Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN SINH HỌC PHẦN SINH LÝ THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.73 KB, 7 trang )

MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN SINH HỌC
PHẦN SINH LÝ THỰC VẬT
Thí nghiệm 1: QUAN SÁT CẤU TẠO THỨ CẤP THÂN CÂY HAI LÁ MẦM
1. Dụng cụ, mẫu vật và hoá chất:
Mẫu vật

Đơn vị

Mẫu thân thực vật (bí ngô, râm bụt, khoai lang, Đoạn
đậu)

Số lượng
3

Dụng cụ
Kính hiển vi

Cái

1

Dao lam hoặc dao mỏng để cắt mẫu

Cái

1

Kim mũi mác

Cái


1

Đĩa đồng hồ

Cái

5

Khay đựng mẫu

Cái

1

Pipet nhỏ giọt

Cái

5

Cốc thủy tinh loại 250ml đựng hoá chất thừa

Cái

1

Lam kính, lamen

Cái


3

Thuốc tẩy Javen

lọ khoảng 10ml

1

Carmine phèn chua

lọ khoảng 10ml

1

Xanh methylene hoặc lục methyl

lọ khoảng 10ml

1

Axit axetic 5%

lọ khoảng 10ml

1

Nước ( có thể sử dụng nước máy)

lọ khoảng 500ml


1

Hóa chất

2. Hướng dẫn quy trình:
- Bước 1: Dùng dao cắt ngang qua những mẫu thân trên những lát cắt thật mỏng,
vuông góc với thân cây.
- Bước 2: Ngâm ngập hoàn toàn vi phẩu vào đĩa đồng hồ có đựng dung dịch Javen
12% trong 10 – 20 phút (thời gian ngâm phụ thuộc vào độ dày vi phẩu)
- Bước 3: Vớt vi phẫu ra rửa sạch bằng nước (rửa tối thiểu 3 lần)


- Bước 4: Ngâm vi phẫu vào đĩa đồng hồ có đựng dung dịch axit axetic 5% trong
thời gian 3 phút.
- Bước 5: Vớt vi phẫu ra, rửa sạch bằng nước (rửa tối thiểu 3 lần)
- Bước 6: Nhuộm mẫu lần 1 trong dung dịch xanh methylene trong thời gian 1 giây
đến 1 phút, hoặc lục methyl trong 2 phút
- Bước 7: Vớt vi phẫu ra, rửa sạch bằng nước (rửa tối thiểu 3 lần)
- Bước 8: Nhuộm mẫu lần 2 trong dung dung dịch carmine trong 20 phút
- Bước 9: Vớt vi phẫu ra, rửa sạch bằng nước
- Bước 10: Đặt vi phẫu lên lam kính có sẵn một giọt nước, đậy lamem lại rồi lên
kính quan sát.
3. Trả lời câu hỏi:
3.1. Quan sát ở vật kính nhỏ xác định và phân biệt các phần của thân (phần vỏ và phần
trụ). Xác định vị trí của xylem sơ cấp, phloem sơ cấp (nếu còn). Cách sắp xếp của
xylem, phloem thứ cấp?
3.2. Xylem thứ cấp sắp xếp như thế nào? Có tạo thành vòng liên tục không?
3.3. Xác định mẫu thân là của cây thân thảo hay thân gỗ, cây trung sinh hay cây chịu
hạn?


Thí nghiệm 2: PHÁT HIỆN NGUYÊN TỐ KHOÁNG LƯU HUỲNH (S) TRONG
DUNG DỊCH TRO THỰC VẬT.
1. Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất:
Mẫu vật
Dung dịch tro thực vật chiết bằng HCl 10%

