Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
- Tăng cường giáo dục môi trường cho người dân địa phương và khách du lịch
- Phát huy bản sắc văn hóa- xã hội địa phương và khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng địa phương vào du lịch sinh thái.
KẾT LUẬN
Với tiềm năng sẵn có, Cát Bà đang từng bước vươn mình khẳng định vị thế “hòn
đảo Ngọc” của Vịnh Bắc Bộ, nó được mệnh danh là HôngKông của Việt Nam, Vũng
Tàu của miền Bắc. Ngành du lịch ở Cát Bà đã và đang từng bước khởi sắc, đem lại
nguồn lợi to lớn cho Cát Bà, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc
sống nhân dân. Du lịch sinh thái trở đã thành trọng tâm của chiền lược phát triển du
lịch ở Cát Bà. Nhằm khai thác hợp lí tiềm năng tự nhiên đặc biệt là tiềm năng sinh vật
trong quá trình phát triển du lịch, các cấp quản lí khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã đưa
nhiều biện pháp vào thực thi tại địa phương và bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích
cực, kết hợp giữa du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường, giữa kinh tế và phát triển bền
vững. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục ngay như ô
nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, tệ nạn xã hội…Nếu giải quyết tốt các vấn đề
này thi chắc chắn Cát Bà sẽ là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn, an toàn của du khách trong
và ngoài nước trong thời gian tới.Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các ngành, các
cấp, nhân dân địa phương và đặc biệt là khách du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Kim Chương, 2009, Địa lí tự nhiên đại cương 3, NXB Đại học Sư
phạm.
[2]. Phạm Kiều Khanh, 2002, Nghiên cứu sự đa dạng sinh học của các vườn quốc gia
Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Tâm, 1997, Tiềm năng du lịch và vấn đề khai thác tiềm năng du lịch
Cát Bà. Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4]. Lê Bá Thảo, 1986, Cơ sở địa lí tự nhiên tập 3. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
[5]. Lại Thị Thanh Thảo, 1999, Phân tích khả năng phát triển du lịch sinh thái ở Cát
Bà. Khóa luận tốt nghiệp. Trường đại học Sư phạm Hà Nội
[6]. Nguyễn Hoàng Trí, 2006, Sinh quyển và các khu dự trữ sinh quyển, NXB Đại học
Sư phạm.
[7]. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 22 (84), 11/ 2009.
207
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
TÌM HIỂU VỀ ĐỊA HÌNH KARST VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI DU LỊCH
VỊNH HẠ LONG
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Hiền - K59TN
Nguyễn Thị Thảo - K59TN
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lương Hồng Hược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịnh Hạ Long là một trong những khu vực có địa hình karst phát triển mạnh ở
nước ta. Năm 2000, Hội đồng di sản thế giới đã công nhận nơi đây là di sản thế giới lần
thứ hai về giá trị địa chất, địa mạo của công ước quốc tế về bảo di sản văn hoá và thiên
nhiên thế giới. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu làm rõ về nguồn gốc, điều kiện
hình thành, quá trình phát triển các dạng địa hình karst vịnh Hạ Long nhằm mục đích
phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần thiết đã và đang thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
NỘI DUNG
1. Khái quát về địa hình karst ở Việt Nam.
Karst ở nước ta là karst nhiệt đới nằm trong xứ karst Đông Nam Á là xứ karst
rộng lớn nhất trên thế giới. Ở nước ta, địa hình karst chiếm gần 60000km2, khoảng 1/6
dịên tích cả nước phân bố chủ yếu ở miền Bắc.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển địa hình Karst ở Việt Nam
Địa hình karst ở Việt Nam bao gồm các dạng địa hình karst trên mặt, tàn dư
karst và các dạng địa hình karst ngầm. Hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá
trình hình thành karst là các đá dễ hoà tan và nguồn nước.
Nước mưa rơi xuống thấm vào các khe sâu của đá, xảy ra quá trình ăn mòn hình
thành nên các máng caren. Dạng địa hình được tạo nên bởi các máng caren được gọi là
địa hình caren. Một diện tích lớn địa hình caren trên một bề mặt không dốc lắm được
gọi là cánh đồng caren. Các thành đá phân cách các lũng karst với nhau bị phá huỷ
theo hướng từ ngoài vào trong tạo nên các dạng địa hình độc đáo là các đồng bằng
ngoại vi karst.
Sự phá huỷ các thành đá vôi từ ngoài vào trong của các khối karst dày đặc và có
độ cao lớn trở thành một vùng tàn dư karst hay một vùng karst sót. Ở các vùng karst
sót, vai trò hình thành địa hình chủ yếu là nhân tố xâm thực nước chảy.
Dạng địa hình karst ngầm quan trọng là hang động và các dạng địa hình trong
hang. Các dạng địa hình trong hang gọi chung là thạch nhũ, được hình thành trong
khoảng thời gian dài, bao gồm: chuông đá, măng đá, cột đá, rèm đá…
1. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành Karst ở Việt Nam
Sự hình thành và phát triển địa hình karst cần nhiều yếu tố tự nhiên như đá dễ hoà
tan, nguồn nước phong phú, yếu tố khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật… Việt Nam
208
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mạng lưới thuỷ văn dày đặc, có nhiều loại đá vôi,
sinh vật phát triển quanh năm, tất cả các điều kiện đó đã góp phần đẩy nhanh quá trình
karst ở nước ta, tạo nên nhiều dạng địa hình karst với giá trị lớn không những về địa
chất mà cả du lịch.
1.3. Các miền địa hình karst ở nước ta
Căn cứ vào hình thái địa hình và cấu trúc địa chất mà chia vùng karst Việt Nam
thành 4 miền karst gồm 15 vùng karst. Các miền karst được chia theo các đơn vị phân
dị kiến tạo từ giai đoạn kiến tạo Calêđôni đến giai đoạn kiến tạo Inđôxini. Các vùng
karst được phân biệt ra trên cơ sở hình thái địa hình với sự phân dị kiến tạo trong phạm
vi từng khối nâng và vùng trũng. Nước ta có 4 miền karst đó là: Đông Bắc, Việt Bắc,
sông Đà, sông Mã đến vùng trũng Cửu Long
2. Quá trình hình thành và điều kiện phát triển địa hình karst ở Vịnh Hạ Long
2.1. Quá trình hình thành và điều kiện phát triển địa hình karst vịnh Hạ Long
Quá trình karst ở Hạ Long diễn ra một cách mạnh mẽ, chủ yếu do sự phá huỷ đá
bởi nước biển và các điều kiện khí hậu. Địa hình karst ở vịnh Hạ Long đặc trưng với
những khối đá có đỉnh nhọn nằm rải rác trên mặt vịnh và hệ thống hang động ngầm cổ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành các dạng địa hình karst ở đây bao gồm:
-Yếu tố địa chất - địa hình: theo các nhà khoa học đảo đá vôi Hạ Long là một
bán bình nguyên cổ ở độ cao 300 - 400m trên mực nước biển. Căn cứ vào các trầm tích
đẻ lại qua các vết lộ địa tầng tự nhiên ta thấy các đảo đá Hạ Long chủ yếu phát triển
các thành tạo Hôlôxen. Các trầm tích này phần lớn nằm trực tiếp trên các đá cổ
Mêzôzôi và Palêôzôi. Điều này chứng tỏ vùng đảo Hạ Long rất trẻ và được hình thành
vào thời kỳ biển tiến Hôlôxen.
- Yếu tố khí hậu: khí hậu vịnh Hạ Long mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa với nhiệt độ trung bình năm cao 210C, làm tăng sự hoà tan CO2 trong nước.
Lượng mưa trung bình năm lớn 2400mm, độ ẩm lớn là nguồn cung cấp dung môi để
hoà tan CO2 ở dạng khí thành H2CO3
- Yếu tố thủy văn: nước là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình hình thành
karst, vịnh Hạ Long có những khối đá bị ngập nước hoàn toàn. Với những đặc điểm
này, sóng biển có thể tác động làm quá trình hình thành karst diễn ra nhanh hơn.
- Yếu tố sinh vật: ở vịnh Hạ Long, tác động của sinh vật biển tới quá trình karst
rất lớn. Các sinh vật phù du tiết ra CO2 tan trong nước biển có vai trò hòa tan đá vôi tạo
ngấn chân vách đá. Ngoài ra, vịnh Hạ Long còn phổ biến hệ thực vật vách đá. Bộ rễ
của chúng có thể ngấm vào trong, đẩy nhanh quá trình karst hóa.
