Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.71 KB, 87 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
-----------------------------------

phan thị minh ph-ợng

nâng cao đạo đức công vụ cho công chức
cấp huyện ở tỉnh thái nguyên hiện nay

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Triết học

Hà Nội - 2015


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
-----------------------------------

phan thị minh ph-ợng

nâng cao đạo đức công vụ cho công chức
cấp huyện ở tỉnh thái nguyên hiện nay

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Sỹ Phán

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Trần Sỹ Phán. Các số liệu, tài liệu trong luận
văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà nội, ngày... tháng ... năm 2015
Tác giả

Phan Thị Minh Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn ............................................................ 7
3.1. Mục đích .............................................................................................. 7
3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 7
4. Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu ................................................ 7
4.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 7
4.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
5.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 8
5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
6. Cái mới của luận văn ................................................................................. 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 8
8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 8

Chương 1: ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI
DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG
CHỨC CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................ 9
1.1. Công chức, công vụ, đạo đức công vụ, công chức cấp huyện Mấy vấ n đề lý luận....................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm công chức........................................................................ 9
1.1.2. Công chức cấp huyện ..................................................................... 10
1.1.3. Công vụ .......................................................................................... 11
1.1.4. Đạo đức công vụ ............................................................................ 15
1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức
cấp huyện ở Viêṭ Nam hiện nay ................................................................ 21


1.2.1. Nâng cao đạo đức công vụ giúp cho công chức cấp huyện hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao ................................................................... 21
1.2.2. Nâng cao đạo đức công vụ góp phần hoàn thiện nhân cách
người công chức, gia tăng sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân đối với
công chức.................................................................................................. 27
1.2.3. Nâng cao đạo đức công vụ góp phần đẩy lùi những hiện tượng tiêu
cực trong thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính với tổ chức,
công dân ................................................................................................... 31
1.3. Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viêṭ Nam
hiện nay – Một số nội dung cơ bản........................................................... 35
1.3.1. Nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tâ ̣n tụy với công việc cho công
chức cấp huyện ở Viê ̣t Nam hiện nay....................................................... 35
1.3.2. Nâng cao tinh thầ n tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân,
lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân ............... 41
1.3.3. Nâng cao ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ................ 45
1.3.4. Nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng
nghiệp trong thực thi công vụ .................................................................. 48
Chương 2: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC

CẤP HUYỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY- THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................................. 53
2.1. Thực trạng việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp
huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ......................................................... 53
2.1.1. Vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trịxã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở
tỉnh Thái Nguyên hiện nay ....................................................................... 54
2.1.2. Vai trò của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên trong việc
nâng cao đạo đức công vụ ........................................................................ 58


2.2. Một số giải pháp chủ yế u nhằm nâng cao đạo đức công vu ̣ cho
công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ................................ 63
2.2.1 Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức
chính trị- xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức
cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ................................................. 63
2.2.2 Đổi mới công tác cán bộ, góp phần nâng cao đạo đức công vụ
cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay .......................... 65
2.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ
của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay .......................... 67
2.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu của đội
ngũ công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong việc nâng cao đạo đức
công vụ ..................................................................................................... 70
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 76
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu , cấp bách của viê ̣c xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam được

Đa ̣i hô ̣i lầ n thứ XI của Đảng đề ra là phải : “ Nâng cao chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán
bô ̣, công chức cả về bản liñ h chiń h tri ̣, phẩ m chấ t đa ̣o đức , năng lực lañ h đa ̣o,
chỉ đạo, điề u hành, quản lý nhà nước …Xây dựng đội ngũ cán bộ , công chức
trong sa ̣ch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”1. [1, tr. 252]
Thực tiễn chỉ cho chúng ta thấ y rằ ng , cán bộ, công chức luôn luôn là
nhân tố quyế t đinh
̣ sự thành ba ̣i của cách ma ̣ng

. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng khẳng định rằng: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền
không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt.
Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của Đoàn thể thi hành
trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện
được. Người còn nhấn mạnh: Công việc thành hay thất bại đều do cán bộ tốt
hay kém. Vì vậy Đảng phải luôn luôn quan tâm đến công tác cán bộ, phải
“Nuôi dạy cán bộ”, phải “Trọng cán bộ”, trọng mỗi một người có ích cho
công việc chung của Đảng, của nhân dân, của dân tộc
Tiế p thu và vâ ̣n dụng tư tưởng Hồ Chí Minh , ttại Hội nghị lần thứ ba ,
Ban chấ p hành Trung ương Khóa VIII , Đảng ta đã khẳ ng đinh
̣ “là nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của
đất nước và chế độ”2.[2, tr.66]
Hiện nay, bên cạnh đa số cán bộ , công chức có ý thức rèn luyện , nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được
nhân dân tin tưởng, thì vẫn còn “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ
1

Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam, Văn kiê ̣n Đại hội lầ n thứ XI, Nxb CTQG 2011, tr. 252.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.66.
2

1


cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện
khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội,
thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,
lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”3[3, tr.22]
Vâ ̣y làm thế nào để có đươ ̣c đô ̣i ngũ cán bô ̣ công chức vừa giỏi về
nghiê ̣p vu ̣ vừa có phẩ m chấ t đa ̣o đức , đáp ứng yêu cầ u trong tiǹ h hiǹ h mới .
Đây là mô ̣t trong những vấ n đề lớn đã và đang đă ̣t ra đố i với nhiê ̣m vu ̣ xây
dựng nhà nước pháp quyề n xã hô ̣i chủ nghiã cũng như đố i với công tác xây
dựng Đảng ở nước ta hiê ̣n nay . Với ý nghiã đó tôi chọn đề tài “ Nâng cao đạo
đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” làm luận
văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tiếp tục
nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở mô ̣t điạ phương cu ̣ thể ,
đó là tỉnh Thái Nguyên nhằ m đáp ứng tốt hơn công cuộc đổi mới đ ất nước nói
chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng..
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Trong nhiều năm qua, vấn đề đạo đức nói chung, đạo đức công vụ nói
riêng đã có nhiều cá nhân và tập thể quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn Nguyễn
Chí Mỳ (chủ biên,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999): “Sự biến đổi của
thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới
cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”4[8]. Trong cuốn sách này tác giả đã đưa
ra một số khái niệm trung tâm như: đạo đức, thang giá trị đạo đức..v.v..Ngoài ra
tác giả còn tập trung làm rõ nguyên nhân của sự biến đổi thang giá trị đạo đức
trong đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay- trong đó có công chức.

Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn văn Phúc (đồng chủ biên), “Mấy vấn
đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” 5 [9], Nxb
3

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khóa XI. Nxb. Chính trị quốc gia 2012, tr.22

4

Nguyễn Chí Mỳ Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo
đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999
5
Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn văn Phúc Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003

2


Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Cuốn sách gồm nhiều bài viết liên quan
trực tiếp đến những vấn đề đạo đức trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta.
Trần Văn Phòng: “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ chính trị hiện
nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5/2003. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đạo đức
của người cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được
Hội nghị Trung ương ba, khóa VIII xác định, tác giả phân tích tiêu chuẩn thứ
nhất: Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và CNXH , phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước .Những luâ ̣n giải của tác g iả trong
bài viết này góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa , tầ m quan tro ̣ng của đa ̣o đức
trong cấ u trúc nhân cách người cán bô ̣, công chức nước ta hiê ̣n nay.
Tạp chí Triết học số 6/2002 có bài “Một số biểu hiện của sự biến đổi

giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp
khắc phục ” của tác giả Nguyễn Đình Tường . Theo tác giả bài viế t , mô ̣t trong
những nguyên nhân dẫn đế n sự biến đổi giá trị đạo đức ở nước ta hiê ̣n nay là
quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế tâ ̣p trung quan liêu sang
cơ chế kinh tế thi trươ
̣
̀ ng . Nguyên nhân khách quan này đã làm cho chúng ta
không lường hế t đươ ̣c sự tác đô ̣ng to lớn từ mă ̣t trái của cơ chế kinh tế mới

.

Do đó thang giá trị đạo đức xã hội nói chung (trong đó có cán bô ,̣ công chức)
có sự thay đổi, chuyể n dich.
̣ Thâ ̣m chí có lúc chuyể n dich
̣ theo hướng tiêu cực
ở không ít cán bộ, công chức nước ta.
Tạp chí Triết học , số 8/2011 có bài. “Thực trạng đạo đức của đội ngũ
cán bộ, Đảng viên nước ta hiện nay qua văn kiện Đại hội XI của Đảng” 6
[10]của Trần Sỹ Phán .Trên cơ sở các đánh giá, nhận định của Đảng ta về đạo
đức cán bộ, công chức thời gian qua, tác giả đã đi sâu phân tích ưu điểm cũng
6

Trầ n Sỹ Phán Thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ, Đảng viên nước ta hiện nay qua văn kiện Đại hội XI
của Đảng Tạp chí Triết học, số 8/2011

