Tải bản đầy đủ (.pdf) (355 trang)

Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 355 trang )

Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



1

CHUYÊN NGÀNH: BẢN ðỒ HỌC

NHẬN BIẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Mai Chi, K61TN
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Huỳnh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản đồ là một ngành khoa học, có ý nghĩa lớn với nhiều lĩnh vực trong cuộc
sống. Tuy nhiên, việc xây dựng và thành lập bản đồ không hề đơn giản, đòi hỏi
người thành lập bản đồ phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Một trong những
vấn đề khó trong việc thành lập bản đồ là cách nhận biết, phân biệt, đặc biệt là
lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung bản đồ sao cho phù hợp nhất, thể hiện rõ
nhất nội dung cần biểu đạt.
Do vậy, vấn đề: “Nhận biết và lựa chọn phương pháp thể hiện bản đồ” là
vấn đề cấp thiết được đặt ra trong quá trình thành lập bản đồ. Báo cáo khoa học
này bước đầu trình bày về cách nhận biết và lựa chọn phương pháp thể hiện nội
dung bản đồ một cách phù hợp nhất với nội dung cần thể hiện.
NỘI DUNG
1. Cách nhận biết phương pháp thể hiện bản đồ
1.1. Đặc điểm phương pháp thể hiện
Để nhận biết các phương pháp thể hiện, bước đầu cần phải hiểu đặc điểm
các phương pháp thể hiện về bản chất, hình thức thể hiện, khả năng, ưu điểm,
nhược điểm. Để có thể hiểu cặn kẽ cần phân biệt rõ một số phương pháp thể hiện
có biểu hiện gần giống nhau, dễ gây nhầm lẫn.
1.1.1. Phương pháp khoanh vùng và phương pháp nền chất lượng
- Giống nhau:


+ Đều thể hiện sự phân bố của các hiện tượng
+ Hình thức thể hiện đều dùng nền màu hoặc nét chải
- Khác nhau:
Bảng 1. Sự khác nhau giữa phương pháp khoanh vùng và phương pháp nền chất lượng
Yếu tố so sánh Phương pháp khoanh vùng Phương pháp nền chất lượng
Khái niệm
Thể hiện những hiện tượng
phân bố theo vùng, chỉ ở từng
vùng nhất định.
Thể hiện đặc trưng định tính cho
các hiện tượng liên tục hoặc dày
đặc, phân bố cụm.
Hình thức thể hiện
Dùng màu sắc, kí hiệu, đường
nét biểu hiện.
Biểu hiện sự phân bố liên tục,
không biểu hiện số lượng.
Khả năng thể hiện Biểu hiện đặc trưng số lượng Biểu hiện đặc trưng chất lượng
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



2

và chất lượng.
Phương pháp này phản ánh
nhiều vùng phân bố chồng
chéo lên nhau.
còn số lượng không rõ.
Thường phản ánh một hiện

tượng.

Ưu điểm
Đơn giản, dễ thực hiện các
đối tượng địa lí trên bản đồ.
Đơn giản,thể hiện rõ mối liên hệ
giữa các khu vực.
Nhược điểm
Không thể hiện được mối liên
hệ giữa các khu vực với nhau.
Chỉ biểu thị khác nhau về chất
lượng không biểu thị số lượng.
1.1.2. Phương pháp kí hiệu và phương pháp chấm điểm
- Giống nhau:
+ Đều sử dụng các kí hiệu hình học: tròn, tam giác, vuông… có khả năng
thể hiện đặc tính số lượng.
- Khác nhau:
Bảng 2. Sự khác nhau giữa phương pháp kí hiệu và phương pháp chấm điểm
Yếu tố so sánh Phương pháp kí hiệu Phương pháp chấm điểm
Khái niệm
Thể hiện những đối tượng có
sự phân bố từng điểm cụ thể,
riêng biệt hoặc diện tích nhỏ.
Thể hiện các hiện tượng phân bố
hàng loạt những phân tán nhỏ,
rời rạc, lẻ tẻ…theo tỉ lệ bản đồ.
Hình thức thể hiện
Dùng các kí hiệu đặt lên đúng
vị trí của đối tượng.
Dùng các điểm chấm trọng số

nhất định đặt trong lãnh thổ
phân bố.
Khả năng thể hiện
Thể hiện các đặc tính số
lượng, chất lượng, cấu trúc,
động lực của hiện tượng.
Chỉ thể hiện rõ đặc tính về số
lượng.

Ưu điểm
Ph
ản ánh đầy đủ các đặc tính
hiện tượng, cụ thể cao về địa
lí.
Thể hiện số lượng hiện tượng
một cách chi tiết.
Nhược điểm
Đòi hỏi yêu cầu cao với
người thành lập bản đồ, chi
tiết về mặt địa lí từng điểm
phân bố.
Hạn chế trong việc thể hiện chất
lượng và động lực hiện tượng.
1.1.3. Phương pháp Cartogam và Cartodiagam
- Giống nhau:
+ Đều dùng số liệu thống kê là phương pháp trực quan các số liệu.
+ Dùng để phản ánh các hiện tượng trên bản đồ kinh tế - xã hội.
+ Cả hai đều xét các khía cạnh số lượng của hiện tượng, các chỉ tiêu đều
quy định theo đơn vị hành chính của lãnh thổ có số liệu thống kê.
- Khác nhau:

Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



3

Bảng 3. Sự khác nhau giữa phương pháp Cartogram và Cartodiagram
Yếu tố so sánh
Phương pháp cartogram
(Mật độ - đồ giải)
Phương pháp cartodiagram
(Bản đồ biểu đồ)
Khái niệm
Dùng để thể hiện các giá trị
tương đối, các chỉ tiêu trung
bình của hiện tượng.
Thể hiện tổng giá trị của một
hiện tượng nào đó theo từng đơn
vị lãnh thổ,
Hình thức thể hiện
Chỉ thể hiện rõ đặc tính số
lượng và chất lượng theo hệ
thống bậc thang.
Dùng các biểu đồ Cartodiagam
đặt vào từng đơn vị lãnh thổ.
Khả năng thể hiện
Chỉ thể hiện rõ đặc tính số
lượng và chất lượng theo hệ
thống bậc thang.
Có khả năng thể hiện tất cả các

đặc tính số lượng, chất lượng,
cấu trúc, động lực.
Ưu điểm
Đơn giản, dễ tính toán, tính
trực quan cao, thể hiện được
biến đổi cường độ của hiện
tượng rõ ràng.
Cùng một bản đồ có thể thể hiện
một vài chi tiết khác nhau, tái
hiện sự kết hợp giữa các yếu tố
nội dung.
Nhược điểm
Thể hiện dần đều các kí hiệu
trên diện tích lãnh thổ, sự
phân bố của hiện tượng, đối
tượng nghiên đồng đều ở mọi
nơi.
Khó lựa chọn tỉ lệ biểu đồ cho
phù hợp. Có tính địa lí kém (lập
chung hình ảnh, hiện tượng).
1.2 Cách phân loại
- Phân bố theo điểm: Phương pháp kí hiệu theo điểm, biểu đồ định vị.
- Phân bố theo tuyến: Phương pháp kí hiệu theo tuyến.
- Phân bố theo vùng: Phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường
đẳng trị, khoanh vùng, chấm điểm.
2. Cách lựa chọn phương pháp thể hiện
Để lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung bản đồ, ta lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Đặc điểm phân bố hiện tượng (đối tượng theo điểm hay đường, vùng,
hay chuyển động).
- Đặc điểm thu thập dữ liệu (đo đạc trực tiếp hay gián tiếp, tư liệu bản đồ

hay thống kê).
- Đặc điểm dữ liệu: thang đo (định tính hay định lượng), giá trị (liên tục
hay gián đoạn).
3. Vận dụng các phương pháp thể hiện qua một số trang Atlat
3.1 Bản đồ hành chính (trang 2 atlat địa lý Việt Nam)
- 63 đơn vị hành chính bằng phương pháp vùng phân bố với nền màu khác
nhau. Việt Nam trong Đông Nam Á thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



4

- Thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các thành phố, thị xã, các
điểm dân cư được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với hình dạng khác nhau
kết hợp với kiểu chữ, màu chữ, màu đỏ của kí hiệu thể hiện chức năng là tỉnh lị
của đơn vị hành chính, đường biên giới kí hiệu bằng chữ “I” ngắt quãng.
- Tuyến đường sắt, ô tô thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến tính.
3.2. Bản đồ khí hậu chung (trang 9 Atlat địa lý Việt Nam)
- Các miền khí hậu và các vùng khí hậu trên bản đồ khí hậu chung được
thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng theo nguyên tắc phân vùng khí hậu.
Hai miền với 2 tông màu khác nhau: miền bắc với tông màu lạnh, miền nam với
tông màu nóng.
- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa thể hiện phương pháp biểu đồ định vị.
- Gió mùa mùa hạ, gió tây khô nóng, gió mùa mùa đông thể hiện bằng
phương pháp kí hiệu đường chuyển động với các kí hiệu mũi tên với màu sắc,
hình dạng khác nhau.
- Thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm và tháng I, tháng VII theo
phương pháp nền số lượng. Thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố với các
vạch màu theo màu của nhóm ngôn ngữ.

