính ấy suốt cuộc đời
quả là cực khổ, nhưng để mất nó thì cực dễ. Người xưa đã đúc kết : “Mua danh ba vạn, bán danh ba
đồng”; “Kiếm củi ba năm thiêu một giờ” để nói đến những trường hợp như vậy.
Ngạn ngữ Nga có câu : “Hãy giữ gìn chiếc áo từ khi còn mới. Hãy giữ gìn danh dự từ khi còn trẻ trung”.
Đó là lời khuyên bổ ích và thiết thực cho tất cả những ai muốn trở thành con người chân chính.
Trong ba tính : “tự ti”, “tự phụ” và “tự trọng” thì chúng ta nên chọn “tự trọng” vì đó là đức tính rất đáng
quý. Nó giúp chúng ta phát triển nhân cách, có ý chí và nghị lực vươn lên để thành công trong cuộc sống.
Xin các bạn hãy nhớ cho rằng mất tiền bạc hay mất một thứ gì đó có thể kiếm lại được, chứ đánh mất
lòng “tự trọng” thì người ta dễ dàng tha hóa và sa vào vực thẳm tội lỗi. Gương xấu của những thanh thiếu
niên hư hỏng, của những cán bộ biến chất, tham nhũng mà báo chí và nhân dân lên án đã chứng minh cho
điều đó.
Đề 2:Đề bài . Lòng tự trọng
Trong tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy
dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con “biết tự trọng , biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” .
Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con
người.
Gợi ý làm bài
1, Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài đã nêu ra


- Thế nào là tự trọng? Theo từ điển Tiếng Việt thì tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách , danh dự
của mình.
- Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao:
+Tự cao: Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác
+ Tự ti: Tự cho mình là thua kém người
Cả 2 tính cách này đều khác với tự trọng và đều là tính cách không nên có , cần sửa chữa, xóa bỏ.

- Lòng tự trọng có từ đâu?
Lòng tự tọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, cách
đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của
mỗi người.
- Vai trò của lòng tự trọng:
+ Lòng tự trọng là nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. một khi biết tôn trọng bản thân bạn sẽ cảm
thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế , đó còn là động lực mạnh mẽ cho
bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là 1 nhân tố quan trọng và là nền tảng
định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
+ Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn dến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ như: bị chỉ trích gay
gắt thậm tệ, bị la mắng, đánh đập; hoặc ko được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu,
đàu cợt…gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn tốt về mọi mặt. Sự thất bại trong học tập , thể thao… cũng là
những yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đến bản thân. Những người thiếu tự trọng , một khi đã gặp
những thất bại trọng cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần… những hậu quả này khiến họ trở nên
mặc cảm với bản thân mình, tinh thần ngày càng sa sút…
2. Bình luận
- Lời của bà Hiền hoàn toàn đúng – đây là 1 ý nghĩ dạy con hợp tình, hợp lí, giúp cho tuổi trẻ hình thành
nhân cách bước vào đời.
- Bài học rút ra cho bản thân : rèn giũa, tôi luyện lòng tự trọng trong những tình huống phức tập diễn ra
trong cuộc sống, trong học tập, công tác...
- Tránh những biểu hiện tự ti, thiếu lòng tự trọng của bản thân, đồng thời cố gắng tìm hiểu giúp đỡ bạn bè
chung quan ta cùng vượt qua khó khăn để vững tin bước về phía trước…
Bài làm
Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực
mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách
dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà
nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.
Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của
người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên

cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống
có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người
con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự


hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng
đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến
khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1
cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người
coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự
dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công
sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý
thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs
các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền
với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch
chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững
theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính
là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu
nước.
Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong
mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có
giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức
mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ
mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không
thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức ,
thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt
câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm
chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ,
quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự
thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị
của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm
của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng
đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi
lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối
mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự
của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao
thì tùy”.
Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin
hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm
chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi,
bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin
vào bạn.
Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên
để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta
đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.
Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc
thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra
tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta
đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta.
Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác
hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để
làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết


trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.
Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản

thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình
suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời
nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn
đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được
chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với
thời gian.
Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất
đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất
phát từ đó.



×