Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nghị luận Việc sử dụng tiếng Việt hiện nay của giới trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.41 KB, 3 trang )

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới phân biệt với nhau là nhờ các yếu tố: lãnh
thổ, chế độ chính trị, văn hóa, dân tộc. Trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng
không kém các yếu tố chủ yếu khác như lãnh thổ hay văn hóa chính là ngôn ngữ, là
tiếng mẹ đẻ. Trong những ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt có lẽ là thứ ngôn ngữ
phong phú nhất, trong sáng nhất. Tuy nhiên hiện nay vẻ trong sáng ấy của tiếng
Việt đang dần bị đánh mất từng ngày
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ
viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…Theo dòng cuốn của quá trình
hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay
đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì
ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới,
cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà
trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng, chẳng hạn trong lĩnh vực tin học, kỹ
thuật số, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường v.v. Cùng với mặt tích cực
ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” làm
mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt
Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt
một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả… tất cả đều bị thay
đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa
dạng hóa tiếng Việt, “dễ thương hóa” hay “teen hóa” tiếng Việt. Điều này rất dễ để
kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các
nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu
phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa
được đó là thứ ngôn ngữ gì, nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào
một diễn đàn của những “9X” nói trên, những khung chữ chat, ta dễ dàng bắt gặp
thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu: “Ngài mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật
của bạn rôi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi bận việc hết, chỉ còn mình tớ.”, khi
chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là:”Ngaj` maj chak to’ hk dj party of you
uj`, pai` vo~ nhiu` woa’, zj laj nha` busy hjt’ uj`, to’ alone”. Hoặc nếu thêm
những quy tắc thường dùng của ngôn ngữ 9X như viết hoa tùy ý, thay chữ bằng số,


thêm tiếng lóng thì sẽ trở thành: “nG4j` m4j cH4k tO’ hK dJ p4rtY of y0u Uj`, p4j`
v0~ nhIu` vãj, zj l4j nh4` bUsy hjK rUj`j, I’m 4l0n3”. Không chỉ vậy, có rất nhiều
quy tắc của ngôn ngữ 9X như: chữ c thay bằng k, gì thay bằng j, không thay bằng
ko hoặc hk, rồi thay bằng ùi, oài, rùi, biết thay bằng pít, pk … rất nhiều quy tắc.
Ngoài sự tự thay đổi cấu trúc tiếng Việt nói trên, còn là việc lạm dụng từ nước ngoài
quá mức cần thiết. Điển hình như hiện tượng các phương tiện truyền thông thường
xuyên dùng từ nước ngoài (hầu hết là tiếng Anh) trong khi tiếng Việt vẫn có đủ
những từ diễn đạt được như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc
classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các
fan (người hâm mộ)...
Ngoài nguyên nhân khách quan là do sự giao thoa văn hóa đã nêu trên, thì nguyên
nhân chính vẫn là tâm lý “thích sành điệu, thích được xem là dân chơi” của đa phần
giới trẻ. Cho dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu mà không biết thể hiện đúng và nhuần


nhị Tiếng Mẹ đẻ thì đã là điều đáng buồn rồi, huống chi, những bạn mới có chút ít
vốn liếng ngọai ngữ đã tỏ ra ta đây, nói một câu tiếng Việt phải chêm vào vài tiếng
Anh cho “oai” . Có người biện minh, đổ thừa tiếng Việt ko đủ sức diễn đạt ngữ cảnh
của lời nói, đó là một lời biện minh không thể chấp nhận. Bằng chứng là từ mấy
trăm năm trước, tiếng Việt đã đủ tinh tế để làm nên tác phẩm bất hủ là Truyện
Kiều. Ngày nay, tiếng Việt đã đủ phong phú đến mức mọi giáo trình bậc đại học
cũng như mọi công trình nghiên cứu đều có thể viết bằng tiếng Việt. Cũng có ý kiến
nói đó là một cách thực hành ngoại ngữ, điều cần thiết của quá trình hội nhập.
Nhưng đâu phải chúng ta không có điều kiện thực hành ngoại ngữ đến nổi phải như
vậy, ở những đô thị chúng ta có thừa những lớp học ngoại ngữ, thừa những cơ hội
tiếp xúc với người nước ngoài
Nếu chỉ mải mê học ngoại ngữ và dùng ngoại ngữ mà coi nhẹ việc giữ gìn bản sắc
và trau dồi tiếng Việt thì có thể đến một lúc nào đó, Tiếng Việt không còn là niềm
đáng tự hào về sự phong phú, tinh tế và sự trong sáng vốn có từ xưa. Cha ông ta
đã hy sinh xương máu qua các cuộc chiến tranh để giành độc lập cho dân tộc, một

phần xương máu ấy đã đổ xuống để giữ lấy sự độc lập, bản sắc nền văn hóa, trong
đó có cả sự độc lập của tiếng Việt. Vì thế sử dụng tiếng Việt một cách không đúng
đắn chẳng khác gì thái độ vô ơn, vô cảm trước những hy sinh mất mát ấy
Một quốc gia hoàn toàn tự do độc lập, thì ngôn ngữ của quốc gia ấy cũng phải độc
lập, không được pha trộn, lai tạp với những thứ ngôn ngữ khác. Vì thế, ngay từ bây
giờ cần có ngay những biện pháp để giữ những phẩm chất đẹp của tiếng Việt. Trước
hết là Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và viện Ngôn ngữ học phải có trách
nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong
các văn bản, nhất là văn bản chính thức của nhà nước. Các trường học phải chú
trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Các bạn trẻ
cần phải tự nhận thức được niềm tự hào và ý thức dân tộc trong việc sử dụng tiếng
Việt để tiếng Việt vẫn mãi đẹp, vẫn mãi phong phú, tinh tế, trong sáng như bản sắc
vốn có từ lâu.
Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn
năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế
của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm
cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của
công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ.
=================================
Ý nghĩa của việc sử dụng Tiếng Việt
Mỗi đất nước , họ đêu có lãnh thổ , dân tộc riêng , phong tục tập quán ,bản sắc dân tộc ..ngay cả tiếng nói
ở các nước cũng riêng .
Tiếng nói của dân tộc chính là yếu tố quan trọng nhất . Để cho họ, những người khác biết mình la người
nước nào.
Không nói những nơi nào khác , ngay cả trên đất nước việt nam ta , tiếng việt chính là thứ tiếng mà mọi
con người sinh ra trên đất nước việt nam đều phải biết . Nó chính la thứ tiếng thiêng liêng nhất của đất
nước việt nam , mang bản sắc văn hóa dân tộc .Vậy mà , những người viêt nam không biết trân trọng nó
la biến những thứ tiếng đó thành những kí hiệu , con số . Một trong số những người đang làm như vậy là
thế hệ 9x.
Những người sử dụng như thế chỉ biết khẳng định đẳng cấp của mình .Mà không



biết rằng , họ làm thế là bôi nhọ đất nước mình không . chà đạp lên tổ quốc yêu
dấu của mình .Nói thứ tiếng đó thì có gì là xấu hổ chứ . Mà hơn thế là chúng ta phải
tự hào rằng đó chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất , và nó la nguồn gốc để
khai sinh ra đất nước việt nam này , chúng ta phải tự hào khi chúng ta là những
người con của đất nước việt nam này.
Chính vì thế , chúng ta hãy sử dụng tiếng việt một cách thật đúng ý ngia . Và đừng
bao giờ đánh mất thứ tiếng đẹp đẽ đo.



×