Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lịch sử văn học phương Tây qua cái nhìn của E. Auerbach potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.01 KB, 7 trang )

Lịch sử văn học phương
Tây qua cái nhìn của E.
Auerbach
Nhân khi viết về lịch sử và tính đa dạng các tộc người trong quan
niệm của ngành nhân chủng học, C.Lévi's Strauss có nêu một nhận xét về
những khoảng trống trong nghiên cứu: “một bản liệt kê nghiêm túc phải
dành những ô trắng cho chúng, và những ô trắng này có lẽ nhiều vô cùng
hơn những ô mà chúng ta có thể ghi vào đó một điều gì”
(1)
. Quá trình đọc
lịch sử giống như quá trình đi tìm hàm một chiều cho bảng mã các sự kiện
với hàng nghìn chi tiết bổ sung cho một thông tin, vô vàn thông tin quanh
một sự kiện tạo nên một hệ thông tin nhiễu. Điều cần làm là tìm ra giải pháp
về nguyên tắc cho những hàm một chiều lịch sử ấy. E. Auerbach qua
cuốn Mimésis: phương thức biểu hiện hiện thực trong văn học phương
Tây (Dargestellte Wirklichkeit in der abendländischen Literatur -1946) đã
thử nghiệm đi tìm hàm số một chiều của lịch sử văn xuôi phương Tây.
Chuyên luận nghiên cứu văn bản so sánh này được giới nghiên cứu
ngữ văn phương Tây đánh giá như một trong những cuốn sách phê bình
văn học kinh điển lớn nhất của thế kỷ XX. Tác giả Erich Auerbach
(2)
(1892-
1957) cùng với ba nhà nghiên cứu ngữ văn khác F. Gundolf (1881-1931),
E.Curtius (1886-1956), L. Spitzer (1887-1960) đã tạo nên nhóm các nhà
ngữ văn Đức, theo cách xếp loại của J.Y. Tadié
(3)
. Nhưng do tính chất bao
quát của công trình nghiên cứu này, cũng như những thao tác ngữ văn
được ông sử dụng mà các nhà nghiên cứu văn học so sánh lại xếp ông vào
trường phái của chính họ
(4).


Đặt tên cho chuyên luận Mimésis (mô phỏng/bắt chước) với phụ đề
“phương thức biểu hiện hiện thực trong văn học phương Tây” là cách để E.
Auerbach cắt nghĩa lại một thuật ngữ của nhà triết học Platon. “Nguồn gốc
cuộc tranh luận ở cuốn X tác phẩm Cộng hòa - khi Platon đặt mimésis ở
hàng thứ ba sau sự chân thực - và lời khẳng định của Dante trong
cuốn Thần khúc khi nêu lên hiện thực chân thực, trở thành điểm xuất phát
cho tôi”
(5)
. Theo Từ điển lịch sử chủ đề và chuyên ngành về các nền văn
học 2
(6)
thì Mimésis là thuật ngữ mang nghĩa biểu hiện, bắt chước, mô
phỏng có giá trị trong cả các lý thuyết tổ chức chính trị cũng như nghệ
thuật. Platon trong cuốn Cộng hòa phân biệt hai kiểu kể chuyện: truyện kể
“đơn giản” với truyện kể “theo lối mimésis” vì coi nghệ thuật là “sự bắt
chước của sự bắt chước”, bản sao của bản sao. Đối với Aristote
thì mimésis là một hành động thông báo cái gì đó về thế giới qua trung gian
trong việc xây dựng cốt truyện (muthos)
(7)
. Khái niệm này không nhằm phản
ánh lại thế giới tư tưởng mà là tái hiện các hành động (praxis) của con
người thông qua việc thiết lập một chuỗi các sự kiện. Tái hiện hành động
nên mimésis biểu hiện rõ nhất trong thể loại kịch
(8)
. Điểm tựa cơ bản của E.
Auerbach cho việc phê bình như vậy hẳn là mối quan hệ giữa sự kiện lịch
sử và tác phẩm văn học cho phép nghiên cứu của ông hướng về giá trị các
mẫu hình hiện thực của tác phẩm văn học trong việc biểu hiện văn chương.
Dựa trên nền tảng triết học Platon, 20 chương sách Mimésis lật lại
những chặng lớn của văn xuôi phương Tây và soi sáng mối quan hệ tương

