Bài viết gửi hội thảo
Phương pháp dạy và ôn tập giai đoạn 1930- 1945 cho
học sinh giỏi quốc gia
Người thực hiện: Gv Trương Thị
Quyên
Trường THPT Chuyên Biên Hoà
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Giai đoạn từ 1930- 1945 là một trong những nội dung quan
trọng nhất của chương trình lịch sử lớp 12, là phần giới hạn không
thể thiếu của nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT, thi đại học và thi
học sinh giỏi quốc gia. Vì vậy, vấn đề phương pháp dạy và ôn tập
cho học sinh giai đoạn lịch sử này cần được hết sức chú trọng đặc
biệt là kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) đã tác động
sâu sắc đến tình hình kinh tế Việt Nam, làm cho kinh tế Việt Nam
ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Tình trạng đói nghèo
của người Việt ngày càng trầm trọng. Từ đó, mâu thuẫn giữa các
tầng lớp nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp ngày càng thêm
gay gắt. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã
nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đã tạo
nên một phong trào cách mạng rộng lớn, chưa từng có kể từ khi
đế quốc Pháp xâm lược nước ta, đó là phong trào cách mạng
1930- 1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, làm
cho đế quốc Pháp và bọn tay sai vô cùng run sợ. Mặc dù bị đàn
áp, khủng bố vô cùng dã man, nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam
vẫn giữ được mối liên hệ với quần chúng, tiếp tục khôi phục, củng
cố và gây dựng phong trào trong thời kỳ 1932- 1935. Từ đó, Đảng
tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh, dấy lên một phong trào cách
mạng mới, đòi dân sinh dân chủ trong thời kỳ 1936- 1939 với
nhiều hình thức phong phú. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
đã đưa tới những thay đổi to lớn của tình hình thế giới và trong
nước. Đảng Cộng Sản Đông Dương đã thay đổi đường lối đấu
tranh và phương pháp hoạt động. Trên cơ sở đó, Đảng tiến hành
công việc xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền. Phong trào nổi dậy diễn ra từ khởi nghĩa từng phần
tiến tới Tổng khởi nghĩa vào tháng Tám năm 1945, nước Việt
Nam dân chủ Cộng hoà được thành lập.
Giai đoạn 1930- 1945 là giai đoạn tiến hành cuộc vận động
giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nhiều nội dung
hay và hấp dẫn.
B. PHẦN NỘI DUNG
Phương pháp dạy và ôn tập giai đoạn 1930- 1945 cho học
sinh giỏi quốc gia sẽ được tiến hành với nhiều cách thức khác
nhau. Là một giáo viên với tuổi đời, tuổi nghề cịn ít, chưa có
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy học sinh giỏi quốc gia, tôi xin
đề cập một số phương pháp sau:
Trước hết, cần đảm bảo các kiến thức cơ bản của sách
giáo khoa về giai đoạn 1930- 1945. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12
nâng cao đề cập giai đoạn này trong chương II- Việt Nam từ năm
1930- 1945 với các bài 16, 17, 18, 19. Sách giáo khoa cơ bản đề
cập trong các bài:
Đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu của người
giáo viên khi dạy và học sinh khi học về giai đoạn lịch sử này.
Nắm được kiến thức cơ bản với những sự kiện, nhân vật, địa
danh, quy luật và bài học cơ bản, học sinh có thể vận dụng kiến
thức một cách linh hoạt trong các loại câu hỏi khác nhau, các loại
đề bài khác nhau. Trên cơ sở đó, các em sẽ tránh được tình trạng
bị động khi gặp phải các vấn đề mà chưa được ôn kỹ. Kiến thức
cơ bản của giai đoạn lịch sử này được sách giáo khoa viết tương
đối rõ ràng, được phân thành các giai đoạn qua từng bài. Thông
qua các giai đoạn 1930- 1935; 1936- 1939; 1939- 1945, giáo viên
phải làm nổi bật được bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước có
nhiều nét mới tác động tới cuộc vận động giải phóng dân tộc, sự
chỉ đạo của Đảng trước những thay đổi đó, diễn biến cơ bản của
phong trào cách mạng, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm.