2.2. Giá trị địa chất, địa mạo
2.2.1 Giá trị địa chất
Giá trị địa chất vịnh Hạ Long được đánh giá bởi 2 yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa
209
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
chất địa mạo. Đây là khu vực đã từng là biển sâu vào các kỷ Ocdovic - Silua, là biển
nông vào các kỷ Cacbon - Pecmi, biển ven bờ vào cuối Paleogen - đầu Neogen và chịu
một số lần biển lấn trong kỷ Đệ Tứ. Vào kỷ Triat, khu vực Vịnh Hạ Long là những
đầm lầy ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ. Khu vực Vịnh Hạ Long có
nhiều nét độc đáo về địa chất thuộc kỷ Đệ Tứ. Các tầng trầm tích kỷ Đệ Tứ, các bề mặt
thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm chìm, các hệ thống thung
lũng, sông cổ bảo tồn dưới dạng các luồng lạch kế thừa dưới đáy vịnh, hệ thống hang
động và trầm tích hang động, các ngấn biển cổ dưới dạng các hàm ếch. Dưới góc độ địa
chất biển ven bờ, Hạ Long được ghi nhận như là một bồn tích tụ hiện đại. Tại đây quá
trình bờ bị ăn mòn hóa học đá cacbonat rất phát triển trong môi trường nước biển tạo
nên các ngấn hàm ếch sâu rộng
2.2.2 Giá trị địa mạo Karst
Giá trị địa mạo karst được tạo nên bởi các dạng địa hình chính sau đây:
- Địa hình karst dương có 2 dạng chính:
+ Karst dạng nón: đây là dạng karst nhiệt đới điển hình. Quá trình hình thành
karst dạng nón là sự kết hợp của quá trình hòa tan, gặm mòn và các quá trình trọng lực
khác như lở đá,…
+ Karst dạng tháp: là một loại rất điển hình và độc đáo Nét đặc trưng hình thái
karst dạng tháp là tỉ lệ chiều cao và chiều rộng luôn lớn hơn 2. Hình dáng của karst
dạng tháp rất đa dạng có thể là hình tháp nhọn, tháp cụt hoặc có vách dốc đứng.
- Các dạng địa hình âm: phễu karst, giếng, hố sâu, vực thẳm. Ngoài ra, ở vịnh
Hạ Long còn có các dạng địa hình karst đặt trưng là trùng và áng. Đây là 2 dạng karst
bị ngập bởi nước biển chỉ có ở khu vực Hạ Long và Cát Bà.
- Hang động karst: Hang động Vịnh Hạ Long được kiến tạo trong thời gian
Pleixtoxen kéo dài từ 2 triệu tới 11 nghìn năm trước. Vào thời kỳ băng hà Pleixtoxen,
khu vực vịnh Hạ Long mưa nhiều nên thuận lợi cho quá trình hòa tan đá vôi tạo hang.
Quá trình tạo thành hang động trên vịnh Hạ Long ở mỗi vị trí, địa điểm khác nhau lại
hình thành hang động với quy mô và kiểu dáng khác nhau. Hang động vịnh Hạ Long
hồm 3 loại cơ bản:
+ Hang ngầm cổ: là những hang động được tạo thành sâu trong lòng đá vôi phần
lớn những hang động này nằm ngầm dưới đất. Hang nền Karst cổ: là những ngấn nhỏ
tại chân các đảo đá vôi hoặc là các hang suối thoát nước từ các hệ thống hang lớn hơn
trong đảo, thường liên quan tới các thềm đá và thềm trầm tích. Hang kiểu hàm ếch
biển: hình thành do quá trình hoà tan của nước biển, sóng, và thủy triều
+ Ngấn biển: là dấu ngấn ăn lõm vào vách đá do sóng vỗ và gặm mòn của nước
biển làm cho các đạo dạng nón, tháp,… có đáy thắt nhỏ lại tạo hang luồn, hàm ếch góp
phần làm phát triển vẻ độc đáo của cảnh quan karst vùng vịnh.
210
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
+ Thung lũng và đồng bằng karst bị ngập: các thung lũng karst bị ngập tạo
thành các luồng. Đáy vịnh Hạ Long thuộc đồng bằng karst bị ngập sâu 3 - 20m thể hiện
qua các giai đoạn bóc mòn, bào mòn. Đồng bằng karst được thành tạo từ Holoxen giữa,
có hệ thống đảo chắn ngoài nên ngăn được sự tác động mạnh mẽ của sóng nhưng do
biên độ thủy triều cao nên có cả tích tụ lẫn xâm thực.
3. Vai trò địa hình karst đối với du lịch vịnh Hạ Long
3.1. Tiềm năng du lịch karst
Hang động: các loại hang động với những nét độc đáo và đặc sắc có sức hấp
dẫn lớn đối với khách du lịch đặc biệt là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của các thạch nhũ
trong các hang ngầm cổ hay các hang nền karst cổ.
Các thuỷ vực: đây là kiểu địa hình đặc biệt ở vùng karst ngập chìm. Các thuỷ
vực thường có nguồn gốc là các cánh đồng karst bị ngập dưới các mực nước biển hay
các thung lũng. Các vũng vịnh có thể sử dụng tốt cho một số loại hình thể thao như:
lướt ván, đua thuyền
Các dạng địa hình karst khác: quá trình karst đã tạo ra rất nhiều các vách, ngấn
ăn mòn hóa học ở chân các đảo. Đối với hoạt động du lịch tham quan và thám hiểm
khoa học còn có nhiều dạng địa hình khác như phễu karst, giếng karst, các khối sót có
hình nón, hình tháp, hình chuông…
3.2. Các hang động và đảo núi nổi tiếng của vịnh Hạ Long
Hang động ngầm của vịnh Hạ Long được coi là di sản thiên nhiên thế giới, tổng
thể địa hình karst sót trên mặt vịnh đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Một số
hang động nổi tiếng nơi đây như: động Thiên Cung, động Mê Cung, hang Sửng Sốt,
hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ, hồ Ba Hầm….
Thuộc khu vực Hạ Long có gần 200 đảo lớn, nhỏ có sức hấp dẫn du khách. Trong đó
có một số đảo nổi tiếng như: đảo Titốp, hòn Đỉnh Hương, hòn Con Cóc, hòn Con Rùa…
3.3. Vấn đề khai thác và bảo tồn giá trị du lịch vịnh Hạ Long
Ngày nay, hoạt động dân sinh và kinh tế của con người đã tham gia vào các quá
trình địa chất và có tác động lớn đến môi trường này. Các hoạt động phá rừng thượng
nguồn, khai thác gạch ngói, khai thác các rạn san hô đã làm tăng độ đục của nước vịnh
Hạ Long và đang dần làm mất cảnh quan ngầm của vịnh, mất bãi cát, đánh sập hang
động, núi non. Hoạt động dân sinh đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo bề mặt của các
thành tạo địa chất, môi trường vịnh Hạ Long. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay đặt ra
với vịnh Hạ Long và cần được quan tâm giải quyết là vấn đề môi trường.
KẾT LUẬN
Môi trường địa chất vịnh Hạ Long hiện đại đã tạo nên hệ thống các đảo và hang
động đá vôi với những vẻ đẹp lung linh, kỳ vĩ. Nhưng hiện nay việc phát triển kinh tế
và bảo vệ sự bền vững của môi trường địa chất vịnh Hạ Long đang nảy sinh nhiều vấn
211
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
đề môi trường cần quan tâm giải quyết. Vì vậy cần phải có sự phối hợp của các cơ quan
chức năng tỉnh Quảng Ninh và nhà nước để bảo tồn danh thắng vịnh Hạ Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Đình Bắc, 2000. Địa mạo đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
[2]. Hoàng Thuỳ Dương, 2003. Đặc điểm tự nhiên di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ
Long. Khoá luận tốt nghiệp.
[3]. Đặng Thuỳ Linh, 2006. Đặc điểm và ý nghĩa địa hình Karst vịnh Hạ Long đối với
hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh. Khoá luận tốt nghiệp.
[4]. Nguyễn Quang Mỹ, Limbert, 2001. Kỳ quan hang động Việt Nam.
[5]. Đào Trọng Năng, 1979. Địa hình cacxto ở Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật.
[6]. Thi Sảnh, Hội khoa học lịch sử Quảng Ninh, 2003. Non nước Hạ Long, Sở văn hoá
thông tin tỉnh Quảng Ninh.
[7].Trang web
NHỮNG YẾU TỐ NGOẠI LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊA HÌNH HUYỆN HIỆP
HÒA TỈNH BẮC GIANG VÀ MÔT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
NHỮNG MẶT TIÊU CỰC
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Thu Hiền - K59TN
Cán bộ hướng dẫnkhoa học: TS Lương Hồng Hược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong địa lí hai bộ phận tự nhiên và kinh tế - xã hội, có quan hệ mật thiết với
nhau, yếu tố tự nhiên tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời hoạt động
kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến địa hình có thể tạo ra một địa hình mới, phá
hủy địa hình cũ. Vì vậy đề phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững ta phải quan
tâm đến nhiều yếu tố tự nhiên trong đó có địa hình. Đề tài “Những yếu tố ngoại lực tác
động đến địa hình huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang và một số giải pháp khắc phục
những mặt hạn chế”, mong muốn tìm hiểu về địa hình huyện Hiệp Hòa trong hiện tại
chịu những tác động của yếu tố ngoại lực, để từ đó thấy được tầm quan trọng của việc
khai thác và bảo vệ địa hình một cách hợp lí, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển trên nền
địa hình trung du có nhiều ưu thế.
NỘI DUNG
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa
1.1. Vị trí địa lí, hành chính
Hiệp Hòa là huyện trung du, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, cách
thành phố Bắc Giang 30km. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Phía đông Giáp huyện
Việt Yên và Tân Yên của tỉnh Bắc Giang, Phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Phía tây giáp
212
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
Hà Nội và Thái Nguyên. Huyện có 25 xã và 1 thị trấn.
1.2. Đặc điểm địa hình huyện Hiệp Hòa
Huyện Hiệp Hòa thuộc khu đông bắc, là khu vực có tuổi địa hình khá trẻ, địa
hình khá thấp, đá cấu tạo chủ yếu là cát kết, bột kết, đá phiến sét. Hướng địa hình thấp
dần từ đông bắc xuống tây nam, đất đai của huyện phần lớn có độ dốc < 80, có một số
khu vực thuộc 11 xã miền núi có địa hình dốc hơn nhưng cũng không quá 150.