KẾT LUẬN
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ là một nhân tố quan trọng của ngôn
ngữ bản đồ góp phần thể hiện đầy đủ, chi tiết, chính xác nội dung cần biểu đạt
của bản đồ. Nếu không có sự trợ giúp đắc lực của phương pháp thể hiện thì bản
đồ sẽ chỉ trở thành biểu đồ thống kê đơn thuần. Vì vậy, để nhận biết được các
phương pháp thể hiện một cách đúng đắn nhất cần phải có sự rèn luyện, nắm
vững kiến thức để thành lập bản đồ đúng, đủ, đẹp, mang lại hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lâm Quang Dốc, 2005. Bản đồ học đại cương. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2]. Lê Huỳnh (chủ biên), 2011. Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. NXB
Giáo dục Việt Nam.
[3]. Lê Huỳnh, 2008. Bản đồ học đại cương. NXB Đại học Sư phạm.
[4]. Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam, 2001. Bản đồ học chuyên đề. NXB Giáo dục Việt Nam.
[5]. Trần Tấn Lộc, Lê Tiến Thuần, 2004. Bản đồ học chuyên đề. NXB Đại học
Quốc gia TP.HCM.

Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



5

CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ VÀ ỨNG DỤNG
TRONG TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Khánh Linh, K61TN
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Huỳnh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi thành lập một bản đồ cần phải đảm bảo ba yếu tố: cơ sở toán học,
ngôn ngữ bản đồ và tổng quát hóa. Đây là những điều kiện không thể thiếu, mỗi
yếu tố đều có tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng công việc đầu tiên của người biên

tập bản đồ là phải xác định được chính xác phép chiếu hình bản đồ. Trong các tài
liệu giảng dạy môn địa lý trong trường học, Atlat địa lý có một vai trò rất quan
trọng. Nó vừa là một cuốn sách tham khảo vừa là phương tiện giảng dạy của giáo
viên giúp hệ thống hóa kiến thức địa lý một các khoa học hiệu quả. Việc tìm
hiểu, phân tích các phép chiếu trong tập Atlat Địa lí tự nhiên đại cương là rất
quan trọng và cần thiết để có thể hiểu sâu sắc nội dung trang bản đồ.
NỘI DUNG
1. Khái quát các phương pháp chiếu hình cơ bản trong bản đồ
1.1. Tỉ lệ bản đồ
Tỉ lệ bản đồ là yếu tố toán học xác định mức độ thu nhỏ các đại lượng tuyến
tính khi chuyển từ bề mặt Trái Đất (Elipsoid) lên mặt phẳng bản đồ.
1.2. Khái niệm về phép chiếu hình bản đồ
Phép chiếu hình bản đồ là sự biểu diễn bề mặt Elipxoid hay mặt cầu của
Trái Đất lên mặt phẳng bằng các quy tắc toán học xác định, để mỗi điểm trên mặt
cong tương ứng với mỗi điểm trên mặt phẳng.
1.3. Sai số trong các phép chiếu hình bản đồ
Elip sai số hay còn gọi là Elip biến dạng, tức là: sự biến dạng khi biển diễn
mặt Elipsoid hay mặt cầu lên mặt phẳng.
1.4. Phân loại các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
1.4.1. Phân loại theo đặc tính sai số chiếu hình
- Phép chiếu đồng diện tích
- Phép chiếu đồng góc
- Phép chiếu đồng khoảng cách
- Phép chiếu tự do
1.4.2. Phân loại theo mặt chiếu hình hỗ trợ
- Phép chiếu phương vị (Chiếu phẳng)
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012




6

1.4.3. Phân loại phép chiếu theo vị trí của mặt chiếu hình hỗ trợ so với trục quả địa cầu
- Phép chiếu đứng (thẳng)
- Phép chiếu ngang
- Phép chiếu nghiêng
- Ngoài ra kết hợp vị trí mặt chiếu với địa cầu: tiếp tuyến và cát tuyến.
1.5. Một số phép chiếu hình cơ bản
1.5.1. Các phép chiếu phương vị
Phép chiếu phương vị là phép chiếu mà bề mặt của Elipsoid được biểu
diện lên trên mặt phẳng tiếp xúc hoặc cắt Elipsoid
1.5.2. Phép chiếu hình trụ
Phép chiếu hình trụ là phép chiếu mà bề mặt của Elipsoid (Mặt cầu của
Trái Đất) được biểu diện lên trên bề mặt của hình trụ tiếp xúc hoặc cắt Elipsoid
(quả cầu). Sau đó hình trụ được cắt dọc ra và trải phẳng, ta được hình ảnh của
phép chiếu hình trụ.
1.5.3. Phép chiếu hình nón
Phép chiếu hình nón là phép chiếu mà bề mặt Elipsoid được biểu diễn lên
trên bề mặt của hình nón tiếp xúc hoặc cắt Elipsoid. Sau đó hình nón được cắt
theo chiều từ trên đỉnh nón xuống đáy và trải phẳng, ta được hình ảnh của phép
chiếu hình nón.
1.5.4. Phép chiếu Gauss – Kruger
Phép chiếu Gauss được thiết lập dựa trên việc cho mặt elipxoid Trái Đất
tiếp xúc với mặt trụ nằm ngang, trên đó chia Trái Đất theo chiều kinh tuyến làm
60 múi, mỗi múi cách nhau 6 độ kinh tuyến, đường kinh tuyến chạy giữa mỗi
múi gọi là đường kinh tuyến trục hay kinh tuyến trung ương, hai đường kinh
tuyến hai bên mép gọi là kinh tuyến biên. Cho các múi chiếu lần lượt tiếp xúc với
mặt trụ và khai triển ra thành mặt phẳng, hình chiếu của các múi trên mặt phẳng

đó gọi là dải chiếu đồ.
2. Ứng dụng cụ thể trong tập bản đồ Địa lý tự nhiên đại cương
2.1. Giới thiệu về tập bản đồ địa lý tự nhiên đại cương
2.1.1. Quan niệm về Atlat giáo khoa
Atlat giáo khoa còn gọi là tập bản đồ, là một hệ thống các bản đồ có sự
liên hệ với nhau một cách hữu cơ và bổ sung cho nhau, được thành lập theo
những chủ định và mục đích sử dụng nhất định. Các bản đồ trong tập bản đồ
được xây dựng theo một chương trình chung như một tác phẩm hoàn chỉnh.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



7

2.1.2. Mục đích thành lập tập bản đồ Atlat Địa lý tự nhiên đại cương
- Atlat giáo khoa địa lý tự nhiên đại cương được xây dựng nhằm mục đích
phục vụ cho đối tượng giáo viên và học sinh trong công việc giảng dạy và học
tập môn địa lý trong các trường Phổ Thông (THCS, THPT) cụ thể là đối tượng
học sinh lớp 6, lớp 10.
- Atlat cung cấp cho học sinh những kiến thức, khái niệm cơ bản về vũ trụ,
hệ Mặt Trời, các quyển thành phần của Trái Đất, hình thành và rèn luyện các kỹ
năng về bản đồ cho học sinh.
2.1.3. Cấu trúc nội dung tập bản đồ Địa lý tự nhiên đại cương
Toàn tập bản đồ gồm 40 trang, nội dung biên soạn sắp xếp theo một trình tự
thống nhất cụ thể và khoa học nhằm cung cấp cho học sĩnh những kiến thức cơ
bản nhất về địa lý tự nhiên đại cương. Nội dung cụ thể gồm các chương mục sau:
- Chương I: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Nội dung chính của chương này
tập trung vào các vấn đề: Dải ngân hà, hệ Mặt Trời, chuyển dộng của Trái Đất và
các hệ quả địa lý, thiên cầu và bầu trời sao tại Việt Nam.
- Chương II: Bản đồ. Nội dung của cả chương là giới thiệu một số cách trải bề mặt

địa cầu lên mặp phẳng như thế nào, sử dụng các phép chiếu cơ bản trong bản đồ học.
- Chương III: Thạch quyển và Khí quyển. Chương này tập trung bày về cấu
trúc của Trái Đất, cấu trúc thạch quyển và thuyết trôi dạt lục địa, địa chất, kiến
tạp mảng và vành đai động đất, núi lửa, địa mạo thế giới.
- Chương IV: Khí quyển. Nội dung chính của chương này thể hiện: cấu trúc
của khí quyển, thành phần không khí và các yếu tố đặc trưng của thời tiết.
- Chương V: Thủy quyển. Nội dung chính gồm: Vòng tuần hoàn nước trong
tự nhiên, sơ đồ hệ thống sông, trắc diện dọc và trắc diện ngang của sông, diễn
biến lưu lượng nước trung bình năm, các lưu vực sông theo các đại dương, các
dòng biển chính, ranh giới giữa các đại dương, độ sâu trung bình các đại dương.
- Chương VI: Thổ nhưỡng – Sinh quyển. Nội dung chính gồm : Các kiểu
đất, các đai thực vật, các miền động vật và các miền khí hậu.
Kết thúc tập bản đồ có thêm một số tranh ảnh về việc sử dụng đất và bảo vệ
môi trường – vấn đề bức thiết mà lâu nay được cả nhân loại quan tâm.
2.2. Các phép chiếu chính sử dụng trong tập bản đồ
2.2.1. Phép chiếu phương vị vô cực
Phép chiếu phương vị vô cực được sử dụng trong chương Trái đất trong
hệ Mặt trời, thể hiện Trái Đất nhìn từ xa trong vũ trụ nên chọn lưới chiếu phương
vị vô cực, tức là nguồn chiếu đặt ở xa vô tận ngoài vũ trụ nhìn về Trái Đất và
Thái Dương hệ.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