3


như hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ công chức nước
ta thời gian qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức

cho cán bộ, công chức nước ta hiện nay.
Năm 2011, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội có ấn hành cuốn “Tư tưởng
Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở Việt Nam hiện nay”, của Nguyễn Thế Kiệt. Cuốn sách trình bày một cách
cô đọng nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và chỉ ra sự cần thiết phải
nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ công chức nước ta theo tư tưởng đạo
đức của Người.
Năm 2012, tác giả Nguyễn Thế Kiệt tiế p tu ̣c giới thiê ̣u với ba ̣n đo ̣c
cuố n “Mấy vấn đề đạo đức học Mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”7 [12](Nxb, Chính trị Quốc gia).
Trong cuốn này, tác giả góp phần làm sâu sắc hơn những nguyên lý đạo đức
học Mác xít trên cơ sở đó chỉ ra yêu cầu xây đựng đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Tác giả Trần Sỹ Phán và Lâm Văn Đồng có bài “Quán triệt Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ,
đảng viên ở nước ta hiện nay” , đăng ở Tạp chí Lý luận chính trị và truyền
thông, số 7/2013. Trong bài viế t này , các tác giả đi sâu phân tích , làm sáng tỏ
yêu cầ u phải quán triệt sâu sắ c Nghị quyết Hội nghị lần thứ

4 (khóa XI) của

Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Có
như vâ ̣y cánbô ̣ , đảng viên, công chức mới có thể vươ ̣t qua đươ ̣c mô ̣t số rào
cản lớn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam , số 8/2013 có bài “Xây dựng nhân
cách cán bộ , Đảng viên ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Sỹ Phán

.

Trong bài viế t đó , tác giả làm rõ tính tất yếu phải xây dựng nhân cách c án bộ,

7

Nguyễn Thế Kiê ̣t Mấy vấn đề đạo đức học Mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay Nxb, Chính trị Quốc gia 2012

4


Đảng viên ở Việt Nam hiê ̣n nay , trong đó xây dựng nhân cách đa ̣o đức là yêu
cầ u có tin
́ h cố t lõi.
2.2. Những nghiên cứu liên quan đến công chức, đạo đức công vụ tuy
chưa nhiều, nhưng cũng có một số công trình đáng chú ý sau đây. Năm 2002,
nhà xuất bản Lao Động – xã hội ấn hành cuốn Đạo đức trong nền công vụ của
tác giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo. Với dung lượng
thích hợp, các tác giả bước đầu phần tích thực chất đạo đức trong nền công vụ
nước ta hiện nay là gì và làm thế nào để xây dựng đạo đức công vụ.
Năm 2004, Nxb Tư pháp có ấn hành cuố n : “Công vụ, công chức nhà
nước”8 [13]của tác giả Phạm Hồng Thái. Cuốn sách đề cập trực tiếp đến công
vụ, công chức. đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi thực hiện đề tài
luận văn.
Tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan (Chủ biên) cuốn “Nghiên cứu so sánh quy
định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam” 9 [14], Nxb Chính
trị quốc gia 2012. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích khi nghiên cứu đạo
đức công vụ nước qua tham chiếu với đạo đức công vụ một số nước trong khu
vực. Trong cuố n sách này , các tác giả có nêu lên quan niệm của mình về Đạo
đức công vụ (tr.16); về các quy tắ c ứng xử (tr.17-20) cũng như yêu cầu ohải
cụ thể hóa các quy tắc ứng xử (tr.86) v.v.
Trong luận án tiến sỹ Triết học với đề tài “Trách nhiệm công vụ và đạo
đức công chức ở nước ta hiện nay” (Viện Triết học- Học Viện Khoa học Xã

hội, 2012), tác giả Cao Minh Công đi sâu phân tích một số khái niệm công vụ
như: công vụ; đạo đức công chức; giải pháp để nâng cao đạo đức công vụ.v.v.
Theo tác giả luâ ̣n án , công vụ là toàn bộ hoạt động của công chức trong
quản lý xã hội theo chức năng được quy định trong pháp luật thực định nhằm

8
9

Phạm Hồng Thái Công vụ, công chức nhà nước Nxb Tư pháp 2004
Đỗ Thị Ngọc Lan (Chủ biên) Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia 2012.

