Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

nghiên cứu về thực trạng và các hình thức sử dụng tiếng lóng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.35 KB, 19 trang )

Lời Mở Đầu
Chúng ta đang sống trong một thế giới của từ ngữ. Khó có giây phút
nào đi qua mà lại không có ai nói,viết hoặc đọc một cái gì đó. Cuộc sống của
chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu
quả. Ngôn ngữ đến với mỗi ngời bình thờng tự nhiên đến mức ít ai hiểu ngôn
ngữ là gì, càng ít ai cảm thấy cần phải nghiên cứu nó. Với t cách là phơng tiện
giao tiếp, thể hiên t duy, tình cảm, văn hoá của mỗi cá nhân trong cộng đồng
xã hội, ngôn ngữ cũng phức tạp, đa dạng phong phú, nhiều màu vẻ nh chính
bản thân cuộc sống.
Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ bên cạnh lớp từ toàn dân,
còn có không ít các lớp từ hạn chế về mặt địa lý xã hội nh từ địa phơng, từ
nghề nghiệp, thuật ngữ tiếng lóng So với các từ ngữ khác, tiếng lóng là một
lớp từ ngữ khá đặc biệt, chúng thờng sử dụng ngữ có sẵn trong vốn từ toàn
dân để gán thêm vào đó những nội dung mang ý nghĩa bí ẩn và thờng chỉ đ-
ợc sử dụng trong một nhóm xã hội - nghề nghiệp nhất định Có bao nhiêu
nhóm xã hội thì có bấy nhiêu kiểu tiếng lóng mang tính đặc thù cho từng
nhóm xã hội đó. Đúng nh lời nhận xét của giáo s Đỗ Hữu Châu: Hiện t ợng
tiếng lóng là phổ biến đối với mọi tập thể xã hội. Hầu nh tất cả tập thể xã hội
nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay về sản xuất, làm việc thì đều có
những tiếng lóng của riêng mình (Đỗ Hữu Châu, 1998, trang 237).
Nhng cách nhìn nhận về sự xuất hiện cũng nh vai trò của tiếng lóng
trong hệ thống ngôn ngữ cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, trong khi có quan
niệm cho rằng tiếng lóng là hiện tợng ngôn ngữ không lành mạnh, chẳng
những không làm giàu cho ngôn ngữ, mà trái lại chỉ làm cho ngôn ngữ tối
tăm, thì một quan niệm khác đề nghị nên chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích
cực để bổ sung chúng vào vốn từ chung của ngôn ngữ toàn dân.
Trong lúc vai trò của tiếng lóng trong đời sống ngôn ngữ đã và đang có
những bớc thăng trầm nh vậy, chúng tôi muốn xem xét một cách có hệ
thống trên tất cả các mặt: nguồn gốc, cấu trúc, chức năng, đặc điểm sử dụng
cũng nh các quan điểm nhìn nhận về tiếng lóng. Đó chính là mục đích nghiên
cứu của đề tài để có những đóng góp hữu ích cả về mặt lý luận và thực tiễn.



Đề tài bao gồm các phần nh sau:

I/ Thế nào là tiếng lóng?

A. Một vài ví dụ về tiếng lóng trong đời sống xã hội
B. Khái niệm về tiếng lóng
1. Định nghĩa trong từ điển
2. Định nghĩa của các nhà nghiên cứu
1
3. Nguồn gốc của thuật ngữ tiếng lóng
4. Phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ, tiếng nghề nghiệp, uyển ngữ, ẩn
ngữ.
a/ Tiếng lóng với biệt ngữ
b/ Tiéng lóng với tiếng nghề nghiệp
c/ Tiếng lóng với uyển ngữ
d/ Tiếng lóng với ẩn ngữ

II/ Một số đặc điểm về tiếng lóng Việt Nam
A. Tiếng lóng và từ ngữ lóng tiếng Việt
B. Từ lóng tiếng Việt nhìn từ đặc điểm tạo từ

a/ Từ hoá các yếu tố tạo từ
b/ Từ các đơn vị từ vựng nớc ngoài
c/ Sử dụng tên riêng
C. Từ lóng tiếng Việt nhìn từ đặc điểm chức năng

III/ Quan điểm về tiếng lóng

I/ Thế nào là tiếng lóng?

A. Một vài ví dụ về tiếng lóng trong đời sống:
1. - Này, cậu nhận đợc mấy cái mesit (message) của mình cha?
- Mấy hôm nay tớ không chếch meo(check mail), tối hôm qua ngồi
chát với em H ô-vờ-nai (over night) luôn, mỏi cả tay! Mà cậu xen(send) cho
mình cái gì vậy?
- Cen xồ thì biết ngay mà. Có gì hay ho thì phôn (phone) lại cho tớ
nhé!
- Ôkê (OK)!
2. - Này, vụ vợt rào vừa rồi mày bị tạch mấy môn ?
- Ba, hai con ngỗng, một ghế đẩu. Mua vé khứ hồi mất những ba chục
nghìn tiền ngu, mà tao lại đang viêm màng túi. Sắp tới chắc phải xơi cơm tay
cầm dài dài.
- Bảo ông bà bô mày gửi đạn lên.
- Các cụ còn kéo một đoàn tàu há mồm với rơ móc dới quê. Lâu lắm rồi
không nhận đợc th trắng.
- Thế ghẹ của mày đâu ?
2
- Em chuồn chuồn tao rồi. Đang bồ kết với một thằng bên lớp B nhiều
khoẻn nhng trông tr ơng ngáo lắm!
- Sao kém tắm thế, mày để nó nẫng tay trên à? Phải gặp nó chơi sôlô
một lần cho biết thế nào là lễ độ chứ!
- Nó là con cụ lớn, đụng vào nó có mà đi bóc lịch à?
3. - Em đó ở đâu ra mà yết kiêu quá vậy?
- Mới mông má lại trông có vẻ xì tai thế thôi đến gần mới biết viêm
cánh. Em này thuộc dạng tóc vàng hoe, một tháng cũng chịu khó đảo ngói
hai lần, cũng chịu khó đọc sách chữ to, xem báo lá cải, mê nhạc của hệ thống
Tr ờng nhng bên trong thì đầu bã đậu vẫn hoàn bã đậu.
- Thế sao nhiều anh bị ăn thịt lừa thế?
- ừ thì cũng mấy anh chàng leng keng, cà tẩm hay củ chuối gì đó nhng
chỉ đợc một tháng là kịch đ ờng tàu, không anh nào đủ kiên nhẫn để chạy suốt.

4. - Mày biết tin gì cha? Thằng T lớp mình bị múm quả tớm tại trận khi
đang xem phim lão tr , mà sếch giày mới chết. Không ngờ mặt nó nhìn xì ca
que vậy mà thừa vitamin D ra phết.
- Thằng này cũng ngồi bóc lịch mấy lần rồi. Trớc đây nó làm nghề đan
quạt, bị tó, ra viện lại chuyển sang làm nghề hai ngón rồi dính vào nàng tiên
nâu. Lại còn nhiều phen làm anh hùng xa lộ, đánh bóng mặt đ ờng, nhìn thì
biết - mặt toàn ổ gà, đ ờng voi.
- Thôi buôn d a lê thế đủ rồi. Tao phải vào phải vào phòng sinh ngữ giải
quyết sầu riêng cái đã, nãy giờ Tào Tháo hỏi thăm mãi
5. - Thằng Hải tặc nhìn đầu bò đầu bớu thế thôi nhng học cực kỳ tanh t -
ởi, hôm trớc làm bài mà nó không cho cọp dê thì tao đứt bóng rồi.
- Khứa lão M, trông thì hắc ám lắm, tao mang mấy bộ ruột mèo vào mà
không thể quay đợc, đành ôm bom cả buổi.
6. - U ơi, cho con xin một cái xà beng, luôn tiện mợn khẩu thần công.
- Mày trả cho u một ít, đầy sổ Nam tào của u rồi đây này.
- Cho con La Văn Cầu, u Nông Văn Rền ít thôi. Đợt này con chị Dậu
lắm, mấy hôm nay toàn thổi kèn với gảy đàn xuông. Đợi có th trắng của nhà
gửi lê, con thanh toán một thể, u khỏi lăn tăn
7. - Con xế của mày hơi bị đ ợc đấy, mấy vé?
- Vụ rồi vào cầu, tao kiếm đựoc gần 5 vé, con xe này ngốn hết 3 vé, để
hôm nào làm một chầu khao anh em tới bến luôn!
Đấy chỉ là những mẩu đối thoại mà chúng ta có thể nghe thấy ở nhiều
lúc, nhiều nơi. Quả thật là lỡi không xơng nhiều đờng lắt léo, mồm không
vành nó méo tứ tung. Cuộc phiêu của ngôn ngữ dờng nh không có giới hạn,
không ngừng và không ngừng đào thải. Tiếng lóng có mặt mọi lúc, mọi nơi
trong đời sống xã hội. Vậy tiếng lóng là gì?
B/ Khái niệm tiếng lóng: Cho đến nay, đã có không ít định nghĩa về
tiếng lóng. Có thể dẫn ra đây một số định nghĩa tiêu biểu:
3
1. Định nghĩa trong Từ điển: Hầu hết các Từ điển ngữ văn giải thích