1.3. Đặc điểm khí hậu
Hiệp Hòa có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23
0
- 24 C, lượng mưa trung bình năm là 1500mm, với hai mùa mưa và khô, mùa mưa từ
tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm không khí tương
đối cao trên 80%.
1.4. Đặc điểm thủy văn
Lãnh thổ huyện nằm trong lưu vực của hệ thống sông cầu với hai nhánh lớn là
sông Công và Sông Cà Lồ và 5 ngòi. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp
nước và tưới tiêu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện, đây cũng
là yếu tố trực tiếp tác động đến địa hình huyện.
1.5. Dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu
Huyện có 50276 hộ với tổng số 219229 người (2007), tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên là 1.2%, mật độ dân số bình quân là 1090 người/km2. Lao động chủ yếu tập trung
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
2. Phân tích những yếu tố ngoại lực tác động đến địa hình huyện Hiệp Hòa
2.1. Yếu tố bóc mòn - bồi tụ
2.1.1. Sự phong hóa
Giống như mọi nơi trên trái đất ở Hiệp Hòa quá trình phong hóa diễn ra liên tục
và dưới hai hình thức là: phong hóa vật lí và phong hóa hóa học, tác động của sinh vật
có tác dụng đẩy mạnh quá trình phong hóa.
Kết quả của quá trình phong hóa là tạo ra các vỏ phong hóa. Với các yếu tố tác
động như đá gốc là các đá lục nguyên, đá biến chất giàu alumosilicat, địa hình trung du
có độ dốc nhỏ, khí hậu nhiệt ẩm gió mùa, cùng với sự tác động của thực vật nơi diễn ra
quá trình phong hóa, vỏ phong hóa ở Hiệp Hòa gồm chủ yếu 3 kiểu vỏ chính là: vỏ
sialferit, vỏ ferosialit, vỏ feralit.
2.1.2. Quá trình sườn
Do địa hình Hiệp Hòa là tập hợp những sườn dốc, vì vậy khi nghiên cứu các
yếu tố ngoại lực tác động đến địa hình của huyện ta không thể bỏ qua quá trình sườn.
Sườn dốc ở Hiệp Hòa có độ dốc nhỏ đến trung bình, hình thái sườn chủ yếu thuộc hai
kiểu: sườn thẳng, và sườn lõm.
Nguyên nhân gây nên sự chuyển động ở sườn bao gồm: tăng khối lượng (do
213
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
tích dồn vật liệu từ trên đỉnh xuống, tằng chiều dày của lớp vỏ phong hóa, sự thấm ướt
của nước), sự thay đổi thể tích (do dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa),
tác động của sinh vật.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển động: độ dốc sườn. Tính gắn kết của vật
liệu. Tính ma sát, và tác dụng của thực vật cũng có vai trò quan trọng trong việc di
chuyển của vật liệu.
Quá trình sườn ở Hiệp Hòa được biểu hiện chủ yếu ở kiểu di chuyển chậm, do
địa hình có độ dốc nhỏ, lớp phủ thực vật được duy trì và phát triển. Ở huyện chưa có
thống kê nào cho thấy có các hiện tượng đá lở, trượt đất, lũ bùn…. Các chuyển động
chính bao gồm: Trượt ngắn, tác dụng va đập và phân tán những hạt vật liệu mịn của giọt
mưa, rửa trôi trên mặt (còn gọi là xói mòn bề mặt hay xâm thực bề mặt)
Sườn ở Hiệp Hòa cũng được chia thành 3 tầng: tầng trên cùng là tầng của những vật
liệu tàn tích. Tầng trung gian cấu tạo bằng sườn tích. Tầng dưới cùng là tầng tích tụ.
2.1.3. Tác động của dòng chảy
Dòng tạm thời có tác động rất lớn tới địa hình huyện Hiệp Hòa bởi trên những
sườn dốc có lớp phủ thực vật thưa thớt cùng với cấu tạo bề mặt là những vật liệu vụn bở
tơi xốp dễ bị xói mòn rửa trôi, sau quá trình tác động lâu dài hoặc ngay sau mùa mưa
các dạng địa hình do dòng tạm thời tạo thành xuất hiện: rãnh nông, mương xói, khe
rãnh, máng khô.
Dòng thường xuyên (hệ thống sông Cầu) có tác dụng là bồi đắp phù sa cho
những vùng đất ngoài đê nhưng do sông Cầu vận tống ít phù sa (trung bình cả năm là
43g/m3) vì vậy lượng phù sa hàng năm được bồi đắp là rất hạn chế. Trên hệ thống sông
ta cũng bắt gặp những công trình thiên nhiên như bãi bồi, bậc thềm sông….
2.2. Tác động của con người
Dân số gia tăng nhanh chóng sẽ dẫn đến việc gia tăng nhu cầu về đất để ở và sản
xuất. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến địa hình của huyện, bằng các công cụ, phương
tiện sản xuất và xây dựng con người đã trực tiếp tác động địa hình tao cho nó những
hình dáng mới.
3. Một số biện giải pháp khắc phục những mặt tiêu cực của địa hình bị yếu tố ngoại
lực tác động
3.1. Một số mặt tiêu cực
Trong quá trình phong hóa ta có thể dễ dàng nhận thấy một tác động không có
lợi đó là sự hình thành đá ong và kết von. Quá trình sườn lại gây ra sự xói mòn lớp đất
màu, tạo ra nhưng dạng địa hình không có lợi.
Dòng thường xuyên cũng gây ra trở ngại là làm một diện tích thường xuyên bị
ngập úng gây ra đất bị glây hóa, thoái hóa khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.
214
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
3.2. Các giải pháp
- Giải pháp công trình được nêu ra là: đều quan trọng nhất là phải bảo vệ lớp phủ
thực vật trên bề mặt dốc cũng như mặt bằng. Để khắc phục và cải tạo diện tích đất bị
glây cần phải phát triển hệ thống thủy lợi.
- Giải pháp phi công trình ta cần tuyên truyền giáo dục cho nhân dân để nhân
dân có phương pháp sử dụng và bảo vệ địa hình tự nhiên một cách hợp lí.
KẾT LUẬN
Như vậy ta có thể thấy sự thành tạo địa hình huyện Hiệp Hòa như ngày nay
không chỉ bởi yếu tố nội lực mà ngoại lực cũng đóng vai trò quan trọng. Bằng các tác
động của quá trình phong hóa, quá trình sườn, tác động của dòng chảy, và đặc biệt là tác
động mạnh mẽ của con người, địa hình đã thay đổi và mang những hình thái đặc biệt mà
chỉ yếu tố ngoại lực mới tạo ra. Đó là tầng đá ong, các sản phẩm kết von, các rãnh nông,
mương xói, khe rãnh, máng khô. Những yếu tố ngoại lực cũng gây ra những hậu quả
tiêu cực như tầng đá ong, sự xói mòn rửa trôi hết lớp đất màu trên mặt, hiện tượng glây
hóa gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của yếu tố
ngoại lực tác động đến địa hình và ảnh hưởng của địa hình đến việc phát triển kinh tế xã
hội, ta sẽ có hướng khai thác địa hình để làm lợi kinh tế nâng cao đời sống nhân dân,
đồng thời phải bảo vệ, cải tạo nó theo hướng có lợi cho đời sống kinh tế xã hội, có như
vậy thì sự phát triển ấy mới bền vững lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện hiệp hòa thời
kì 2008 - 2020.
[2]. Đào Đình Bắc, 2000. Địa mạo đại cương, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
[3]. Phùng Ngọc Đĩnh, 2006. Địa hình bề mặt trái đất, NXB Đại học sư phạm Hà Nội,
Hà Nội.
[4]. Judson, Kauffman, 1998. Địa chất cơ sở, Huỳnh Thị Minh Hằng và nnk dịch, 2002.
NXB Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh
[5]. Vũ Tự Lập, 2001. Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB giáo dục.
[6]. Đặng Mai, 1996. Kiểu khí hậu vỏ phong hóa miền Bắc Việt Nam, tạp chí địa chất
số 237, NXB Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội.
[7]. Lê Bá Thảo, 1987, Cơ sở địa lí tự nhiên, NXB giáo dục, Hà Nội.
[8]. Tống Duy Thanh (chủ biên)…, 2001. Giáo trình Địa chất cơ sở, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
[9]. Ngô Quang Toàn (chủ biên) và nnk, 2000. Vỏ phong hóa và trầm tích Đệ tứ Việt
Nam, Cục Địa Chất ấn hành.
215
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG ĐẤT NGẬP MẶN Ở VEN BIỂN
VIỆT NAM (TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Huyền - K58A
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Th.S Bùi Thị Thanh Dung
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là một thành phần quan trọng của thể tổng hợp tự nhiên và là tài nguyên
vô cùng quý báu của mỗi quốc gia. Do sự phong phú về điều kiện tự nhiên nên nước ta
có nhiều loại đất khác nhau, trong đó có nhóm đất mặn thường phân bố ở ven biển từ
bắc tới nam. Tổng diện tích khoảng 1272000 ha, chiếm 4.04% diện tích đất Việt Nam.
Trong những năm gần đây, do hậu quả của biến đổi khí hậu đã làm nước biển dâng cao,
ngập lụt, hạn hán kéo dài, do đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy mô, tính chất, phân bố và
tình hình sử dụng đất mặn. Do đó, việc nghiên cứu về hiện trạng đất ngập mặn ở ven
biển Việt Nam (từ năm 2000 đến nay), từ đó có những biện pháp cải tạo hợp lí đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp của nước ta.