hỗ tồn tại giữa các điều kiện xã hội, văn hóa, tư tưởng tạo nên các tác
phẩm và cách thức xử lý của hiện thực trong từng tác phẩm. Nhưng cuốn
sách có lẽ không nhằm viết hoàn chỉnh lịch sử văn học phương Tây vì
phạm vi quá rộng.
Ông lựa chọn khái niệm phong cách/bút pháp (style) làm điểm xuất
phát cho mình vì đa phần văn bản được phân tích (Kinh Thánh, Tacite,
Pétrone, Voltaire ) đều thuộc về thời kỳ văn sử triết bất phân. Thời Cổ đại
và Trung đại La Mã có truyền thống sử dụng các biện pháp tu từ cũng như
những quy tắc diễn đạt chặt chẽ tùy theo sự phân loại phong cách văn bản:
cao cả và thấp kém, bác học và bình dân, bi kịch và hài kịch, nghiêm trang
và cười cợt Chọn điểm xuất phát như thế, E. Auerbach đã mở rộng diện
quan sát của mình cả theo chiều dọc lịch sử lẫn chiều rộng của thời đại văn
bản được khảo sát. Chiều lịch đại đi suốt gần hai mươi thế kỷ vận động của
văn xuôi phương Tây, còn chiều đồng đại luôn có xu hướng so sánh những
văn bản đương thời để tìm ra những điểm chung như một nét khắc lịch sử.
Chẳng hạn, khi phân tích một đoạn văn của Voltaire, ông lập tức đưa ra một
loạt so sánh với các văn bản nhưNhững cuộc phiêu lưu của hiệp sĩ Des
Grieux và Manon Lescaut của tu sĩ Prévost, Hồi ký của công tước Louis de
Saint-Simon để chứng minh tính chất hùng biện nhưng phi hiện thực của
văn bản Voltaire cũng như xu hướng hiện thực hóa trong các văn bản kia
do sự xuất hiện của những chi tiết hàng ngày
(9)
.
Đó là thuận lợi mà cũng là thách thức đối với ông. Đi theo giả thuyết
về sự chi phối bền vững của quán tính truyền thống văn hóa đối với sự phát
triển hiện tại của các hiện tượng văn học, E. Auerbach phô bày vốn tri thức
ngữ văn và văn hóa Roman sâu rộng của mình. Ông cho biết, “phương
pháp ở đây là tôi để cho mình được một số chủ đề dẫn dắt, chúng dần hiện
ra trong tâm trí tôi và về phần mình là không hề có chủ ý, và để đối chiếu
chúng với một loạt các văn bản gần gũi với tôi, thường hiện diện trong các

bài giảng ngữ văn của tôi, phương pháp này đối với tôi tỏ ra rất hữu hiệu; vì
tôi tin rằng, nếu tôi đã biết rõ chúng, các chủ đề cơ bản ấy của lịch sử chủ
nghĩa hiện thực trong văn học nhất thiết phải tái xuất hiện trong bất kỳ văn
bản hiện thực chủ nghĩa nào”
(10)
. Cách làm như thế mang lại cho ông cái
nhìn lịch sử văn học không như những quãng đứt, những đột biến. Tất cả
các văn bản đều nằm trong một tiến trình vận động thống nhất chịu sự chi
phối tất yếu của những sự lựa chọn văn hóa ngay từ thuở ban đầu. Có lẽ
đấy cũng là một lý do giải thích tại sao mở đầu chuyên luận về văn học
Latin là trích đoạn sử thi Odyssée và kết thúc là trích đoạn Dạo chơi dưới
cây đèn biển của V. Woolf vì ông nhìn ra mối quan hệ về mặt thời gian:
“Trong văn bản của Homère, trữ tình ngoại đề gắn với vết sẹo mà bà nhũ
mẫu chạm tay vào và mặc dù thời điểm xảy ra sự động chạm này là thời
điểm của một cao trào kịch tính, thì cảnh cũng vẫn dẫn nhập một hiện tại
khác và sáng rõ, hiện tại ấy có thể có chức năng loại bỏ cao trào hay là làm
lãng quên đi trong chốc lát toàn bộ cảnh rửa chân. Trong đoạn văn của
Virginia Woolf thì ngược lại, không hề có dấu vết của cao trào; chẳng có gì
quan trọng xét từ cái nhìn kịch tính, đấy chỉ là việc đo chiều dài của một cái
tất”
(11)
. Kế đó là những so sánh mở rộng tới tác phẩm của M. Proust, J.
Joyce
Theo ông, “nhà viết sử, người khao khát xác định vị trí của một tác
phẩm trong một tiến trình lịch sử, phải cố gắng ở mức cao nhất để đạt tới
một cách hiểu đúng cái điều mà tác phẩm thông báo cho độc giả đương
thời”. Như vậy qua thao tác phân tích ngữ văn như một chất liệu cấu thành
nội dung, ông đòi hỏi người viết văn học sử phải hiểu được lý do chi phối
tác giả trong quá trình sáng tạo văn bản để có những điều vốn có thể là
những “nghịch lý” đối với người đọc hiện đại, nhưng là hợp lý với người