đều đa tiếng lóng thành một mục từ và theo đó là lời giải thích. Thí dụ:
- Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc
một nhóm ngời nào đó, cốt chỉ để cho trong nội bộ hiểu nhau mà thôi (Đại từ
điển tiếng Việt, 1999);
- Li yu (lí ngữ): Những từ phơng ngôn thô tục lu hành hạn hẹp (Hiện
đại Hán ngữ từ điển, 1998);
- Slang: Những từ, cụm từ rất thân mật, không nghi thức, thờng dùng
trong lời nói, nhất là giữa những ngời cùng một nhóm xã hội, làm việc cùng
với nhau và không đợc coi là thích hợp cho những bối cảnh nghi thức và
không đợc sử dụng lâu dài (Advanced learners English Dictionary, 1993).
- Slang: Từ ngữ lóng là những thông tin không chính thức, chúng có thể
là những từ mới hoặc có thể là từ ngữ vốn có đợc dùng với nghĩa mới và văn
cảnh mới (oxford, Guide to Britíh and American Culture, 1999).

2. Định nghĩa của các nhà nghiên cứu: Đã có những nghiên cứu ở
trong và ngoài nớc về tiếng lóng. Dới đây là quan niệm về tiếng lóng của một
số nhà Việt ngữ học:
- Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các
biệt ngữ tức là những tên gọi chồng lên trên những tên gọi chính thức (Đỗ
Hữu Châu, 1981, trang 227).
- Tiếng lóng là những từ ngữ đợc dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là
những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó
sử dụng mà thôi (Nguyễn Thiện Giáp, 1985, trang 288 289).
- Tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm ngời biết mà
thôi, những ngời khác không thể biết đợc. Vì mục đích của biệt ngữ và tiếng
lóng là che đậy việc làm không cho ngoài nhóm biết, cho nên tất cả những từ
gì có thể khiến ngời ta phỏng đoán đợc nội dung của công việc đều bị thay
thế, nhất là trong nhóm ngời làm nghề bất lơng,bị xã hội ngăn cấm nh bọn cờ
bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu (Hoàng Thị Châu,1989).
- Tiếng lóng là một thứ tiếng ớc lệ có tính chất bí mật một lối nói kín

của bọn nhà nghề dùng để dấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho ngời
khác khỏi biết. Nó thờng có trong những hạng ngời làm nghề bất lơng, tầng
lớp lu manh hoặc tầng lớp con buôn trong xã hội có giai cấp (Lu Vân Lăng,
1960).
- Tiếng lóng chỉ gồm có một số từ. Nó không phải là công cụ giao tế
của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm ngời với
mục đích không cho ngời khác biết (Nguyễn Văn Tu, 1986)
- Tiếng lóng là ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp
có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã đợc
chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những ngời
không liên đới. Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu. Thông thờng, tiếng
lóng đợc sử dụng nhằm mục đích che dấu đối tợng giao tiếp, đồng thời là ph-
ơng tiện tách biệt của một nhóm ngời ra khỏi phần còn lại của xã hội (Đái
Xuân Ninh-Nguyễn Đức Dân - Nguyễn Quang - Vơng Toàn, 1986).
4
* Kết Luận: Từ những định nghĩa trên có thể nhận thấy xung quanh
khái niệm tiếng lóng có một số vấn đề nổi lên nh sau:
- Tiếng lóng là biến thể của ngôn ngữ học xã hội, là một tiểu loại của
biệt ngữ và khác với từ nghề nghiệp. Chính vì thế, cần phân biệt tiếng lóng,
tiếng nghề nghiệp và biệt ngữ.
- Tiếng lóng chỉ dùng trong giao tiếp không chính thức và đợc dùng
trong phạm vi xã hội hẹp (mà những xã hội sử dụng tiếng lóng trớc đây, thờng
là xã hội đen nh ma tuý, trộm cớp, đĩ điếm). Vậy một sự nhận định về giao
tiếp bằng tiếng lóng trong quan hệ với giao tiếp văn hoá- ngôn ngữ là hết sức
cần thiết. Phải chăng giao tiếp bằng tiếng lóng chỉ là một loại hình giao tiếp
"subcultural"?
- Các từ ngữ lóng đợc cấu tạo từ ba nguồn chính:
+ Nguồn từ ngữ ngữ văn vốn có đợc cấp thêm nghĩa mới;
+ Nguồn cấu tạo từ ngữ mới bằng các chất liệu của tiếng Việt (yếu tố
và mô hình cấu tạo );

+ Do vay mợn nớc ngoài;
* Vậy từ những nguồn này, những từ ngữ lóng đợc tạo thành có mang
tính quy luật hay không?
- Tiếng lóng tồn tại, nói chung, mang tính lâm thời; chúng có thể xuất
hiện nhanh chóng và mất đi cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, trong số đó cũng
có những từ ngữ lóng đợc chuyển dần sang từ ngữ văn học và trở thành yếu tố
của vốn từ vựng chung. Vậy điều kiện và tác động nào đã tạo nên sự phân
hoá này?
3. Nguồn gốc của thuật ngữ tiếng lóng: Tơng đơng với thuật ngữ
lóng, tiếng lóng của tiếng Việt, tiếng Anh: cant và slang, tiếng Hán: liyu (lí
ngữ); tiếng Pháp: argont.
- Trong tiếng Anh, "cant" có nghĩa thứ nhất là: "lời nói không thành
thật, mang tính đạo đức giả và nghĩa thứ hai là: "tiếng nói riêng của một
nhóm nào đó".Còn "slang" có nghĩa là tiếng lóng.
- Trong tiếng Hán, "lí" có nghĩa là "quê, quê mùa". Với ý nghĩa này,
"lí" kết hợp với "ca" để tạo nên tổ hợp lí ca có nghĩa là nhũng câu háy mộc
mạc, chân quê của ngời nông thôn. "Lí" kết hợp với "ngôn" để tạo nên tổ hợp
lí ngôn có nghĩa là lời nói chân quê. Nhng "lí" kết hợp với "ngữ " lại có nghĩa
là tiếng lóng.
* Trong tiêng Việt, lóng hay tiếng lóng, thuật ngữ này xuất hiện từ bao
giờ? Đó là một câu hỏi chúng tôi cha tìm hiểu đợc. Chỉ biết rằng, trong Đại
nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của Paulus (ấn bản 1795 -1896) cha có từ
này mà chỉ có lóng trong nghe lóng "nghe qua vậy, nghe lỏm, nghe không
chắc" và hỏi lóng "hỏi lén, hỏi rón rén, hỏi dò trớc".
Cho đến nay các nhà nghiên cứu có thể khẳng định đợc nh sau:
5
- Khái niệm slang xuất hiện chính thức vào thế kỉ 18. Thoạt đầu, khái
niệm slang dùng để miêu tả ngôn ngữ liên quan đến tội phạm. Tiếp đó, khái
niệm này đợc mở rộng để chỉ ngôn ngữ của nhóm xã hội đóng kín nh tội
phạm, tù nhân, ma tuý. Nói một cách khái quát, đó là ngôn ngữ của lớp ngời

thuộc dới đáy xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là, thuật ngữ slang đợc mở rộng
nghĩa để chỉ ngôn ngữ của các thành viên thuộc từng nhóm xã hội cụ thể.
- Nhờ nội dung ngữ nghĩa "chỉ những điều bí mật" cho riêng các thành
viên trong ba nhóm xã hội đó mà thuật ngữ slang ngày càng đợc phát triển, đ-
ợc dùng rộng ra trong tất cả các nhóm xã hội một khi có nhu cầu. Điều lí thú
là trong một công bố gần đây liên quan đến văn hoá Anh - Mỹ cho thấy, tiếng
lóng đang có xu hớng phát triển mạnh ở giới trẻ và tập trung chủ yếu là ngôn
ngữ đờng phố của giới trẻ. Điều này có phần phù hợp với tiếng lóng tiếng Việt
trong những năm gần đây, đó là thứ tiếng lóng vui nhộn, dí dỏm và thông
minh trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của tuổi trẻ, nhất là tuổi trẻ học đ-
ờng.
4. Phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ, tiếng nghề nghiệp, uyển ngữ, ẩn
ngữ.
a/ Tiếng lóng với biệt ngữ: Các tác giả, nhìn chung đều cho rằng biệt
ngữ "rộng" hơn tiếng lóng nếu không muốn nói rằng tiếng lóng chỉ là một
tiểu loại trong đó. Điều này đợc thể hiện rất rõ trong cách nhìn nhận của tác
giả Đỗ Hữu Châu (1981). Tác giả cho rằng:

- Biệt ngữ có thể có cách gọi khác là tiếng xã hội và tiếng xã hội này đ-
ợc sử dụng trong một tập thể xã hội nhất định.
- Biệt ngữ có thể phân chia làm hai loại:
+ Biệt ngữ là những tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tợng thực
có trong tập thể xã hội (1).
+ Biệt ngữ là những tên gọi thêm, chồng lên tên gọi chính thức. Sự xuất
hiện của những tên gọi thêm này giúp cho việc phân biệt tập thể xã hội này
với xã hội khác (2).
Tiếng lóng thuộc loại (2).
* Bằng vào cách nhìn nhận trên thì vấn đề còn lại giữa tiếng lóng với
biệt ngữ là tên gọi "chính thức" hay "không chính thức". Nếu liên hệ một chút
với khái niệm gọi là "toàn dân" thì trở nên phức tạp hơn nhiều. Lu ý là cái gọi

là "chính thức" - "không chính thức" không phải lúc nào cũng có thể phân
biệt rạch ròi. Thí dụ: những năm gần đây cách gọi "chồng thêm" đối với tiền
đô-la và vàng ngày một nhiều: cây, que, chỉ, vé, xanh, đô, tờ Theo nghiên
cứu của chúng tôi, những từ chồng thêm này không chỉ dùng trong giao tiếp
với phạm vi hạn hẹp của từ lóng, mà vợt lên trên đó, một số từ đã đợc sử dụng
trong giao tiếp rộng rãi và đi vào chính thức trong giao tiếp buôn bán hay trên
phơng tiện thông tin đại chúng (điển hình là từ chỉ, vé ).
b/ Tiếng lóng với tiếng nghề nghiệp.
Sự phân biệt giữa tiếng lóng và tiếng nghề nghiệp cũng là một vấn đề tỏ
ra rạch ròi ở mặt lí thuyết nhng ít rạch ròi ở xử lí thực tế. Định nghĩa về từ
jargon có ghi "từ kỹ thuật hay chuyên môn do một nhóm ngời riêng biệt dùng
6
và khó hiểu đối với ngời khác". Nh vậy từ nghề nghiệp giống với tiếng lóng ở
"một nhóm ngời riêng biệt dùng" và "khó hiểu đối với ngời khác".
Vậy chúng khác tiếng lóng ở đâu?

Trớc hết tiếng nghề nghiệp cũng thuộc phơng ngữ xã hội. Con ngời vì
mu sinh mà phải tìm nghề (bao gồm cả sự phân công của xã hội), học nghề và
làm nghề rồi lập nghiệp. Quá trình trở thành con ngời xã hội (sociel man) và
xã hội hoá con ngời. Cũng có thể nói là một quá trình "nghề nghiệp hoá". Đó
là quá trình nhận đợc tri thức và kỹ năng. Sự phân công xã hội ngày càng
nghiên ngặt thì xã hội càng hoàn chỉnh và con ngời theo hớng chuyên môn
hoá càng cao. Chính vì lẽ đó đã tạo nên những sự phân cách nhất định giữa
những ngời hoặc nhóm ngời làm nghề khác nhau thành những nhóm "xã hội -
nghề nghiệp" trong đó giao tiếp ngôn ngữ là một tiêu chí làm nên đặc trng và
cũng là dấu hiệu để phân biệt. Xét về mặt từ ngữ, nghề nghiệp là cơ sở để tạo
ra những "hệ thống từ ngữ nghề nghiệp riêng" và cùng với đó là hình thành
một phong cách ngôn ngữ có dấu ấn nghề nghiệp. Thí dụ, về từ ngữ nghề
nghiệp, bên cạnh những từ mang tính xã hội cao, tức là số đông có thể hiểu và
sử dụng đợc nh: điện, cầu chì, công tắc, tiếp thị là những từ có tính chuyên

môn cao mà chỉ có ngời làm nghề mới có thể hiểu đợc. Thậm chí, ở trình độ
chuyên môn sâu, rất nhiều thuật ngữ mà ngay cả ngời làm trong nghề ở trình
độ bình thờng cũng cảm thấy khó hiểu hoặc không thể hiểu đựoc nếu không
nghiên cứu hoặc giải thích đến nơi đến chốn nh: mảng thực, trình đích, lu độ,
vùng lựa, cửa sổ của tin học; tham thể, điệu vị, cặp thoại, diễn ngôn của
ngôn ngữ. Có thể xem từ ngữ nghề nghiệp nh nh là một "hệ mã" ghi nhận
thành quả tri thức và thành quả thực tế của con ngời trong một lĩnh vực nhất
định. Từ ngữ của một nghề bao giờ cũng gồm một từ ngữ chỉ công cụ (bào,
đục, ca, rìu, búa ); từ ngữ chỉ hành vi thực hiện (bào, đục, ca, đẽo, đập ) và
có thể bao gồm cã từ ngữ chỉ sản phẩm làm ra. Chất liệu phơng thức cấu tạo
từ của từ ngữ nghề nghiệp, nói chung giống nh các từ ngữ văn. Có khác chăng
chỉ là ở "nội dung ngữ nghĩa" chúng mang tải mà thôi. Về mặt phong cách,
yếu tố nghề nghiệp cũng góp phần tạo nên phong cách của từng nhóm nghề
khác nhau. Chúng ta thờng đợc nghe những nhận xét ngoài đời tuy dân dã,
vui nhng rất ngôn ngữ học kiểu nh "nói làu làu nh nhà báo", "nói mộc mạc
nh mấy ông bà nông dân", "nói chém to kho mặn nh công nhân", "nói trên
trời dới bể nh cánh nhà văn", "nói vòng vo nh mấy ông bà làm tổ chức" Đó
chính là cái thuật ngữ ngôn ngữ học xã hội gọi "sự phân tầng xã hội trong sử
dụng ngôn ngữ".
Nh vậy, tiếng lóng với tiếng nghề nghiệp có những khác nhau và rõ
ràng có thể phân biệt đợc. Tuy nhiên trong một số trờng hợp ranh giới giữa
chúng không thật dứt khoát. Sự không dứt khoát này muốn phân biệt chúng
nhiều khi phải nhờ đến những nhân tố ngoài ngôn ngữ nh luật pháp, quan
niệm xã hội
c/ Tiếng lóng với uyển ngữ.

Uyển ngữ (Euphemism) có nguồn gốc từ cách nói kiêng kị mà ngôn
ngữ kiêng kị lại đợc sinh ra từ taboo (tabu). Taboo thoạt đầu đợc xuất hiện
khi mà con ngời còn cha thể lý giải đợc các hiện tợng tự nhiên cũng nh sức
mạnh của tự nhiên. Dần dần từ taboo đợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực

7
nhân loại học, dân tộc học, xã hội học với t cách là một thuật ngữ chuyên
dùng để chỉ những hiện tợng xã hội đặc thù (mang tính kiêng kị?),
taboo bao gồm hai mặt: một mặt là các sự vật đợc tôn kính không cho
phếp sử dụng và mặt khác là các sự vật "đáng khinh bỉ" không đợc tuỳ tiện
tiếp xúc. Vì thế, cái gọi là taboo ngôn ngữ trên thực chất cũng có hai mặt:
một mặt là bái vật giáo ngôn ngữ và hai là các từ ngữ uyển ngữ hoặc các từ
ngữ chỉ tên gọi các sự vật, hành động "đáng khinh bỉ".

Uyển ngữ đợc nảy sinh trên cơ sở đó. Khi ngời ta không muốn nói ra
những tên gọi hoặc những động tác "kiêng kị" nhng lại không thể không nói
rõ những tên gọi hoặc động tác đó, thì đành phải sử dụng những từ ngữ "dễ
nghe" để "ngầm chỉ"; dùng ẩn dụ để ngầm chỉ những sự vật cảm thấy khó
gọi; dùng cách diễn đạt vòng vo để thể hiện những điều mà hai bên đều biết
nhng đều không muốn gọi thẳng ra.

Có thể diễn giải một cách ngắn gọn là: Uyển ngữ, bao gồm các từ ngữ
đợc dùng gián tiếp thay cho những từ ngữ chính xác hoặc trực diện với mục
đích làm cho cách diễn đạt mềm hơn, không gay gắt để tạo cảm giác vừa ý
hơn. Thí dụ:

-Một số bệnh nguy hiểm "nan y" cũng đợc sử dụng cách nói uyển ngữ
nh ung th: the big C; đau tim: dicky ticker; chỉ cái chết: pass a way, pop your
clogs; trong kinh doanh bị sa thải, thất nghiệp: letting them go, dehiring them.
(T liệu: Guide to British and American Culture,1999)
Có thể tìm thấy cách dùng uyển ngữ kiểu nh vừa nêu đợc thể hiện hết sức
phong phú trong tiếng Việt. Thí dụ: nói về "chết" có "hai năm mơi" , "khuất
núi", "về thăm tổ tiên", "mãn cảnh trần" (đối với ngời già), hay "đi", "chạy"
(đối với trẻ em) Rõ ràng uyển ngữ rất gần với lóng nhng không phải là
lóng. Cái khác nhau cơ bản chính là ở "phong cách" - đó chính là "cách nói

tránh", "cách nói vòng vo" để đem lại tính lịch sự, sự êm ái, giảm nhẹ đặc tr-
ng cần có ở uyển ngữ mà ở lóng có khi lại không cần đến điều này.
d/ Tiếng lóng với ẩn ngữ.
Nhằm thoát ra khỏi những rắc rối khó phân biệt giữa tiếng lóng với
tiếng nghề nghiệp, tiếng lóng với uyển ngữ, Da zhaoming (1998) đã dùng một
thuật ngữ tỏ ra khá mới gọi là "ẩn ngữ".