Thứ hai, trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên
có thể chuyển sang ôn tập cho các em bằng các chun đề.
Chúng ta có thể ơn theo các chun đề từng giai đoạn nhỏ: 19301931; 1936- 1939; 1939- 1945. Trong đó giai đoạn 1939- 1945 là
cuộc vận động giải phóng dân tộc trực tiếp đưa tới thắng lợi của
cách mạng tháng Tám có nhiều nội dung phức tạp hơn cả. Ở giai
đoạn 1939- 1945, giáo viên có thể chia thành nhiều vấn đề để tìm
hiểu.
- Bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước
- Các hội nghị trung ương và sự chuyển hướng chỉ đạo của
Đảng
- Các cuộc đấu tranh mở đầu thời kỳ mới
- Quá trình chuẩn bị mọi mặt của Đảng cho thắng lợi của cách
mạng.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Vấn đề thời cơ và chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám.
- Cách mạng Tháng Tám.
- Sự lãnh đạo của Đảng và Nguyễn Ái Quốc trong cách mạng
tháng Tám
Trong q trình ơn tập các vấn đề trên, giáo viên vừa ôn lại kiến
thức cơ bản của từng vấn đề, đồng thời hướng dẫn học sinh làm
việc với các loại câu hỏi về vấn đề ôn tập. Dạy các chuyên đề đòi
hỏi người thầy phải bổ ngang, bổ dọc vấn đề, liên hệ các sự kiện
lịch sử hiện đại với các sự kiện trong quá khứ, sự kiện lịch sử Việt
Nam với sự kiện lịch sử thế giới để làm nổi bật sự khác biệt giữa
phong trào cách mạng trước và sau khi có Đảng lãnh đạo; tại sao
bối cảnh khách quan năm 1945 thuận lợi với tất cả các nước ở
Đơng Nam Á mà chỉ có Inđơnêsia, Việt Nam, Lào giành được độc
lập vào năm 1945.
Thứ ba, cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng biểu.
Khi tiến hành lập bảng biểu, học sinh có thể tổng hợp, cơ đọng
được kiến thức cơ bản mà mình đã học, tìm hiểu các vấn đề theo
lơgich phát triển của nó, các mối quan hệ của các sự kiện, hiện
tượng lịch sử theo chiều dọc, chiều ngang, mối quan hệ giữa lịch
sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Lập bảng biểu u cầu học sinh
khơng được trình bày dàn trải mà từ ngữ cần phải ngắn gọn, cô
đọng và chuẩn xác. Với giai đoạn 1930- 1945, giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh lập bảng ở một số vấn đề sau:
- Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa Cương lĩnh
chính trị và Luận cương chính trị tháng 10/1930
- Lập bảng phong trào cách mạng 1930- 1931 với phong trào
dân chủ 1936- 1939 theo các tiêu chí: bối cảnh lịch sử, mục
tiêu, lãnh đạo, lực lượng tham gia, phương pháp đấu tranh,
hình thức mặt trận, ý nghĩa.
Phong trào cách
Phong trào dân chủ
mạng 1930- 1931
1936- 1939
Xác định kẻ thù
trước mắt
Xác định mục tiêu,
nhiệm vụ trước mắt
Động lực
Phương pháp đấu
tranh
Hình thức mặt trận
Ý nghĩa
- Lập bảng về các hội nghị trung ương lần thứ 6,7,8 theo các
tiêu chí: hồn cảnh lịch sử, xác định kẻ thù, nhiệm vụ,
phương pháp đấu tranh, khẩu hiệu, hình thức mặt trận, ý
nghĩa.
Hội nghị tháng Hội nghị tháng Hội nghị tháng
11/1939
11/1940
5/1941
Hoàn cảnh lịch
sử
Xác định kẻ
thù
Nhiệm vụ
Phương pháp
đấu tranh
Khẩu hiệu đấu
tranh
Hình thức mặt
trận
Ý nghĩa
- Lập bảng về các giai đoạn 1930- 1935, 1936- 1939, 19391945 theo các tiêu chí: Đối tượng cách mạng, lực lượng cách
mạng, Khẩu hiệu, sự kiện nổi bật, ý nghĩa.