NỘI DUNG
1. Các nhân tó ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn
1.1. Các nhân tố tự nhiên
Vị trí địa lí: Việt Nam là một nước nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á,
có toạ độ địa lý trên đất liền là cực Bắc: 23023’B, 105019’Đ (Lũng Cú, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang); cực Tây: 22025’B, 102008’Đ (Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên); cực Đông: 12040’B, 109028’Đ (bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hoà); cực Nam: 8°30’B, 104°50’Đ (Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
Trên biển thì vĩ độ xuống tới 60B, kinh độ xuống tới 1170Đ; phía Bắc giáp Trung Quốc,
phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Như vậy, phần đất liền
kéo dài đến 15 vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang, có đường bờ biển kéo dài 3260km từ
Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), tạo nên một dải đồng bằng nhỏ hẹp
ở ven biển từ bắc tới nam.
Địa hình nước ta có tính phân bậc. Hướng nghiêng chung của địa hình là cao ở phía
Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng nên ảnh
hưởng của biển càng dễ xâm nhập sâu vào trong đất liền, tạo nên diện tích đất mặn khá lớn
dọc theo dải đồng bằng ven biển nước ta. Địa hình bờ biển - khu vực tiếp xúc giữa đất liền
với biển cũng chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều tạo thành vùng đất nhiễm mặn rộng
khoảng vài chục ha, được bao phủ bởi lớp thảm rừng ngập mặn sú, vẹt, đước…
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chế độ nhiệt cao, chế độ mưa lớn kết hợp
với chế độ gió tạo điều kiện mở rộng diện tích đất bị xâm nhập mặn ở ven biển nước ta.
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước và nhiều phù sa tạo điều
kiện rất lớn cho quá trình bồi đắp đồng bằng. thủy chế sông ngòi theo sát nhịp điệu mùa
216
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
mưa và mùa khô của khí hậu, được chia thành 2 mùa: mùa lũ (trung bình kéo dài từ 4
đến 5 tháng) và mùa cạn (trung bình kéo dài từ 7 đến 8 tháng), kết hợp với chế độ triều
và sự tác động mạnh mẽ sóng biển đã đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển của
diện tích đất mặn ở ven biển Việt Nam.
Lớp phủ thực vật ở nước ta, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn có ý nghĩa rất
lớn đến quá trình hình thành nên những vùng đất nhiễm mặn mới.
1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các hoạt động khai thác lãnh thổ, sản xuất của con người, đặc biệt là quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đang làm tăng quá trình biến đổi khí hậu, từ đó
đã tác động rất mạnh mẽ tới sự phát triển của diện tích đất mặn. Con người đã tác động
đến đất mặn theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực như quai đê lấn biển, cải tạo đất
mặn, phá rừng phòng hộ ven biển…
2. Hiện trạng đất ven biển bị xâm nhập mặn
2.1. Đặc điểm chung của đất mặn ven biển Việt Nam.
Nhóm đất mặn ven biển Việt Nam phân bố không đồng đều từ Bắc vào Nam.
Tổng diện tích đất mặn khoảng 1272000ha, chiếm 4.04% tổng diện tích đất Việt Nam.
Trong đó, đất mặn ven biển có diện tích khoảng 825000ha, diện tích đất mặn sú vẹt
đước khoảng 447000ha
Đất mặn ven biển là loại đất ít ngập triều, tùy độ mặn trong đất mà chia ra đất
mặn nhiều (tỉ lệ muối hòa tan từ 0.5 - 1%), đất mặn trung bình và ít (tỉ lệ muối hòa tan
nhỏ hơn 0,5%). Nhìn chung, đây là loại đất có khả năng cải tạo lớn để phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
Đất mặn sú vẹt đước là loại đất thường xuyên bị ngập triều nên rất mặn, nhão,
có màu từ xám thẫm đến đen, chưa thích hợp cho nông nghiệp, thường dùng để trồng
rừng ngập mặn và khai thác các tài nguyên khoáng sản.
2.2. Hiện trạng đất ven biển bị xâm nhập mặn ở các khu vực.
Hiện trạng đất ven biển bị xâm nhập mặn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: do
các điều kiện tự nhiên và kinh tế cùng tác động nên vùng này có khoảng 41908 ha đất
mặn sú vẹt, đước, 33022 ha đất mặn nhiều, 69667 ha đất mặn trung bình và ít. Tổng
cộng diện tích đất mặn ở đây là 144597ha.
Hiện trạng đất ven biển bị xâm nhập mặn ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: do
có diện tích đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nên diện tích đất bị nhiễm mặn ở đây cũng ít
hơn so với các miền khác. Diện tích đất mặn sú vẹt đước là 1796ha. Diện tích đất mặn
nhiều là 6609 ha, diện tích đất mặn trung bình và ít là 38358 ha. Tổng cộng diện tích đất
mặn ở đây là 46763 ha.
Hiện trạng đất ven biển bị xâm nhập mặn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
đây là miền có diện tích đồng bằng lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là vùng có mức độ
217
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
đất bị xâm nhập mặn mạnh nhất. Vì vậy, tình hình xâm nhập mặn ở miền này có ảnh
hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất nông nghiệp của miền nói riêng và cả nước nói
chung. Diện tích đất mặn sú vẹt đước ở đây là 61614ha. Diện tích đất mặn nhiều là
133121ha. Diện tích đất mặn trung bình và ít là 634483ha. Tổng cộng miền này có diện
tích đất mặn là 819218ha.
3. Tình hình khai thác, sử dụng và cải tạo đất bị nhiễm mặn
3.1. Tình hình khai thác sử dụng
Tình hình khai thác và sử dụng đất mặn ở ven biển Việt Nam được thể hiện qua
các hoạt động sản xuất của người dân. Trên cơ sở phân loại đất, người ta tiến hành quy
hoạch theo mục đích sử dụng: đất mặn ít được dùng để trồng lúa 2 vụ và nuôi trồng thủy
sản. Đất mặn nhiều dùng trồng lúa và hoa màu 1 vụ. Đất mặn sú vẹt đước dùng để phát
triển nuôi trồng thủy sản nước mặn. phát triển rừng ngập mặn. Ngoài ra, đất mặn còn
được sử dụng vào nhiều mục đích khác như nuôi trồng thủy hải sản nước lợ, làm muối…
Hiện nay, việc khai thác sử dụng ở cả 3 miền: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ,
miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ đều không ngừng
được mở rộng. Bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới kết hợp với truyền thống mà
đại bộ phận đất mặn trung bình và ít được trồng lúa 2 vụ, cho năng suất cao như đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Còn loại đất sú vẹt đước thì được người
dân khai thác trồng rừng ngập mặn chắn sóng, khai thác lâm sản làm nguyên liệu cho
sản xuất và sinh hoạt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số lượng lớn đất bị mặn nhiều, nồng độ muối
trong đất còn cao bị bỏ hoang hoặc trồng lác đác sú vẹt, tập trung ở một số vùng như:
Đông Bắc Bắc Bộ, vùng Trung Bộ hay một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài
ra, con người còn khai thác và sử dụng đất mặn chưa hợp lí, gây ra những hậu quả tiêu
cực như chặt rừng ngập mặn bừa bãi để nuôi trồng thủy sản nhưng chưa khoa học, gây ô
nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên sinh thái…
2.2. Các biện pháp cải tạo đất bị xâm nhập mặn.
Đất mặn được con người cải tạo hợp lí sẽ góp phần mở rộng diện tích đất nông
nghiệp ở nước ta. Vì vậy, hiện nay vấn đề cải tạo đất rất được quan tâm và chú trọng,
tập trung chủ yếu ở 3 biện pháp:
Biện pháp hóa học (bón vôi): sử dụng vôi bột, thạch cao bón cho đất để làm
giảm độ muối trong đất, từ đó làm thay đổi thành phần hóa học của đất mặn; ngoài ra
cần tích cực bón phân theo quy trình khoa học để làm tăng độ phì nhiêu cho đất, từ đó
góp phần cải tạo đất mặn.
Biện pháp thủy lợi: tiến hành xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt vào
ruộng để rửa mặn, đắp đê không cho nước mặn tràn vào nội đồng.
218
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
Biện pháp cây trồng: lựa chọn các cây có khả năng thích nghi được với đất mặn
để từng bước làm giảm độ mặn của muối trong đất, sau đó đưa vào trồng lúa.
KẾT LUẬN
Như vậy, do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cùng tác động mà tình trạng đất bị xâm
nhập mặn ở ven biển Việt Nam diễn ra ngày càng trầm trọng. Vì vậy, các cấp chính quyền cần
quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, áp dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau để cải tạo đất một
cách có hiệu quả nhất. Ngoài ra, để sử dụng có hiệu quả và lâu dài tài nguyên đất mặn ở nước ta
thì đòi hỏi người dân trong quá trình khai thác, cải tạo và sử dụng nhóm đất này luôn phải có ý
thức khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Kim Chương (chủ biên), 2008. Địa lí tự nhiên đại cương 3, NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
[2] Vũ Tự Lập (Chủ biên), 1995. Địa lí tự nhiên Việt Nam (phần đại cương). NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
[3] Đặng Duy Lợi (chủ biên), 2005. Giáo trình địa lí tự nhiên Việt Nam (phần đại
cương, phần khu vực), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4] Lê Bá Thảo (Chủ biên), Nguyễn Dược, 1988. Cơ sở địa lí tự nhiên (Tập 3), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[5] Lê Bá Thảo, 2008. Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.
DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA DẢI HỘI TỤ NHIỆT
ĐỚI ĐẾN KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương - K58TN
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Duy Lợi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến
nên chịu sự ảnh hưởng khá mạnh từ dải hội tụ nhiệt đới. Hàng năm, nước ta có khoảng
3 – 4 cơn bão trực tiếp tác động trực tiếp đến duyên hải và đồng bằng nước ta; hiện
tượng mưa Ngâu ở Bắc Bộ, mưa lớn ở Trung Bộ…đều có ít nhiều liên quan đến dải hội
tụ nhiệt đới. Vì vậy, để có thêm những hiểu biết sâu hơn về dải hội tụ nhiệt đới nói
chung và ảnh hưởng của nó đến khí hậu của Việt Nam, em lựa chọn đề tài “ Dải hội tụ
nhiệt đới và ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu Việt Nam”.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về gió mậu dịch (gió tín phong)
Gió mậu dịch là dòng gió đông nhiệt đới, có hướng gió thổi ổn định, thịnh hành
quanh năm, thường xuyên thổi từ rìa áp cao cận nhiệt đới đi dần về phía xích đạo hoặc
dải hội tụ nhiệt đới.
219
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
2. Dải hội tụ nhiệt đới (DHTNĐ)
- Khái niệm: Dải hội tụ nhiệt đới (The intertropical convergence zone – viết tắt
là ITCZ), (DHTNĐ), là một dạng nhiễu động riêng cho mùa hạ. Đây là khu vực thời tiết
xấu giữa hai luồng gió của hai bán cầu hội tụ lại mà gây luồng thăng, hoặc giữa hai
luồng tín phong của hai bán cầu, hoặc giữa tín phong của bán cầu mùa hạ và gió mùa
vượt xích đạo xuất phát từ bán cầu mùa đông. Khi đó, sự hội tụ có thể mạnh hoặc yếu
tùy từng nơi.
DHTNĐ chân chính thường được hình thành trên biển, còn trên đất liền chỉ là
một đường vạch theo trục của áp thấp nội chí tuyến. Trong khu vực gió mùa Đông Nam
Á, DHTNĐ chỉ thể hiện rõ nhất trên phạm vi lãnh thổ nước ta và Philipin
- Cấu trúc: DHTNĐ có thể có hình dạng đơn nhưng có thể có dạng kép. Tuy
nhiên, dạng kép của DHTNĐ không phải là yếu tố đặc trưng cho hoàn lưu nhiệt đới và
chính vì vậy ít khi quan trắc thấy dạng kép này.
3. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới khí hậu Việt Nam
3.1 Đặc điểm của dải hội tụ nhiệt đới ở Việt Nam
Đặc điểm hoạt động của DHTNĐ là tịnh tiến một chiều từ Nam lên Bắc rồi tan
đi khi lên tới các vĩ độ ngoại chí tuyến, chứ không có sự chuyển dịch ngược lại từ bắc
vào nam. Và khi một đường hội tụ “cũ” tan đi mới hình thành một đường khác ở phía
nam, tiếp tục di chuyển lên phía bắc. Thành thử DHTNĐ thường chỉ có nhịp điệu 5 -7
ngày. Ở miền Bắc nước ta, thường thấy DHTNĐ vào khoảng cuối mùa hạ (tháng 9 -10)
và có thể cả vào đầu mùa hạ (Tháng 5 - 6). Còn ở Nam Bộ, thời kỳ hoạt động của
DHTNĐ rõ nét nhất là vào tháng 8.
3.2 Sự di chuyển của dải hôi tụ nhiệt đới trên lãnh thổ Việt Nam
+ Tháng 4:Thời kì này DHTNĐ đang hoạt động ở bán cầu Nam nên chưa có ảnh
hưởng đến Việt Nam.
+ Tháng 5 :Tín phong của bán cầu Nam đã vượt xích đạo đi lên bán cầu Bắc, mở
đầu cho mùa hè ở bán cầu này. Đới gió Tây cùng với đới gió vượt xích đạo ở nam biển
Đông và Tây Thái Bình Dương đã hội tụ với tín phong bán cầu Bắc tạo thành DHTNĐ
chạy từ Tây Thái Bình Dương, Nam biển Đông và đi lên phía Nam Đông Dương, đồng
thời cũng tạo nên một vùng hợp lưu của các đới gió mùa trên khu vực biển Đông và
Đông Dương.
+ Tháng 6: DHTNĐ ở phía nam Biển Đông dịch dần lên phía Đông Bắc.
+ Tháng 7: Đây là tháng điển hình nhất của mùa hạ, DHTNĐ luôn luôn xuất
hiện ở mặt đất và trên cao. Tuy nhiên, ở miền Bắc áp thấp nhiệt lực Bắc Bộ vẫn còn và
gió Tây khô nóng thổi ở miền Trung nên ảnh hưởng của DHTNĐ còn hạn chế.
+ Tháng 8: Đây là tháng mà DHTNĐ lên cao nhất về phía bắc, có khi tới Hoa
Nam, tại khu vực Tây Giang, nhưng thường hay nằm ngang qua đồng bằng Bắc Bộ.
220
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
DHTNĐ đi qua Bắc Bộ thường gây ra thời tiết đặc trưng mưa ẩm kéo dài từ 2 - 3
ngày, gọi là “mưa Ngâu”.
+ Tháng 9: Lúc này DHTNĐ lại phát triển về phía bắc của Biển Đông và liên
thông với rãnh gió mùa châu Á. Trong tháng này, vị trí trung bình của DHTNĐ ở vào
khoảng vĩ độ 15 – 160 B, vì thế ở Trung Bộ mưa nhiều. Trên đường hội tụ luôn luôn
có áp thấp, phía bắc gió thổi theo hướng Đông hay Đông Bắc, phía Nam gió thổi
theo hướng Tây hay Tây Nam.
+ Tháng 10: DHTNĐ chỉ quanh quẩn ở đồng bằng Nam Bộ, ít khi sang tới Quy
Nhơn. Không khí lạnh từ áp cao Xibia đã di chuyển ra phía đông, kết hợp với hoàn lưu của
áp cao Hoa Đông rồi cùng tín phong bán cầu Bắc đẩy DHTNĐ lùi xuống khoảng 100B.
+ Tháng 11: Đây là thời kỳ cuối thu, tín phong Đông Bắc kết hợp với không khí
lạnh đã khống chế vùng Đông Nam Á và DHTNĐ cũng bị đẩy xuống vĩ độ xích đạo
hình thành DHTNĐ kép ở hai phía của xích đạo, phản ánh thế cân bằng của hai đới tín
phong của hai bán cầu trước khi tín phong bán cầu Nam rút lui và nhường bán cầu này
cho gió mùa mùa đông.
3.3. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu Việt Nam
- Ảnh hưởng của DHTNĐ đến mùa mưa ở Việt Nam
Trên cả nước, mùa mưa nói chung là từ tháng 5 đến tháng 10 ở Bắc Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ. Riêng ở miền Trung, mùa mưa lại đi từ tháng 8 đến tháng 11 có
nơi thêm mưa tiểu mãn vào tháng 5 - 6. Tháng mưa cực đại ở Bắc Bộ là tháng 8, ở Bắc
Trung Bộ là tháng 9, Ở Trung Trung Bộ và Nam Bộ là 10 - 11, ở Tây Nguyên và Nam
Bộ là 11 - 12. Như vậy, sự hoạt động của DHTNĐ là nguyên nhân gây mưa chính ở
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lượng mưa có sự lùi dần từ Bắc
vào Nam của mùa mưa hoăc cực đại lượng mưa.
Tổng lượng mưa và lượng mưa cực đại cũng có sự lùi dần từ Bắc vào Nam. Cực
đại này gắn với sư dịch chuyển của DHTNĐ. Trong tháng 9, vị trí trung bình của
DHTNĐ ở vào khoảng 15 – 200B; sang tháng 10 nó lùi xuống 100B. Khi DHTNĐ lùi
xuống 100B, cũng là lúc tín phong Đông Bắc thổi mạnh vào bờ biển Trung Bộ thì đó là
cơ hội để mưa lớn xảy ra tại các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa; vào tháng 11
DHTNĐ lùi xuống vĩ độ cận xích đạo. Đới gió đông bắc lúc này lạnh hơn và ổn định
hơn tháng 10. Điều không thuận lợi chính của hướng gió khiến lượng mưa của nó ít hơn
tháng 10: hướng gió tầng thấp không trùng với tín phong bên trên và không vuông góc
với bờ biển. Không những vậy, trong thời kỳ hoạt động ở Việt Nam, DHTNĐ còn mang
lại lượng mưa khá lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, gây nên lũ tiểu mãn trên toàn đới.
Lượng mưa cực đại phụ tháng 5 gây ra lũ tiểu mãn trên toàn khu vực, còn cực
đại chính càng về xích đạo càng chậm dần do mưa khu vực này liên quan đến hoạt động
của DHTNĐ và sự xâm nhập lạnh của không khí lạnh xuống phía nam. Càng về thu
221
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
đông tín phong bán cầu Nam càng yếu dần và thay vào đó cường độ hoạt động tín
phong bán cầu Bắc đẩy lùi DHTNĐ về phía nam.
- Ảnh hưởng của DHTNĐ đến mùa bão ở Việt Nam
Hoạt động phối hợp của bão và DHTNĐ đóng vai trò quy định tháng mưa cực
đại mưa ở Bắc Bộ (tháng 8), Bắc Trung Bộ (tháng 9), Nam Trung Bộ (tháng 10).