Theo tác giả ẩn ngữ là một loại "ám ngữ" mà một tập đoàn ngành nghề
hoặc một nhóm bí mật xã hội nào đó dùng để liên lạc nội bộ hoặc giao tiếp
với nhau nhằm bảo vệ lợi ích tạo ra.
Căn cứ vào tình hình sáng tạo và ngời sử dụng, tác giả đã chia ẩn ngữ
làm hai loại lớn là ẩn ngữ nghề nghiệp và ẩn ngữ giang hồ.
- ẩn ngữ nghề nghiệp là ẩn ngữ đợc sử dụng trong các tập đoàn nghề
nghiệp với công việc chính đáng. Thí dụ: ẩn ngữ thơng mại, ẩn ngữ nghề
mộc
8
- ẩn ngữ giang hồ là những ẩn ngữ thuộc về những công việc mà một
số xã hội cho là những chi phí chính đáng hoặc của một nhóm xã hội mà phản
tác dụng đối với xã hội. ẩn ngữ này còn có cách gọi là "hắc thoại".

Có thể thấy, cách phân loại trên cũng không rành mạch là bao bởi nó
phụ thuộc rất lớn vào quan niệm xã hội cũng nh luật pháp của từng quốc gia.
chính tác giả cũng đã thừa nhận, khái niệm công việc chính đáng hay không
chính đáng, phụ thuộc vào quan niệm của từng xã hội. Xã hội khác nhau có
tiêu chuẩn khác nhau. Cũng là điều dễ hiểu, ngôn ngữ là một hiện tợng xã hội
đặc biệt, và riêng với tiếng lóng là một hiện tợng xã hội đặc thù hơn mọi hiện
tợng xã hội khác của ngôn ngữ: ít ổn định và phụ thuộc nhiều nhất vào bối
cảnh xã hội. Vì thế, bên cạnh tiếng lóng thực sự (đích thực là tiếng lóng), còn
lại những từ ngữ lóng nằm giáp ranh giữa lóng - nghề nghiệp - biệt ngữ thì
phải căn cứ vào từng văn cảnh cụ thể để xử lý.

II/ Một số đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam.

A/ Tiếng lóng và từ ngữ lóng tiếng Việt.
Trong tiếng Việt sử dụng tiếng lóng và từ ngữ lóng (cũng vậy trong
tiếng Anh sử dụng slang và words). Từ đây có thể hiểu rằng khái niệm từ ngữ
lóng là vật liệu "của tiếng lóng". Còn tiếng lóng là "cách nói" tạo ra các phát
ngôn. Tuy nhiên, có phần giống với khái niệm tiếng địa phơng và từ địa ph-
ơng và từ địa phơng. Các phát ngôn lóng đều phải đợc xây dựng trên mô hình
câu của tiếng Việt và trong đó nói chung, từ ngữ lóng chỉ chiếm một bộ phận
chứ không phải là tất cả. Thí dụ:
- Anh đây công tử không vòm
Ngày mai kện rập biết mòm vào đâu. (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ, tr.16)
(vòm: nhà, nơi ở trú ẩn của bọn tội phạm; kện: hết; mòm: trông cậy

- Anh muốn đi tàu nhanh, tù chậm hay chỉ du lịch sơ sơ (Công an nhân
dân, 3/10/1996).
(tàu nhanh: quan hệ tình dục với gái mại dâm trong thời gian rất nhanh,
điều kiện vội vàng, thờng không phải trong phòng; tàu chậm: quan hệ tình
dục với gái mại dâm trong điều kiện có phòng, phòng và thoải mái về thời
gian; du lịch: có quan hệ tình ái với gái mại dâm nhng cha ở mức quan hệ tình
dục).
- Chi phí cho một phi vụ ở các dịch vụ phá bom này tuỳ thuộc vào mức
độ cấp thiết của vấn đề. Các y, bác sĩ ở đây có thể chém những nhát ngọt xớt
mà các thợng đế vẫn phải cời cảm ơn rối rít vì họ đã giúp mình gỡ đợc trái
bom hẹn giờ phát nổ (Tiền phong, 21-26/3/1996).
(phá bom: nạo thai , chém: với giá quá đắt, thợng đế: khách hàng,).
* Nh vậy, các phát ngôn lóng không có gì đặc biệt về cấu trúc, chỉ có
sự khó hiểu hoặc không hiểu nổi về nội dung do những từ lóng tham gia với t
cách là các "mã khoá" của phát ngôn. Khi tham gia cấu tạo phát ngữ, với sự
có mặt của các từ ngữ lóng, có thể nhiều có thể không nhiều, thậm chí chỉ là

một từ, cũng có thể làm cho ngời "ngoài cuộc" (không thuộc thành viên xã
9
hội nói thứ tiếng lóng đó hoặc cha thâm nhập vào xã hội đó) sẽ gặp khó khăn
rất lớn trong việc hiểu nghĩa của phát ngôn. Đó là:

1. Không hiểu gì về phát ngôn đó. Thí dụ: "Có tễ biếu không?"; "Bao
nhiêu thạnh" (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ, tr.75-76). (Tễ biếu: nhiều tiền, thạnh:
tiền).
2. Hiểu sai, tức là chỉ hiểu bằng nghĩa vốn có (nghĩa ngữ văn) của từ
ngữ đó mà không hiểu đợc nghĩa dùng lóng trong phát ngôn. Đây chính là
điểm mà gần đây, một số tờ báo nh "Tuổi trẻ cời" hay trong mục nụ cời, cời
vui ở một số báo, tạp chí đã khai thác. Thí dụ:
- Bố mẹ kính mến ! Dạo này con yếu lắm, bố mẹ ở nhà có xông xênh
không ? Nếu bố mẹ có nhiều đạn thì bắn cho con một ít nhé! (Hoa học trò,
31/12/1998).
(Yếu: khó khăn về kinh tế, cạn tiền, không có tiền; đạn: tiền; bắn: hút thuốc
phiện, chinh phục trong quan hệ nam nữ, cho hoặc tiêu tiền).
- Ngôi sao bóng đá Ronaldo đến nha sĩ để phẫu thuật lại hàng tiền đạo
của mình (Thể thao văn hoá, 19/4/1997). (Hàng tiền đạo: hàm răng bị vẩu).
B/ Từ lóng tiếng Việt nhìn từ đặc điểm tạo từ.
Có thể nêu ra một nhận định chung là từ ngữ lóng tiếng Việt đợc hình
thành trên cơ sở của vốn từ tiếng Việt. Tức là từ các vật liệu có sẵn và bằng
các phơng thức tạo từ vốn có để tạo nên những từ ngữ lóng.
Sẽ có tình trạng nh thế này:
- Có những từ ngữ lóng là "mới nguyên" nh: bỉ (ngời đàn bà), chôm (ăn
cắp), đơ (trạng thái thần kinh tỏ ra không bình thờng, chết, ngời nghiện ngập),
cản địa (ngăn cản, làm hạn chế đối phơng), thâm bo (ba bát), cộ (xe đạp), s a
(say), chuỗn (chạy đi nơi khác), phóng (đựơc tha)
- Có những từ đợc gọi là từ lóng là do cách gọi tách nghĩa lóng ra khỏi
từ đa nghĩa để gọi riêng cho nghĩa lóng ấy. Tức là nghĩa nghĩa lóng chỉ là một