8

Để vẽ được bản đồ Một góc nhìn bầu trời sao Hà Nội - trang 8, lúc này ta
đặt Trái Đất là tâm thiên cầu, thiên cực đặt ở cách đường chân trời là 21º, quan
sát chi tiết hơn trong sơ đồ thiên cầu tại điểm quan sát 21ºB (Hà Nội).
Trong Bản đồ giờ (trang 7) đã được ứng dụng lưới chiếu hình trụ Gall-

Peters. Đây là phép chiếu hình trụ thẳng thiên về hướng đồng góc, kinh tuyến là
những đường kẻ thẳng song song cách nhau 15º rất tiện để thiết kế bản đồ múi
giờ, như vậy mỗi múi giờ 15º thể hiện bằng một gam màu. Đặc điểm tỉ lệ diện
tích tăng dần về phía cực làm cho vùng vĩ tuyến trung bình từ 20º đến 60º, nơi
nhiều quốc gia diện tích nhỏ như ở Châu Âu, Châu Á dễ thể hiện hơn và ít biến
dạng, còn về phía vùng vĩ độ cao (như Bắc Canada, Nga) tỉ lệ diện tích không bị
phóng đại quá lớn.
2.2.2. Phép chiếu hình Mollweide và phép chiếu phương vị Lambert
Hai phép chiếu hình này được sử dụng trong chương Bản đồ và Quả cầu
Địa lí được vẽ theo lưới chiếu hình phương vị vô cực, với tâm chiếu đặt ở φ = 0º,
λ
0
= 70º Đ.
Từ hình ảnh “Quả cầu địa lý” ta bổ địa cầu theo vĩ tuyến thành bản đồ Thế
giới gồm 7 đai cầu (hình 1): Có 7 đai bản đồ đối xứng nhau qua xích đạo, đặc
điểm chung của 7 đai này đều là lưới chiếu hình đồng khoảng cách.
Nếu từ hình ảnh “Qủa cầu địa lý” bổ địa cầu theo kinh tuyến thành bản đồ
Thế giới 12 múi cầu (hình 2): lúc này ta có 12 múi cầu, mỗi múi đều là lưới chiếu
hình nón đứng giữ khoảng cách nhiều tầng với mỗi múi rộng 30º.
Từ bản đồ Thế giới 12 múi cầu, chụm các đỉnh múi vào với nhau tại điểm
cực Bắc và cực Nam thành bản đồ Thế giới hình thoi (hình 3): sử dụng phép
chiếu hình trụ giả hình sin đồng diện tích (Sinusoidal – area projection).
Từ hình thoi tách riêng các mảng đất liền hình thành bản đồ Thế giới chia
cắt theo năm châu (hình 4). Lúc này bản đồ đã sử dụng phép chiếu hình ống giả
hình sin đồng diện tích, chỉ cần chọn một số kinh tuyến giữa hợp lý để thiết kế ta
sẽ có một bản đồ Thế giới chia cắt theo 5 châu hoàn chỉnh.
Từ hình 3 – bản đồ Thế giới hình thoi, tách hình thoi thành hai bán cầu
Đông và bán cầu Tây (hình 5) đây là ứng dụng của phép chiếu Mollweide, thiết
kế thành bản đồ 2 bán cầu.
Từ bản đồ 2 bán cầu Đông Tây (hình 5) kết nối bán cầu Tây và bán cầu

Đông thành bản đồ Thế giới hình elip (hình 6). Đây là bản đồ Thế giới sử dụng
lưới chiếu Mollweid hoàn chỉnh. Đây cũng là một dáng lưới chiếu hình trụ giả
giữ diện tích, tức là không có biến dạng về diện tích của đối tượng thể hiện. Tỉ lệ
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



9

độ dài được bảo toàn trên vĩ tuyến 40º44’ B và 40º44’N ( vĩ tuyến chuẩn). Tỉ lệ
này không đổi trên các cặp vĩ tuyến đối xứng nhau qua xích đạo.
2.3. Các phép chiếu khác
Bản đồ địa hình khu vực thị xã Bảo Lộc (trang 13): Đây là bản sao của
một góc bản đồ địa hình Nhà nước thiết kế theo phép chiếu Gauss, phép chiếu
hình trụ ngang đồng góc với tỉ lệ 1:25000.
Bản đồ hình thể thế giới hai bán cầu (trang 15): Hình thể Thế giới hai bán
cầu Đông Tây đã được ứng dựng theo phép chiếu hình Mollweid có hệ vĩ tuyến là
những đường thẳng song song.
Phép chiếu hình Psuedo clylinder 1975: Trong hai chương Thạch quyển
và Khí quyển có 11 bản đồ Thế giới, tất cả các bản đồ này đều dùng chung một
lưới chiếu hình trụ giả Psuedo cylinder 1975.
Phép chiếu hình Robinson: được ứng dụng cho hai bản đồ trong chương
Thủy quyển. Đây là một lưới chiếu phổ thông của Hoa Kỳ, là loại lưới chiếu hình
trụ giả có dạng hình đèn lồng.
Phép chiếu hình Winkel : được sử dụng trong chương Thổ nhưỡng và Sinh quyển
gồm 4 bản đồ thế giới thiết kế theo lưới chiếu hình Winkel có hệ kinh vĩ tuyến cong.
KẾT LUẬN
Atlat Địa lí tự nhiên đại cương là một tập Atlat khá hoàn chỉnh, đáp ứng
nhu cầu hầu hết mọi yêu cầu của một tập Atlat giáo khoa, đồng thời có thêm
nhiều thông tin dữ liệu bổ trợ có giá trị cao (như các khái niệm, phân tích sâu hơn

các đối tượng địa lý tự nhiên, các tranh ảnh minh họa cho kiến thức ). Phân tích
các phép chiếu sử dụng trong tập Atlat này là một nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng cho những ai quan tâm việc thiết kế và sử dụng Atlat, đồng thời cũng phục
vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn địa lý trong nhà trường
Trung học phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Huỳnh, 2000. Bản đồ học. NXB Giáo dục.
[2]. Ngô Đạt Tam (chủ biên), 2009. Atlat Địa lý tự nhiên đại cương. NXB Giáo dục.
[3]. K.A. Xalishev, 1971. Bản đồ học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



10

CÁC HỆ QUY CHIẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO LÃNH THỔ VIỆT NAM
Sinh viện thực hiện: Cao Thùy Trang, K61TN
Hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Minh Ngọc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi quốc gia đều cần phải có một hệ quy chiếu để thành lập bản đồ sao cho
phù hợp với mục đích sử dụng trong hiều lĩnh vực như: hành chính, giao thông,
kinh tế, an ninh quốc phòng… Từ đây ta thấy hệ quy chiếu rất quan trọng đối với
một quốc gia nói chung và và đối với bản đồ nói riêng. Tuy nhiên, thời lượng học
trên lớp về nội dung này rất ít, đề cập trong giáo trình lại không nhiều nên sự
hiểu biết của sinh viên về hệ quy chiếu còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tác giả đã
nghiên cứu đề tài: “Các hệ quy chiếu được sử dụng cho lãnh thổ Việt Nam” để
có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
1. Khái niệm chung về hệ quy chiếu
1.1. Hệ quy chiếu quốc gia

Hệ quy chiếu là hệ thống tọa độ toán học trong không gian và trên mặt
phẳng để biểu thị lên đó các kết quả đo đạc và bản đồ; hệ quy chiếu quốc gia là
hệ quy chiếu được lựa chọn để sử dụng thống nhất trong cả nước. Nó được xác
định gồm các yếu tố sau: kích thước của Elipsoid; định vị khối Elipsoid trong
không gian; điểm gốc, hệ độ cao và hệ tọa độ phẳng.
1.2. Elipsoid
Elipdoid Trái Đất: Elipsoid có khối lượng gần bằng khối lượng Trái Đất, có tâm
trùng với tâm Trái Đất, có mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng của Trái Đất.
Elipsoid mà trên bề mặt của nó được thực hiện các tính toán về trắc địa
thiên văn, địa hình…và có hình dạng gần với bề mặt geoid hơn tại một vùng nào
đó trên Trái Đất gọi là Elipsoid quy chiếu. Mỗi quốc gia sử dụng một Elipsoid
quy chiếu riêng. Các Elipsoid này khác nhau về kích thước và các bán trục.
1.3. Hệ độ cao
Độ cao của một điểm là khoảng cách tính theo phương dây dọi từ điểm đó
đến mặt geoid. Mỗi quốc gia có một hệ độ cao khác nhau.
1.4. Hệ tọa độ phẳng
Phép chiếu bản đồ là sự biểu diễn mặt Elipsoid hay bề mặt cầu của Trái Đất
lên mặt phẳng bằng các quy tắc toán học nhất định.
Lưới chiếu là một phép biến đổi toán học để chuyển các yếu tố hình học
trên Elipsoid về mặt phẳng. Mỗi loại lưới chiếu khác nhau có hệ thống phân
mảnh và đánh số khác nhau.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



