Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY KIẾN TRÚC HY LẠP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.95 MB, 21 trang )

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

3

Chương 5:

KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI
(Kiến trúc AEGEA 3000 - 1100 Tr.CN)
(Kiến trúc HY LẠP CHÍNH THỐNG 650 - 30 Tr.CN)
I. ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
1. ĐIẠ LÝ:
− Nằm bên bờ Điïa Trung Hải và biển Aegea, gồm trung tâm là chính quốc Hy Lạp và đảo Crete, các
hòn đảo nhỏ trong vònh Aegea. Ngoài ra đòa giới còn bao gồm cả toàn miền Nam bán đảo Balkan,
khu vực Tiểu Á, vùng ven biển Hắc Hải, xứ Italia, Sicily, Pháp, Tây Ban Nha và cả Ai cập.
− Với phạm vi xứ sở nói trên, đất nước cổ Hy lạp đã tiếp thu cả các tinh hoa của văn minh Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ba Tư.
− Điạ hình: có phong cảnh phong phú, các núi đá cho hình khối sắc sảo, bờ biển lại quanh co khúc
khuỷu đã ảnh hưởng đến một phong cách kiến trúc có đường nét dứt khoát và chính xác.
− Mặt khác, đất nước với nhiều núi non hiểm trở, ở biển khúc khuỷu đã chia cắt các bộ tộc. Hình
thành các thành bang riêng lẻ. Nổi bật là Athena và Sparta.
− Về điïa lý kinh tế cổ Hy Lạp có ít đất trồng trọt, đã phải phát triển hàng hải giao lưu. Tiếp thu
thành tựu của các nền văn minh lân cận.

2. KHÍ HẬU:
Ôn đới Đòa Trung Hải, Á nhiệt đới, ấm áp dễ chòu, trời trong xanh ánh sáng chan hòa, thuận lợi cho
khả năng biểu hiện hình khối kiến trúc.
Mặt khác, với khí hậu ấm áp. Dân chúng thường cảm thấy gắn bó với thiên nhiên và ưa các sinh hoạt
ngoài trời: tế lễ, diễn thuyết hội họp nơi công cộng, xem hát, kòch, thi đấu thể dục thể thao… đã làm
cho các Portic hành lang trống, đền thờ, nhà hát, sân vận động… mọc lên rất nhiều.
3. XÃ HỘI:



Là chế độ chiếm hữu nô lệ, với hình thức tổ chức khác nhau tại mỗi thành bang:
+ Thành Athena với chính thể “dân chủ chủ nô”.
+ Thành Sparta với chế độ “cộng hòa quý tộc” của các q tộc quân sự.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

4


Không có vua với những đặc quyền “Thần quyền và vương quyền bao trùm toàn dân kiểu
Pharaon Ai Cập”.
Engels đã cho rằng: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật
và khoa học Hy Lạp”. Nhưng về sau cũng chính chế độ nô lệ làm cho quốc gia Hy Lạp suy vong
khi sức lao động nô lệ đã trở nên lỗi thời.

4. TÔN GIÁO:


Đa thần giáo, không xem có một thần độc đoán làm chúa tể vũ trụ. Thần thoại chỉ là một
sự nhân cách hóa các hiện tượng xã hội và tự nhiên, mang tính chất nhân văn trong xã hội dân
chủ chủ nô của họ.
Prometheé đã cho rằng: “Con người không phải là một vật thể của trời tạo để làm rạng danh chúa
trời mà sinh ra có trí khôn kiềm chế được thiên nhiên”.