nghĩa trong từ đa nghĩa đó mà thôi. Thí dụ: đạn tiền; phao tài liệu mang
giấu vào phòng thi để quay cóp, à ơi tán tỉnh, dụ dỗ, hàng gái mại dâm;
hê-rô-in; sia một nghìn đồng
Những từ lóng thờng thấy nhất là những từ lóng sử dụng ngay các đơn
vị từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới: nghĩa
lóng. Có thể coi đây là hình thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất của
tiếng Việt. Thí dụ áo tơi, áo khoác, áo ma, giày, mũ có nghĩa lóng là bao cao
su tránh thai; củ chuối, bã đậu, mít đặc, tóc vàng hoe, leng keng, chập mạch,
nóng lạnh, tây tây, đơ, chập cheng, chạm dây thần kinh, trơng ngáo, quỷnh,
gà công nghiệp có nghĩa bóng là không thông minh; bông hoa nhỏ, gà(gà
bám, gà bán, gà chiến, gà mái dầu, gà nòi), hàng (hàng chăn, hàng dội), nai
tơ, bò lạc, bớp chim lạ, nhạn, đợi, êch, ẻm có nghĩa bóng là gái mại
dâm ;viện (nhập viện, vào viện, xuất viện, ra viện, nằm viện) có nghĩa bóng
là nhà tù (vào tù, ra tù, ngồi tù).
10
Có thể nhận thấy, nói chung, giữa nghĩa ngữ văn với nghĩa lóng vẫn có
ít nhiều những mắt xích liên tởng ngữ nghĩa nhất định. Chẳng hạn nh: viện
(bệnh viện ) nghĩa là nơi ngời ta phải ở tạm thời để chữa bệnh do ốm đau đã
đợc nhóm xã hội trộm cắp gán cho nghĩa lóng và nh vậy trong các kết hợp nh
nhập viện, vào viện, xuất viện, ra viện, nằm viện thì các yếu tố nhập, vào,
xuất, ra, nằm vẫn giữ nguyên nghĩa.
Có thể thấy, theo cách cấu tạo này, nghĩa của từ lóng quan hệ với
nghĩa ngữ văn vốn có. Cho nên, có một điều lí thú là:
- Nghĩa của từ lóng trong nhiều trờng hợp, chẳng qua chỉ là sự chuyển
dịch thay đổi vị trí nghĩa cho nhau. Thí dụ, bệnh viện có nghĩa là nhà tù ,
trong khi đó nhà tù lại có nghĩa là gia đình . Nhng giữa chúng quan hệ theo
kiểu nào phụ thuộc vào sự liên tởng của ngời ngời sáng tạo - sử dụng
chúng .
- Cũng chính nhờ đó, các hành vi xấu lại đợc thăng hoa bằng những
ngôn từ đẹp. Thí dụ: rớc dâu ( rớc gái điếm về nhà ), dựng cờ (lấn đất ),

khách sạn hữu nghị (nơi mua bán hoạt động mãi dâm ).
- Đây cũng là lí do dẫn đến một số đặc điểm về đồng âm, đồng nghĩa,
đa nghĩa của tiếng lóng. Trên thực tế cho thấy, mỗi nhóm xã hội tự tạo ra cho
mình những từ ngữ lóng mang tính bí mật riêng của từng nhóm và do những
liên tởng khác nhau mà tạo nên những hiện tợng này.
Đồng âm - đa nghĩa:
Bò lạc: Nhóm xã hội mua bán dùng để chỉ gái mại dâm, còn nhóm xã
hội trộm cớp dùng để chỉ đại tá.
Ôm bom: Nhóm xã hội học sinh dùng để chỉ thí sinh mang tài liệu vào
phòng thi, còn nhóm xã hội trộm cớp dùng để chỉ lấy cắp đồ đạc.
Đi: Vốn là từ đa nghĩa nay lại đợc các nhóm xã hội cấp thêm ít nhất là
sáu nghĩa lóng mới: nhóm xã hội trộm cắp cấp các nghĩa (1) ngủ, (2) vào tù,
(3) ăn cắp, (4) chết; nhóm xã hội ăn chơi - trác táng cấp các nghĩa (5) say sỉn,
(6) quan hệ tình dục; nhóm xã hội tham ô, gian lận cấp thêm nghĩa (7) hối lộ.
Đồng nghĩa:
* Để chỉ đối t ợng của bọn trộm cắp - ng ời bị hại, có những từ, cụm từ
sau:
+ Khổ chủ: Nguời bị bọn ăn cớp, an cắp để ý (hoặc đã bị ăn cớp, ăn
cắp) (Tiếng lóng Việt Nam, NguyễnVăn Khang, 2001).
+Bạn hiền: Bạn hiền kia kìa, đến chào đi (Tiếng lóng Việt Nam,
NguyễnVăn Khang, 2001).
+Con mồi: Vậy mà chúng tôi đã tính sai, hôm đó không biết trời xui
đất khiến nh thế nào mà con mồi lại ngồi ở phía sau (An ninh thế giới,
3/10/1997). Điều đáng quan tâm là trong các vụ cớp nói trên, bọn cớp ít khi
xác định sai con mồi (Thanh niên, 8/9/2000).
11
+ Con nhạn: 1. Gái mại dâm, 2. Ngời bị bon trộm cớp để ý (Tiếng lóng
Việt Nam, NguyễnVăn Khang, 2001).
+ Con mòng: Thằng này mới vào nghề lớ ngớ, mấy con mòng gặp
phúc. Một thằng chuyên cản địa, ngăn cản tầm nhìn của con mòng (nạn

nhân) (Thanh niên, 28/7/1994).
* Để chỉ bọn trộm cắp có những từ, cụm từ sau:
+ Băng xách giỏ: Vô phúc ngời nào gặp đúng băng xách giỏ thì khó
mà bảo quản đợc(Tiếng lóng Việt Nam, Nguyễn Văn Khang, 2001).
+ Diễn viên: ở đây toàn cỡ diễn viên cả, còn hắn chỉ thuộc hàng em
út (Tiếng lóng Việt Nam, Nguyễn Văn Khang, 2001).
+ Hung thần bóng tối: Bọn cớp đêm (Tiếng lóng VN, NguyễnVăn
Khang, 2001).
+ Vạc ăn đêm: Bọn họ không khác loại vạc ăn đêm, chọn giờ phút
tĩnh lặng để thực hiện hành vi ám mụội (Công an thành phố Hồ Chí Minh,
29/6/1994).
+ Quái: Kẻ trộm cắp, ăn cắp, ăn trộm (Tiếng lóng VN, NguyễnVăn
Khang, 2001).
+ Đệ tử: Phúc bồ không thèm ra tay mà chuyên sử dụng đệ tử là
những tên đâm thuê chém mớn (Tiếng lóng Việt Nam, Nguyễn Văn Khang,
2001).
+ Tiểu yêu: Nhả xong làn khói thuốc phiện, T lập lờ nhìn thẳng lên
trần nhà,. nghĩ tới phiên chợ ngày mai thế nào mà chả có vài món tiền mà các
tiểu yêu (đàn em) của hắn sẽ hiếc (lận lng, móc túi) hay khai (cắt túi,
xẻo đẫy) đợc (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ, NXB văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1999).
+ Ma đạo cao thủ: Một số tài xế trắng thuê đợc các ma đạo cao
thủ nh Nguyễn Phú Vĩnh Hoà, P3, P.N, Rô-him, P3, Q3 vào cuộc với mã
tấu, làm trận thủ hùng càng thêm sợ (Công an TP Hồ Chí Minh, 19/1/1994)
* Để chỉ tiền đô la:
+ Tờ xanh 100 đô la: Khách đến chúc tết ông giám đốc, mừng tuổi
cậu con trai 5 tuổi của ông hẳn một tờ xanh (Tiền phong, số 3/1997).
+ Vé: (100 đô la): Nghe đâu có mấy vị mất toi cả chục vé, mà vẫn
phải ngậm bồ hòn (Thanh niên, số 6 / 1997 ); hoặc: Anh bạn tôi rút 2 vé đặt
cửa trên I-ta-li-a chấp nửa trái đáy nhé ( Giáo dục và thời đại, số 73)
* Để chỉ công an, cảnh sát:

+ Bò vàng: Dạo này bọn bò vàng dữ lắm (Tiếng lóng VN,
NguyễnVăn Khang, 2001).
+ Bồ câu (cảnh sát giao thông): Đúng lúc này hanhg loạt tiếng còi xe
inh ỏi báo động bồ câu xuất hiện (Công an TP, 30/7/1997).
+ Mo: Sự việc sơ sơ thế này, ngay sau khi cậu bị bắt, chẳng biết từ
nguồn tin nào, bọn Mo cũng nghi anh đã tham gia vào vụ vợt biên cùng cậu
(NXB Công an nhân dân 1997).
+ Con nhện xám (Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế): Bọn tộm phạm
căm thù Interpol truy lùng chúng khắp nơi. Chúng gọi tổ chức cảnh sát hình
sự quốc tế là Con nhện xám (Anh ninh thế giới, 24/10/1997).
+ Cớm, cớm chìm, cớm nổi: Bọn cớm không biết con là ai, ngay cả
khách hàng cũng không biết, chỉ biết biệt danh con là Thợ (Tiền phong, Xuân
Đinh Sửu).
12
+ Tây: Chúng mày biết không, lúc tao đi vật vờ ở ngoài hàng rào, thấy
hai nhân đi qua, chẳng hiểu ta hay tây (công an) thấy áo bạt sùm sụp
(Cuộc săn lùng trên các sàn nhảy, NXB Hà Nội, 2000)

a/ Từ hoá các yếu tố tạo từ:
Từ ngữ lóng đợc tạo ra bằng cách Từ hoá (làm cho trở thành từ, đợc
dùng nh một từ độc lập) những yếu tố từ vựng vốn không đợc dùng độc lập
trong tiếng Việt hiện đại. Cụ thể:
- Chúng đợc dùng độc lập là từ với nội dung ngữ nghĩa hoặc nhìn về
hình thức - nội dung rất đúng về kết hợp ngữ nghĩa - ngữ pháp: vi-ta-min T
trong thiếu vi-ta-min T = thiếu tiền ; vi-ta-min E trong thèm vi-ta-min E
= thèm đàn bà; vi-ta-min D trong thừa vi-ta-min D = kẻ háo sắc, dâm dục .
Trong khi đó, nhóm xã hội vợt biên lại gán cho tên một số nớc đã đợc rút gọn
trong sự kết hợp với một từ xng gọi rất phù hợp với cách đặt tên của ngời
Việt. Thí dụ: cô Loan (= Đài Loan); cô Hồng (= Hồng Kông); chú Thái (=
Thái Lan); bác Sinh (Sinh chứ không phải Xinh = Xinh-ga-po); bác Phi (=