Nội dung
19301935
Đối tượng
CÁCH MạNG
Lực lượng
CÁCH MạNG
1936- 1939
1939- 1945
1939- 1941 1941- 1945
Khẩu hiệu
Sự kiện nổi bật
Ý nghĩa
Thứ tư, cần luyện kĩ năng viết bài cho học sinh . Đây là
một trong những yêu cầu cần thiết trong công tác ôn luyện cho
học sinh giỏi quốc gia. Đề bài có thể là 7 câu, 5 câu, … tuỳ thời
gian mà giáo viên yêu cầu. Kĩ năng lập dàn ý trong làm bài lịch sử
hết sức quan trọng. Lập dàn ý tốt, các em vừa có thể phân bố
được thời gian hợp lý cho từng câu hỏi của đề, vừa viết các ý một
cách liền mạch mà khơng bị qn ý, tránh tình trạng sa đà vào các
ý mà các em có nhiều kiến thức mà quên đi yêu cầu của đề bài.
Trong quá trình làm các bài viết, giáo viên sẽ nắm bắt được mức
độ nhận thức của học sinh, khả năng viết bài, nhận thức đề của
từng học sinh từ đó giáo viên sẽ điều chỉnh, bổ sung kiến thức và
phương pháp làm bài cho từng em. áo Sau mỗi một bài viết, giáo
viên cần phải chấm cẩn thận, chữa bài, nhận xét ưu điểm, khuyết
điểm của từng bài làm để các em rút kinh nghiệm cho các bài làm
sau. Trong thời gian ôn luyện học sinh giỏi quốc gia, giáo viên có
thể cho học sinh làm càng nhiều bài viết càng tốt, kĩ năng nhận
thức đề và kĩ năng viết của các em sẽ trở nên thành thạo. Nếu có
điều kiện, giáo viên có thể yêu cầu học sinh mỗi tuần làm một bài
viết. Để làm tốt được yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải
đầu tư nhiều thời gian, công sức, sự tâm huyết đối với nghề và
học sinh
Thứ năm, cần phát huy khả năng tự học cho học sinh, đặc
biệt là học sinh trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia. Vấn
đề tự học là vấn đề quan trọng, vì đó là một khâu trong quá trình
thống nhất của việc dạy học, nhằm phát huy năng lực học tập tư
duy của các em ở trên lớp cũng như ở nhà. Điều này xuất phát từ
nguyên lý giáo dục, gắn nhà trường với đời sống. Vậy thế nào là
tự học của học sinh? Trong việc tự học không chỉ chú ý đến việc
học sinh tự đọc sách, làm việc khơng có thầy giáo và bạn bè mà
còn phải chú trọng đến tinh thần, thái độ, ý chí, phương pháp làm
việc của các em để nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào
đời sống. Có thể học sinh tự đọc sách giáo khoa song vẫn thụ
động, chỉ biết thuộc lịng mà khơng biết đặt vấn đề, tìm hiểu sâu
hơn những kiến thức có trong sách. Có thể học sinh ngồi nghe
giáo viên giảng bài mà vẫn không tiến hành các hoạt động tư duy
độc lập trong việc lựa chọn những điều nghe được để ghi chép,
nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, có nhu cầu tìm hiểu
sâu hơn vấn đề giáo viên trình bày. Kết quả kiểm tra sẽ kém nếu
học sinh chỉ lặp lại những điều đã đọc trong sgk và lời giảng của
giáo viên mà không thể hiện được việc độc lập làm việc của mình
trong khi nghe giảng ở trên lớp và tự học ở nhà để trình bày
những nhận thức thực sự của mình để diễn đạt kiến thức và có
những nhận xét, phán đốn riêng.