Thần thoại Hy Lạp: là sự phối hợp lý trí và hồn thơ, không phải chỉ do sự khiếp đảm tự
nhiên mà có. Theo tưởng tượng của người Hy Lạp (người La Mã lặp lại tương tự), các vò thần gồm:

THẦN THOẠI HI LẠP

THẦN THOẠI LA MÃ

ZEUS

: Thần tối cao (con của Cronus và Rhea)

JUPITER

HERA

: Vợ Zeus, thần cưới xin

JUNO

AROLLO

: Thần pháp luật, nghệ thuật

APOLLO

ATHENA

: Thần kiến thức, hiểu biết

MINERVA

POSEIDON


: Thần biển

NEPTUNE

DIONYSOS

: Thần rượu tiệc

BACCHUS

DIMETER

: Thần đất và nông nghiệp

CERES

ARTEMIS

: Thần mặt trăng, săn bắn

DIANA

HERNES

: Thần thương mại, giao liên

MERCURY

APHRODITE


: Thần sắc đẹp, tình yêu

VENUS

HEPHAETUS

: Thần lửa, nghề rèn, thủ công

VULCAN

ARES

: Thần chiến tranh

MARS

HELIOS

: Thần mặt trời

SOL

SELENE

: Thần mặt trăng

LUNA

………………
Thần thoại Hy Lạp rất phát triển và là đất nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp phát triển: Các bài hát ca

ngợi Apollon, Archilles… các đền thờ thần xuất hiện rất nhiều.


Tầng lớp tăng lữ Hy Lạp: không phải là một tầng lớp có đặc quyền, họ cũng sống một cuộc
sống bình thường.

5. NGHỆ THUẬT:
Cư dân tại đây có năng khiếu thẩm mỹ bẩm sinh, đặc biệt là trình độ thật cao. Họ đã đặt nền tảng
cho sự phát triển của nhiều ngành nghệ thuật Châu Âu sau này.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY


5

Điêu khắc: ban đầu sao chép Ai Cập cổ, hình người có dạng công thức, về sau sáng tạo tự
do và sinh động trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng giải phẫu và thiên nhiên. Đã xuất hiện nhiều tác
giả và tác phẩm bất hủ:
+ Pythagoras với tượng Aphrodite (Venus).
+ Phidias với đền Parthenon cùng các tác phẩm tượng Athena cao 12m, các phù điêu cao, trang
trí.
+ Miron với tượng người ném đóa.





Văn học: xuất hiện nhiều thần thoại, anh hùng ca, thơ ca trữ tình như Iliad và Odyssey (La
tin: Odyssea, Hy Lạp: Odysseia). Các vở bi kòch với các tác giả là Eschyle, Sophocle, Euripide… rất

phát triển kéo theo sự phát triển của các kòch trường ngoài trường. Hài kòch nổi tiếng là
Aristophane.
Triết học: đặt nền móng cho 2 trường phái Duy vật, Duy tâm ở châu Âu:
+ Duy vật với Heraclite (Hy Lạp: Heraclitus, 5 Tr.CN)
+ Duy tâm với Socrates (470 – 399 Tr.CN)