Đơn vị

Số lượng

lọ khoảng 10ml

1

Kính hiển vi

Cái

1

Lam kính

Cái

3

Đèn cồn

Cái


1

Diêm

Hộp

1

Đũa thủy tinh nhỏ, nhọn đầu

Cái

1

Pipet nhỏ giọt

Cái

1

Cốc thủy tinh loại 250ml đựng nước tráng pipet

Cái

1

Găng tay

Đôi


1

lọ khoảng 10ml

1

Dụng cụ

Hóa chất
Dung dịch Sr(NO3)2


2. Hướng dẫn quy trình:
- Bước 1: Dùng pipet nhỏ một giọt dịch tro lên lam kính.
- Bước 2: Cách giọt dịch tro khoảng 2cm nhỏ một giọt dung dịch nitrat strongtium
Sr(NO3)2 1%. Lấy đũa thủy tinh nhỏ, nhọn đầu nối liền giọt dịch tro và giọt dung
dịch nitrat strongtium, gạt đi gạt lại 3 lần tạo ra những đường nối mảnh. Phản ứng
sẽ xảy ra ở đường nối liền 2 giọt dịch đó.
- Bước 3: Hơ nhẹ lam kính qua đèn cồn cho phản ứng dễ xảy ra. Lưu huỳnh trong
dung dịch tro là Na2SO4 phản ứng với Sr(NO3)2 xảy ra như sau:
Na2SO4 + N Sr(NO3)2 → SrSO4 ↓+ 2NaNO3
- Bước 4: Quan sát để tìm tinh thể muối sunphat strongtium kết tủa ở trên lam kính
bằng kính hiển vi, vật kính 10X. Sau đó vẽ hình mô phỏng tinh thể muối quan sát
được, mô tả ngắn gọn tinh thể muối vào phiếu trả lời.
3. Trả lời các câu hỏi:
Hãy chọn một phương án đúng duy nhất để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau đây, ghi
kết quả vào phiếu trả lời:
3.1. Sự hút khoáng ở thực vật bị ảnh hưởng do thiếu:
A. Ánh sáng xanh tím và hồng đỏ cho quang hợp
B. Không bào trung tâm

C. Nước trong đất
D. Sự chênh lệch nồng độ dịch bào và ngoài môi trường
3.2. Vai trò của lưu huỳnh đối với thực vật là:
A. Làm vững chắc tế bào và mô thực vật
B. Tham gia cấu tạo acid nucleic
C. Tham gia và cấu trúc của vòng porphyrin
D. Tham gia cấu tạo protein

Thí nghiệm 3: XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT THẨM THẤU CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TỈ TRỌNG DUNG DỊCH
1.

Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất:
Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất
Dụng cụ

Số lượng

Đơn vị

Ống nghiệm
Giá để ống nghiệm
Dụng cụ ép dịch tế bào
Ống nhỏ giọt
Hóa chất

04
01
01
01


Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc


Đường xacarozơ
Nước
Mẫu vật

50
500

Gam
ml

Lá hoặc rễ tươi

50

Gam

2. Hướng dẫn quy trình:
- Bước 1: Rút dịch tế bào: lá cây hoặc rễ tươi cắt nhỏ, đưa vào dụng cụ ép,
sau đó ép với một lực mạnh để lấy dịch tế bào, đổ dịch tế bào ép được vào ống
nghiệm
- Bước 2: Chuẩn bị thang dung dịch xacarozơ có các nồng độ như sau: 6%,
7%, 8%, 9%, 10%
- Bước 3: Dùng ống nhỏ giọt lấy dịch tế bào nhỏ cẩn thận, từ từ một giọt

dịch vào giữa dung dịch xacarozơ theo thứ tự nồng độ dung dịch từ thấp đến cao.
Quan sát sự chuyển động của giọt dịch tế bào: nếu giọt dịch đi xuống thì có nghĩa
là tỷ trọng của nó lớn hơn tỷ trọng dung dịch và ngược lại. Ta sẽ tìm được một
dung dịch trong một ống nghiệm, có giọt dịch đứng yên rồi tan dần giữa hai ống
nghiệm: ống trước giọt dịch đi xuống, ống sau giọt dịch đi lên. Đó chính là ống
nghiệm chứa dung dịch xacarozơ có tỷ trọng bằng với tỷ trọng của dịch tế bào và
cũng có nghĩa là nồng độ dung dịch này bằng nồng độ dịch tế bào -> tính P = RTCi
3. Trả lời câu hỏi:
3.1.
3.2.

Hãy trình bày nguyên tắc thí nghiệm.
Giải thích kết quả thí nghiệm.

Thí nghiệm 4: HÌNH THÁI THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT
1. Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất:
Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất
Lá C3, C4, CAM ( lá bưởi, lá ngô, lá thuốc
bỏng)
Nước cất
Ống hút
Giấy trắng để ghi nhãn
Kim mũi mác
Lam kính
Lamen
Giấy thấm
Lưỡi dao lam

Số lượng
3


Đơn vị


500
01
01
01
06
08
10
03

ml
Chiếc
tờ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Tờ
Chiếc


Cốc thủy tinh
Đĩa đồng hồ
Kính hiển vi

01
03
01


Chiếc
Chiếc
Chiếc

2. Hướng dẫn quy trình:
- Bước 1: Chuẩn bị kính hiển vi: đặt kính hiển vi lên trên bàn phẳng, chắc chắn, ở
nơi có đủ ánh sáng. Lấy ánh sáng: điều chỉnh gương và chắn sáng để được ánh
sáng phù hợp.
- Bước 2: Dùng dao cắt ngang qua những mẫu lá thành những lát thật mỏng, vuông
góc với bề mặt lá.
- Bước 3: Chuẩn bị mẫu để quan sát: Dùng kim mũi mác đặt lát cắt lên lam kính đã
nhỏ sẵn một giọt nước cất, đậy lamen và quan sát.
- Bước 4: Kết thúc bài thực hành em cần thu dọn, sắp xếp lại dụng cụ, mẫu và thiết
bị. Kính sau khi dùng phải lau khô bằng khăn mềm, sạch, tháo vật kính và thị kính
ra cho vào trong hộp nhựa hay túi nilông rồi đặt vào trong hộp bảo quản.
3. Trả lời các câu hỏi sau
3.1. Đánh dấu kết quả quan sát được vào bảng dưới đây:
C3
C4
CAM
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
3.2.
a. Căn cứ đặc điểm giải phẫu nào để phân biệt 3 loại lá trên?
b. Ngoài phương pháp giải phẫu, hãy nêu phương pháp khác có thể phân biệt 3 loại lá
trên?
3.3. Các không bào của tế bào thịt lá của thực vật CAM có vai trò gì?
3.4. Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên nóng và khô hơn nhiều. Em dự đoán tỷ lệ

