Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bình Con đường mùa đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.8 KB, 3 trang )

Con đường mùa đông
Puskin - 1826
Xuyên qua sương mù gợn sóng
Mặt trăng nhô ra
Trăng buồn bã dội ánh sáng.
Lên cánh đồng u buồn
Trên đường mùa đông buồn tẻ
Xe tam mã vun vút lao đi,
Lục lạc đơn điệu
Mệt mỏi rung lên
Có gì vang lên thân thiết
Trong các khúc hát ngân nga của xà ích
Khi thì niềm vui rộn rã
Khi thì nỗi buồn tâm tình…
Không một ánh lửa mái lều
Rừng sâu và tuyết… Ngược chiều tôi
Chỉ có cột sọc chỉ đường
Chạy tới…
Chán ngán, buồn qua,… ngày mai, Nhina
Ngày mai, quay về với em yêu
Tôi sẽ lặng người bên lò sưởi,
Ngắm em không chán mắt.
Kim đồng hồ tích tắc
Quay hết vòng đều đều của nó,
Và xua đám người tẻ ngắt
Nửa đêm, không rẽ chia ta.
Buồn quá Nhina đường tôi đi tẻ ngắt,
Bác xà ích lặng lẽ thiu thiu,
Tiếng lục lạc đơn điệu,
Mặt trăng mờ sương
(Bản dịch nghĩa)


Xuyên những làn sương gợn sóng
Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua,
Buồn rải ánh vàng lai láng
Lên cánh đồng buồn dăng xa
Trên đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi,
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Đều đều khắc khoải lòng quê.
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nỗi buồn nặng đìu hiu…
Không một mái lều, ánh lửa,
Tuyết trắng và rừng bao la…
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta.


Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…
Trở về với em ngày mai,
Nhina, bên lò lửa đỏ,
Ngắm em, ngắm mãi không thôi.
Kim đồng hồ kêu tích tắc
Xoay đi những vòng nhịp nhàng,
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm.
Sầu lắm, Nhina, đường xa vắng,
Ngủ quên bác xà ích lặng im,
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.

(Thúy Toàn dịch thơ)
Lời bình
“Con đường mùa đông” là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin, đã được phổ nhạc, trở thành ca khúc lưu
truyền rộng rãi. Puskin viết bài thơ này vào mùa đông năm 1826, khi ông còn bị quản thúc tại miền quê
Mikhailôpxcôiê, vùng quê ngoại thuộc tây Bắc Nga. Âm điệu trữ tình chủ đạo của bài thơ là âm điệu
buồn. Từ cảnh vật đến lòng người tỏa rộng và thấm sâu một nỗi buồn cô đơn.
Bốn khổ thơ đầu là một không gian nghệ thuật phủ mở một lớp sương mù bao la, mênh mông. Ánh trăng
dội ánh sáng xuống cánh đồng khi mặt trăng nhô ra, xuyên qua màn sương mù gợn sóng. Cảnh vật vắng
lặng, bao la và buồn man mác:
“Xuyên những làn sương gợn sóng
Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua,
Buồn rải ánh vàng lai láng
Lên cánh đồng buồn dăng xa”.
Cái nhìn mênh mang về màn sương mờ, ánh trăng mờ và cánh đồng mờ xa. Hình như nhà thơ đăm chiêu
cảm nhận cảnh vật trong sự mơ màng và xúc động. Nhìn xa rồi nhìn gần, nhân vật trữ tình lặng ngắm con
đường mùa đông vắng vẻ. Chỉ có một cỗ xe tam mã băng đi về phía trước, “xe vun vút lao đi”. Tiếng lục
lạc đơn điệu, mệt mỏi rung lên. Bao dặm đường xa đã vượt qua, người lữ hành không chỉ “buồn” mà còn
“mệt mỏi”. Tâm hồn như dịu lại trong tiếng hát “ngân nga” của người xà ích. Khúc hát vang lên “thân
thiết”, bài dân ca Nga lúc vui, lúc buồn như đang xoa dịu bao nỗi buồn trong lòng nhà thơ:
“Khi thì niềm vui rộn rã
Khi thì nỗi buồn tâm tình”…
Nhà thơ lấy âm thanh “vun vút” của chiếc xe lao đi, tiếng lục lạc, tiếng hát… để diễn tả cảnh vật và con
đường mùa đông giữa đêm khuya vô cùng vắng vẻ, mênh mông và buồn. Nỗi lòng của người lữ khách cô
đơn và buồn không kể xiết!
Cảnh vật càng trở nên cô quạnh. Chiếc xe tam mã, người lữ hành… như đang bị bao vây bởi “rừng sâu và
tuyết”. Chỉ có, chỉ thấy những cột cây số “hữu tình mà vô cảm” đang ngược chiều, chạy tới, không gian
đã trải rộng lại trải rộng thêm ra. Con đường mùa đông đã dài lại được kéo dài tưởng như vô tận. Bao phủ
cảnh vật là màu trắng của tuyết, màu đen sẫm của rừng. Cảnh sắc thiên nhiên mùa đông nước Nga được
miêu tả một cách tinh tế và chọn lọc nhằm tô đậm nỗi buồn cô đơn và lạnh lẽo của người lữ khách.
“Không một mái lều, ánh lửa,