Tự học của học sinh là việc nắm vững kiến thức lịch sử một
cách chính xác, vững chắc và có thể vận dụng một cách thành
thạo. Việc tự học phải được tiến hành với niềm hứng thú, say mê
và ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động cần cù. Trong việc tự
học, điều quan trọng đối với học sinh không chỉ là nắm vững, hiểu
sâu kiến thức mà cịn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất của
người lao động- kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo.
Việc tự học của học sinh diễn ra dưới nhiều hình thức khác
nhau, có thể chia thành mấy loại cơ bản sau:
- Nhận thức trên lớp khi nghe giáo viên giảng bài (biết tự điều
chỉnh để nghe giảng, chọn lọc kiến thức để ghi chép, tự trả
lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra…).
- Tự đọc sách giáo khoa theo các bước
+ Ghi lại nội dung khó hiểu, đặc biệt là các thuật ngữ, khái
niệm lịch sử.
+ Hoàn thành câu hỏi, bài tập trong sách.
+ Tìm hiểu bản đồ, tranh ảnh ngồi sách giáo khoa.
+ Đọc các tài liệu lịch sử, văn học trong các tư liệu tham khảo,
sách đọc thêm… nhằm hiểu rõ hơn những kiến thức đã học, mở
rộng sự hiểu biết.
- Nêu những vấn đề cần tìm hiểu, được nảy sinh trong q
trình tự học
- Tự ơn tập dưới sự hướng dẫn của thầy.
Vấn đề tự học là hết sức quan trọng đối với học sinh phổ thơng
nói chung và học sinh giỏi trong đội tuyển quốc gia nói riêng. Yêu
cầu đối với học sinh giỏi môn lịch sử khơng chỉ là khả năng học
thuộc lịng những kiến thức có trong sgk hoặc là bài giảng của
giáo viên trên lớp mà còn đòi hỏi khả năng tư duy độc lập, làm
việc sáng tạo của các em. Vì vậy, yêu cầu tự học đối với các em là
cần thiết. Trong việc giảng dạy và học tập giai đoạn 1930- 1945,
đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng, với nhiều biến cố phức
tạp, đòi hỏi ở học sinh khả năng tự học cao. Việc tự học của học
sinh ở giai đoạn lịch sử có thể được thực hiện như sau:
- Tự đọc sách giáo khoa về giai đoạn 1930- 1945, tự lập dàn ý,
hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong sgk
- Lập các loại bảng biểu như trên về giai đoạn 1930- 1945.
- Thực hiện các bài tập chuyên đề mà giáo viên giao
- Đọc thêm các tài liệu tham khảo, sách đọc thêm về giai đoạn
này như: Văn kiện Đảng 1930- 1945, Vấn đề dân cày của
Qua Ninh và Vân Đình…
B. KẾT LUẬN
Giai đoạn 1930- 1945 là một giai đoạn lịch sử nhiều biến
động, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng, một Đảng non trẻ 15 tuổi đã lãnh đạo cuộc cách
mạng tháng Tám thành công, đưa nước Việt Nam từ mất độc lập
trở thành một dân tộc có chủ quyền, đưa người dân Việt Nam từ
thân phận nô lệ trở thành người dân tự do. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, dân tộc ta đã làm nên một điều kỳ diệu. Với những nội
dung đó, giai đoạn 1930- 1945 thường xuyên được ra trong các kỳ
thi HSGQG hàng năm. Giảng dạy về giai đoạn lịch sử 1930- 1945
cho học sinh lớp 12 nói chung và học sinh đội tuyển học sinh giỏi
quốc gia nói riêng địi hỏi người thầy phải nắm vững, chắc kiến
thức cơ bản, khơng ngừng tìm tịi, học hỏi, nghiên cứu trong các
tài liệu của Đảng… để bổ sung thêm vốn kiến thức cho bản thân
và truyền thụ sâu sắc đến với học sinh. Trên đây tôi đã trình bày
sơ lược một số kinh nghiệm trong giảng dạy học sinh giỏi quốc
gia, mong được các thầy cô bổ sung, góp ý.