Mùa bão nước ta thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 và xuất hiện sớm ở khu
vực phía Bắc và chậm dần đối với khu vực phía Nam.
Vào đầu mùa bão, dòng dẫn dường ở phía nam áp cao Thái Bình Dương nằm ở
vị trí bắc nhất trong năm nên di chuyển chủ yếu vào phía nam Trung Quốc vào tháng 6
và đưa bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 7 -8
Ở khu vực Bắc Trung Bộ mùa mưa lại trùng với mùa bão, có thể nói khu vực
Bắc Trung Bộ là một khu vực điển hình chịu ảnh hưởng của bão, mà phần lớn là do tác
động của DHTNĐ.
3.4. Một số kiểu hình thế thời tiết đặc trưng trong hình thế DHTNĐ
- Thời tiết mưa Ngâu - hình thế thời tiết đặc trung cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ
Thời tiết mưa Ngâu là trạng thái rất đặc trưng của mùa hạ ở nước ta. Sự xê dịch
của DHTNĐ kéo theo sự xâm nhập của không khí gió mùa từ các vùng biển phía nam.
Cho nên, những biểu hiện bất thường trong quy luật này có thể có nghĩa là: trong một sự
rối loạn nào đó trong cơ chế gió mùa, mà hệ quả thường thấy rất rõ nét trong cường độ
mưa: những năm không có mưa Ngâu, lượng mưa toàn thể giảm sút khá nhiều và tình
trang khô hạn tăng lên.
- Hình thế ẩm và tương đối mát trong DHTNĐ
Kiểu thời tiết này đặc trưng cho thời kì thiết lập ổn định gió mùa mùa hạ, khi
rãnh hội tụ nội chí tuyến từ phía nam đi lên tới miền bắc Việt Nam, mang lại luồng
không khí gió mùa có nguồn gốc từ các vùng biển phía nam.Đặc trưng của kiểu thời tiết
này là trời nhiều mây, nhiệt độ tương đối thấp hơn kiểu thời tiết khô nóng phía tây, mặc
dù đang trong giữa mùa hạ.
3.5. Sự kết hợp của DHTNĐ và các nhiễu động khác gây nên những hiện tượng thời tiết đặc biệt
- Không khí lạnh tác động đến DHTNĐ gây nên mưa lớn ở miền Trung.
Hàng năm, vào các tháng 9 đến tháng 10, mưa lớn gây lũ lụt ở miền Trung Việt
Nam, đem đến thiệt hại về người và tài sản rất nghiêm trọng. Mưa trên diện rộng được
gây ra bởi một số hình thế thời tiết, đặc biệt là sự tương tác giữa chúng. Trong số đó là
sự tác động của không khí lạnh đến DHTNĐ
Nếu trên DHTNĐ có hoàn lưu xoáy thuận lại có tác động của không khí lạnh sẽ gây
ra mưa lớn từ 3 – 4 ngày.Sự tác động của không khí lạnh đến DHTNĐ là đặc thù gây mưa
lớn, đặc biệt là cực lớn. Dạng hình thế này chiếm 20%, đứng thứ 2 sau bão, áp thấp nhiệt
đới, kể cả không khí lạnh tác động đến áp thấp nhiệt đới. Về lượng mưa do hình thế không
222
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
khí lạnh tác động đến DHTNĐ là rất lớn, gây nên những trận lũ cục bộ ở Trung Bộ, gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
- DHTNĐ và sự kết hợp với xoáy thuận nhiệt đới
Khi DHTNĐ hoạt động, nếu có xoáy thuận nhiệt đới xuất hiện và trục của
DHTNĐ kéo dài về phía tây tới vịnh Bengan thì cường suất mưa sẽ lớn hơn. Tùy thuộc
vào vị trí của DHTNĐ, khả năng phát triển thẳng đứngcủa ở xoáy thuận, cướng độ tác
động của xoáy thuận, cường độ tác động của không khí lạnh mà cường độ mưa, thời
gian và không gian mưa có sự khác nhau. Hình thế thời tiết nguy hiểm nhất mà DHTNĐ
kết hợp với các hình thế thời tiết khác sẽ gây nên những trận bão rất lớn, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sản xuất của người dân.
Bão nhiệt đới kết hợp với DHTNĐ và không khí lạnh miền Bắc tràn về là dạng
hình thái thời tiết gây mưa lũ ở miền Trung, nơi có những con sông nhỏ nhưng độ dốc
lớn, vì thế với những cơn mưa kéo dài thì lũ thường lên nhanh và gây nên những tàn
phá nhất định.
KẾT LUẬN
Đề tài đã đề cập và làm rõ khái niệm, cơ chế hình thành và sự dịch chuyển của
dải hội tụ nhiệt đới trong năm. Khi dải hội tụ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thường
gây nên hiện tượng mưa Ngâu điển hình ở Bắc Bộ và mưa lớn ở Trung Bộ. Đặc biệt, khi
dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với các nhiễu động thời tiết khác như: áp thấp nhiệt đới,
không khí lạnh, xoáy thuận nhiệt đới..thường mang lại một lượng mưa đáng kể cho thời
kì này, có ý nghĩa đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, chính hiện
tượng thời tiết này cũng đã gây ra bão, lũ lụt… để lại những hậu quả nghiêm trọng
không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của người dân.
Vì vậy, để hạn chế những tác hại do những nhiễu động thời tiết nguy hiểm gây
ra, Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến công tác dự bão báo, phát hiện ra vị trí và sự
kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới với các dạng nhiễu động thời tiết khác một cách kịp
thời, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa sự thiệt hại về người và của cải cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Tự Lập, 2009, Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội.
[2]. Đặng Duy Lợi, Giáo trình đại lí tự nhiên Việt Nam 1 (phần đại cương), NXB ĐHSP
Hà Nội.
[3]. Trần Công Minh, 2003, Khí tượng syop nhiệt đới, NXB ĐHQG Hà Nội.
[4]. Trần Công Minh, , 2007, Khí hậu và khí tượng đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Hiền Thuận, 2006, luận án tiến sĩ - Ảnh hưởng của ENSO đến gió mùa
mùa hạ và mưa ở Nam Bộ, Viện khí tượng thủy văn.
223
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ ĐỚI ĐỨT GÃY, TÁC ĐỘNG VÀ HỆ QUẢ CỦA
CHÚNG Ở MIỀN TÂY BẮC VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Hường - K59A
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lương Hồng Hược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vỏ Trái Đất có thể bị biến dạng, thay đổi theo các cách khác nhau do có lực tác
dụng. Những lực này nâng đá lên một vị trí mà ở đá sẽ bị phong hoá và xói mòn theo
chu trình tuần hoàn chung của Trái Đất. Một trong số cấu trúc đặc trưng của biến dạng
đá trên bề mặt đất là đứt gãy. Nghiên cứu về đứt gãy có ý nghĩa quan trọng về mặt lí
thuyết kiến tạo và thực tiễn trong công tác tìm kiếm khoáng sản và nghiên cứu những
thiên tai mà chúng mang đến cho vùng chịu ảnh hưởng.
Tây Bắc Việt Nam là miền địa hình có bề mặt bị chia cắt khá đa dạng và phức
tạp bới hệ thống các đới đứt gãy trong miền. Đồng thời những ảnh hưởng không nhỏ
của chúng tới vùng còn nhiều điều khiến chúng ta phải quan tâm.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về đứt gãy
- Khái niệm đứt gãy, hệ đứt gãy, đứt gãy sâu.
- Nguyên nhân gây ra những đứt gãy.
- Phân cấp các bậc đứt gãy: đứt gãy được chia thành 5 bậc theo tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 4253-86 ).
- Các yếu tố chủ yếu của một đứt gãy: mặt đứt gãy, đường đứt gãy, góc của đứt gãy,
cánh đứt gãy, biên độ chuyển động, hướng chuyển động.
- Phân loại : dựa vào bản chất của chuyển động các khối đá dọc theo đứt gãy chia
thành 6 loại : đứt gãy thuận, nghịch, rời, chờm nghịch, biến hình, trượt bằng.
- Các dấu hiệu nhận biết ngoài thực địa: sự có mặt của mặt trượt hoặc đá dăm ma
sát, xuất hiện địa hào, địa luỹ, sự có mặt của đường nứt chỗ nhô mới sinh do động dất,
các điểm nước nóng…
2. Một số đới đứt gãy điển hình của vùng Tây Bắc Việt Nam
2.1 Một số đới đứt gãy nằm trong hệ đứt gãy sông Hồng
a. Đới đứt gãy Phanxipăng
- Phương phát triển : tây bắc - đông nam, cắm về phía tây nam.
- Đặc điểm: mặt Moho, mặt Conrad và mặt móng kết tinh giới hạn tương ứng 30
- 40 km, 14 - 16km, 0 - 3 km.
- Độ sâu ảnh hưởng của đới đứt gãy: 30 - 40 km
b. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Yên Bái - Nghĩa Lộ
- Phương phát triển: phương kinh tuyến, rộng khoảng 40km.
- Đặc điểm: các đứt gãy của đới có độ sâu Moho, Conrad, kết tinh biến đổi trong
224
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
giới hạn tương ứng 25 - 30 km, 8 - 12 km, 0 - 2 km.
c. Đới đứt gãy sinh kèm Phong Thổ - Mù Căng Chải
- Phương phát triển : tây bắc - đông nam, cắm về phía tây nam (đứt gãy Tú Lệ và
Mù Căng Chải) và đông bắc (đứt gãy Than Uyên - Bắc Yên và Phong Thổ - Suối Rút ).