6. LỊCH SỬ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KIẾN TRÚC:
a) Thời kỳ Tiền Hy Lạp (PreHellenic 3000 – 1100 Tr.CN):
Còn gọi là thời kỳ Homer với các sự kiện:
+ Dân Aegea từ Tiểu Á tràn xuống dựng nước tại đảo Crete từ 3000 Tr.CN lấy Knossos làm thủ đô.
Đến năm 1600 – 1400 Tr.CN đã phát triển tuyệt đỉnh.
+ Dân Achaean (Dorius) đến xâm lược và tàn phá. Hy Lạp lui vào thời kỳ Trung cổ.
Kiến trúc thời kỳ này gọi chung là thời kỳ Aegea với 3 giai đoạn: Aegea, Crete và Mycenes.
b) Thời kỳ Hy Lạp chính thống (650 – 30 Tr.CN):
+ Khi bò dân Dorian tàn phá, Hi Lạp trải qua một thời kỳ đen tối mà lòch sử gọi là đêm dài Trung
cổ. Sau đó là sự hưng thònh trở lại với thời kỳ Hellen.
+ Dân Achean bò Dorian tấn công đã chạy sang Tiểu Á xây dựng các thành phố của mình với
thành Ionia nổi tiếng.
Ionia bò Ba Tư xâm lược. Chiến tranh Hi – Ba diễn ra với sự thất bại của Ba Tư. Các trận
Marathon, hải chiến Salamis (480 Tr.CN), trận Platea (479 Tr.CN) đánh thắng quân Ba tư đã
thúc đẩy sự phát triển của nhiều công trình kỷ niệm.
+ Pericles trò vì Hy Lạp (444 – 429 Tr.CN) với thời kỳ hoàng kim cho thành Athenai (Athens),
cũng là thời kỳ nghệ thuật đạt đỉnh cao với Phidias và đền Parthenon (447 – 432 Tr.CN).
+ Chiến tranh Peloponae (431 – 404 Tr.CN) giữa Sparta và Athena. Đất nước Hy Lạp kiệt quệ, sau
bò Macedonia xâm lược và thống nhất quốc gia năm 338 Tr.CN.
+ Macedonia suy tàn, Hy Lạp thành một tỉnh của La Mã (301 Tr.CN) song ảnh hưởng của văn hóa
Hy Lạp còn mãi mãi, có thể nói: “Không có Hy Lạp, không có châu Âu ngày nay”.
Các giai đoạn kiến trúc của thời kỳ Hy Lạp chính thống gồm:
+ Giai đoạn viễn cổ Archaic (thế kỷ VIII, VII, VI Tr.CN) với việc dân Dorian tràn xuống và đốt phá
đưa tới thời kỳ Trung cổ.

+ Giai đoạn cổ điển (thế kỷ V, IV Tr.CN) gọi là
Hellenic.
+ Giai đoạn Hy Lạp hóa (thế kỷ III, II, I) còn gọi là
Hellenistic với sự xâm lăng của Macedonia.
Quan trọng nhất là thời kỳ Hellenic, sau là
Hellenistic.

II. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC:
1. THỜI KỲ TIỀN HI-LẠP:
a) Giai đoạn Aegea:


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

6

Phát triển vào thiên niên kỷ thứ 3, gồm các đảo vùng biển, đang ở thời kỳ đồ đồng, không để lại
dấu tích cho đến ngày nay.
b) Giai đoạn Creta (hay còn gọi là giai đoạn vua Minos)
Hiện còn tồn tại dấu tích các cung điện với đặc điểm:
+ Xây cất có chiều sâu, có lầu với các cầu thang.
+ Mái bằng (mặc dầu lớp trên vì kèo gỗ), điều này làm cho dễ phối hợp không gian, các phòng
kế tiếp nhau với một số sân nhỏ, giếng lấy ánh sáng.
+ Có hệ thống cấp thoát nước bằng kênh.
+ Trang trí: tương đối nhiều, chủ yếu là sơn, các cánh cửa cung điện đều 2 cánh.
+ Kiến tạo: cột vi kèo gỗ mái bằng, lanh tô gỗ hay xây bằng đá tảng lớn không gọt đẽo (đá lớn
3m x 1m), ít dùng hồ liên kết. Nếu có là hồ đất sét. Tường dày có chỗ 18m, đục làm kho.

CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:
+ Cung vua Minos ở Knossos: xây năm (3000 – 1890 Tr.CN), sụp năm 1400 Tr.CN. Diện tích mỗi

bề khoảng 130m, ban đầu gồm nhiều công trình lẻ. Sau xây liền nhau, bao quanh một trung tâm
(55m x 30m). Phần lớn các công trình là 2 tầng, tầng trệt nhà thấp khoảng 2,7m. Cạnh sân trung
tâm là phòng ngai vua. Phía Tây dọc theo 1 hành lang dài là chợ, cửa tiệm buôn. Phía Đông Bắc là
nơi sinh hoạt công cộng. Cổng vào (propylae) được canh gác cẩn thận (phía Bắc), Phía Nam cũng
có propylae. Trong công trình còn có các kho chứa nhiều bình lọ lớn. Có khu vệ sinh, tắm, ống dẫn
nước bằng đất nung.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

MẶT BẰNG CUNG VUA MINOS TẠI KNOSSOS, ĐẢO CRETA.