5


mục đích phục vụ nhân dân, xã hội và nhà nước. còn đạo đức công chức “Là
khái niệm liên quan đến mức độ hài lòng của nhân dân về hành vi của công
chức trong thực thi công vụ trên cơ sở các định chế pháp lý ở mỗi giai đoạn
nhất định của của lịch sử. Đạo đức công chức là bộ phận đạo đức của người
công chức bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi xử sử
trong công vụ, nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sử của công chức
trong thực thi công vụ”.
Gầ n đây, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam , số 8(81)-2014 có bài “ Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đa ̣o đức công chức và phẩ m chấ t của người lañ h
đa ̣o”10 [15, tr.81], của tác giả Trương Quỳnh Hoa

. Theo tác giả bài viế t ,

những yêu cầ u về da ̣o đức của người công chức hiê ̣n nay ở nước ta là


: 1)

Tuyê ̣t đố i trung thành với sự nghiê ̣p cách ma ̣ng ; 2) Thành thạo công việc ; 3)
Phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân

; 4) dám phụ trách , dám quyết

đoán, dám chịu trách nhiệm v.v.
Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 10- 2014 có bài “ Một số vấn đề về đạo
đức công vu ̣ trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay” của Bùi Thi ̣Long . Trong bài viế t này ,
tác giả phân tích khá sâu thực trạng vấn đề đạo đức công vụ , trên cơ sở đó đề
xuấ t mô ̣t số giải pháp cơ bản nhằ m nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho cô ng chức
ở nước ta hiện nay.
Quan niê ̣m đa ̣o đức công vu ̣ của tác giả có nhiề u điể m hơ ̣p lý , có thể kế
thừa để triể n khai luâ ̣n văn này. Theo tác giả Bùi Thi ̣Long, “ đa ̣o đức công vu ̣
là đạo đức của cán bộ , công chức hoa ̣t đô ̣ ng trong liñ h vực công , phản ánh
những giá tri ̣đa ̣o đức và chuẩ n mực pháp lý , đươ ̣c thể hiê ̣n ở lương tâm và
trách nhiệm vì lợi ích chung , ý thức rõ về việc cần phải làm và mong muốn
đươ ̣c làm vì những lơ ̣i ích đó”11[16, ]
10

Trương Quỳnh Hoa Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức và phẩm chấ t của người lãnh đạo Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81)-2014
11
Bùi Thị Long “ Một số vấ n đề về đạo đức công vụ trong giai đoạn hiê ̣n nay” Tạp chí Lịch sử Đảng, số
tháng 10- 2014

6



Chúng ta có thể thấy rằng, những nghiên cứu về đạo đức, đạo đức công
chức, đạo đức công vụ được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, nhưng nghiên
cứu đạo đức công vụ cho đối tượng công chức nhất định, nhất là công chức
cấp huyện trên bình diện chung của cả nước cũng như ở một địa phương- nhất
là tỉnh miền núi như Thái Nguyên thì còn rấ t it́ . Chính vì lẽ đó, tác giả chọn
vấn đề Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay, làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về công
vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện, tác
giả phân tích thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở Thái
Nguyên hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo
đức công vụ cho đội ngũ này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích tầm quan trọng, nội dung của việc nâng cao đạo đức công vụ
cho công chức cấp huyện ở nước ta nói chung
, ở Thái Nguyên hiện nay nói riêng.
- Phân tích thực trạng đạo đức công vụ và nâng cao đa ̣o đức công vu ̣
của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho
công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện luận văn này tác giả dựa trên quan điểm triết học và đạo đức
học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ, đồng thời kế
thừa các kế t quả đa ̣t đươ ̣c của một số công trình khoa học đã được công bố có
liên quan trực tiếp đến nội dung mà đề tài luận văn đề cập.


7


4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

. Đặc biệt là

phương pháp đi từ cái chung đế n cái riêng ; cái tổng thể đến cái bộ phận .
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê,
điều tra xã hội học một số đơn vị cấp huyện trọng điểm ở Thái Nguyên... để
thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đạo đức công vụ của công chức cấp
huyện, bao gồm những công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà
nước, tổ chức chính trị- xã hội ở cấp huyện.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vị nghiên cứu của luận văn là vấn đề đạo đức công vụ của công
chức cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (nhưng tập trung ở đội ngũ
công chức cấp phòng và tương đương)
6. Cái mới của luận văn
Làm rõ thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở tỉnh
Thái Nguyên hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp mô ̣t phầ n vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên
quan đến công vụ, đạo đức công vụ, việc nâng cao đạo đức công vụ cho công

chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu cho những ai muốn tìm hiểu những gì có
liên quan đến công chức và đạo đức công vụ.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 02 chương, 05 tiết.

