Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH MAI THƠ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Mã số Ngành: 52340201

Tháng 1/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH MAI THƠ
MSSV: C1200147

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
THÀNHPHỐ VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NgànhTàiChínhNgânHàng
MãsốNgành: 52340201

CánBộHướngDẫn:
Ths. ĐoànTuyếtNhiễn

Tháng 1/2014


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh doanh
truờng Ðại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và
đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện
Luận văn tốt nghiệp.
Ðầu tiên, em xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cô Đoàn Tuyết Nhiễn, đã cho
em có hội để thực hiện Luận Văn này, cùng với sự hướng dẫn của thầy đã giúp
em có nhiều thêm nhiều kinh nghiệm và tự thấy mình cần phải nỗ lực nhiều
hơn nữa trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này.
Em xin gửi đến Ban Giám Đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long lời cảm ơn chân thành về việc tiếp
nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể tích lũy được kinh nghiệm thực tế
làm hành trang cho công việc sau này cũng như đã giúp em hoàn thành tốt
đợt thực tập. Một lần nữa, em cũng xin cảm ơn các anh, chị phòng tín dụng,
những người trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc
tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Ngân hàng.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa
Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cô Đoàn Tuyết Nhiễn cùng các cô chú, anh,
chị ở Ngân hàng dồi dào sức khỏe cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ...... tháng... ... năm 2013


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trịnh Mai Thơ

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Giám đốc
( ký tên, đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................... 1
1.1LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
1.2.1Mục tiêu chung ............................................................................... 2
1.2.2Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2
1.3PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
1.3.1Phạm vi không gian ......................................................................... 2
1.3.2Phạm vi thời gian ............................................................................ 2
1.3.3Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2
CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………...3

2.1PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...................................................................... 3
2.1.1Khái quát chung về tín dụng ............................................................ 3
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng ................................................................ 3
2.1.1.2 Chức năng của tín dụng .............................................................. 3
2.1.1.3 Phân loại .................................................................................... 4
2.1.1.4 Các phương thức cho vay ........................................................... 5
2.1.1.5 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................... 6
2.1.1.6 Dự phòng rủi ro tín dụng ......................................................... 8
2.1.2Tín dụng hộ sản xuất ....................................................................... 9
2.1.2.1 Khái niệm hộ sản xuất ................................................................ 9
2.1.2.2 Tín dụng hộ sản xuất .................................................................. 9
2.1.2.3 Các hình thức tín dụng hộ sản xuất ........................................... 10
2.1.2.4 Vai trò của tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất .................... 11
2.1.3 Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ..................................... 11
2.1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ................................................ 11
2.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng HSX ....................... 12
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với HSX ...... 14
2.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 15
2.2.2 Phương pháp phân tích ................................................................. 15

iv


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG18
3.1 VÀI NÉT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH
LONG ........................................................................................................... 18
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ......................... 18
3.2.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng ........................ 19

3.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ................................ 20
3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức ......................................................................... 20
3.2.3.2 Chức năng các phòng ban ......................................................... 20
3.2KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 ..................................................... 21
3.2.1 Tổng doanh thu .................................................................................. 22
3.2.2 Tổng chi phí ................................................................................. 23
3.2.3 Tổng lợi nhuận ............................................................................. 23
3.3 KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............. 24
3.3.1 Thuận lợi ..................................................................................... 24
3.3.2 Khó khăn ...................................................................................... 25
3.3.3 Định hướng phát triển .................................................................. 25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG ............................................... 28
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH ................ .28
4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI
NHNo&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG ........................... 29
4.2.1 Khái quát về kết quả tín dụng hộ sản xuất .................................... 29
4.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất ..................................... 32
4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn ................................................ 32
4.2.2.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn .......................... 35
4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo thời hạn .................................................. 37
4.2.2.4 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn ........................... 39
4.2.2.5 Dư nợ theo thời hạn ................................................................. 40
4.2.2.6 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn ........................................... 41
4.2.2.7 Dư nợ theo từng CBTD ........................................................... 43
4.2.3 Tình hình nợ xấu của hộ sản xuất ............................................... 43
4.2.3.1 Nợ xấu theo thời hạn ............................................................... 44
v