11

2. Các hệ quy chiếu sử dụng cho bản đồ Việt Nam trước năm 2000
2.1. Hệ quy chiếu thời Pháp thuộc
Ngay sau khi chiếm Đông Dương, để phục vụ cho mục đích quân sự và

khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã tiến hành công tác đo đạc và thành lập bản
đồ địa hình toàn Đông Dương.
Elipsoid Clark-2 (năm1880) với bán trục lớn a = 6378249, bán trục nhỏ b =
6356515, nghịch đảo độ dẹt 1/α = 293,5.
Định vị Elipsoid bên ngoài lãnh thổ.
Điểm gốc của hệ quy chiếu ở Cột cờ (Hà Nội). Điểm gốc độ cao tại hòn
Dấu (Hải Phòng).
Hệ tọa độ phẳng: Các bản đồ nêu trên đều được thành lập thống nhất theo
phép chiếu Bonne (phép chiếu giả nón đứng đồng diện tích). Lưới kinh tuyến và
vĩ tuyến trên những bản đồ này tính theo đơn vị Grad (360° = 400
G
), lấy vĩ tuyến
gốc 0
G
là xích đạo và kinh tuyến gốc 0
G
là kinh tuyến đi qua Pari. Phương pháp
chia mảnh và ghi số hiệu của các bản đồ không thống nhất.
2.2. Hệ quy chiếu ở Miền Nam Việt Nam trước 1975
Sau năm 1954, Đế quốc Mỹ vào Miền Nam Việt Nam cũng triển khai công
tác bản đồ phục vụ mục đích quân sự với việc thành lập hệ quy chiếu INDIAN 54
cho lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.
Hệ quy chiếu INDIAN 54 do Mỹ thành lập trên lãnh thổ Miền Nam Việt
Nam được tính theo Elipsoid Everest (năm 1830) với bán trục lớn a = 6377276;
bán trục nhỏ b = 6356075; nghịch đảo độ dẹt 1/α = 300,8.
Định vị Elipsoid bên ngoài lãnh thổ.
Điểm gốc tại Ấn Độ và điểm gốc độ cao tại Mũi Nai (Hà Tiên)
Hệ tọa độ phẳng: Phép chiếu UTM được tính toán hoàn toàn theo nguyên
tắc của phép chiếu Gauss-Krunger (sau đây gọi tắt là phép chiếu Gauss), chỉ khác
ở quy định sai số chiều dài của kinh tuyến giữa: ở Gauss k

0
=1, ở UTM
k
0
=0,9996; cũng giống như phép chiếu Gauss tên trục tọa độ kilomet ngược với
trục tọa độ toán học: trục tung là X, trục hoành là Y. Phân mảnh và đánh số:
Giống như bản đồ Gauss của ta, các bản đồ do Mỹ thành lập mới cũng tuân theo
việc Trái Đất chia thành múi 6° và công nhận kinh tuyến Greenwwich làm kinh
tuyến gốc và số thứ tự múi bắt đầu từ múi số 31. Các đai vĩ độ cũng được phân
chia và ghi tên theo đai gồm 4° và ghi số thứ tự bằng chữ cái hoa tiếng anh
(A,B,C…) bắt đầu từ xích đạo lên Bắc Cực và từ xích đạo xuống Nam Cực (về
phía Bác có thêm chữ N, về phía Nam có thêm chữ S).
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



12

2.3. Hệ quy chiếu HN-72
Hệ HN-72, hệ tọa độ được Chính phủ nước VNDCCH quy định áp dụng
thống nhất trong cả nước kể từ năm 1972 để xây dựng hệ thống toạ độ các cấp
hạng, hệ thống bản đồ địa hình cơ bản và các loại bản đồ chuyên đề khác.
Hệ HN-72 có Elipsoid quy chiếu Krasovski :bán trục lớn a = 6378245 m;
bán trục nhỏ b = 6356863 m; nghịch đảo độ dẹt 1/α = 298,3.
Định vị Elipsoid bên ngoài lãnh thổ.
Điểm gốc toạ tại Punkovo (Liên Xô) truyền qua Trung Quốc rồi về Việt
Nam qua đài thiên văn Láng (Hà Nội). Điểm gốc độ cao tại Hòn Dấu (Hải
Phòng). Quan hệ giữa cao độ Mũi Nai HM và cao độ Hòn Dấu (Hải Phòng) HH
được thể hiện qua biểu thức: HH = HM + 0.167 (m).
Hệ thống toạ độ phẳng Gauxơ-Kriuger, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu

hình trụ ngang đồng góc. Hệ thống phân mảnh lấy mảnh 1:1000000 làm cơ sở để
phân mảnh và đánh số hiệu cho các bản đồ tỉ lệ lớn hơn theo nguyên tắc: các tờ tỉ
lệ nhỏ hơn phải chia thành một số nguyên tờ bản đồ có tỉ lệ lớn hơn, số hiệu của tờ
bản đồ tỉ lệ lớn phải mang theo số hiệu của tờ bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn đã chia ra nó.
3. Hệ quy chiếu VN-2000
3.1. Phân tích chung lựa chọn hệ quy chiếu quốc gia
Hệ quy chiếu của một quốc gia có vai trò rất quan trọng trọng việc đáp ứng
các nhu cầu phát triển của đất nước. Trước đây trên đất nước ta tồn tại nhiều hệ
quy chiếu nhưng đều còn rất nhiều hạn chế. Với nhiều nguyên tắc lựa chọn toàn
diện nhà nước ta đã đưa ra quyết định sử dụng hệ quy chiếu VN-2000 thay cho
hệ HN-72 có hiệu lực từ 12/8/2000.
3.2. Hệ quy chiếu VN-2000
Các tham số chính của Elipsoid hệ VN-2000: bán trục lớn a = 6378137 m;
nghịc đảo độ dẹt 1/α = 298,257223563; tốc độ góc quay quanh trục ω =
7292115x10
-11
rad/s; hằng số trọng trường Trái Đất: GM = 3986005.10
8
m
3
s
-2
.
Định vị Ellipsoid quy chiếu quốc gia: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu được
định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có
độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
Điểm gốc tọa độ mặt đất là điểm N00 được đặt trong Viện nghiên cứu địa chính
(đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Điểm gốc cao độ là Hòn Dấu (Hải Phòng).
Hệ tọa độ phẳng: Lưới chiếu sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ
tuyến chuẩn 11° và 21°; lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6° có

hệ số biến dạng chiều dài k0 = 0.9996 để thể hiện bản đồ tỉ lệ; lưới chiếu hình trụ
ngang đồng góc với múi chiếu 3°có hệ số biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 tùy
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



13

vào yêu cầu (tỉ lệ…) của bản đồ. Phép chiếu: Phép chiếu bản đồ UTM
(Universal Transverse Mercator) là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc. Phân
mảnh bản đồ trong phép chiếu UTM tượng tự như Gauss chỉ khác một số đặc
điểm là: Đai 4° chỉ đánh từ A đến U và không ghi N (North) và S (South) vào tờ
bản đồ để phân biệt ở Bắc(Nam) bán cầu. Số hiệu mảnh bản đồ được đặt theo
quy định hiện hành có ghi chữ trong ngoặc số hiệu mảnh theo kí hiệu UTM đang
dùng ở Việt Nam cho bản đồ địa hình từ 1:1000000 đến 1:50000. Chia mảnh
đánh số dựa trên cơ sở mảnh bản đồ quốc tế 1:1000000. Mảnh bản đồ 1:100000
chia theo hàng và cột có gốc tọa độ tại 75°Đ và 4°N.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, các hệ quy chiếu của nước ta rất phức tạp. Thời Pháp thuộc:
Ellipsoid Clark, điểm gốc tại Hà nội, phép chiếu Bonne và hệ thông điểm toạ độ
phủ trùm Đông Dương. Miền Nam Việt Nam từ 1954-1975: hệ Indian 54 với
Ellipsoid Everest, điểm gốc tại Ấn Độ, phép chiếu UTM và hệ thông điểm toạ độ
phủ trùm Nam Việt Nam, hệ độ cao Mũi Nai, Hà Tiên. Miền Bắc từ 1959 bắt đầu
xây dựng hệ thống lưới Trắc địa và hệ quy chiếu và kết thúc năm 1972 ra đời hệ
HN-72 với Ellipsoid Krasovski, điểm gốc tại Punkovo truyền về Việt Nam tại
đài thiên văn Láng Hà Nội phép chiếu Gauss- Kruger, hệ độ cao Hòn Dấu. Từ
2000 đến nay: Xây dựng hệ VN-2000 vớI Ellipsoid WGS-84 phù hợp với lãnh
thổ Việt Nam. Đây là bước ngoặt lớn cho sự phát triển của ngành bản đồ nói
riêng và đất nước nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh, 2009. Bản đồ học. NXB Đại học Sư phạm.
[2]. Trần Bạch Giang, 2003. Giới thiệu hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt
Nam. Cục đo đạc và bản đồ.
[3]. Lê Huỳnh, 2000. Bản đồ học. NXB Giáo Dục.
[4]. Lê Huỳnh, 2008. Bản đồ học đại cương. NXB Đại học Sư phạm.
[5]. K.A. Xalisep, 2005. Bản đồ học. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



