Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Quan điểm sáng tác của HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.97 KB, 1 trang )

Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người còn là một nhà văn hóa lớn, danh nhân văn hóa thế
giới. Người am hiểu rất sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, điều này được thể hiện trực
tiếp trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người.
1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự
nghiệp cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã
hội. Văn chương trong thời đại cách mạng phải có chất thép.
2. Đối tượng thưởng thức của nền văn chương cách mạng là quảng đại quần chúng. Trước khi viết, Người
luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng thưởng thức), Viết cái gì (nội dung), Viết để làm
gì (mục đích viết), Viết như thế nào (cách viết).
3. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi tới tính chân thực của văn nghệ. Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt đi chất
thơ mộng, tăng thêm chất hiện thực. Phải miêu tả cho hay, cho chân thật cuộc sống mới, con người mới.
Người luôn chú ý tới hình thức biểu hiện của văn nghệ: phải diễn đạt giản dị, dễ hiểu, giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
Ngoài ra, Người luôn chú ý tới mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×