của các loài TV C3, C4, CAM sẽ thay đổi như thế nào?
3.5. Dựa vào quá trình quang hợp giải thích tại sao ở lá cây thuốc bỏng (lá sống đời)
độ chua của lá giảm dần từ sang đến chiều?
3.6. Nếu loại tinh bột ra khỏi lục lạp của lá thì quang hợp của cây nào sẽ bị ảnh
hưởng?

Thí nghiệm 5: QUAN SÁT CẤU TẠO SƠ CẤP CỦA RỄ CÂY
1. Dụng cụ, mẫu vật và hoá chất:
Mẫu vật

Đơn vị

Rễ phụ cây si, rễ đậu, rễ ngô, rễ bèo nhật bản, rễ Đoạn
thầu dầu non.
Dụng cụ

Số lượng
3


Kính hiển vi

Cái

1

Dao lam hoặc dao mỏng để cắt mẫu

Cái


1

Kim mũi mác

Cái

1

Đĩa đồng hồ

Cái

5

Khay đựng mẫu

Cái

1

Pipet nhỏ giọt

Cái

5

Cốc thủy tinh loại 250ml đựng hoá chất thừa

Cái


1

Lam kính, lamen

Cái

3

Thuốc tẩy Javen 12%

lọ khoảng 10ml

1

Carmine phèn chua

lọ khoảng 10ml

1

Xanh methylene hoặc lục methyl

lọ khoảng 10ml

1

Axit axetic 5%

lọ khoảng 10ml


1

Nước ( có thể sử dụng nước máy)

lọ khoảng 100ml

1

Hóa chất

2. Hướng dẫn quy trình:
- Bước 1: Dùng dao cắt ngang qua những mẫu rễ trên những lát cắt thật mỏng,
vuông góc với trục của rễ.
( Chú ý: Khi cắt cần nhẹ tay và sử dụng dao thật sắc để tránh làm dập nát rễ. Đối
với cây Hai lá mầm cần cắt vị trí cách chóp rễ 1 -2 cm để quan sát được cấu tạo sơ
cấp điển hình. Nếu cắt ở phần già hơn phía trên có thể rễ đã có cấu tạo thứ cấp).
- Bước 2: Ngâm ngập hoàn toàn vi phẩu vào đĩa đồng hồ có đựng dung dịch Javen
12% trong 10 – 20 phút (thời gian ngâm phụ thuộc vào độ dày vi phẩu)
- Bước 3: Vớt vi phẫu ra rửa sạch bằng nước (rửa tối thiểu 3 lần)
- Bước 4: Ngâm vi phẫu vào đĩa đồng hồ có đựng dung dịch axit axetic 5% trong
thời gian 3 phút.
- Bước 5: Vớt vi phẫu ra, rửa sạch bằng nước (rửa tối thiểu 3 lần)
- Bước 6: Nhuộm mẫu lần 1 trong dung dịch xanh methylene trong thời gian 1 giây
đến 1 phút, hoặc lục methyl trong 2 phút
- Bước 7: Vớt vi phẫu ra, rửa sạch bằng nước (rửa tối thiểu 3 lần)
- Bước 8: Nhuộm mẫu lần 2 trong dung dung dịch carmine trong 20 phút
- Bước 9: Vớt vi phẫu ra, rửa sạch bằng nước
- Bước 10: Đặt vi phẫu lên lam kính có sẵn một giọt nước, đậy lamem lại rồi lên
kính quan sát.
3. Trả lời câu hỏi:



3.1.
Quan sát ở vật kính nhỏ phân biệt phần vỏ và phần trụ. Chuyển lên vật kính
lớn quan sát các phần từ ngoài vào trong rồi so sánh rễ cây Một lá mầm với rễ cây
Hai lá mầm?
3.2.
Hình thái, cách sắp xếp các tế bào mô mềm vỏ rễ có liên quan như thế nào
đến điều kiện môi trường sống?
3.3.
Hình thái, cấu tạo, cách sắp xếp của các tế bào nội bì (vỏ trong – đai
caspary). So sánh câu tạo của đai caspary giữa cây Một lá mầm và cây Hai lá
mầm?



×