14

CHUYÊN NGÀNH: ðỊA LÍ TỰ NHIÊN

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BAUXITE
ĐẾN TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN TÂY NGUYÊN
Sinh viên thực hiện: Đàm Phương Anh, K60TN
Hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Quyết Chiến
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Nguyên là một khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên, có nhiều
dân tộc sinh sống, nhạy cảm về môi trường, kinh tế - xã hội và an ninh quốc
phòng. Hoạt động khai thác bauxite có thể tác động xấu tới môi trường và đời
sống của người dân. Vì vậy, đây đang là mối quan tâm hàng đầu của cả nước.
NỘI DUNG
1. Khái quát các điều kiện tự nhiên Tây Nguyên
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng, có diện tích khoảng 54,7 nghìn km
2
. Đây là vùng duy nhất của nước
ta không giáp biển. Khối các cao nguyên xếp tầng đồ sộ này nằm sát Duyên hải

Nam Trung Bộ, giáp với hạ Lào, đông bắc Campuchia và Đông Nam Bộ. Tây
Nguyên là một vùng rất phong phú và đa dạng về các đặc điểm địa lý tự nhiên,
địa hình, khí hậu, đất đai, sông suối, rừng núi và tài nguyên khoáng sản.
Sông suối ở đây đều là thượng nguồn của những sông lớn như Đồng Nai, Srê
Pôk, Nguồn nước ngầm có vị trí quan trọng trong cân bằng nước ở Tây Nguyên.
Đất đai màu mỡ (chủ yếu là đất bazan: tầng phong hóa dày, giàu chất dinh
dưỡng, phân bố tập trung) cùng với sự phân hóa đa dạng của khí hậu đã đem lại
cho Tây Nguyên nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là tài nguyên rừng.
Đây là vùng giàu tiềm năng bauxite nhất nước ta. Tiềm năng này đã và
đang được Đảng và Nhà nước quan tâm khai thác để phục vụ cho phát triển kinh
tế của đất nước.
2. Hiện trạng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định QĐ 167/2007/QĐ-
TTg phê duyệt “Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng
quặng bauxite giai đoạn 2007-2015” tại Tây Nguyên do Tập đoàn than - khoáng
sản Việt Nam đệ trình. Năm 2008 đã có 2 Dự án khai thác bauxite và sản xuất
alumina tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm (600.000 tấn alumina/dự án) triển khai
tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).
Do được xây dựng trước khi “Đề án bảo vệ Môi trường hệ thống sông
Đồng Nai” được phê duyệt và bỏ qua việc thực hiện báo cáo “Đánh giá môi
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



15

trường chiến lược”, nhiều vấn đề môi trường của quy hoạch phân vùng, thăm dò,
khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 còn chưa được
tính toán kỹ trong bối cảnh phát triển bền vững lưu vực hệ thống sông quan trọng
này và Tây Nguyên. Đó chính là nguyên nhân gây ra những phản ứng trong xã

hội về các vấn đề môi trường liên quan đến quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai
thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.
3. Tác động của hoạt động khai thác bauxite đến tài nguyên môi trường
nhiên Tây Nguyên
3.1. Phá vỡ tính ổn định của địa hình cao nguyên, khởi phát xói mòn đất dữ
dội trên diện rộng, hoàn thổ nhưng không thể tái khôi phục đất trồng trọt
3.1.1. Vấn đề xói mòn đất và giảm năng suất cây trồng
Ở Đăk Nông, những nơi tán rừng trên đỉnh bị khai hoang, hoạt động xói
mòn tăng tốc, do lớp đất màu mỏng bị rửa trôi hết, rừng không thể tái sinh được,
xuất hiện tập đoàn cây bụi đơn giản về thành phần loài. Nếu đám cây bụi tiếp tục
được khai hoang thì diễn thế thực vật tiếp theo chỉ còn là trảng cỏ, cuối cùng, nếu
trảng cỏ bị đốt phá, không cây gì có thể mọc, xói mòn tăng tốc và bauxite xuất
hiện ngay trên mặt địa hình.
Theo đánh giá, ở Đăk Nông, chỉ cần 10 năm, tại một số vùng, tầng phủ bở rời
trên quặng bauxite dày 1m bị xói mòn hết. Tốc độ xói mòn mất đất 10cm/năm là tốc
độ cực nhanh so với những vùng khác. Hoạt động khai thác rừng trong thời gian
qua đã làm nhiều nơi không còn tầng phủ bở rời có thực vật thân gỗ bên trên lớp
quặng bauxite. Vỏ phong hoá bauxite vốn giàu Fe và Al là những nguyên tố độc
hại với đa số các loài cây trồng. Al và Fe bị rửa trôi xuống vùng sườn, làm giảm
năng suất cây trồng.
Hiện nay năng suất cà phê của Đăk Nông chỉ khoảng 1,5-2 tấn/ha trong
khi ở Đăk Lăk là 5 tấn/ha. Nhiều nơi ở Đăk Nông, điều, cà phê hoàn toàn không
cho thu hoạch. So với diện tích chứa bauxite trên đỉnh đồi, diện tích nông nghiệp
trên phần sườn đồi bị ảnh hưởng do xói mòn rộng gấp 3-4 lần diện tích phần có
chứa bauxite trên đỉnh đồi.
Vùng bauxite Lâm Đồng cũng nằm trên các đỉnh cao của địa hình. Mặc dù
tỷ lệ diện tích sườn canh tác so với diện tích chứa bauxite có nhỏ hơn Đăk Nông,
chỉ cỡ 2lần, nhưng đây lại là diện tích cho năng suất cây trồng cao.
Hoạt động xói mòn rửa trôi đất liên quan đến khai trường bauxite là rất
khó kiểm soát, dù rằng mỗi năm mỗi dự án chỉ khai thác chừng 100 ha, nhưng

thời gian khai thác liên tục tới 20-30 năm. Kinh nghiệm của mỏ bauxite Bảo Lộc
(Công ty Hoá chất cơ bản miền Nam) cho thấy rõ thảm hoạ này: hoạt động liên
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



16

tục suốt 32 năm qua, mỏ bauxite Bảo Lộc đã tiến hành khai thác quặng bauxite ở
Bảo Lộc phục vụ cho việc sản xuất phèn chua dùng để lọc nước tại TP Hồ Chí
Minh. Hằng năm mỏ sản xuất 120.000 tấn quặng tinh (khoảng 1/11 công suất của
dự án Tân Rai hoặc Nhân Cơ giai đoạn I), đòi hỏi khối lượng quặng nguyên khai
hằng năm là 260.000 tấn. Toàn bộ hạ lưu của mỏ bauxite Bảo Lộc là suối
Đamrông, thuộc khu Minh Rồng (thượng nguồn sông La Ngà, một phụ lưu của
sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Định Quán) đã biến thành “dòng suối chết” do
bồi tích sinh ra từ hoạt động xói mòn rửa trôi tại khai trường của mỏ này. Không
loại trừ khả năng sau khi đưa vào hoạt động của các dự án Nhân Cơ và Tân Rai,
nhiều hồ của các công trình thuỷ điện trong các hệ thống sông Đồng Nai và
Srepok cũng bị bồi nông và đục ngầu.
3.1.2 Vấn đề hoàn thổ và sự xâm nhập của tập đoàn cây Mai dương (Mimosa Pigra)
Mai dương là loài thực vật ngoại lai xâm nhập nguy hiểm có nguồn gốc từ
Trung Mỹ. Chúng không kén đất, phát tán nhanh và chưa ở đâu tiêu diệt được
loài cây “xâm lược” này. Chúng ưa vùng đất bán ngập nhưng có thể sống tốt trên
đất dốc, sinh sản bằng hạt và bằng cách phân nhánh rất khỏe. Mỗi mét vuông cây
Mai dương có đến 200 hạt. Hạt Mai dương “ngủ” trong đất không thuận lợi có
thể đến 25 năm vẫn có khả năng nảy mầm. Nhựa Mai dương rất độc vì chứa chất
mimosine nên không con vật nào dám ăn. Nơi nào Mai dương mọc thì không cây
nào có thể mọc được (trừ vài loài cỏ lá nhọn rất dễ cháy vào mùa khô), gây hại
cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và động thực vật hoang dã.
Vấn đề hoàn thổ sau khai thác bauxite vì thế trở nên nan giải hơn khi vô