TRONG CUNG SỬ DỤNG NHIỀU SƠN MÀU RỰC RỢ ( ĐIỆN TRIỀU KIẾN APANADA ).

7


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

8

PHỐI CẢNH LỐI LÊN ĐIỆN TRIỀU KIẾN CHO THẤY CÔNG TRÌNH CÓ LẦU

CỘT ĐẦU TO CHÂN NHỎ

PHỐI CẢNH TOÀN KHU CUNG VUA MINOS

+ Cung Phaestos nhỏ hơn, nhưng cùng thời với Knossos. Các cung này có những đặc điểm chung
như chia làm 2 phần rõ rệt:
• Phần tiếp khách, đối ngoại: Megaron.

• Phần sinh hoạt nội bộ hoàng gia.
c) Giai đoạn Mycenae:

+ Lâu thành Tiryns (1300 Tr.CN): là công trình tiêu biểu, đó là cung điện có công trình quân sự,
tường kiên cố bao quanh. Nền văn minh được chuyển lên bờ luôn bò hiểm họa xâm lược đe dọa nên
công trình mang tính phòng thủ .
Công trình được xây dựng trên đỉnh núi, tường dày 13m, những nơi có khoét kho hay điếm canh
dày tới 19m. Phần cung điện nằm nơi cao nhất cũng có Megaron và nơi triều kiến, có sân trong
lớn, từ đó phân phối về các phòng, các kho và khu tắm vệ sinh.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

9

Ngoài ra, còn có các hiên (terrace) thấp hơn với các công trình chính dành cho dân chúng tỵ nạn
khi có giao tranh.
Nói chung, kỹ thuật xây dựng và không gian có nhiều điểm giống ở Creta, nhưng đặc điểm nổi bật
là tính chất phòng thủ của các cung điện tại Mycenae nằm trên đất liền do luôn luôn phải đối phó
với sự xâm lăng từ phương Bắc.

+ Cổng sư tử tại Mycenae (1325 Tr.CN): là công trình tiêu biểu của lối xây đá tiền Hy Lạp. Cũng
như các trường hợp khác, cổng được xây cao hơn mặt đất một chút. Hai bên là 2 tảng đá dựng
thẳng đứng. Đôi một lanh tô nhòp khoảng 3,5m. chiều cao lanh tô chỗ cao nhất là 1m, dày 2,5m.
Phía trên các cổng ở đây thường chừa ra một mạng tam giác do kết quả của lối xây đá nhô dần ra
(cuốn giả). Mảng tam giác ở đây được trang trí bằng 2 con sư tử và một cột kiểu Mycenae có đầu
cột lớn và chân nhỏ.

+


Kho báu của Atreus tại Mycenae (1325 Tr.CN): còn gọi là lăng của Agamenon.
Kiến trúc gồm một vòm xây bởi 34 vòng đá xây rất khéo và tinh tế. Chiều cao vòm là 16m, đường
kính 14,5m có một ngách mở sang bên cạnh chính là phòng chôn cất.
Một con đường lộ thiên dẫn vào cửa lăng rộng 7m, dài 38m (tiếng Hi lạp gọi tên đường dẫn là
Dromos).


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

10

2. THỜI KỲ HY LẠP CHÍNH THỐNG:
Trong thời kỳ này nổi bật nhất là giai đoạn “cổ điển” hay còn gọi là giai đoạn Hellenic, ta nghiên cứu
chủ yếu giai đoạn này.
a. Giai đoạn cổ điển Hellenic (V, IV Tr.CN)
Các tài liệu nghiên cứu đi sâu còn chia ra:
• Cổ điển tiên kỳ (đầu thế kỷ V Tr.CN).
• Cổ điển thònh kỳ (nửa sau thế kỷ V Tr.CN).
• Cổ điển hậu kỳ (thế kỷ V Tr.CN).
Đặc điểm kiến trúc giai đoạn cổ điển Hellenic:
Xuất hiện loại hình kiến trúc công cộng: quảng trường tôn giáo (Acropole), quảng trường thương mại
(Agora), đền thờ, nhà hát, kòch trường, phòng nghò sự, sân vận động...