đương thời; cũng như là vị trí thực có của văn bản trong lịch sử. Mặc nhiên
vì thế ông đặt sự chọn lựa của mình vào những văn bản đã thành hình và
ổn định. Với cách làm ấy, ông cắt nghĩa sự tồn tại những trường đoạn trữ
tình ngoại đề tưởng như rất vô lý trong sử thi Odyssée như là một sự đồng
nhất quá khứ hiện tại trong tư duy người Hy Lạp cổ đại; ông khám phá
được những lý do của tỷ lệ bất thường trong tiểu thuyết Rabelais
(12)
. Đọc
tiểu thuyết của Cervantes, ông cho rằng Cervantes không đặt ra câu hỏi:
“Nhưng thế giới đó có thật sự là trật tự hay không?”. Vấn đề là, “trong ánh
sáng của sự điên rồ kiểu Don Quijote, vì được tham chiếu với sự điên rồ
này mà thế giới ấy tỏ ra rất trật tự và dù nếu có là trò chơi thì cũng không
thiếu đi sự vui vẻ” Đấy là một số trong nhiều ví dụ có thể được nhặt ra
một cách ngẫu nhiên từ tiểu luận của E. Auerbach. Vậy thì nếu coi nhà viết
văn học sử là người “trong khi nghiên cứu đối tượng của mình anh ta nhận
ra cái tư tưởng cơ bản xuyên suốt các trường hợp mà anh ta nghiên cứu,
nó biểu hiện trong các trường hợp đó và đưa chúng vào mối liên hệ với
những sự kiện của thế giới”
(13)
, thì chuyên luận mang tính so sánh này của
Auerbach quả là một cuốn sách khái lược lịch sử văn học phương Tây.
Chương đầu tiên Vết sẹo Ulysse so sánh hai văn bản tự sự cổ đại
là Odyssée và Kinh Thánh. Theo ông, đây là điểm xuất phát của phương
thức tự sự phương Tây. “Cả hai phong cách, bởi sự tương phản của
chúng, đã tạo nên những kiểu mẫu cơ bản: một phong cách miêu tả sự kiện
bằng cách thể hiện chúng ra ngoài, soi sáng tất cả chúng, liên kết chúng lại
mà không có sự đứt quãng; đó là một cách diễn đạt tự do và đầy đủ, không
mơ hồ, nó đặt tất cả mọi hiện tượng ở tiền cảnh, và để lại rất ít chỗ cho sự
phát triển lịch sử và con người; - còn phong cách kia nhấn mạnh một vài
yếu tố và đặt một số yếu tố khác nằm trong bóng tối; đó là một phong cách

trúc trắc, gợi ra điều không được diễn đạt, cái hậu cảnh, sự phức tạp, điều
bí hiểm, tham vọng thể hiện lịch sử phổ quát, nó nhấn mạnh tới sự tiến triển
lịch sử và khơi sâu cái huyền bí. Chắc chắn là chủ nghĩa hiện thực kiểu
Homère sẽ không thể trộn lẫn với chủ nghĩa hiện thực cổ đại-cổ điển nói
chung; bởi vì sự phân biệt các phong cách, điều chỉ diễn ra sau này, không
cho phép cái cao cả thống nhất với một lối miêu tả vô cùng chậm rãi của
cuộc sống hàng ngày nữa; mặt khác cuộc sống hàng ngày cũng không thể
tìm thấy vị trí trong bi kịch”. Như vậy, “chính câu chuyện về đức Ki tô, có sự
trộn lẫn căn bản giữa hiện thực hàng ngày với bi kịch cao cả, đã công kích
kịch liệt quy tắc cổ điển về các phong cách”
(14)
. Đây là lần vi phạm đầu tiên
của thể loại hư cấu đối với quy tắc phân biệt phong cách, và bản thân việc
đó đã ngầm báo hiệu rằng yếu tố hiện thực chủ nghĩa sẽ tiếp tục phát triển
sau này.
Trong suốt thời Trung đại cũng như thời Phục Hưng, theo ông đã tồn
tại một thứ “chủ nghĩa hiện thực” nghiêm ngặt được biểu hiện ở tất cả các
loại hình nghệ thuật qua những tình huống thường ngày nhất của hiện thực
trong khung cảnh nghiêm túc nhiều ý nghĩa. Chương Fortunata phân tích
một đoạn gồm những đối thoại bằng tiếng Latin thông tục trong tác
phẩmSatiricon
(15)
của Pétrone (?-65) được ông coi như tiểu thuyết đầu tiên
viết theo lối picaresque, qua trích đoạn nổi tiếng nhất còn lại đến ngày nay
là Bữa tiệc Trimalchion. Đồng thời, ông phân tích thêm một đoạn thuộc
quyển I chương XVI trong cuốn Biên niên sử của Tacite (55-120) và nhận ra
một nét đặc thù của những văn bản tôn giáo kiêm vai trò nghệ thuật thời kỳ
tiền Trung cổ: “Thế là cái mà người nghe và người đọc, hay thậm chí là
trong nghệ thuật tạo hình là người xem, cảm nhận được chính là một ấn
tượng có nội dung trực quan rất ít ỏi, mọi mối quan tâm đều được hướng