4.2.3.2 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn.......................................... 45
4.2.3.3 Nợ xấu phân theo nhóm nợ...................................................... 46
4.2.4 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro đối với hộ sản xuất ................ 48
4.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HSX TẠI NHNo&PTNT TỪ
NĂM 2011 ĐẾN 2013………………...…………………………………49
4.3.1 Dư nợ trên tổng vốn huy động .................................................... 51
4.3.2 Hệ số thu nợ ............................................................................... 51
4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng ............................................................. 52
4.3.4 Hệ số rủi ro tín dụng................................................................... 53
4.3.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro.................................................................. 54
4.3.6 Tỷ lệ khả năng mất vốn .............................................................. 54
4.3.7 Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng ........................................................ 55
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ............................................................. 56
5.1 NHỮNG MẶT TỒN TẠI................................................................. 56
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HSX ...................................................................................................... 56
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ........................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh thành
phố Vĩnh Long từ năm 2011-2013 ................................................................. 22

Hình 4.1: Tình hình huy động vốn của NH qua từ năm 2011- 2013 ............... 28
Bảng 4.2: Tỷ trọng cho vay HSX tại NHNo&PTNT chi nhánh TPVL từ năm
2011-2013 .................................................................................................... .30
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của NH từ năm 2011-2013 .......... 33
Bảng 4.4: Doanh số cho vay mục đích của NH từ năm 2011-2013 ................ 35
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NH từ năm 2011-213............... 37
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo mục đích của NH từ năm 2011-2013 ........... 39
Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn của NH từ năm 2011-2013 ........................... 40
Bảng 4.8: Dư nợ HSX theo mục đích sử dụng vốn từ năm 2011-2013 ........... 42
Bảng 4.9: Dư nợ HSX theo CBTD từ năm 2011-2013 ................................... 43
Bảng 4.10: Nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 2011-2013 .................................. 44
Bảng 4.11: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn từ năm 2011-2013 ................ 45
Bảng 4.12: Nợ xấu theo nhóm nợ từ năm 2011-2013 ..................................... 46
Bảng 4.13: Tình hình trích lập dự phòng của NH từ năm 2011-2013 ............ 48
Bảng 4.14: Chỉ số đánh giá chất lượng HSX từ năm 2011-2013 ................... 50

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh TPVL ...................... 20

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DN


Dưnợ

DPRRTD

Dự phòng rủi ro tín dụng

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

HSX

Hộ sản xuất

NH

Ngân hàng

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPVL

Thành phố Vĩnh Long

UBND

Uỷ ban nhân dân

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có truyền
thống lâu đời về các ngành sản xuất, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. Hiện
nay nông nghiệp luôn được xem là thế mạnh của nước ta và trong đó những
người nông dân cũng góp phần đáng kể trong việc tạo ra thế mạnh đó. Ở nhiều
vùng miền, người nông dân đã gắn bó với truyền thống mà ông cha ta để lại,
nghề trồng lúa nước, nghề chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản. Tuy
nhiên, không phải lúc nào người nông dân cũng gặp điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành nghề của mình. Đôi lúc điều kiện tự nhiên cũng như giá cả