tình tạo điều kiện cho cây Mai dương xâm lấn vào vùng đất trước đây là chè và
dâu tằm nổi tiếng ở Bảo Lộc. Và nếu tích cực đầu tư cải tạo đất thì cũng vài chục
năm sau mới hy vọng trồng lại được. Vùng đất sau hoàn thổ bị nhiễm độc Fe và
Al sẽ là vùng đất chết, tuy có thể phục hồi nhưng sẽ rất tốn kém và mất nhiều
thời gian. Như vậy chủ trương “khai thác bauxite chỉ là mượn đất sản xuất của
dân, khai thác xong sẽ hoàn thổ trả lại cho dân canh tác” là không có cơ sở.
3.2. Tài nguyên nước trong lưu vực sông Đồng Nai
Có ý kiến lo ngại rằng việc lấy nước sử dụng cho dự án bauxit Tây
Nguyên sẽ làm cho nước sông Đồng Nai bị cạn kiệt. Cho đến 2005, tình hình
khan hiếm nước trên lưu vực sông Đồng Nai đã đến mức báo động khẩn cấp.
Năm 2005 bình quân đầu người 2486 m
3
/năm dưới ngưỡng 4000 m
3
/người là
mức thiếu nước theo tiêu chuẩn Hiệp hội tài nguyên nước quốc tế. Theo dự báo
của Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2010 chỉ còn
ở mức 2098 m
3
/người/năm (84% so với 2005); năm 2020: 1770 m
3
/người/năm
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



17

(71,2% so với 2005); năm 2040: 1475 m
3

/người/năm (59,3% so với 2005) là mức
khan hiếm nước.
Cả hai khâu tuyển bauxite và alumina trên Tây Nguyên đều đòi hỏi rất
nhiều nước. Dự án Nhân Cơ có tổng mức tiêu dùng nước 14,832 triệu m
3
/năm,
trong đó để tuyển quặng cần 12 triệu m
3
/năm, để sản xuất alumina cần 2,4 triệu
m
3
/năm. Dự án Tân Rai có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầu của
dự án khoảng 18 triệu m
3
/năm. Việc phá huỷ cấu trúc địa hình trên đỉnh cao
nguyên sẽ tăng khả năng sinh lũ trong lưu vực sông Đồng Nai cũng như làm
giảm khả năng tích nước tại vùng đỉnh cao nguyên, làm tăng nguy cơ thiếu nước
trong khu vực.
3.3. Vấn đề bùn đỏ trên cao nguyên
Theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn alumina, phải khai thác ít
nhất 2 tấn quặng bauxite và thải ra đến 1,5 tấn bùn đỏ. Theo báo cáo đánh giá tác
động môi trường dự án Bauxit Nhân Cơ, nước thải và bùn thải có khối lượng tới
11 triệu m
3
/năm. Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến
bauxite thành alumina, gồm các thành phần không thể hoà tan như hematit,
natrisilico-aluminate, canxi-titanat, mono-hydrate nhôm, tri-hydrate nhôm và đặc
biệt là chứa xút - một hoá chất độc hại dùng để chế biến alumina từ bauxite, v.v.
Đáy hồ theo thiết kế sẽ được lót một lớp đất sét và một lớp vải địa kỹ
thuật, hồ được chia thành một số khoang và có xây dựng hệ thống hào ngăn nước

mưa chảy vào hồ. Phần bùn khô lắng dần sẽ được phủ một lớp vải địa kỹ thuật
chống thấm, rồi phủ một lớp đất dày 1m. Có thể hy vọng rằng hồ sẽ được bảo vệ
và tu bổ tốt, đảm bảo an toàn trong suốt giai đoạn sản xuất. Các hồ bùn đỏ vì
được “chôn” vĩnh viễn trên cao nguyên nên sau khi dự án kết thúc, chúng vẫn tồn
tại. Nguy cơ hồ chứa bùn đỏ bị xói lở sau khi dự án kết thúc là không thể lường
trước được vì khi đó chủ dự án đã hết trách nhiệm, lại trong bối cảnh một vùng
có nguy cơ xói lở rất cao.
Đặc trưng của bùn đỏ là có kích thước rất nhỏ, mịn. Do đó, bùn thải khi
khô dễ phát tán bụi vào không khí gây ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với bụi
này gây ra các bệnh về da, mắt. Nước thải từ bùn tiếp xúc với da gây tác hại như
ăn da, gây mất độ nhờn làm da không ráp, sần sùi, chai cứng, nứt nẻ, đau rát, có
thể sưng tấy, loét mủ ở vết rách xước trên da Đặc biệt, khả năng gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm và nước mặt rất cao khi lưu giữ bùn với khối lượng lớn trong
thời gian dài. Lượng bùn này phát tán mùi hôi, hơi hoá chất làm ô nhiễm, ăn mòn
các loại vật liệu.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



18

Tháng 10/2010, nhân loại đã chứng kiến thảm họa sinh thái do bùn đỏ gây ra
ở Hung-ga-ry. Đê bao bể chứa bùn đỏ của 1 nhà máy sản xuất nhôm từ nguyên liệu
bauxite bị vỡ làm hơn 1 triệu kilomet khối bùn đỏ tràn ra ngoài. 9 người đã thiệt
mạng, 150 người bị thương và hàng vạn người phải đi sơ tán trong thảm họa này.
KẾT LUẬN
Bauxite là loại khoáng sản cần khai thác bền vững để phục vụ quốc kế dân
sinh. Để khai thác bền vững thì cần tính đến các lĩnh vực liên quan là bảo vệ môi
trường và công bằng xã hội. Riêng lĩnh vực môi trường liên quan đến khai thác
bauxite Tây Nguyên cũng đã là một bài toán khó, là một thách thức lớn.

Các tỉnh có dự án khai thác bauxite và chế biến alumina cần nâng cấp hệ
thông quản lý môi trường địa phương (nhân lực, trang bị, thông tin, mạng lưới quan
trắc, tần suất quan trắc, hoạt động thanh kiểm tra, ) để có thể tiến hành tốt hoạt
động quản lý môi trường song hành với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá liên
quan đến “Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng
bauxite giai đoạn 2007-2015”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Chiển. Tây Nguyên - các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên. NXB Khoa học - Kĩ thuật, 1985.
[2]. Nguyễn Địch Dỹ. Khai khoáng và các vấn đề môi trường nảy sinh. Tài liệu
Cục Bảo vệ môi trường, 2004 .
[3]. Trần Văn Trị và nnk. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, 2004.
[4]. Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên, tháng 9/2009.
[5]. Viện tư vấn phát triển. Khai thác bauxit và phát triển bền vững Tây Nguyên.
NXB Tri thức, 2010.


Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



19

TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH ĐỘNG ĐẤT
TRÊN THẾ GIỚI TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2011
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Nhật Anh, K59A
Hướng dẫn khoa học: TS Lương Hồng Hược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loại thiên tai thì động đất được coi là thiên tai xảy ra nhanh,

mạnh, bất ngờ và gây nhiều tai họa khủng khiếp nhất cho con người. Theo các kết
quả thống kê của các nhà địa chấn, hằng năm trên toàn địa cầu xảy ra hơn 1 triệu
trận động đất với các độ mạnh khác nhau, trong số đó có khoảng 100 ngàn động
đất con người cảm nhận được, 100 trận động đất gây tác hại và chỉ 1 trận động đất
gây thảm họa lớn, nghĩa là cứ nửa phút xảy ra một động đất. Nhằm tìm hiểu về cơ
chế động đất cũng như tình hình động đất trên thế giới thời gian gần đây một cách
rõ ràng, cụ thể hơn tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về động đất và
tình hình động đất trên thế giới từ năm 2004 đến 2011”.
NỘI DUNG
1. Những khái niệm cơ bản và sự hình thành động đất
1.1. Khái niệm về động đất
Động đất là sự rung động của Trái Đất, gây nên bới chùm tia sóng địa
chấn lan tỏa từ một vùng nguồn nào đó do quá trình giải tỏa nhanh năng lượng
đàn hồi. Nói cách khác, động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi
được tích lũy tại một vị trí nào đó bên trong Trái Đất, gây nên sóng địa chấn và
tác động lên bề mặt đất.
1.2. Sóng địa chấn
Là sóng đàn hồi lan tỏa từ việc giải phóng năng lượng đột ngột trong
lòng đất do sự phát sinh động đất, các vụ nổ hay các nguồn năng lượng khác.
Năng lượng được truyền trong lòng đất, lan tỏa ra mọi hướng từ nguồn phát
sinh (vùng nguồn). Sóng địa chấn gây rung động nền đât và là nguyên nhân
chính gây phá hủy nhà cửa và công trình xây dựng. Có hai dạng sóng địa chấn:
sóng xuyên thấu (body wave) và sóng bề mặt (surface wave).
1.3. Phân loại động đất
Căn cứ độ sâu phân bố của các chấn tiêu động đất chia ra 3 loại: động đất
trên mặt (động đất nông); động đất trung gian và động đất sâu. Về nguồn gốc
phát sinh cũng có thể chia thành 3 loại: động đất do hoạt động kiến tạo; động đất
do núi lửa; động đất do trượt đất, sụt trần hang động, va chạm của các thiên thạch
lớn với bề mặt đất. Trong đó, động đất kiến tạo chiếm 90% số lượng động đất.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012