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

11

• Xử lý hình thức bên ngoài công trình đạt trình độ nghệ thuật cao:



Phân vò, đường nét, gờ chỉ hài hòa duyên dáng. Đó là thời kỳ của “cái đẹp và hài hòa”.



Biết vận dụng biện pháp hiệu chỉnh thò sai (optical correction), màu sắc, sáng tối.

• Sử dụng các hình thức cột: Doric, Ionic, Corinthien, về sau còn xuất hiện thức Cariathide hình cô
gái dâng hoa.
+ Thức Doric:
• Xuất hiện tại thành bang người Dorian, sau đó thònh hành tại bán đảo Peloponae, đảo
Sicilia.
• Vật liệu xây dựng là đá cẩm thạch vàng.
• Đặc điểm: thấp, nặng, vững chắc (đặt trực tiếp lên nền, không chân đế).
Nhà lý luận kiến trúc Pollio Marcus Vitruvius (thế kỷ I Tr.CN) cho rằng thức Doric tượng
trưng cho cái đẹp của đàn ông.
+ Thức Ionic:
• Thònh hành tại Ionia đầu tiên, sau sử dụng rộng rãi ở vùng AEGEA.
• Vật liệu xây dựng: cẩm thạch trắng lấy từ đảo Palos.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

12

• Đặc điểm: thanh thoát, mảnh dẻ, giàu trang trí hơn thức Doric, không đặt trực tiếp lên
nền nhà mà đặt trên đế cột.
Vitruvius cho rằng thức Doric tượng trưng cho cái đẹp của phụ nữ.
+ Thức Corinthien:
Mảnh mai như Ionic nhưng trang trí lại còn nhiều hơn. Đầu cột được trang trí bởi lá cây

Acanthus (phiên thảo) cách điệu. Theo truyền thuyết, một kiến trúc sư thăm mộ người yêu bò
chết yểu, để lại bó hoa và lá trên mộ và nghó ra ý đồ đầu cột có lá cây.

SO SÁNH THỨC CỘT HI LẠP VÀ THỨC CỘT LA MÃ (THEO TÁC GỈA SIR W. CHAMBERS)

• Kiến tạo: Chủ yếu sử dụng hệ dầm, tường cột với vật liệu xây dựng là tường cột bằng đá, vì kèo
gỗ, ngói đá. Nói chung đá thiên nhiên là vật liệu chủ yếu, có thể tìm thấy tại nhiều nơi trên đất
nước Hy Lạp.
Dạng kết cấu đá này có nguồn gốc từ cấu trúc gỗ thời xưa và có nhiều chi tiết này chỉ đóng vai
trò trang trí đã nhắc lại các bộ phận chức năng của kết cấu gỗ.
Vật liệu đá thiên nhiên đã cho kiến trúc cổ Hy Lạp một phong cách đẹp tựa điêu khắc. Tuy
nhiên về phát triển số lượng có hạn chế. Kiến trúc La Mã tiếp sau với sự xuất hiện của bê tông
núi lửa đã phát triển với qui mô rộng và lớn hơn nhiều.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

13

HỆ KIẾN TẠO KIẾN TRÚC HI LẠP VẪN LÀ: HỆ DẦM - CỘT

THỨC CỘT CARIATHIDE CÔ GÁI DÂNG HOA

LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU:
a) Đền thờ: là nơi sinh hoạt công cộng ngoài chức năng thờ cúng. Đặc điểm:
Có nấc thang (tam cấp) bao bọc xung quanh.





Chính điện quay về hướng Đông, mặt trời chiếu vào tán bàn thờ trong nhà (thể hiện tính
chất sinh hoạt ngoài trời).