8


Chương 1
ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ
NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Công chức, công vụ, đạo đức công vụ , công chức cấp huyện Mấy vấ n đề lý luận
1.1.1. Khái niệm công chức
Theo khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ XII thông qua ngày 13
tháng 11 năm 2008 quy định: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan , đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vi ̣
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lâ ̣p của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung là đơn
vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật ”12 [17, tr.8-9]

Theo quy đinh
̣ này , khái niệm công chức ở nức ta hiện nay có nội hàm
tương đố i rô ̣ng, bao gồm cả những người làm việc trong cơ quan Đảng Cộng
sản, Văn phòng Chủ tịch nước , Văn phòng Quốc hội, cơ quan các tổ chức
chính trị- xã hội, trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân
dân, trong các đơn vị sự nghiệp công lập....
12

Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chur nghiã Viê ̣t Nam . Luật Cán bộ, Công chức, Nxb CTQG 2013, tr.8-9

9


Nhưng nế u nói mô ̣t cách

vắ n tắ t thì công chức được hiểu là những

người thực thi công vụ , là những người làm công cho nhà nước được nhà
nước trả lương để thực hiện chức năng , nhiê ̣m vụ của mình trên các mặt , các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật đi ̣nh.
1.1.2. Công chức cấp huyện
Theo nghiã chung nhấ t , công chức cấ p huyê ̣n là công dân Việt Nam,
được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp
công lập ), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với

công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì
lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.
Tuy nhiên theo Luật Công chức thì nội hàm của khái niệm công chức
cấp huyện tương đối rộng, trong luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến công
chức cấp huyện trong đơn vị hành chính của cấp huyện mà thôi.
Theo khoản 2, điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01
năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức trong cơ quan
hành chính ở cấp huyện bao gồm :
- Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và người làm việc trong văn
phòng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, huyện, chánh văn
phòng, phó chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân
dân quận huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân

10


- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ
quan chuyên môn thuộc về Ủy ban nhân dân.
Như vậy Luật công chức , Nghị định Nghị định số

06/2010/NĐ- CP

ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ đã đánh dấu một bước tiến mới
trong việc tách bạch giữa đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ
quan hành chính nhà nước với đội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp của nhà nước, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng,
hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

Có thể phân biệt công chức nhà nước và viên chức nhà nước khác nhau
như sau:
Công chức

Viên chức

- Công việc: Vận hành quyền lực - Công viê ̣c : Thực hiện chức năng
nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý

xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ

- Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển, - Hình thức : xét tuyển, ký hợp đồng
bổ nhiệm, có quyết định của cơ làm việc
quan nhà nước có thẩm quyền thuộc
biên chế
- Lương : lương, thưởng từ ngân - Lương: một phần lương từ ngân
sách nhà nước theo ngạch bậc

sách nhà nước , còn lại là nguồn thu
sự nghiệp

- Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, - Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp của
tổ chức chính trị - xã hội

các tổ chức xã hội

1.1.3. Công vụ
Công chức và công vụ có lịch sử khá lâu dài, nó bắt đầu từ các học
thuyết về tổ chức nhà nước, sau đó được nâng lên thành thiết chế dưới thời
của Hán Vũ Đế thuộc triều Hán vào khoảng thế kỷ thứ III TCN (206-220


11


CN). Đến thế kỷ thứ XVI thì hệ thống công chức bắt đầu hình thành và phát
triển ở châu Âu phong kiến.
Tại Hoa Kỳ viê ̣c tuyể n công chức có những quy đinh
̣ riêng và hế t sức
nghiêm ngă ̣t. Ngay từ đầ u vào , nước này đã hế t sức coi tro ̣nh chấ t lươ ̣ng . Từ
năm 1980 trở về trước các ứng viên công chức chỉ phải trải qua một kỳ thi
chung (kỳ thi hành chính sự nghiệp) nhưng sau đó chính phủ Mỹ quan tâm
đến việc tuyển dụng phi tập trung, tạo điều kiện cho các cơ quan tuyển dụng
theo nhu cầu của cơ quan đơn vị mình.
Ở Singapore: nước này với quan niệm công chức là chìa khóa của
thành công, nên đã rất coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài. Theo
một số thống kê năm 2010 thì nước này có hơn 114500 người làm việc trong
lĩnh vực công và chiếm khoảng 5,23% tổng số lao động, chính phủ nước này
đã trả lương rất cao cho đội ngũ này (có mức lương cao nhất thế giới)
Tại Trung Quốc, chính phủ nước này cũng rất chú trọng việc nâng cao
trình độ chính trị, năng lực, phẩm chất đa ̣o đức cho đội ngũ cán bộ, công chức
và coi đây là chiến lược thực hiện nhanh quá trình cải cách công vụ.
Ở Nhật Bản : Hình ảnh công chức được coi là biểu tưởng nổi bật của
đất nước này, công chức Nhật Bản có tác phong làm việc tập trung cao và thái
độ vô cùng nghiêm túc tạo hiệu quả trong công việc