Phi-líp-pin)
b/ Từ các đơn vị từ vựng n ớc ngoài:
Từ ngữ lóng đợc tạo ra bằng các đơn vị từ vựng nớc ngoài bằng cách
các đơn vị từ vựng nớc ngoài đợc Việt hoá cách đọc (cách viết). Thí dụ: gơ <
girl gái ; trẩu < zou (tiếng Hán, Bắc Kinh); đai < died chết ; xê cần hen
<second hand thứ phẩm, cũ dùng rồi xì căng đan < scandale vụ bê bối ;
xì tai < style phong cách
c/ Sử dụng tên riêng:
Sử dụng tên riêng, nhất là các tên riêng trong các tác phẩm văn học
nghệ thuật (tiểu thuyết, phim ảnh, bài hát ) để tạo từ ngữ lóng theo các cách
sau:
* Lấy tên nhân vật trong tác phẩm có một đặc điểm đặc thù để tạo từ
lóng có nội dung ngữ nghĩa chính là đặc điểm đặc thù đó. Thí dụ: Thị Nở để
chỉ ngời phụ nữ xấu xí; Chí Phèo để chỉ những kẻ gàn dở, bất cần đời; Chị
Dậu: để chỉ những ngời có cuộc sống nghèo khổ; Đời cô Lựu để chỉ những
ngời có cuộc sống bần cùng, khổ cực; Nhi-cô-lai để chỉ những cô gái trẻ đẹp;
Diễm xa để chỉ ngời yêu cũ hay mối tình đã qua
- Vì cuộc đời chị Dậu quá nên em mới lên Sài thành và vô đây!
- Làm việc gì bây giờ cũng phải Chí Phèo một chút mới xong!
- Lấy thằng ấy chỉ có mà đời cô Lựu thôi em ạ!
- Lâu có gặp Diễm xa không?
* Sử dụng tên riêng bao gồm cả nhân danh và địa danh, thờng là các
tên riêng quen thuộc và gán cho một nội dung ngữ nghĩa, mà nội dung ấy
không phải đâu xa lạ, chính là nghĩa ngữ văn vốn có của từ đó. Hay, nếu nhìn
từ một góc độ khác thì thấy lợi dụng hiện tợng đồng âm giữa từ ngữ văn và
tên riêng để tạo ra một kiểu nói lóng. Thí dụ:
13
- Cứ phải La Văn Cầu vào thì mới có hy vọng (cầu: cầu xin, nài nỉ).
- Hễ bà ta mở miệng ra là Nông Văn Rền! ( rền: rền rĩ, than vãn).
- Đừng Phan Đình Giót nữa! ( giót- rót: rót bia, rợu).

- Thằng ấy rậm râu lắm, nhớ phải Hải Phòng đấy! (phòng: đề phòng).
- Em này hơi bị Thủ lệ, nhng Hòn Gai lắm (lệ: đẹp; gai: gai góc, khó
gần).
- Em ơi! Yết Kiêu vừa vừa thôi! (kiêu: kiêu kỳ).
* Sử dụng tên gọi (thờng là đầu đề) các tác phẩm nh sách, phim
truyện để tạo từ lóng. Cách nói lóng theo nh hai cách trên. Thí dụ:
- Trên từng cây số với nàng cả buổi mà vẫn cha giải quyết đợc những
vấn đề cơ bản của triết học.
- Anh muốn Mẫn và tôi lắm!
* gán thêm họ cho các từ ngữ địa ph ơng: Trong không ít trờng hợp từ
ngữ lóng đợc tạo ra trên cơ sở các từ ngữ văn đợc gán thêm họ (thờng là Trần
văn). Thí dụ:
- Mau mau mà Trần văn chuồn! (chuồn thôi).
- Trần văn bia chứ! (uống bia chứ!)
Cũng là một đặc diểm thú vị cần đợc chú ý là, có một số từ ngữ
lóng mang nặng dấu ấn của phơng ngữ địa lý, tức là chúng đợc các nhóm xã
hội sử dụng tiếng địa phơng ở vùng đó để tạo từ lóng. Thí dụ: có thể thấy, yếu
tố phơng ngữ Nam bộ trong từ lóng: anh hai (bố); chị hai (mẹ); nhậu đặc sản
(quan hệ tình dục với gái mới hành nghề mại dâm)
C/ Từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ đặc điểm chức năng
1/ Nh đã nêu, tiếng lóng bao giờ cũng đi liền với nhóm xã hội cụ thể.
Nói cách khác, sự sinh tồn của tiếng lóng gắn liền với sự sinh tồn nhóm xã
hội sinh ra chúng, sử dụng chúng.
Nói chung, mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin
đã cố gắng tạo cho mình một thứ ngôn ngữ - tiếng lóng riêng. Nhờ đó mà
trong mỗi loại tiếng lóng đều chứa đựng đặc trng ngôn ngữ - văn hoá của
nhóm xã hội đó: nhóm xã hội nào thì sử dụng thứ tiếng lóng mang đặc trng
văn hoá - xã hội đó mà thể hiện ở chính những từ ngữ lóng. Thí dụ:
- Từ ngữ lóng của nhóm xã hội trộm c ớp là những từ ngữ có liên quan
đến trộm cớp: hành động ăn trộm, ăn cớp (mõi, cầm nhầm, chỉa, chôm chỉa,

ẵm, đua nóng, xó, mổ, xỉa, mua hàng, nhót, trói gà, bốc, tăm ); đồ vật , của
ăn cắp, ăn cớp (xế, xế nổ, xế câm, xế điếc, xế hộp, nàng áo đỏ, công chúa ngủ,
chàng kỵ sỹ, mồng ); các thành viên của nhóm xã hội trộm cớp đợc gọi theo
giới tính, tuổi đời, trình độ ăn cắp (bỉ, vỏ lõi, thằng bẻo, cò quay, tiểu sát tử,
quái, quái xế nổ, quái xế điếc, yêu, tiểu yêu, diễn viên, thuỷ quái, băng xách
giỏ, vạc ăn đêm ); đối tợng để chúng trấn lột, ăn cắp (bạn hiền, khổ chủ,
khứa, khứa bác học, chốt, con mòng, con nhạn ); đại diện cho pháp luật đợc
nhóm xã hội này gọi bằng các từ: thầy chùa, tây, cớm, cớm nổi, cớm chìm
và khi hành vi của chúng bị bắt, bị sa lới pháp luật: múm quả tớm, sa lới, tôm,
cất vó, bẫy, xé lẻ, lợm, thua nguội, ốp, thộp, xộ khám, dính trấu ; hành vi
14
trốn thoát để tránh bị pháp luật trừng trị: chém vè, tẩu, bùng, chuỗn, chuỗn t-
ơi, bẫm nút, lăn, lánh nạn, độn thổ, vọt
- Từ ngữ lóng của nhóm xã hội trác táng, mua bán dâm, đĩ điếm bao
gồm những từ ngữ liên quan đến mua bán dâm, quan hệ tình dục nh: quan hệ
tình dục (tiếp khách, lao động, nhậu đặc sản, quất, đi cày, tập thể dục ); gái
mại dâm (nai, móng đỏ, nai tơ, bò lạc, bông hoa nhỏ, hàng xịn); các kiểu hoạt
động tình dục (đi khách, đi dù ); nơi hoạt động mua bán dâm (ổ nhện, xới,
lầu xanh, động, bãi đáp ).
- Nhóm xã hội hút xách, nghiện ngập có các từ ngữ liên quan đến hút
xách nh: phê, vật, bi, nàng tiên trắng, nàng tiên nâu, bi đen, bi trắng, cớm
trắng
- Nhóm xã hội học trò có các từ ngữ lóng liên quan đến việc học tập và
lứa tuổi học trò nh: gian lận trong thi cử, kiểm tra (phô tô, quay phim, xào,
bắt dế, giấy bùa, cứu bồ, ruột mèo ); cảnh khó khăn nghèo túng và cách xin
tiền gia đình (đạn, hết xái, tạm trú kinh tế, học lụi, ở lụi ); đánh giá về trí
tuệ, tính tình (đơ, tây tây, chập, leng keng, củ chuối, bã đậu, ấm đầu, tanh,
tanh tởi, lạc bầy, nộp tiền ngu ); tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò (trồng
cây si, bám càng, đuôi ).
* Bằng cách khảo sát nh trên có thể thấy:

- Các nhóm xã hội hoạt động bất hợp pháp (phi pháp) thì đều có những
từ lóng mang chung nội dung để lập thành các nhóm đồng nghĩa nh dùng để
gọi nhà chức trách hay những ngời thi hành công vụ, cụ thể là công an (cớm,
tây, cá ); phơng tiện đi lại (chàng kỵ sỹ, xế nổ, xế điếc, công chúa ngủ, nàg
áo đỏ ); tiền, vàng bạc (ông già, tờ, xanh, đạn, viên thuốc bổ, xấp, mét, giạ
lúa, khoẻn, chỉ, cây, que ); bị bắt và vào tù (nằm ấp, bóc lịch, xé lịch, nhỉ
mát, gặp nạn, tôm, múm quả tớm, xộ khám ).
- Cùng thuộc về một loại nhóm xã hội, nhng ở các thời kỳ khác nhau đã
tạo ra và sử dụng tiếng lóng khác nhau. Chẳng hạn, tiếng lóng của nhóm xã
hội trộm cớp, đĩ điếm ở thời kỳ Nguyên Hồng viết trong Bỉ vỏ khác với tiếng
lóng của nhóm xã hội nh vậy ở thời kỳ sau này và hiện nay. Thí dụ so sánh
cùng nghĩa chung là ăn cắp trong Bỉ vỏ dùng: chạy vỏ, dựa nhẫu, mõi, hiếc,
lận lng hiện nay dùng: đua, gắp, bốc xoáy, bốc, vắt
- Cách nói lóng và từ ngữ lóng tiếng Việt từ trớc đến nay taapj trung
chủ yếu vào các nhóm xã hội hoạt động bất hợp pháp và trái với truyền thống,
đạo lý của ngời Việt. Đó là cờ bạc, hút sách (thuốc phiện, ma tuý), trộm cắp,
đĩ điếm, buôn gian bán lận. Có thể nói, cùng với sự tồn tại dai dẳng của các tệ
nạn xã hội này ở các mức độ khác nhau, các từ ngữ lóng và cách nói lóng của
các nhóm xã hội này cũng liên tục xuất hiện - tồn tại - tiêu vong theo chủ
nhân của chúng. Đây chính là thể hiện đặc trng lâm thời của tiếng lóng. Tuy
nhiên, trong số đó đã và sẽ có những từ lóng đi vào vốn từ chung (ngữ văn)
của tiếng Việt. Đáng chú ý là tiếng lóng của nhóm xã hội học sinh, sinh viên.
Mặc dù ở thời kỳ nào cũng có tiếng lóng của học sinh, sinh viên, nhng có lẽ
phát triển rầm rộ là vào những năm gần đây. Khác với tiếng lóng của các
nhóm xã hội trên mang tính bí mật, u ám, tiếng lóng của học sinh, sinh viên
dờng nh lấy yếu tố dí dỏm, vui đùa, trong đó có cả sự thông minh bất ngờ làm
15
cơ sở. Thí dụ: Phao là vật thả nổi trên mặt nớc để làm mục tiêu hoặc đơc
cho vật khác cùng nổi đã đợc dùng với nghĩa lóng tài liệu mang theo khi thi,
kiểm tra. Với sự liên tởng này, trong không ít trờng hợp, các thành viên trong

nhóm xã hội học trò đã tạo ra các từ ngữ lóng "gây ấn tợng mạnh", chẳng hạn
nh, đạn với nghĩa là "tiền" và theo đó là bắn với nghĩa là "cho hoặc tiêu";
đánh bóng mặt đ ờng với nghĩa là "lang thang trên đờng phố;" khẩu thần công
với nghĩa là "điếu cày" v.v Đời sống giới trẻ nói chung và học trò nói riêng
vốn rất tơi trẻ, trí tuệ và cũng rất nghịch ngợm vì thế tiếng lóng trong nhóm
xã hội này ngày đợc phát triển cũng là điều dễ hiểu. Chỉ cần tạo ra một chút
bí mật - chỉ một chút thôi, nhng cái cốt lõi là ở chỗ, họ là những ngời thích
"đổi mới ngay trong sử dụng ngôn ngữ", không thích dùng những từ ngữ "đã
mòn những đồng xu" (theo cách nói của Rephomaxki).
2. Đợc dùng trong một phạm vi hẹp (trong một nhóm xã hội cụ thể) và
mang tính khẩu ngữ, tiếng lóng luôn có những biến động: ở những nhóm xã
hội mang tính băng đảng thuộc xã hội đen thì sự biến động, thay đổi nhằm
đảo bảo tính an toàn, bí mật, còn ở giới trẻ tuổi học trò thì sự thay đổi chủ yếu
để "làm cho mới". Cùng với nhiều lý do khác nhữa mà tiếng nóng chỉ tồn tại
theo từng thời gian cụ thể. Đây chính là thể hiện đặc trng lâm thời của từ lóng
(cũng là một khó khăn cho việc xác lập một bảng từ ngữ lóng tơng đối đầy đủ
trong một thời gian dài). Tuy nhiên, trong số những từ ngữ lóng đã xuất hiện,
đã có không ít từ lóng đi vào vốn từ ngữ chung (ngữ văn) của tiếng Việt. Thí
dụ: ba hoa, lộ tẩy, nguội điện, cổ lỗ sĩ (Đỗ Hữu Châu, 1962). Có những ngời
đã từng đặt câu hỏi, phải chăng đất nớc Việt Nam trải qua hai cuộc chiến
tranh giữ nớc, giành độc lập lâu dài đã tác động đến ngôn ngữ tiếng Việt, làm
xuất hiện một hiện tợng sử dụng ngôn ngữ là: rất nhiều từ ngữ quân sự đợc sử
dụng trong đời sống, hàng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực tình yêu: mục tiêu,
tấn công, công phá, bắn gục, tiếp cận, áp sát (mục tiêu), đội hình, địch, ta,
hòa hình, chiến tranh, bom nổ chậm, v.v Nếu nhìn từ góc độ tiếng lòng thì
có thể đặt vấn đề rằng, phải chăng, những từ ngữ dùng trong lĩnh vực quân sự
nh trên đợc chuyển sang sử dụng trong "lĩnh vực tình yêu" đã phải trải qua
một giai đoạn trung gian là "lóng"; một sự liên tởng về mục tiêu trong quân
sự phải chiếm cho bằng đợc và mục tiêu trong tình yêu phải chinh phục cho
đợc? Nhìn rộng ra, không chỉ trong lĩnh vực tình yêu, các từ ngữ quân sự đợc

dùng trải khắp đời sống xã hội và nh vậy, tính chất "lóng" đã mờ nhạt, không
còn nữa. Nhng có lẽ, chúng đợc sử dụng ban đầu là với nghĩa lóng.
3. Tiếng lóng nói chung và từ ngữ lóng nói riêng, đợc ngời viết đa vào
tác phẩm của mình, chủ yếu dới dạng dẫn lại lời nói của nhân vật hoặc nhắc
lại nhằm "miêu tả hiện trờng". Điều đó cho thấy rằng, dù đợc xuất hiện trong
hình thức ngôn ngữ viết, nhng lóng vẫn chỉ là lóng ở dạng khẩu ngữ mà thôi
(thờng đợc để trong ngoặc kép " "). Có thể thấy, tiếng lóng xuất hiện trớc hết
và chủ yếu ở những bài báo phóng sự trên các tờ báo của ngành công an nh
báo Công an nhân dân và các tờ báo Công an ở các tỉnh, báo An ninh thủ đô,
An ninh thế giới cùng các tờ báo của các đoàn thể quần chúng xã hội nh báo
Thanh niên, báo Phụ nữ, trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết hình sự, trừ
tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyễn Hồng (có một lợng tiếng lóng dày đặc khi bản
thân tên của tiểu thuyết đã nói lên điều đó), các tiểu thuyết khác cũng có,
cũng chủ yếu là nhắc lại lời nhân vật, chiếm một tỷ lệ hết sức ít ỏi. Thực tế
16
cho thấy, sử dụng lợng tiếng lóng trong một bài báo nh một con dao hai lỡi:
nếu thích hợp sẽ làm cho giá trị của bài báo tăng lên, tác dụng tốt với đời
sống xã hội. Ngợc lại, sa vào miêu tả bằng cách dùng tràn lan các tiếng lóng
sẽ phản tác dụng. Đây cũng là mâu thuẫn đang đặt ra cho ngời cầm bút phải
xử lý: họ vừa muốn sử dụng phong cách ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp lại vừa muốn bản thân mình không phải là ngời vi phạm chuẩn
mực trong sử dụng ngôn ngữ. Thí dụ, trong một bài báo miêu tả băng tội
phạm thì nên đa lợng từ lóng bao nhiêu là vừa? Cũng vậy, thuật lại cảnh xô
xát, to tiếng có nhất thiết phải dùng các từ dung tục không? Khi thực hiện đề
tài ở một địa phơng nào đó, có nhất thiết phải đa thật nhiều từ ngữ địa phơng
nào đó, có nhất thiết phải đa thật nhiều từ ngữ địa phơng, các sử dụng, cách
nói địa phơng của vùng ấy v.v ? Thiết nghĩ, thực tế của cuộc sống đã làm
nảy sinh ra tiếng lóng trong đó có từ ngữ lòng thì việc sử dụng chúng là điều
tất nhiên. Nhng, không vì thế mà sử dụng tràn lan, lạm dụng nh là một ngón
nghề để gợi sự tò mò của ngời đọc.