về hệ thống các ý nghĩa”
(16)
. Hệ thống các ý nghĩa ở đây đều là những biểu
tượng mang tính chất tôn giáo. Tiếp đó, khi phân tích một đoạn trong cuốn
sách của một sĩ quan cao cấp đồng thời là một nhà sử học thế kỷ IV
Ammien Marcellin, ông nhìn nhận rằng “yếu tố hiện thực với những màu
sắc bạo liệt, như chúng ta thấy, đã thâm nhập vào phong cách bác học của
Amien và phá hủy dần sự phân biệt có tính cách học đường giữa các
phong cách, nó cũng thâm nhập vào trong các trang viết của các tác giả Cơ
đốc giáo”
(17)
.
Viết về một truyện kể trong cuốn Lịch sử người Franc của linh
mục Grégoire de Tours, ông nói đến sự khác biệt về cơ bản giữa nhà văn-
nhà viết sử và nhà truyền giáo này với những người thời kỳ trước như
Ammien hay thánh August. Đó không phải là sự suy đồi của văn hóa hay
văn chương dưới con mắt những người chính thống, mà là một sự thức
tỉnh trước hiện thực cuộc sống lầm than và cũng rất bạo liệt của người dân
bình thường. Đề cập đến một tác phẩm tiêu biểu của văn học Pháp cuối
thời Trung cổ qua năm khổ thơ thuộc bản trường caRoland kể về việc
Ganelon thực hiện kế hoạch đã được thỏa thuận với Marsile để bán đứng
toàn bộ hậu đội quân Pháp có Roland trên đường trở về Pháp qua dãy
Pyrénées, E. Auerbach chỉ ra sự chia tách các phong cách trong thể loại
này là khó tránh khỏi, nhưng không vì thế mà tác phẩm chỉ được dành cho
giai tầng lớp trên. Phong cách anh hùng ca này có ảnh hưởng mạnh tới
đông đảo các tầng lớp dân chúng tới mức nó tiếp tục tồn tại đến tận thế kỷ
XIII với ấn tượng sâu sắc rằng “anh hùng ca chính là lịch sử, ít nhất là theo
cách mà bản hùng ca kể lại các sự kiện lịch sử đã thực sự diễn ra - bất kể
rằng nó đã đơn giản hóa hay xuyên tạc chúng - và theo cách các nhân vật
trình diễn để hoàn thành một chức năng lịch sử-chính trị”

(18)
. Những yếu tố
lịch sử chính trị này sẽ bị tiểu thuyết phong tình sau đó rời bỏ để đi đến một
mối quan hệ khác với thế giới khách quan của thực tế. Trong khi phân tích
đoạn thơ trích ra từ tiểu thuyết của Chrétien de Troyes, ông chỉ ra một
chuyển biến căn bản của phong cách văn bản. Tiến trình kể chuyện trở nên
thống nhất chứ không đứt mạch như trước. “Sức tỏa mạnh mẽ và lâu dài
của tiểu thuyết phong tình đã tác động lên chủ nghĩa hiện thực văn chương,
một ảnh hưởng vốn hạn chế, trước ngay cả khi lý thuyết cổ đại về các mức
độ phong cách khác nhau tác động theo cùng chiều hướng hạn chế; cuối
cùng thì cả hai ảnh hưởng hợp nhất thành khái niệm về phong cách cao cả
tỏa ra dần dần trong thời Phục Hưng”
(19)
.

×