20

1.4. Các đại lượng đặc trưng cho động đất
- Cấp độ mạnh của động đất M
M là thông số đo đạc đặc trưng cho cấp độ mạnh của động đất. Đây là đại
lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận động đất phát ra và truyền ra không
gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi, được tính bằng độ Richter. Người ta
xây dựng tháng đo của M gồm 10 mức để đánh giá độ mạnh của động đất.
- Cường độ chấn động ở chấn tâm I
Cường độ chấn động ở chấn tâm là hệ đo lường phản ánh sự rung động và
mức độ phá hủy các kiến trúc trên bề mặt do động đất gây ra và chủ yếu được
xác định trên cơ sở đánh giá thực tế mức độ phá hủy của một trận động đất sau
khi đã xảy ra ở một địa điểm nào đó. Nếu một trận động đất có M lớn song nằm
ở rất sâu thì có khi lại gây nên sự phá hủy trên bề mặt yếu hơn một trận động đất
có M nhỏ hơn song lại nằm nông trên bề mặt. Trên thế giới có nhiều thang đo I:
MM, MSK-64,EMS, JMA,…
- Độ sâu chấn tiêu động đất H
Chấn tiêu là một vùng có năng lượng được tích lũy đến mức tới hạn sẽ
giải phóng khi động đất. Khoảng cách từ chấn tiêu tới chấn tâm chính là độ sâu
chấn tiêu. Dựa vào độ sâu chấn tiêu, người ta phân ra: Động đất nông (có độ sâu
nhỏ hơn 60 – 70 km, loại động đất này gây nên sự phá hủy trên bề mặt lớn và rất
nguy hiểm), động đất trung gian (có độ sâu từ 70 – 300 km) và động đất sâu (có
độ sâu lớn hơn 300 km, loại này thường gây sự phá hủy trên bề mặt yếu hơn)
1.5. Sự hình thành động đất
1.5.1. Cơ chế phát sinh động đất
Trước khi xuất hiện động đất, trong lòng đất diễn ra quá trình tích lũy biến
dạng. Sự dịch chuyển của các khối đá cứng ở hai phía của đứt gãy đã lan truyền

năng lượng từ trong vỏ Trái Đất vào các đới tích lũy. Mô hình đơn giản nhất là mô
hình đới đứt gãy theo phương có mặt trượt thẳng đứng. Các cánh đứt gãy từ độ sâu
15 km trở lên vẫn gắn kết chặt chẽ với nhau. Phần sâu hơn 15 km của các cánh có
thể trượt êm tương đối so với nhau, dồn ép phần phía trên cũng phải vận động theo
cùng một hướng làm cho phần này xuất hiện một đới căng (đới tích lũy).Từ sự xuất
hiện đới căng đến xuất hiện động đất, quá trình biến dạng ở phần bề mặt vỏ Trái Đất
phải tiến triển qua một chu kì động đất gồm 4 giai đoạn.
1.5.2. Nguyên nhân động đất
Tìm hiểu nguyên nhân động đất là tìm hiểu sự dịch chuyển của các mảng
thạch quyển, tại các đới hút chìm, các đới xô húc, các đới tách giãn giữa các
mảng cũng như động lực của sự chuyển dịch đó. Trong bình đồ kiến tạo hiện nay
thạch quyển được chia làm 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Các mảng lớn là:
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



21

mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu - Á, mảng Châu Phi, mảng Ấn - Úc,
mảng Châu Nam Cực và mảng Thái Bình Dương. Các mảng nhỏ là Ả Rập, Ô khốt -
Philippin, Cocos, Naska, Caribe, Xômali,… Ranh giới giữa các mảng là các đới tách
dãn ở lục địa, tách dãn ở đại dương, đới hút chìm, đới va mảng và các đứt gãy
chuyển dạng, là những đới đứt gãy lớn, tiềm ẩn nguy cơ động đất lớn nhất hành tinh,
tạo nên các đai động đất có độ sâu chấn tiêu từ rất nông đến rất sâu.
2. Hậu quả của động đất
2.1. Động đất làm thay đổi môi trường địa chất
Khi xảy ra động đất, các lớp đất đá trên bị phá vỡ và dịch chuyển đã tiêu
hao một phần năng lượng, phần còn lại gây ra dao động ở toàn bộ môi trường xung
quanh dưới dạng năng lượng địa chấn. Ngoài các chấn động thẳng đứng còn có các
vận động xoay tròn và vận động xoắn vỏ đỗ gây đổ vỡ nhà cửa, các công trình xây

dựng, đặc biệt nghiêm trọng là gây nứt, toác đất. Nhiều trận động đất còn tạo ra các
chùm khe nứt hay các đứt gãy có tác động rất lớn tới môi trường.
2.2. Động đất gây thiệt hại nặng nề về người và của
Khi động đất xảy ra, môi trường địa chất xung quanh thay đổi, dẫn tới một
hệ quả tất yếu là những vật thể tồn tại trên môi trường ấy cũng bị tác động. Tính
mạng hàng chục vạn người bị cướp đi trong phút chốc, cơ sở hạ tầng – cơ sở vật
chất đã xây dựng hàng ngàn năm cũng bị tàn phá nặng nề. Theo thống kê của
viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ, trong số 30 thiên tai gây thiệt hại nặng nề từ
1900 – 1991 có 17 thiên tai là động đất. Tỉ lệ người chết vì động đất chiếm
33,5% số người chết vì thiên tai (thống kê giai đoạn 1967 – 1987).
2.3. Động đất có thể gây ra hiểm họa sóng thần
Sóng thần là một chuỗi sóng lớn có bước sóng dài được sinh ra do các
biến động địa chất mạnh mẽ dưới đáy biển hoặc đại dương, tại nơi gần bờ hoặc
ngoài khơi. Sóng thần có nguồn gốc sinh ra do hậu quả của hoạt động động đất
và phi địa chấn như hoạt động núi lửa, sạt lở ngầm và va chạm thiên thạch. Hầu
hết các đợt sóng thần có sức tàn phá lớn đều được hình thành từ các trận động đất
mạnh với chấn tâm động đất nông. Thông thường thì các trận động đât này phát
sinh tại các đới hút chìm, ranh giới giữa các mảng thạch quyển. Sóng thần với
những đợt sóng cao, lấn rất sâu và rất nhanh vào đất liền, rồi lại rút đi cũng rất
đột ngột đã cuốn đi rất nhiều giá trị của nhân loại về phía đại dương.
2.4. Góp phần tìm hiểu cấu trúc bên trong của Trái Đất qua việc thu thập tài
liệu về các sóng địa chấn
Ngoài những thiệt hại gây ra cho cuộc sống con người, động đất còn góp
phần giúp con người tìm hiểu cấu trúc bên trong của Trái Đất. Qua việc thu thập
tài liệu về các sóng địa chấn, con người có cơ hội tìm hiểu và biết ngày càng rõ
hơn về cấu trúc bên trong của Trái Đất.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012




22

3. Tình hình động đất trên thế giới trong thập niên gần đây
3.1. Sự phân bố động đất trên thế giới
Có 3 vành đai động đất chính:
- Vành đai động đất Thái Bình Dương bao quanh gần như toàn bộ Thái
Bình Dương là vành đai động đất mạnh nhất, chiếm gần 80% các trận động đất
trên thế giới.
- Vành đai động đất Địa Trung Hải – Xuyên Á, kéo dài từ Bắc Phi, ngang
qua vùng Hymalaya và nối với vành đai Thái Bình Dương tại vùng quần đảo
Indonesia, chiếm 15 - 20% năng lượng động đất.
- Vành đai động đất ngầm dưới sống núi đại dương từ phía Bắc sông Lêna
qua đảo Iammeiem và Băng Đảo, song song với bờ biển Châu Âu, Châu Phi và
Châu Mĩ, chiếm 3 – 7 % năng lượng trung bình năm.
3.2. Một số trận động đất lớn trên thế giới từ năm 2004 – 2011
3.2.1. Động đất Sumatra gây sóng thần ở Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004
Trận động đất Sumatra có cường độ: 9,0 độ Richter, diễn ra vào lúc
00:58:53 (giờ quốc tế), tức 07:58:53 giờ địa phương ngày 26/12/ 2004. Tọa độ
chấn tâm: 3.306
0
B – 95.947
0
Đ. Độ sâu chấn tâm: 30 km. Khoảng cách tương đối:
tiêu chấn nằm cách thành phố Banda Aceh, Sumatra (Indonesia) 250 km về phía
đông nam; cách thủ đô Băng Côc (Thái Lan) 1260 km về phía Tây Nam và cách
thủ đô Jacacta của Indonesia 1605 km về phía Tây Bắc.
Ngoài việc cướp đi sinh mạng của hàng ngàn con người, phá huỷ nhà cửa,
đường sá, chôn lấp những khu dân cư dưới các đống đổ nát, gây ra sóng thần,
trận động đất Sumatra còn giải phóng một lượng đủ lớn cộng với sự dịch chuyển
của một khối lượng khổng lồ vật chất về phía tâm của Trái Đất khiến hành tinh

của chúng ta quay nhanh hơn và trục quay bị chao đảo. Trái Đất quay nhanh hơn
3 micro giây và trục nghiêng cách vị trí cũ 2,5 cm. Do trục Trái Đất vẫn thường
dao động trong biên độ 10 m nên độ nghiêng này được coi là không đáng kể và
không ảnh hưởng đến sự sống trên bề mặt Trái Đất.
Trận động đất này có nguồn gốc từ đứt gãy chờm nghịch tại vùng biên của
hai mảng Ấn Độ và tiểu mảng Myanma.
3.2.2. Động đất Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày 12/5/2008
Trận động đất này có cường độ: 7,8 – 7,9 độ Richter. Diễn ra vào lúc
06:28:02 (giờ quốc tế), tức 14:28:02 giờ địa phương ngày 12/5 2008. Tọa độ chấn
tâm: 31.084
0
B – 103.267
0
Đ. Độ sâu chấn tâm: 10 km. Khu vực: huyện Vấn Xuyên,
tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Khoảng cách tương đối: cách thủ phủ Tứ Xuyên,
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