trên thị trường gây ra nhiều bất lợi làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập
cũng như lợi nhuận của người nông dân. Bên cạnh đó nguồn vốn cũng là một
vấn đề nhiều người nông dân lo ngại vì bản thân người nông dân cũng không
thể nào có đủ vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình.Vì vậy, việc tiếp
cận nguồn vốn từ ngân hàng luôn là một nhu cầu thiết yếu trong quá trình sản
xuất của họ. Một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình phát
triển kinh tế là sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng thương mại. Với tư cách
là người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn, trong những năm qua,
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam
với các chi nhánh của mình đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến
người dân, góp phần tạo công ăn việc làm giúp nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động tín dụng, thực tế hiện nay
nhiều chi nhánh ngân hàng nông nghiệp (NHNo) gặp khó khăn trong hoạt
động tín dụng, chất lượng tín dụng còn chưa tốt. NHNo&PTNT chi nhánh
thành phố Vĩnh Long cũng không tránh khỏi những khó khăn. NHNO&PTNT
TPVL là ngân hàng ưu tiên phục vụ cho ngành nông nghiệp nhưng đặt tại
trung tâm kinh tế của thành phố, là nơi tập trung dân cư đông và khu vực phát
triển nhất tỉnh nên đất trồng trọt chăn nuôi ít, nên ngành nông nghiệp ít phát
triển hơn ở các huyện lân cận như: Tam Bình, Long Hồ, Vũng Liêm…Chính
vì vậy hoạt động tín dụng đối với HSX tương đối thấp hơn so với KDDV và
Tiêu dùng…, nhưng không vì thế mà lại xem nhẹ chất lượng HSX, vìtrên thực
tế việc mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất ngày càng khó khăn do món vay
nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao, đối tượng vay gắn liền với điều kiện thời tiết, nắng
mưa bảo lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay, khả năng rủi ro
luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

1


Để hoạt động của có hiệu quả và giảm thiểu rủi ro một cách toàn diện

thì vấn đề trước tiên là phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng
đối với HSX, tín dụng phải “an toàn, hiệu quả, chất lượng” vốn tín dụng phải
đầu tư có chọn lọc mới tạo ra hiệu quả. Từ nhận thức đó cùng với kiến thức đã
học và qua thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh
Long, tôi nhận thấy vấn đề chất lượng tín dụng HSX hiện nay rất được chú
trọng quan tâm. Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp một vài ý kiến về vấn
đề này nên tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long” làm
đề tài tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long, trên cơ sở đó đề ra giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất cho ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Mục tiêu 1:Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long thông qua tình hình huy động
vốn, doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ xấu từ năm 2011 - 2013.
- Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân
hàng NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long từ năm 2011 - 2013.
- Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng tín dụng
hộ sản xuất tai Ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tạiNHNo&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long và số
liệu được thuthập từ phòng kế hoạch kinh doanh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2011-2013.
- Đề tài này được thực hiện từ ngày 6/1/2014 đến ngày 28/4/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long.

2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát chung về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng
“Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định
nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được hiện dưới hình thái tiền tệ
hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh sử vốn lẫn nhau
giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào
lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người cho vay).
Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng
chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và
quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành” (Thái Văn Đại, 2012,
trang 36).
2.1.1.2 Chức năng của tín dụng
 Chức năng phân phối lại tài nguyên
- Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu

dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng
thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty.
- Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian như: Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính(Thái
Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 35).
 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
- Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh
được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.

3


- Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản
xuất.
- Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy
lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.
2.1.1.3 Phân loại tín dụng
 Thời hạn tín dụng
Theo (Thái Văn Đại, 2012, trang 42), cho vay theo thời hạn là khoảng
thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn vay và thời gian được tính từ
khi người vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Các loại cho vay
theo thời hạn:
-“Cho vay ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay đến 1 năm
và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động
và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là khoản vay có từ 1- 5 năm, được cung cấp để mua
sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỷ thuật, mở rộng và xây dựng các
công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm Loại cho
vay này được cung cấp vốn cho XDCB, cải tiến đổi mới kỹ thuật và mở rộng

sản xuất có qui mô lớn”.
 Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp để bổ sung vốn
lưu động cho các tổ chức kinh tế, thực hiện dưới những hình thức sau: Cho
vay để dự trữ hàng hóa hoặc cho vay những khoản chi phí phát sinh trong các
công đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc cho vay để thanh toán các
khoản nợ.
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp để bổ sung vốn cố định
hình thành nên TSCĐ, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công
trình mới. Thời gian tín dụng là trung và dài hạn (Thái Văn Đại và Bùi Văn
Trịnh, 2010, trang 33).
 Căn cứ vào mục đích sử dụng
- Cho vay phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa: Là vốn được cấp cho
các chủ thể kinh doanh nhằm hỗ trợ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
- Cho vay tiêu dùng: Là loại hình cho vay đáp ứng những nhu cầu tiêu