Thường xây dựng thành quần thể ở vò trí cao nhất trong thành phố thành quảng trường tôn
giáo (gọi là Acropole) khác với quảng trường thương mại (gọi là Agora).
Thành phần chính trên mặt bằng gồm:





+

Pronaos (hiên vào).

+

Naos (chánh điện).

+

Opisthodomos (kho để đồ thờ cúng).

Phân loại: Thành 5 loại:
− 2 - 4 cột giữa hai vách: Inantis.
Nếu có cả hai đầu nhà: Amphinantis.
− Có hàng cột phía trước: Prostyle.
Có hàng cột ở hai đầu nhà: Amphiprostyle.

− Có 1 hàng cột xung quanh: Periptere.
Có 1 hàng cột và hàng bổ trụ xung quanh: Pseudoperipter.
− Có 2 hàng cột xung quanh: Dipter.
Có 2 hàng cột và hàng bổ trụ xung quanh: Pseudodipter.
− Mặt bằng hình tròn: Tholos.
Ngoài ra còn phụ thuộc số cột ở mặt tiền:
• Henostyle

1 cột

• Pentastyle

5 cột

• Enneastyle

9 cột

• Distyle

2-

• Hexastyle

6-

• Decastyle

10 -


• Tristyle

3-

• Heptastyle

7-

• Dodecastyle

11 -

• Tetrastyle

4-

• Octastyle

8-


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

14

Tên gọi ghép giữa dạng mặt bằng và số cột mặt tiền. Ví dụ: “Peripteral - Octastyle”.

VÍ DỤ VỀ CÁC DẠNG MẶT BẰNG VÀ CÁCH GỎI TÊN MẶT BẰNG ĐỀN THỜ HI LẠP CỔ ĐẠI
CÔNG TRINH TIÊU BIỂU:
+


Quần thể Acropole tại Athenai và điện Parthenon (447 B.C)
Xây thời vua Pericles, với kiến trúc sư là Ictinos và Calicrates, chủ trì là điêu khắc gia Phidias.
Toàn quần thể có tường bao bọc, nhưng bố cục tự do tùy theo đòa hình đồng thời có chú ý đến cảm
giác nghệ thuật do thứ tự xuất hiện của các công trình khi đoàn hành lễ hành trình lên núi tiến vào
quần thể.
Quần thể Acropole (Acropolis) này gồm các công trình:

+ Pinacotheque: nơi để tranh.
+ Tượng nữ thần Athena.
+ Nhà hát Dionysos (161 S.CN).


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

15

TOÀN CẢNH QUẦN THỂ ACROPOLIS ATHENAI

+ Odeion của Herodotus - Atticus (nhà hòa nhạc). Một hình thức nhà hát, nơi các nghệ só trình diễn
cho công chúng và thi lấy giải. Ngoài ra kết hợp sử dụng với nhà hát Dionysos làm nơi diễn tập.
+ Stoa: Các cửa tiệm buôn bán quay mặt tiền ra phía quảng trường thương mại Agora.
Song, đáng chú ý hơn là các công trình sau:
+ Propylae: Kiến trúc cổng vào. Tạm gọi là tiền môn.

MẶT BẰNG TỔNG THỂ MẶT CẮT ACROPOLIS ATHENAI

TIỀN MÔN :PROPYLAEA, NHÀ ĐỂ TRANH: PINACOTHECA VÀ ĐỂN NIKE

+ Đền Parthenon (447 - 432 Tr.CN) được xây dưới thời Pericles.

Đền kiểu Peripteral Octastyle, dài rộng: 30,98m x 69,54m. Mặt bên 17 cột, mặt tiền 8 cột, bao quanh
là 3 bậc nền theo kiểu điển hình, sử dụng thức Doric.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

16

Mặt bằng gồm: Pronaos, Naos (có tượng nữ thần Athena Parthenos bằng kim loại vàng và ngà voi lắp
ráp được), phòng Parthenon và Opisthodomos có lưới sắt bảo vệ. Tượng được chiếu sáng bởi lỗ cửa mái
và từ mặt trời chiếu qua hàng cột hướng Đông của Pronaos.
.