Tuyết trắng và rừng bao la…
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta.”
Hai khổ thơ 5 và 6 nói lên tâm trạng nhớ thương của người lữ khách. Bài hát của người xà ích lúc vui lúc
buồn cũng không thể xoa dịu bao nỗi buồn cô đơn đầy ắp trong lòng chàng trai đang ngồi trên cỗ xe tam
mã lao vun vút trên con đường mùa đông giữa đêm khuya lạnh lẽo. Đó là hành trình đi cày của nhà thơ.
Con đường mùa đông xa lắc đầy tuyết còn mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi thử thách gian khổ mà
chàng trai quý tộc khao khát tự do đang nếm trải. Câu thơ: “Ôi đau buồn, ôi cô lẻ…” nói lên nỗi buồn cô
đơn của người đi đày. Nhưng không tuyệt vọng, không bi luỵ. Nhà thơ thầm gọi tên người yêu. Hy vọng
được trở về trong sum họp đầy hạnh phúc. Hai tiếng “ngày mai… ngày mai…” trong nguyên tác như một
điệp âm của khúc tâm tình xôn xao. Hy vọng được trở về gặp lại người yêu. Trong tuyết lạnh mà nghĩ về


lò lửa đỏ, mái ấm hạnh phúc gia đình, trong chia li mà nghĩ đến đoàn tụ, trong xa vắng mà hy vọng trở về
gặp Nhina - người yêu thương - đó là “nỗi buồn trong sáng” như lời nhận xét của nhà phê bình văn học
Biêlinxki.
Lòng người lữ hành dịu lại, man mác bâng khuâng:
“Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…
Trở về với em ngày mai,
Nhina, bên lò lửa đỏ,
Ngắm em, ngắm mãi không thôi.”
Rồi chàng chìm trong mộng tưởng. “Ngắm em không chán mắt… Nửa đêm, không rẽ chia ta”. Phải chăng
chiếc đồng hồ cổ và tiếng kêu “tích tắc” của nó như một kỷ vật nhắc nhở bao hoài niệm thương yêu?
Khổ thơ cuối bài diễn tả sâu hơn tâm trạng người lữ hành, từ mơ tưởng trở về thực tại, với con đường
mùa đông lạnh lẽo, con đường đi đày với nỗi buồn xa vắng cô đơn. Lại thì thầm nhắc tên người yêu để cố
xua đi một phần nào nỗi buồn cô đơn: “Buồn quá, Nhina, đường tôi đi tẻ ngắt…”. Bác xà ích đã thiu thiu
ngủ trong lặng lẽ. Con đường mùa đông càng về khuya càng trở nên vắng vẻ, hiện lên trong ánh trăng và
sương mở. Tiếng lục lạc đơn điệu vẫn rung lên như nhịp điệu của một bài ca buồn. Người lữ khách lặng
lẽ ngắm mặt trăng nhòe đi trong màn sương. Lấy tiếng lục lạc và mặt trăng mờ sương là 2 nét vẽ tài hoa
để tô đậm nỗi buồn cô đơn và sự vắng lặng của con đường mùa đông một đêm tuyết lạnh. Đây là khổ thơ

dịch hay nhất của Thúy Toàn:
“Sầu lắm, Nhina, đường xa vắng,
Ngủ quên bác xà ích lặng im,
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng”
Trong bài thơ “Con đường mùa đông” này, từ “buồn” xuất hiện với tần số rất cao. Có trăng buồn và cánh
đồng buồn. Có con đường mùa đông buồn tẻ và vắng lặng. Có tâm hồn chán ngán buồn… buồn quá, buồn
cô đơn. Có tiếng lục lạc đơn điệu buồn. Sự xuất hiện của những cột cây số, rừng sâu và tuyết… càng làm
cho nỗi buồn thêm phần cô đơn và lạnh lẽo.
Có điều, sự xuất hiện của bài dân ca Nga qua tiếng hát của xà ích và hình ảnh Nhina, cô gái Nga cùng với
ngọn lửa lò sưởi là những điểm tựa nâng đỡ tâm hồn người lữ khách một đêm trăng mờ sương trên con
đường mùa đông tuyết trắng. Chất trữ tình nồng nàn, chất thi vị đậm đà của bài thơ này được thể hiện một
cách tài hoa qua cảnh sắc và âm thanh ấy.
Con đường mùa đông là con đường lưu đày, là con đường li biệt. Người lữ hành - trong tâm tưởng - vẫn
mang theo hình ảnh người con gái Nga yêu thương, vẫn hy vọng ngày mai trở về, sum họp trong mái ấm
hạnh phúc. Cảm hứng đoàn tụ yêu thương và cảm hứng tự do tạo nên sắc điệu thẩm mĩ trong áng thơ
chứa chan thi vị này.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×