4


dùng của cá nhân. Mục đích là hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất, sinh hoạt cho
các thành viên trong xã hội.
- Cho vay học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ cho sinh viên.
Ngoài ra căn cứ vào mục đích sử sụng còn có thể có nhiều hình thức tín dụng
khác (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33).
 Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- “Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng
là người trực tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng mà trong đó người đi
vay và người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau” (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh,

2010, trang 34).
2.1.1.4 Các phương thức cho vay
 Cho vay từng lần
“Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín
dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Hình
thức cho vay từng lần được áp dụng đối với những khách hàng sau:
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc vay vốn
theo thời vụ;
- Cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời của
các doanh nghiệp” (Thái Văn Đại, 2012, trang 47).
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà NHTM
vàkhách hàng thỏa thuận một số tiền tối đa cho khách hàng có thể sử dụng
trongmột thời gian nhất định. Hình thức cho vay này được áp dụng đối với
những khách hàng sau:
- Khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng;
- Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh thường xuyên và nhất
định. (Thái Văn Đại, 2012, trang 64 - 65)
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
“Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng
sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình
hình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì ngân hàng phải từ chối các khoản
vay khác để giữa cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một

5


mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng.Đó là số chênh lệch giữa hạn mức
tín dụng và số thực vay” (Thái Văn Đại, 2012, trang 48).
 Cho vay theo dự án

“Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định
dự án trước khi cho vay.Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận
dụng bổ sung phương thức cho vay theo phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và các dự án phục vụ đời sống” (Thái Văn Đại, 2012, trang 48).
 Cho vay trả góp
“Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi
vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kì hạn
trongthời hạn cho vay” (Thái Văn Đại, 2012, trang 48).
 Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
“Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay
trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ
vàrút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý
củaTCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức và khách
hàng phải tuân theo các quy định của CP và NHNN Việt Nam về phát hành và
sửdụng thẻ tín dụng” (Thái văn Đại, 2012, trang 48).
 Cho vay theo hạn mức thấu chi
“Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho
khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù
hợp với các quy định của CP và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” (Thái Văn Đại, 2012, trang 48).
 Cho vay hợp vốn
“Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương
án vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một TCTD làm đầu mối dàn xếp,
phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định
của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ban hành” (Thái Văn Đại, 2012, trang 47-48)
2.1.1.5 Khái niệm rủi ro tín dụng
 Khái niệm rủi ro tín dụng
“Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Hay nói

cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không

6


lường trước được do nguyên hàng chủ quan hay khách quan mà khách hàng
không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn,
từ đó tác động xấu đến hoạt động xấu đến hoạt động, và có thể làm cho ngân
hàng bị phá sản” (Thái Văn Đại, 2012, trang 87).
 Biểu hiện của nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quyết định
493/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại
nợ: trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của tôt chức, và theo quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày
25/4/2007 về việc sữa đổi: bổ sung một số điều của quyết định 493 thì nợ xấu
được xác định dựa trên các yếu tố thời hạn và khả năng thu hồi (tại nội dung
điều 6).
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi cả gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn còn lại.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về
khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn được điều chỉnh lần đầu)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2
theo quy định.
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
7


- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).
Các khoản nợ thuộc ba nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu và là tiêu chí để
phản ánh RRTD, các khoản nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn và ngược lại.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị

quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 3 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)(Thái Văn Đại, 2012, trang 87-88).
2.1.1.6 Dự phòng rủi ro tín dụng
Ngày 22 tháng 04 năm 2005 NHNN ban hành quyết định 493/2005/QĐ
NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Việc trích dự phòng này là nhằm bù đắp
tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, và được tính theo dư nợ
gốc của khách hàng và được hoạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín
dụng. Quyết định 493 yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể
và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập trên cở
sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang thực
hiện và được quy định rõ trong Quyết định 493. Ngoài ra còn dự phòng chung
cho tất cả các khoản nợ của mình bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ
nhóm 1 đến nhóm 4. Đối với dự phòng cụ thể, tỷ lệ trích với các nhóm nợ

8


1,2,3,4 và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Công thức tính dự phòng
như sau:
R = max {0, (A – C)} x r
R: số tiền dự phòng phải trích
A: giá trị khoản nợ
C: giá trị tài sản đảm bảo (nhân với tỉ lệ phần trăm đã được quy định
trong quyết định 493)
r : tỷ lệ trích lập dự phòng
2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm hộ sản xuất
Trong các văn bản pháp luật, hộ sản xuất được xem như một chủ thể

trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn
vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế
chung. “Hộ sản xuất” là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng
vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ. Theo mục 1 –
499A ngày 2/9/1993 của NHNo & PTNT Việt Nam, hộ sản xuất được quan
niệm là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của hộ sản xuất là các ngành nông, lâm, ngư
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, thị xã, ven đô
và thường khi nói đến hộ sản xuất thì người ta thường nghĩ đến hộ nông dân là
chủ yếu vì hộ nông dân chiếm phần lớn dân số cả nước và chiếm đa số lực
lượng lao động trên toàn lãnh thổ.
2.1.2.2 Tín dụng hộ sản xuất
 Khái niệm
Tín dụng hộ sản xuất là hình thức tín dụng mà đối tượng phục vụ của tín
dụng là nông dân, hộ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chi phí:
cây trồng, vật nuôi, thức ăn, cải tạo vườn, xây dựng chuồng trại, mua sắm thiết
bị công cụ lao động, nhu cầu về cải tạo vườn tạp, xây dựng chuồng trại…
 Đặc trưng cơ bản trong tín dụng hộ sản xuất
- Nhu cầu vay bị thay đổi theo thời vụ, theo vùng và tập quán sản xuất
kinh doanh. Do yếu tố khí hậu, thời tiết, phong thổ của mỗi vùng khác nhau
nên chi phí trồng, nuôi, đánh bắt ở những mùa khác nhau sẽ khác nhau hoặc ở
các vùng sẽ có sự chênh lệch về nhu cầu vốn cho sản xuất.
9


- Đối tượng cho vay là những nhu cầu vốn cho tất cả loại hình sản xuất
mà người đi vay thực hiện. Ví dụ như một hộ nông dân vừa trồng lúa, vừa
nuôi heo, vừa trồng cây ăn trái.
- Cho vay hộ sản xuất thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay

thường cao. Do quy mô từng vốn vay nhỏ, số lượng khách hàng đông, phân bố
ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới
cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã,…).
- Tín dụng hộ sản xuất có độ rủi ro đặc thù cao vì nó liên quan trưc tiếp
tới nông nghiệp, là một ngành chịu tác động trực tiếp và rất lớn của các yếu tố
thiên nhiên nhiều nhất (thiên tai, dịch bệnh…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro
là tương đối lớn so với các ngành khác. Vì khả năng trả nợ của khách hàng hộ
sản xuất là dựa trên nông sản nhưng sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của
thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết,
khí hậu…
2.1.2.3 Các hình thức tín dụng hộ sản xuất
- Cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn trực tiếp: Khách hàng muốn vay vốn
phải liên hệ trực tiếp với NH cho vay để làm các thủ tục xin vay, xét duyệt,
thẩm định trực tiếp từ cán bộ tín dụng để cho vay.
- Cho hộ gia đình, cá nhân vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn: Hộ gia
đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn tự thành lập tổ vay vốn, cùng cư trú tại xóm,
ấp, được vay không có bảo đảm bằng tài sản. Tổ trưởng đại diện tổ đề nghị
NH xét cho vay đồng thời ký hợp đồng tín dụng với NH kèm danh sách nhận
nợ có ký nhận của các tổ viên.
- Cho hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp nông, lâm, ngư
nghiệp Nhà nước: Được thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của
các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp Nhà nước đã giao khoán. Doanh
nghiệp vay trực tiếp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán và
có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng.
- Cho hộ gia đình, cá nhân vay thông qua các tổ chức tín dụng ở nông
thôn: Chi nhánh có nhu cầu cho vay dự án trình Tổng Giám đốc Ngân hàng
nông nghiệp Việt Nam phê duyệt.
- Cho vay lưu vụ, hình thức này chỉ áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân ở
vùng chuyên canh trồng lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với các cây
trồng ngắn hạn khác.


10


2.1.2.4 Vai trò của tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất
- Thúc đẩy quá trình tích tụ vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu
vốn nhằm phát triển và mở rộng sản xuất hàng hóa.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Góp phần nâng cao nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông
dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen tốt trong hoạt
động kinh tế cho phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người
dân có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
tiến bộ.
- Phát huy tối đa nội lực của các hộ kinh tế, khai thác tìm năng về lao
động, đất đai một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
- Gia tăng lợi nhuận cho các TCTD.
- Góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân.
2.1.3 Chất lượng tín dụng đối với HSX
2.1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Các nhà kinh tế nói đến chất lượng bằng nhiều cách: chất lượng là “sự
phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng”.Với cách đề cập như vậy, có thể hiểu:
“chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là sự đáp ứng yêu cầu kịp
thời, hợp lý những yêu cầu về vốn của khách hàng phù hợp với sự phát triển
an toàn và lợi nhuận trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và sự phát triển
của nền kinh tế kinh tế”.
Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của NH trong nên
kinh tế thi trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất.Chính vì vậy

vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng.Tuy nhiên để đưa ra một khái
niệm đúng về chất lượng tín dụng không phải là dể, bởi vì mỗi khái niệm đưa
ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan điểm đó.Như ta đã biết mỗi
quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng tín
dụng.
+ Xét trên gốc độ hoạt động kinh doanh của NH: chất lượng tín dụng
được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín

11


dụng của NH, hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho NH
với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường.
+ Xét gốc độ lợi ích của khách hàng: chất lượng tín dụng là khoản tín
dụng được cho vay phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất,
kỳ hạn hợp lý, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của các khoản tín
dụng mà ngân hàng cung cấp có thỏa mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao
để thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí
hợp lý.
+ Đối với nền kinh tế: Tín dụng có chất lượng là phải góp phần phục vụ
cho các hoạt động tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo
công ăn việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Chất lượng tín dụng đối với HSX cũng không nằm ngoài chất lượng tín
dụng nói chung. Có thể hiểu, chất lượng tín dụng HSX là vốn vay của NH
được HSX đưa vào quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra một số tiền đủ lớn để
hoàn trả gốc và lãi, trang trãi các chi phí khác có lợi nhuận, phù hợp với các
điều kiện của NH và nền kinh tế nói chung.
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ
hai chiều giữa người sử dụng sản phẩm (khách hàng) và người cung cấp sản

phẩm (ngân hàng). Chính vì vậy, việc đánh giá chất lượng tín dụng là đặc biệt
quan trọng đối với NHTM
2.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với HSX
- Chỉ số 1: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%)

(2.1)

Chỉ số này xác đinh khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay.Nó
giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được.
Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu quá lớn thì cho
thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này
quá nhỏ thể hiện rằng ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không
có hiệu quả.
- Chỉ số 2: Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay (%)

(2.2)

Chỉ số này còn được gọi là hệ số thu nợ. Hệ số này đánh giá công tác thu
hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với
doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số
này càng lớn càng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.Theo tác giả Thái
Văn Đại (2012, trang 138-139).