ĐỀN PARTHENON, MẶT BẰNG, MẶT CẮT , TƯNG NỮ THẦN ATHENAI VÀ CÁC CHI TIẾT

Công trình được trang trí bằng những bức phù điêu tuyệt tác của Phidias thể hiện cuộc tranh chống Ba Tư,
màu sắc quan trọng, tỷ lệ hài hòa. Đền Parthenon được coi là công trình đẹp nhất của thế giới cổ đại và lòch
sử thế giới nói chung


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

17

ĐỀN PARTHENON

+ Đền Nike xây (427 Tr. CN) để cổ vũ Athenai trong cuộc chiến tranh giữa 2 thành bang Athenai và
Sparta. Đền do kiến trúc sư Callicrates thiết kế xây theo kiểu Amphiprostyle Tetrastyle, gồm 4 cột
Ionic. Mặt bằng kích thước 5,44m x 8,27m. Mặt đứng cho thấy rõ 3 phần của thức Ionic. Công
trình có tượng nữ thần chiến thắng rất đẹp.


ĐỀN NIKE ( XEM MẶT BẰNG Ơ TRANG SAU)

THỨC CARIATHIDE TRÊN PORTICO CỦA ĐỀN ERECHTHEION

+ Đền Erechtheion (421 - 405 Tr.CN) do kiến trúc sư Minesicles thiết kế, mặt bằng tự do, có sử
dụng cửa sổ, có khán đài, xây bằng đá hoa cương. Đặc biệt sử dụng thức Cariathide dùng tượng
phụ nữ thay cho cột, rất hiếm trong kiến trúc Hy Lạp.
Giữa các công trình Parthenon, Nike, Erechtheion có sự bố cục với vò trí thích hợp không lấn át lẫn
nhau mặc dù có to có nhỏ.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

18

ĐỀN ERECHTHEION

Một số đền khác như:
Về thức Doric có:
• Đền Poseidon tại Paestum (460 Tr.CN) cổ xưa hơn, thô nặng hơn Parthenon.
• Đền Aphdia tại Aegina.
• Đền thờ Zeus tại Olympia (400 Tr.CN) của kiến trúc sư Libon.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

19

• Đền Theseion tại Athenai (449 - 444 BC).


Về thức Ionic có:


Đền Artemis ở Ephesus (356 Tr.CN) tráng lệ, xây dựng trên nền nhiều bậc.



Đền Athena Polias ở Priene (334 Tr.CN).

Về thức Corinthian có:


Đền kỷ niệm ca sỹ Lysicrates tại Athena (314 Tr.CN).

ĐỀN KỶ NIỆM CA SĨ LYSICRATES

DÃY TIỆM BUÔN: STOA

TƯNG NỮ THẦN ATHENAI TẠI PARTHENON

b) Nhà hát Kòch (Theatre):
♦ Mục đích công trình: không chỉ để giải trí mà còn để hành lễ tôn giáo.
♦ Vò trí xây dựng: thường dựa vào sườn núi đôi và xây lộ thiên.
♦ Thành phần:
• Khán đài (Cavea) gồm:


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY


20
+ Chỗ ngồi ở phía trên.
+ Đường đi lại ngang nằm giữa (Diazoma).
+ Chỗ ngồi ở phần dưới.
• Phần biểu diễn gồm:

+ Sân khấu (Skene) nhưng không phải là nơi biểu diễn.
+ Dàn nhạc (Orchestra) và là nơi biểu diễn. Nhiều hồi trong vở kòch thời đó là hát.
♦ Hình thể:
Là hình quạt tròn với phần khán đài chiếm quá một nửa vòng tròn không khép kín, diễn viên,
khán giả và thiên nhiên dễ dàng hòa hợp hơn so với thời La Mã sau này khi kòch phát triển cao.
Chú ý rằng do kinh tế còn yếu, nền dốc nhà hát kòch Hi Lạp phải lợi dụng nền dốc tự nhiên đề bố trí khán
đài
Công trình tiêu biểu : Nhà hát Kòch Epidaures có đường kính Rmax là 56m và các nhà hát khác.