- Đặc điểm: giới hạn mặt Moho, Conrad, mặt kết tinh lần lượt là : 26 - 28 km, 14
-16 km, 5 - 8km.
- Kích thước : độ dài 270km, rộng 40 km
- Độ sâu ảnh hưởng 30 - 40 km.
2.2 Hệ đứt gãy sông Đà - Sơn La
a. Đứt gãy Sơn La
- Phương phát triển: hướng tây bắc - đông nam, cắm phía đông bắc.
- Đặc điểm : giới hạn mặt Moho và Conrad, máng kết tinh là 34 - 36 km, 14 -18
km, 2 - 4km.
- Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy : hơn 60 km.
b. Đứt gãy Sìn Hồ
-Phương phát triển : á kinh tuyến
- Kích thước ; chiều dài 80 km, chiều rộng 20 km.
- Đặc điểm : độ sâu mặt Moho là 36 - 38 km, Conrad là 14 - 16 km, móng kết tinh
là 3 - 4 km.
- Độ sâu ảnh hưởng: 20 - 40 km.
c. Đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu - Yên Châu
- Phương phát triển: tây bắc - đông nam
- Kích thước : chiều dài 150 km, chiều rộng 20 km.
- Đặc điểm : độ sâu mặt Moho và Conrad, móng kết tinh lần lượt là : 30 - 34 km,
12 -16 km, 1- 2 km.
d. Đứt gãy sinh kèm Tuần Giao - Mường Ang
- Phương phát triển: á kinh tuyến
- Kích thước: chiều dài 50 km, chiều rộng 15 km
- Đặc điểm: mặt Moho từ 34 - 36 km, mặt Conrad từ 16 - 18 km, mặt móng kết
tinh khoảng 2 km.
2.3. Hệ đứt gãy Mường Tè - Sầm Nưa - Thái Hòa
a. Đới đứt gãy Điện Biên - Sầm Nưa
- Phương phát triển: tây bắc - đông nam
- Kích thước: độ dài 260 km
- Độ sâu ảnh hưởng: 35 - 40 km
b. Đới đứt gãy Mường Tè
- Phương phát triển: tây bắc - đông nam
225
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
- Đặc điểm: mặt Moho và Conrad có độ sâu là 36 - 38 km và 14 - 18 km, độ sâu
mặt kết tinh khoảng 2 km.
3.Vai trò của đứt gãy sâu và kiến trúc khối tảng đối với miền
Tại mỗi giai đoạn thì vai trò của các đứt gãy sâu và kiến trúc khối tảng tác dụng
tới miền là khác nhau.
- Trong Proterozoi: đó là quá trình trầm tích biến chất trong các hệ tầng và đồng
thời diễn ra sự xâm nhập của macma cổ, xâm nhập axit, bazơ, kiềm.
- Trong quá trình tạo máng tái sinh
- Trong quá trình kiến tạo Paleozoi - Triat.
- Trong Meozoi muộn - Kainozoi.
4. Tác động của đứt gãy tới bề mặt địa hình
Các chuyển động kiến tạo, các yếu tố kiến trúc đã phát sinh trong từng thời kì
đều từ đơn giản tới phức tạp. Chính sự có mặt của những đới đứt gãy ở nhiều cấp độ
khác nhau tại miền Tây Bắc mà vùng này địa hình chịu tác động mạnh mẽ. Hàng loạt
các hiện tượng, các đặc điểm đặc trưng của đứt gãy sinh ra được lộ ra trên mặt địa hình.
- Đứt gãy liên quan đến các thể xâm nhập.
- Đứt gãy làm xuất hiện các trận động đất
- Đứt gãy làm tiền đề hình thành các cánh đồng cacxtơ.
- Đứt gãy là một trong những dấu hiệu quan trọng để tìm ra nguồn nước.
- Đứt gãy làm biến dạng bề mặt địa hình.
5.Một số hướng giải quyết hệ quả
5.1. Đối với mặt tích cực
- Chú ý cải tạo, xây dựng, bảo vệ hệ thống các hang động cacxtơ nhằm khai thác
tiềm năng du lịch của vùng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm kiếm nguồn nước nóng dồi dào để
đưa vào sử dụng một cách khoa học và hợp lí.
5.2. Đối với mặt hạn chế
a. Động đất
- Chú trọng trong việc phổ biến kiến thức cơ bản về động đất như một biện pháp
bảo đảm khi động đất xảy ra.
- Nghiên cứu và phát triển phương án, phương tiện thông tin liên lạc để sẵn sàng
ứng phó khi xảy ra động đất.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu địa chấn để có thể cung cấp các số liệu dự báo về
tần suất, xác suất, cường độ để có những hướng tránh những ảnh hưởng xấu nhất.
b. Nứt đất, lở đất.
- Tăng cường nhận thức về vấn đề tới cán bộ và người dân.
226
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
- Xây dựng các công trình kiên cố, các công trình lớn có khả năng chịu lực tốt.
- Thường xuyên theo dõi quy mô, cường độ, hướng chuyển dịch theo định kì và
không theo định kì...
KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu, ta thấy đứt gãy có thể tồn tại đơn độc nhưng cũng có
thể sắp xếp lại thành một hệ thống. Khi có những tác động từ những đứt gãy cùng hoạt
động, đất đá bị cà nát, do đó có quá trình bào mòn, xâm thực có điều kiện phát triển
mạnh dẫn tới điều kiện địa hình nghịch đảo. Các đới đứt gãy chính vùng Tây Bắc Việt
Nam vừa có ý nghĩa tạo bề mặt địa hình vừa làm tiền đề cho sự phun trào dung nham .
Những tác động không nhỏ tới bề mặt địa hình của vùng từ hệ thống các đới đứt gãy lớn
nhỏ: đới đứt gãy Sơn La, Điện Biên- Sầm Nưa, Phanxipang.. Vì vây, các đới đứt gãy
này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tự nhiên cũng như đời
sống, kinh tế vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A.E.Dovjikov,1971. Địa chất miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học - Kĩ thuật, Hà Nội.
[2] Nhiều tác giả, 1971. Kiến tạo miền Bắc Việt Nam và các miền lân cận, Nxb khoa
học - kĩ thuật, Hà Nội.
[3] Sheldon Judson và Marvier E. Kauffman, 1998. Địa chất cơ sở, Nxb Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Thị Minh Hằng và nhóm biên dịch, 1999.
[4] Phan Cư Tiến và nhiều người khác, 1977. Những vấn đề địa chất miền Tây Bắc Việt
Nam, Nxb Khoa học- Kĩ thuật, Hà Nội.
[5] Tống Duy Thanh, 2003. Giáo trình địa chất cơ sở, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Cao Đình Triều - Phan Huy Long, 2001. Kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt Nam, Nxb
Khoa học - Kĩ thuật, Hà Nội.
ĐẶC ĐIỂM SINH KHÍ HẬU THẢM THỰC VẬT
VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Hường
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Th.S Đỗ Văn Thanh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh khí hậu là một môn khoa học liên ngành giữa khí hậu học và sinh thái học.
Sinh khí hậu có nhiệm vụ nghiên cứu các mối quan hệ tác động giữa khí hậu với các
sinh vật. Nghiên cứu các đặc điểm sinh khí hậu trong mối quan hệ với sự hình thành của
thảm thực vật tự nhiên cho phép ta xác định tính quy luật trong phân bố các kiểu thảm
thực vật tự nhiên. Là sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, hơn nữa là một người con
gắn bó với quê hương, gắn bó với khu vực Tam Đảo, trên cơ sở vận dụng những hiểu
227
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
biết của mình cùng những kiến thức lí luận đã học, em chọn đề tài nghiên cứu: “ĐẶC
ĐIỂM SINH KHÍ HẬU THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN VƯỜN QUỐC GIA TAM
ĐẢO”. Tuy trình độ và thời gian còn hạn chế nhưng qua nghiên cứu đề tài này giúp em
tích lũy thêm kiến thức, trau dồi khả năng kết hợp giữa lí luận và thực tiễn làm cơ sở
cho học tập và nghiên cứu Địa lí sau này.
NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2. Nghiên cứu sinh khí hậu thảm thực vật trên thế giới
Vấn đề nghiên cứu sinh khí hậu đã có lịch sử từ lâu, nó phát triển song song với
sự phát triển của Địa lí thực vật và Địa lí khí hậu. Yếu tố khí hậu được coi là một nhân tố
quyết định cho các kiểu thảm thực vật và đặt tên các thảm thực vật tự nhiên mà phân kiểu
sinh thái khí hậu. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả về sinh khí hậu thảm thực
vật tự nhiên được đánh giá cao trên thế giới như Ivannôp, G.Haussen, Lăng…
1.1.2. Nghiên cứu sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ở Việt Nam
Một trong những công trình nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam có liên quan
chặt chẽ với nghiên cứu sinh khí hậu đã được đánh giá cao ở trong và ngoài nước là:
“Thảm thực vật rừng Việt Nam” của tiến sĩ sinh vật học Thái Văn Trừng đã xây dựng
quan niệm về phát sinh quần hệ của thảm thực vật, tức là sự hình thành của các kiểu
thảm thực vật.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1.Một số khái niệm
a. Khái niệm sinh khí hậu.
b. Khái niệm “sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên”.
Sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên là một bộ phận của sinh khí hậu, bao gồm
điều kiện khí hậu có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển và tái sinh của thảm
thực vật tự nhiên trong điều kiện khí hậu của từng lãnh thổ cụ thể.
1.2.2. Cơ sở lí luận
Trong các công trình nghiên cứu của mình, Thái Văn Trừng phân biệt 5 yếu tố
phát sinh quần lạc thực vật: Địa lí - địa hình, khí hậu, nham thạch - thổ nhưỡng, lịch sử
hệ thực vật và sinh vật nhân tác. Trong đó, nhân tố khí hậu có vai trò quan trọng hơn cả,
nó tác động đến đa dạng thực vật nói chung và phân bố thực vật nói riêng.
1.3.Cở sở thực tiễn
1.3.1.Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở Việt Nam nói chung và ở vườn quốc gia Tam
Đảo nói riêng
1.3.2. Sự cần thiết nghiên cứu sinh khí hậu thảm thực vật ở vườn quốc gia Tam Đảo
228
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
2. Đặc điểm sinh khí hậu thảm thực vật vườn quốc gia Tam Đảo
2.1. Đặc điểm đại lí vườn quốc gia Tam Đảo
2.1.1. Vị trí địa lí
Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong một hệ thống núi có cấu tạo hình khối đá đồ sộ
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là ranh giới giữa các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc. Tổng diện tích của Vườn là 36.883 ha, trong đó 15.536 ha thuộc đại
phận tỉnh Vĩnh Phúc, 13.306 ha thuộc địa phận của tỉnh Thái Nguyên và 8.041 ha thuộc địa
phận của tỉnh Tuyên Quang. Từ độ cao 100m trở lên và khu đệm là 15.515 ha.
2.1.2. Địa hình
Hệ sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong một hệ núi cấu tạo hình khối
khá đồ sộ. Cả khối núi có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn dốc, độ chia cắt sâu và dày. Sự
phân bậc các độ cao của địa hình có ảnh hưởng tới thổ nhưỡng và sinh vật, đặc biệt là
thảm thực vật. Mỗi độ cao khác nhau hình thành các loại đất khác nhau và quy định các
kiểu thảm thực vật khác nhau.
2.1.3. Đất đai
Tài nguyên đất đai của vườn quốc gia Tam Đảo khá màu mỡ và phong phú,
được chia làm 4 loại phân hóa theo độ cao địa hình: Đất phù sa bồi tụ sông suối và sườn
tích, đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi, đất feralit có mùn vàng đỏ trên núi
thấp, đất feralit mùn vàng nhạt trên núi trung bình. Mỗi loại đất khác nhau có những
kiểu thảm thực vật khác nhau, càng nhiều loại đất thì càng nhiều kiểu thảm thực vật.
2.1.4. Thủy văn
Trong vườn quốc gia Tam Đảo chỉ có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Phó
Đáy ở phía Tây và hệ thống sông Công ở phía Đông. Mạng lưới sông suối hai sườn của
Tam Đảo dồn xuống sông chính có dạng chân rếp khá dày đặc và ngắn, lòng hẹp và dốc
từ đỉnh xuống. Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.
2.2. Đặc điểm sinh khí hậu thảm thực vật vườn quốc gia Tam Đảo
Khí hậu vườn quốc gia Tam Đảo mang đầy đủ những nét chung của khí hậu
nhiệt đới ẩm gió màu. Nhưng nằm trên một khối núi đồ sộ có sự phân hóa về độ cao nên
khí hậu của Vườn thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi.
2.2.1.Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 180C, đặc biệt do nằm trên núi nên khí hậu của vườn
quốc gia Tam Đảo có 5 tháng mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình luôn dưới 180C (tháng XI,
XII, I, II, III). Với sự thay đổi của nhiệt độ theo chiều cao như vậy có ảnh hưởng lớn đến sự
phân bố các loài sinh vật của vườn quốc gia Tam Đảo, đặc biệt là đối với hệ thực vật
2.2.2. Lượng mưa
Địa hình không chỉ ảnh hưởng đến nhiệt độ mà còn ảnh hưởng đến lượng mưa.
Mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng IV – tháng X, với
229
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
lượng mưa chiếm 90% lượng mưa trong năm. Mùa khô kéo dài từ tháng XI – tháng III
năm sau, lượng mưa không đáng kể chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa năm. 2.3.Đặc điểm
thảm thực vật tự nhiên vườn quốc gia Tam Đảo.
2.3.1. Các kiểu thảm thực vật
Thảm thực vật vườn quốc gia Tam Đảo thể hiện rõ nét đặc điểm của sinh khí
hậu của Vườn. Ở mỗi độ cao khác nhau có từng loại thảm thực vật khác nhau thích nghi
và đặc trưng cho khí hậu ở đó.
a. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao dưới 800m, nhưng do ảnh hưởng của độ
dốc, hướng phơi mà loại rừng này có thể phân bố ở độ cao 900 – 1000m. Kiểu rừng này
bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ
(Shoera chinensis), Giổi (Michelia sp.)…
b. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ở Tam Đảo phân bố từ độ
cao 800m trở lên, nhưng đôi khi phân bố trên 900m. Quần hệ thực vật của kiểu rừng này
không còn các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật bao gồm các loài họ Re
(Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae)…
c. Rừng lùn trên đỉnh núi
Rừng lùn trên đỉnh núi là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa
ẩm á nhiệt đới núi thấp được hình thành trên các đỉnh dốc hay các đỉnh núi cao: đất
xương xẩu, nhiều nắng gió, mây mù thường xuyên bao phủ. Cây cối ở đây thường thấp
bé, phát triển chậm, thân và cành được Địa y và Rêu bao phủ.
d. Rừng tre nứa
Khi rừng thuộc hai loại trên bị phá thì các loài Tre, nứa mọc xen vào hoặc
chuyển hẳnthành rừng tre, nứa. Ở đai cao hơn 800m, loài tre tiêu biểu là Vầu và Sặt.
e. Rừng phục hồi sau nương rẫy
Do tác động của con người, cùng với đặc điểm sinh khí hậu, thành phần thực vật
ở đây ít nhiều có biểu hiện cho thực vật rừng thứ sinh được phục hồi sau khi đất được
sử dụng cho canh tác nương rẫy hoặc phục hồi sau khi rừng được khai thác.
f. Rừng trồng.
Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc. Đó là những diện tích rừng
Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) được trồng dọc theo hai ven đường lên thị trấn Tam
Đảo để tạo cảnh quan đẹp cho khu du lịch Tam Đảo, cải thiện môi trường sinh thái.
h. Trảng cỏ
Thực vật Trảng cỏ được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị
thoái hóa mạnh do đốt nương hàng năm, có thể phân biệt bằng 2 loại hình sau: trảng cỏ
cao và trảng cỏ thấp.
230
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
2.3.2. Sự đa dạng của hệ thực vật
Đến nay ở vườn quốc gia Tam Đảo đã điều tra thống kê được 1.436 loài thuộc
741 chi, trong 219 họ của 6 ngành thực vật
3. Bảo vệ thảm thực vật vườn quốc gia Tam Đảo
3.1. Thực trạng thảm thực vật vườn quốc gia Tam Đảo.
Trong những năm qua hoạt động của người dân đã tác động không nhỏ tới tài
nguyên rừng và thảm thực vật của Vườn. Diện tích thảm thực vật tự nhiên đã bị thu hẹp
phần nào, đi cùng với đó là sự suy giảm về thành phần loài, nguồn gen của thực vật
trong Vườn.
3.2.Sự cần thiết bảo vệ phục hồi thảm thực vật VQG Tam Đảo và biện pháp bảo vệ.
KẾT LUẬN
Đặc điểm sinh khí hậu và sự đa dạng thảm thực vật tự nhiên có mối quan hệ chặt
chẽ và mức độ ảnh bưởng sâu sắc với nhau. Mỗi chế độ nhiệt - ẩm cụ thể sẽ hình thành
nên một kiểu thảm thực vật tự nhiên nhất định. VQG Tam Đảo là một minh chứng cho
điều đó. Nắm vững được điều này chúng ta sẽ có những biện pháp đúng đắn, phù hợp
để bảo tồn sự đa dạng thảm thực vật tự nhiên của Vườn quốc gia Tam Đảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Doãn Thế Anh, 2000, “Nghiên cứu hệ sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo”, Đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
[2]. Vũ Tự Lập, 1999, “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, NXB Giáo dục
[3]. Phạm Ngọc Toàn – Phan Tất Đắc, 1975, “Khí hậu Việt Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật.
[4]. Thái văn Trừng, 1970, “Thảm thực vật rừng Việt Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật.
ĐẶC ĐIỂM MƯA CỦA KHU VỰC ĐÔNG BẮC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ TỚI CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN
Sinh viên thực hiện: Lưu Thu Liên - K59A
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đào Ngọc Hùng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói khí hậu là một trong những thành phần quan trọng của tự nhiên. Khí
hậu phát huy ảnh hưởng và để lại dấu ấn rõ nét lên các thành phần tự nhiên khác. Trong
khí hậu, mưa là một yếu tố tác động đến tất cả các yếu tố khí hậu khác. Do vậy việc
nghiên cứu chế độ mưa, ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu các vấn đề
khoa học trong mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên. Từ đó đưa ra cách
sử dụng và giải pháp hợp lý trong vấn đề sử dụng tài nguyên. Đề tài nghiên cứu “ Đặc
điểm mưa của khu vực Đông Bắc và những tác động của nó tới các thành phần tự
nhiên” này mang ý nghĩa như vậy.
231