, điều đó khiến cho họ

được đề cao so với nhiề u nước khác trên thế giới.
Công vụ là khái niệm mang tính lịch sử được sử dụng rộng rãi trong
hoạt động của nhà nước. Song cho đến nay việc hiểu và diễn đạt khái niệm

này trong các tài liệu còn rất khác nhau :
Từ góc độ chính trị: công vụ bao giờ cũng nhằm phục vụ một chế độ
chính trị nhất định. Trong lịch sử phát triển của loài người tương ứng với các
hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nhân loại đã trải qua nhiều chế độ công
vụ khác nhau, mỗi chế độ công vụ đó gắn liền với một chế độ xã hội phản ánh

12


và bảo vệ chế độ xã hội đã sinh ra nó . Do vâ ̣y chế độ công vụ bao giờ cũng
phục vụ lợi ích của một nhà nước, một giai cấp và mang bản chất giai cấp.
Từ góc độ hành chính : công vụ được hiểu là quy chế , nguyên tắc hoạt
động của cơ quan nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý xã

hội trên tất

cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội để bảo đảm kỷ cương, trật tự xã
hội, đưa đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước đến

nhân

dân, nhằm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hết lòng hết
sức phục vụ nhân dân.
Từ góc độ đạo đức : công vụ lại mang vai trò , mang trách nhiệm với
nhân dân . Bởi lẽ nền công vụ được hình thành và phát triển là nhờ vào sự
đóng thuế của nhân dân.
Trong cuốn “Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hòa Pháp” có
đoạn viết: Công vụ bao gồm toàn bộ những người được nhà nước hoặc công
đồng lãnh thổ (công xã , tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào một công việc thường
xuyên trong một công sở hay một công sở tự quản , kể cả bệnh viện và được

thực thụ vào một trong những ngạch của nền hành chính công. Những người
thuộc hệ thống công vụ này mang đầy đủ tư cách của một công chức 13.[20,
tr.4]
Các tác giả trong cuốn “Thuật ngữ hành chính” quan niê ̣m : Công vụ là
thuật ngữ được sử dụng để chỉ một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước (gắn với nhà nước hoặc nhân danh nhà nước) do các công chức, viên
chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước phục vụ lợi ích nhà nước xã hội14[21, tr.72]
Như vậy có nhiều quan điểm với các cấp độ khác nhau về công vụ,
nhưng xét đến cùng bản chất và mục tiêu của hoạt động công vu ̣ đều giống
13

14

Trường Hành chính Quốc gia- “Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hòa Pháp”. H.1994, tr.4
Viện nghiên cứu hành chính, học viện hành chính, “Thuật ngữ hành chính” Hà Nội 2009, tr 72

13


nhau, đều biểu hiện lao động đặc thù của công chức trong bộ máy nhà nước,
nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thi hành
pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân dân. Mục đích của
hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội.
Từ các ý kiế n trên , chúng tôi quan niệm rằng , công vu ̣ là hoạt động do
công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và
được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của công dân và xã hội.
Nội dung của hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng
nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời
thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

Chủ thể thực thi hoạt động công vụ là công chức
Hoạt động công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ được
phân công
Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên
Hoạt động công vụ không chỉ thuần túy mang tính quyền lực nhà nước,
mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập ( được
nhà nước ủy quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân, các hoạt động này
đều do công chức nhân danh nhà nước tiến hành nó bao gồm các hoạt động
nhân danh quyền lực và các hoạt động của các tổ chức nhà nước ủy quyền
Hoạt động công vụ chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến hiê ̣u quả, hiệu lực
quản lý của nhà nước, nó được điều hành bởi ý chí của nhà nước nhằm thực
hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhân dân và
gắn với quyền lực nhà nước nhân danh nhà nước
Ở nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì xây dựng nền công vụ hiệu
quả, chuyên nghiệp, trong sạch, phục vụ tốt nhất cho nhân dân là mục tiêu mà
chúng ta hướng tới, vì thế trong Chương trình sáng kiến phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam năm 2011 khẳng định: “Nền hành chính phục vụ là nền

14


hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,hiện đại, trong đó
đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất năng lực, các cơ quan nhà nước
hoạt động có hiệu lực. hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước. Nền hành chính phục vụ đóng vai trò phục vụ tốt nhất cho
nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân chứ không phải để hành dân, nói cách
khác, nhu cầu có một nền hành chính công với những công chức chuyên nghiệp
và tích cực phục vụ quần chúng nhân dân ngày càng trở nên quan trọng, bởi Việt
Nam đang chuyển sang một bước phát triển mới về kinh tế- chuyển từ quốc gia