4. Với t cách là biến thể trong sử dụng của phơng ngữ xã hội, tiếng
lóng nói chung và từ ngữ lóng tiếng Việt nói riêng chỉ đợc dùng giới hạn
trong nhóm xã hội khác nhau - mà trớc hết và chủ yếu là ở "các nhóm xã hội
đen". Cho nên, từ góc nhìn của "tiếng Việt toàn dân", tiếng lóng có một phạm
vì sử dụng hạn hẹp.
Ngoại trừ giao tiếp trong các nhóm xã hội, về nguyên tắc, cách nói
long, từ ngữ lóng của tiếng lóng trong quá trình "khẩu ngữ hóa" không sử
dụng ở phong cách giao tiếp chính thức. Tuy nhiên, trong một số trờng hợp
giao tiếp chính thức, ngời ta vẫn có thể sử dụng chúng nh là một "chiến lợc
giao tiếp" nhằm rút ngắn khoảng cách giữa những ngời tham gia giao tiếp
(tức, tạo bầu không khí "cởi mở" hơn). Thí dụ:
* Thủ trởng A:
- Tiến độ công việc của nghiên cứu sinh ở cơ quan ta nói chung là rất
chậm. Nếu cứ tiếp diễn nh thế này sẽ khó mà có thể có đợc một nửa số nghiên
cứu sinh bảo vệ đúng hạn đợc.
* Nghiên cứu sinh (và mọi ngời tham dự): im lặng không khí trầm và
căng thẳng.
* Thủ trởng A:
- Có lẽ là do các anh chị bận quá nhiều việc, cha tập trung, chứ (dừng
lại, cời và nhìn mọi ngời với ánh mắt rất cảm thôn và tiếp tục) chúng tôi biết ở
đây có những anh chị thời sinh viên thành tích học tập rất tanh
* (Hội trờng bắt đầu có tiếng cời và có tiếng trao qua đổi lại vui vẻ).
Nếu theo cách nhìn "hữu sinh tất hữu dỡng" thì tiếng lóng đợc các
nhóm xã hội sinh ra và đợc các thành viên trong nhóm xã hội đó sử dụng theo
cách: sinh ra và sử dụng, bỏ qua và bổ sung. Ngoại trừ những từ ngữ lóng bị
bỏ qua "phù du, không hệ thống, lẻ tẻ, xuất hiện rồi mất ngay" (Đỗ Hữu
Châu, 1981), không ít các từ ngữ lóng vì nhiều lý do đã đợc "xã hội hóa"
17
trong sử dụng. Mức độ xã hội hóa của chúng đến đâu hoàn toàn tùy thuộc vào
thái độ của xã hội đối với tiếng lóng nói chung cũng nh đối với những từ ngữ

lóng đang đợc "công khai hóa", "xã hội hóa" nói chung.
III/ Quan điểm nhìn nhận đối với tiếng lóng.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, "tiếng lóng" là một hiện tợng không lành
mạnh trong ngôn ngữ. Nó không làm giàu ngôn ngữ mà làm cho ngôn ngữ
thêm tối tăm. Nó chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và mất dần đi. Vì vậy,
chúng ta cơng quyết chống lại các hiện tợng không tốt đẹp này và gạt nó ra
khỏi ngôn ngữ văn hóa (Nguyễn Văn Tu, 1976, tr 123).
Quan điểm thứ hai cho rằng, đối với tiếng lóng "không lên án toàn bộ
song cũng không chấp nhận tất cả" (Trịnh Liễn, 1979). Trên cơ sở này, tác giả
đề nghị, cần chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực và bổ sung chúng vào
vốn từ chung của ngôn ngữ toàn dân. Trần Văn Chánh (1979) cũng cho rằng,
đối với những tiếng lóng đặt ra nhằm mục đích che đậy cái xấu thì nên bỏ
hẳn, trừ một vài trờng hợp cần thiết; đối với những từ không thuộc loại trên,
chúng ta dùng nó cũng giống nh dùng từ địa phơng, từ bình dân thông tục (tr
36). Cùng với quan điểm này, nhng ở một tầm nhìn bao quát hơn trong mối
quan hệ với toàn bộ các lớp từ của tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp
(1985) cho rằng, chỉ nên lên án những tiếng lóng "thô tục", còn những tiếng
lóng không thô tục, là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tợng nào đó
thì có thể đợc phổ biến dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các
tác phẩm văn học nghệ thuật, tiếng nóng đợc dùng làm một phơng tiện tu từ
học để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật (tr 320).
Với t cách là một loại hành vi của con ngời, hoạt động ngôn ngữ hay
nói một cách cụ thể, hoạt động của con ngời sử dụng ngôn ngữ diễn ra rất
sinh động và vô cùng phức tạp. Qua đó, những quá trình từ "ngôn ngữ" đến
"biến thể" (trong sử dụng) và từ biến thể trở về ngôn ngữ; từ lóng đến khẩu
ngữ rồi đến ngôn ngữ văn học và từ ngôn ngữ văn học đợc "lóng hóa" để
thành từ ngữ lóng, nói riêng là cả một quá trình vận động, điều tiết dới tác
động của hàng loạt các nhân tố ngôn ngữ - xã hội.
Quan điểm lại toàn bộ tiếng lóng tiếng Việt ra khỏi tiếng Việt toàn dân
ở thời điểm hiện nay là khó đợc chấp nhận. Thực ra, nếu chỉ nhìn thuần túy

trong sự "ác cảm" với cái tên "lóng" để nhằm bảo vệ sự trong sáng của ngôn
ngữ, ngời ta có quyền "lên án" sự xuất hiện cũng nh việc sử dụng từ ngữ lóng.
Nhng, từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, thì nh chúng tôi đã nêu ở trên, đã có
nhóm xã hội tất sẽ "ngôn ngữ của nhóm xã hội đó". Vấn đề còn lại là thái độ
lựa chọn ngôn ngữ của ngời sử dụng mà trong đó đóng vai trò quan trọng là
các ấn phẩm (nh báo chí, phim, kịch, truyện, tiểu thuyết) "Dùng lâu và
nhiều rồi sẽ thành quen", nếu một từ lóng, một cách nói lóng đợc sử dụng
rộng rãi, vốn tần số xuất hiện cao thì rất có khả năng trở thành đơn vị của từ
ngữ toàn dân (nói là "rất có khả năng" vì có thể chỉ đợc sử dụng "rộ" lên một
18
thời gian rồi mất hẳn). Định hớng cho việc có nên hay không sử dụng tiếng
lóng, mức độ sử dụng tiếng lóng không phải bằng biện pháp hành chính mà là
ở những ngời cầm bút. Với lợi thế về "giá trị tự bộc lộ" của tiếng lóng là "quá
đậm nét" (Đỗ Hữu Châu, tr 239), tiếng lóng chắc chắn vẫn là một phơng tiện
đặc biệt để sử dụng khi cần của ngời cầm bút cũng nh của một ngời khi giao
tiếp ngôn ngữ. Những ngời khác quan tâm đến tiếng lóng có thể vì mục đích
thởng thức hay giải trí cách nói đợc coi là "sành điệu" này. Còn chúng tôi tìm
đến tiếng lóng đơn giản là để thỏa mãn tính tò mò của mình về một cách nói
"kín", nhng thực tế thì "mở" một lối diễn đạt tởng nh thông tục, nhng lại rất
thông minh, dí dỏm và còn pha một chút châm biếm, hài hớc nhẹ nhàng mà
sâu sắc. Vì thế, phải chăng có nên xem giao tiếp bằng tiếng lóng là một loại
hình giao tiếp "subcultural"?./.
______________________

19

×