NHÀ HÁT KỊCH EPIDAURES: MẶT BẰNG VÀ HÌNH CHỤP

NHÀ HÁT KỊCH TẠI PRIENE (TIỂU Á). CHÚ Ý SÂN KHẤU THỜI ĐÓ.

NHÀ HÁT KỊCH TẠI DELPHI

c) Công trình chiùnh trò, nghò trường:
Tại Hy Lạp cổ đại có nền dân chủ chủ nô, cộng hoà q tộc và dân tự do, vì vậy có nhu cầu hội
họp, nghò sự, bầu bán làm phát sinh nhiều công trình chính trò:
+ Ecclesiasterion: phòng họp rộng để bầu cử. Hình thức là một phòng lớn có nhiều cột, bình đồ
chữ nhật, ghế xếp đối diện song song để họp bầu cư.û
+ Bouleuterion: (xuất phát từ chữ Boule: Hội đồng) là nơi họp những người trúng cử.
+ Pnyx: họp công chúng và người ứng cử, xây các bậc cấp ở sườn đồi. Mặt đứng bán nguyệt chứa
18.000 người. Bán kính: 120m. Diễn đàn 10 x 10m. Là nơi hội họp thay cho Ecclesiasterion.



LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

21

BOULETERION TẠI MILETUS

ECCLASIASTERON CÓ PHÒNG HỌP HÌNH CHỮ NHẬT.

d) Công trình thể dục thể thao:

STADIUM

STADIUM TẠI ATHENAI (phục chế)

Gồm các loại công trình:
+ Stadium (sân vận động) có đường chạy và khán đài thường là hình móng ngựa dài. Tiêu biểu là
Stadium Olympia dài 180m.
Stadium tại Athenai chứa tới 60.000 chỗ ngồi, nền dốc dựa vào sườn dốc tự nhiên của thung lũng,
đươc Herodes Atticus phục hồi 1 lần và người ta tái phục chế 1896 trung thành với nguyên bản.
+ Hippodrome: trường đua ngựa, xe ngựa, tương tự như Stadium, nhưng dài hơn.
+ Palestra: thao trưòng, dạy đánh võ.
+ Gymnasium: trường dạy thể dục thể thao. Stadium dược tìm thấy tại một khu liên hợp TDTT dùng
từ thời tiên Hi lạp đến La Mã có các phòng chức năng quây quần quanh một sân tập hình vuông.


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

22


MỘT KHU LIÊN HP TDTT,

NGÔI NHÀ MÀU VÀNG LÀ GYMNASIUM: CÓ CÁC PHÒNG QUÂY QUẦN QUANH SÂN TẬP VÀ THI ĐẤU.

e) Nhà ở và cung điện:
Cung điện thời cổ Hy Lạp ít được chú ý tới. Người Hy Lạp chủ yếu sinh hoạt tại nơi công cộng và các đền
đài, vì vậy nhà ở cũng rất khiêm tốn.
Mặt bằng thường theo kiểu các phòng quây quần mở vào một sân nhỏ, các phòng còn lại ở phía Đông và
Tây.
Nhà kiểu 2 tầng thường thấy tại Olynthos, Macedonia (432 - 348 Tr.CN) và tại Priene (bán đảo Tiểu Á).
Công trình tiêu biểu:
Nhà số 33 tại Priene xây theo kiểu lấy bộ phận tiếp tân Megaron làm thành phần trung tâm, Megaron được
bố trí quay vào sân trong.

NHÀ Ở TẠI PRIENE CÓ LỐI VÀO BÊN PHẢI MẶT TIỀN DẨN VÀO PHÒNG TIẾP TÂN MEGARON QUAY MẶT VÀO SÂN TRONG


LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY
NHÀ Ở TẠI ATHENAI VÀO THẾ KỶ THỨ IV – V TRƯỚC CÔNG NGUYÊN

23



×