23

khoảng 90 km về phía Tây - Tây Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 1500 km về phía Đông
Bắc, thành phố Thượng Hải 1700 km về phía Đông
Theo ước tính của chính quyền Trung Quốc, trận động đất ngày 12/5/2008 đã
giết chết gần 70.000 người, trong đó trẻ em ở độ tuổi đến trường chiếm tỷ lệ lớn, chưa
kể việc tàn phá nghiêm trọng nhà cửa và tài sản nhân dân. Việc xây dựng nhiều nhà
máy thủy điện trên sông Mân Giang (Minjiang) thượng lưu sông Trường Giang đã
phá hoại kết cấu địa chất, là nguyên nhân chính dẫn đến trận động đất này.
3.2.3. Động đất Nhật Bản ngày 11/3/2011
Trận động đất có cường độ: 8,9 độ Richter, diễn ra vào lúc 05:46:23 (giờ quốc

tế), tức là 14:46:23 giờ địa phương, ngày 11/3/2011. Tọa độ chấn tâm: 38
0
19’19” B –
142
0
22’08” Đ. Độ sâu chấn tâm: 32 km. Khu vực: Ngoài khơi phía Tây Thái Bình
Dương, cách phía Đông của thành phố Sendai, Honshu, Nhật Bản 130 km.
Báo cáo của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGC) cho biết trận động
đất này đã khiến đảo Honshu, hòn đảo chính của Nhật Bản, đã dịch chuyển 5 m
về phía đông, làm Nhật Bản gần thêm với Hoa Kỳ. Trận động đất và sóng thần
đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm những hư hỏng
nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ tại nhiều khu vực, kèm
theo một con đập bị vỡ.
KẾT LUẬN
Động đất là một hiện tượng tự nhiên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
cho nhân loại. Qua những nghiên cứu của bản thân, tác giả mong muốn đóng góp
phần nhỏ vào việc nâng cao hiểu biết của bản thân và cộng đồng về động đất – cơ
chế hình thành, nguyên nhân, hậu quả cũng như diễn biến tình hình động đất hiện
nay trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Danh, 1999. Tìm hiểu thiên tai trên Trái Đất. NXB Giáo dục.
[2]. Lưu Thị Thuận Hải, 2005. Tìm hiểu cơ chế động đất, tình hình động đất trên
thế giới hiện nay và hậu quả của nó. Khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Địa lí,
trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
[3]. Huỳnh Thị Minh Hằng và nnk, 2001. Địa chất cơ sở. NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Cao Đình Triều, 2008. Động Đất. NXB Giáo Dục.
[5]. Cao Đình Triều, 2002. Những rung chuyển kì lạ của Trái Đất. NXB Giáo dục.




Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



24

KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY VẢI THIỀU
Ở HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vân Anh, K59A
Hướng dẫn khoa học: ThS Đặng Thị Huệ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh Hà là một huyện nằm ở phía đông của tỉnh Hải Dương - là một tỉnh
đồng bằng nằm trong khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ (thuộc đồng bằng
châu thổ sông Hồng.
Khi nghiên cứu về điều kiện tự nhiên nói chung và điều kiện tự nhiên
huyện Thanh Hà nói riêng ta thấy rằng: điều kiện tự nhiên là nhân tố không thể
thiếu đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của giới sinh vật. Khi chúng ta
nghiên cứu về điều kiện tự nhiên chính là cơ sở để nghiên cứu sự thích nghi của sinh
vật, cây trồng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Vải là một loại cây ăn quả chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên
và đặc biệt là trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Vải ở Thanh Hà là giống vải thiều có
chất lượng tốt nhất, mã đẹp và được trồng từ rất lâu rồi. Việc nghiên cứu về tự
nhiên huyện Thanh Hà có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt địa lý và
về mặt kinh tế xã hội. Nghiên cứu về tự nhiên và đánh giá sự thích nghi của cây
vải đối với các điều kiện tự nhiên là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo ra sản
phẩm vải có sản lượng cao và chất lượng tốt, góp phần nâng cao giá trị sản xuất
của cây vải nói riêng và cây ăn quả nói chung trên một diện tích đất nông nghiệp.
Đề tài: “Khả năng thích nghi của cây vải thiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dương” hi vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu tự nhiên

huyện Thanh Hà và sự thích nghi của cây vải thiều với điều kiện tự nhiên ở đây.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu khả năng trồng vải huyện Thanh Hà
1.1. Cơ sở lý luận
Mỗi sinh vật đề chịu ảnh hưởng của môi trường. Môi trường này bao gồm
những yếu tố môi trường vô sinh và những yếu tố môi trường hữu sinh. Sinh vật
chịu tác động mạnh mẽ của các nhân tố sinh thái theo các quy luật của tự nhiên.
Đánh giá thích nghi cây trồng là xem xét khả năng thích ứng của cây trồng
trên một khu vực cụ thể trong tự nhiên. Để đánh giá thích nghi cây trồng bao
gồm hai phương pháp là đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Cây vải cũng như tất các loại cây ăn quả khác, đều chịu tác động đồng
thời của các yếu tố tự nhiên và yếu tố về kinh tế - xã hội. Các yếu tố đó cũng có
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012



25

thể là thúc đẩy hoặc cũng có thể là hạn chế việc sinh trưởng, phát triển hay khả
năng mở rộng diện tích của cây vải thiều trên địa bàn huyện Thanh Hà.
Năm 2010, dân số của huyện Thanh Hà là 152.492 người và người dân
nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp với hai loại cây trồng chủ yếu là
cây lúa và cây vải. Vì vậy, họ có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng vải thiều.
Tuy nhiên chất lượng lao động còn chưa cao và dân số đông gây nhiều sức ép đối
với các vấn đề kinh tế, xã hội.
Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng nông thôn của huyện Thanh Hà đang trên
đà phát triển và được hoàn thiện dần dần. Hệ thống giao thông vận tải phát triển
mạnh với hệ thống mạng lưới giao thông và loại hình giao thông. Hệ thống điện
đã phân phối đến tận các hộ gia đình để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. hệ

thống thủy lợi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng đang được
nâng cấp và hoàn thiện.
Những năm gần đây, huyện Thanh Hà đã có những chính sách phát triển
kinh tế thông thoáng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống của
người dân địa phương. Một trong những chính sách mà ta có thể kể tới đó chính
là UBND huyện đã chính thức giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thực hiện một số dự án phát triển nông nghiệp, và lấy mục tiêu phát triển
một nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, chất
lượng của sản phẩm cũng phải được đảm bảo, thực hiện theo chủ chương công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Không chỉ vậy, việc xây dựng thương hiệu cho vải thiều Thanh Hà cũng
đang được các cấp lãnh đạo và người dân địa phương hết sức quan tâm. Năm
2007, vải thiều Thanh Hà được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng kí
Chỉ dẫn địa lý Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều.
Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Từ trước năm 1990, cây vải thiều bắt đầu
được trồng trên địa bàn huyện Thanh Hà và chủ yếu là được lấy giống từ cây vải
tổ. Sau năm 1990, hầu hết các hộ nông dân trong địa bàn huyện đã chuyển đổi cơ
cấu cây trông từ việc trồng cây ngắn ngày sang trồng cây lâu năm, đặc biệt là
trồng cây vải thiều. Chính vì lí do đó mà diện tích và sản lượng của cây vải thiều
trên địa bàn huyện có sự biến động nhất định. Năm 1990, diện tích trồng vải là
1.000 ha, đến năm 2011 là 4.590 ha.
2. Đặc điểm sinh thái của cây vải và sự thích nghi trồng vải ở huyện Thanh Hà
2.1. Đặc điểm sinh thái
Ở nước ta, cây vải được trồng từ 18 - 19
0
vĩ độ Bắc trở ra, phổ biến nhất là
từ vĩ tuyến 20
0
. Những nơi trồng nhiều như tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang…

×