12


- Chỉ số 3: Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân (vòng)

(2.3)


Chỉ số này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường
tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
Trong đó: Dư nợ bình quân = ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần quay vốn
tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển
liên tục đạt hiệu quả cao.Theo tác giả Thái Văn Đại (2012, trang 138-139)
- Chỉ số4: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)

(2.4)

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốcNHNN
Việt Nam có quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Theo một số qui định có liên quan thì TCTD nào khống chế được tỷ lệ
nợ xấu dưới mức cho phép của NHNN là 3% thì hoạt động tín dụng của
TCTD đó không đáng lo ngại, chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo, còn TCTD
nào có tỷ lệ này cao trên 3% thì khả năng thu hồi lãi và gốc của các khoản nợ
xấu sẽ rất khó, làm cho nguy cơ mất vốn càng cao.Theo tác giả Thái Văn Đại
(2012, trang 138-139)
Chỉ số này đo lường nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân
hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao.
- Chỉ số5: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = Nợ có khả năng mất vốn /
Tổng dư nợ (%)
(2.5)
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5, bao gồm: các khoản nợ
quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn
từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu,…
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng
lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng ngân hàng không thể thu hồi và buộc

ngân hàng phải dùng các quỹ dự phòng để bù đắp.
- Chỉ số 6: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng= Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ
(%)
(2.6)
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, các
khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ
0% đến 100% của giá trị khoản nợ trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo.
Ngoài ra, các ngân hàng được yêu cầu trích lập dự phòng chung ở mức 0,75%
tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
13


Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số
này càng cao (>1), cho thấy ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cần phải trích lập dự
phòng cao, điều này chứng tỏ chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng
đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản
ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng
chưa được trích lập đủ theo quy định.
- Chỉ số 7: Tỷ lệ bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD/Nợ xấu(%) (2.7)
Hệ số này cho biết được khả năng bù đắp rủi ro nợ xấu của ngân hàng
dựa trên cơ sở DPRR được trích lập. Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ trích lập dự
phòng của ngân hàng là đầy đủ và có khả năng bù đắp nợ xấu cho ngân hàng
khi xảy ra RRTD. Mặt khác, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng
không có đủ khả năng bù đắp rủi ro trong cho vay từ trích lập dự phòng, điều
này sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ, thậm chí có thể làm thâm hụt
vốn tự có nếu ngân hàng kinh doanh không có lãi. Trong trường hợp này cần
xem xét thêm mức độ ảnh hưởng của RRTD đến sự suy giảm của vốn tự có
bằng cách so sánh phần nợ không có khả năng thu hồi với vốn tự có của ngân
hàng.
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với HSX

 Yếu tố môi trường
+ Môi trường tự nhiên: Là yếu tố tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất
kinh doanh của HSX, nhất là đối với những HSX nông nghiệp. Điều kiện tự
nhiên thuận lợi góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giúp các hộ
nông dân sản xuất có hiệu quả, từ đó có khả năng về tài chính để trả nợ cho
NH.
+ Môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế xã hội ỗn định và phát triển sẽ
tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, làm cho hoạt động kinh doanh của NH,
đặc biệt là chất lượng tín dụng.
+ Môi trường chính trị - pháp lý: Môi trường chính trị, pháp lý ổn định
và thông thoáng tạo điều kiện cho hoạt động của mội đối tượng trong nền kinh
tế được thuận lợi hơn. Những quy định của pháp luật về tín dụng là cơ sở giải
quyết những vướng mắc và tranh chấp tín dụng trong hoạt động NH (Thái Văn
Đại, 2012, trang 90).
 Yếu tố thuộc về khách hàng
+ Uy tín khách hàng.

14


×