có thu nhập thấp thành quốc gia có thu nhập trung bình”15 [22]
1.1.4. Đạo đức công vụ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức,
nhất là đạo đức của người cán bộ công chức cách mạng, năm 1947 Người viết
cuốn “ Sửa đổi lối làm việc” trong đó Người khẳng định đạo đức là cái gốc
của người cách mạng, Người nói: cũng như sông có nguồn thì mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn, cây có gốc, không có gốc thì cây héo, người
cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân.
Tiếp đó ngày 20/05/1950, Người ký Sắc lệnh 76/SL ban hành Quy chế
công chức, trong quy chế này vấn đề đạo đức công vụ đã được Người nói tới
trong điều 2 “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với
Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những
việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà
nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ”
Kế thừa những quan điểm đó của Hồ Chí Minh
, Hiến pháp 2013, tại khoản
2, điều 8 có quy định “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải
tôn tro ̣ng Nhân dân, tâ ̣n tu ̣y phu ̣c vu ̣ Nhân dân, liên hê ̣ chă ̣t chẽ với Nhân dân,
15

VACI- 2011- Vì một ngày mai không tham nhũng- www.thanhtra.gov.vn.

15


lắ ng nghe ý kiế n và chiụ sự giám sát của Nhân dân; kiên quyế t đấ u tranh chống
tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyề n”16 [18, tr.
11]. Tiếp đó trong pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 có quy định “Cán bộ
công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không

ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công
tác để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao, mặt khác nhà nước ta cũng quy
định cán bộ công chức phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi hành nhiệm vụ công vụ
theo đúng quy định pháp luật, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ mật thiết với nhân
dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú”
Trong điều kiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
và tiến hành cải cách hành chính nhà nước thì vai trò của đạo đức công vụ la ̣i
càng quan trọng , do đó nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện
chuẩn mực đạo đức pháp lý cho hành vi công chức trong hoạt động công vụ,
tuy chưa có đạo luật về đạo đức công vụ nhưng có luật cán bộ công chức,
pháp lệnh chống tham nhũng, pháp luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Người công chức có đạo đức là người thể hiện lương tâm và trách
nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về cái
cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó.
Ở bất cứ nghề nghiệp nào , lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải có những
chuẩn mực đạo đức nhất định , gọi là đạo đức nghề nghiệp , Ph.Ăngghen khi
phê phán tính chấ t trừu tươ ̣ng , chung chung trong ho ̣c th uyế t của Phoi -ơ-bắ c
về đa ̣o đức - mô ̣t ho ̣c thuyế t đa ̣o đức “ đươ ̣c go ̣t giũa cho thích hơ ̣p với mo ̣i
thời kỳ , mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế không bao giờ nó có thể
đem áp du ̣ng đươ ̣c ở đâu cả” đã đi đế n kế t luâ ̣ n: “ Trong thực tế , mỗi giai cáp

16

Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam , Hiế n pháp nước Cô ̣ng hoà xã hô ̣i chủ ngh ĩa Việt Nam, Nxb CTQG
2014, tr 11

16



và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình”

17

.[23, tr.425]

“Đa ̣o đức riêng” này chin
́ h là những nguyên tắc và chuẩn mực có tính đặc
trưng của nghề nghiệp đó , mà xã hội đòi hỏi những người hoa ̣ t đô ̣ng trong
lĩnh vực đó phải tuân theo.
Đạo đức công vụ theo đó cũng là một dạng đạo đức nghề nghiệp, là đạo
đức của người thực thi công vu .̣ Đó là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đức được người công chức dùng để điều chỉnh các mối quan hệ trong quá
trình thực thi nhiệm vụ công cũng như trong giao dịch hành chính.
Ở mức độ khái quát nhất , có thể hiểu đạo đức công vụ

là hệ thống

nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa đội ngũ
cán bộ, công chức với tổ chức, công dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ
công, trong giao dịch hành chính. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá
nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức công vụ khác với đạo đức thông thường ở chỗ:
Thứ nhất: chủ thể sáng tạo ra các quy tắc đạo đức công vụ là những cơ
quan nhà nước, tổ chức, những nhà hoạt động chính trị- xã hội, hoặc được hình
thành dần trong đời sống nhà nước bởi công chức và xã hội, do đó. một phần
đạo đức công vụ được thể chế hóa trong các văn bản của cơ quan nhà nước.
Thứ hai: Việc thực hiện các quy tắc đạo đức công vụ vừa mang tính tự
nguyện, tự giác vừa mang tính bắt buộc. Người vi phạm quy tắc đạo đức công
vụ có thể bị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó áp

dụng các biện pháp chế tài xử lý kỷ luật. Việc áp dụng các biện pháp chế tài
này là sự đánh giá chính thống của xã hội đối với người vi phạm các quy tắc
đạo đức công vụ. Ngoài ra, các quy tắc đạo đức công vụ còn mang tính xã
hội, do đó khi không thực hiện các quy tắc đạo đức công vụ người công chức
còn bị cô ̣ng đồng, cơ quan nhà nước, dư luận lên án.

17

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG 1995, tâ ̣p 21, tr.425

17


Đạo đức công vụ gắn liền với lương tâm nghề nghiệp, đó là biểu hiện
của sự tập trung nhất ý thức đạo đức, nó vừa là thước đo sự trưởng thành vừa
là thước đo cho năng lực của người công chức, từ đó biểu hiện ra ở hành vi
của người công chức trong việc thực hiện công việc của mình. Lương tâm
nghề nghiệp của công chức là ý thức được trách nhiệm đối với hành vi của
mình trong quan hệ nghề nghiệp với người khác, với xã hội và là sự tự phán
về các hoạt động của mình.
Đạo đức công vụ giúp cho công chức tin tưởng vào mình trong hoạt
động nghề nghiệp được đảm nhiệm, niềm tin đó đã thôi thúc người công chức
hướng tới cái đẹp, cái cao cả, từ bỏ cái xấu xa, nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi làm
cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Đạo đức công vụ không chỉ là sự đòi hỏi của cơ quan, đoàn thể, xã hội
đối với mỗi công chức mà còn là nhu cầu tiến bộ của mỗi người, vì thế có đạo
đức công chức người cán bộ công chức giải quyết một cách hài hòa lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể, lợi ích của đối tác, lợi ích của toàn xã hội, góp phần xây
dựng nền văn hóa công sở ngày một tiến bộ.
Thứ ba, đạo đức công vụ không tự nhiên mà có, mà có được là do rèn

luyện mới nên, người cán bộ công chức có đạo đức công vụ, luôn có ý thức
tôn trọng đạo đức nghề nghiệp là người luôn rèn luyện bền bỉ công phu về lý
tưởng XHCN, về lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, về lối sống
trong sạch, lành mạnh, cần cù, giản dị, chịu khó, có lòng nhân ái bao dung,
tình yêu thương con người và đồng loại , luôn quan tâm chia sẻ với người
khác, Nếu nghĩa vụ pháp lý là sự bắt buộc , thì nghĩa vụ đạo đức của đạo đức
công vụ lại chứa đựng nguồn gốc bên trong của mỗi chủ thể

, nghĩa là trong

trách nhiệm đã gắn với tình cảm, đó là sự thống nhất của quá trình nhận thức
và hành động thực tiễn của mỗi cá nhân.

18


Ngoài ra đạo đức công vụ còn thể hiện thông qua đạo đức cá nhân, đạo
đức với cơ quan, đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên,
cấp dưới, trong quan hệ với nhân dân và xã hội.
Tiêu chí để đánh giá đạo đức của người công chức có thể quy về mấ y
điể m chính sau đây:
Thứ nhất: chấp hành pháp luật, quy chế làm việc trong thi hành công vụ
là tiêu chí đầu tiên để đánh giá đạo đức công vụ của công chức, vì chính công
chức là người thực hiện, áp dụng pháp luật để đưa ra các quyết định quản ký
hành chính khác nhau. Vì vậy, có thể nói chấp hành pháp luật là thước đo đạo
đức công vụ, là tiêu chí hàng đầu và quan trọng nhất để đánh giá đạo đức
công vụ của công chức.
Thứ hai: hiệu quả thực thi công vụ của công chức. Công chức thực thi
công vụ được nhà nước trả lương từ ngân sách nhà nước, thực chất là từ tiền
thuế của nhân dân, do đó, hoạt động công vụ của họ phải mang lại hiệu quả

nhất định nhằm góp phần tạo ra những giá trị xã hội, hoặc đáp ứng yêu cầu
hợp pháp của nhân dân, cơ quan, tổ chức. Có thể nói hiệu quả hoạt động công
vụ cũng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đúc công vụ.
Thứ ba: quan hệ của công chức với đồng nghiệp. Trong hoạt động công
vụ hình thành nên những mối quan hệ giữa các công chức, từ đó hình thành
tình cảm, thái độ của họ với nhau trong công vụ. Công chức có đạo đức công
vụ tốt là người phải biết thiết lập quan hệ giữa với đồng nghiệp công vụ, phải
biết chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, họ không chỉ phải hoàn thành ngĩa vụ công
vụ mà còn phải biết giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ tư: quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên,.
Người lãnh đạo có đạo đức công vụ phải biết hướng dẫn cấp dưới trong công vụ,
tạo mọi điều kiện để cấp dưới hoàn thành nghĩa vụ nhiệm vụ công vụ, phải biết
nêu gương trong công vụ và trong sinh hoạt, tôn trọng ý kiến của cấp dưới, biết

19


×