Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

HỆ THỐNG điện 1 GIẢI đáp câu hỏi CHƯƠNG III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.36 KB, 25 trang )

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI
CHƯƠNG III
CBHD:TS. Trần Trung Tính

Bộ môn Kỹ Thuật Điện

SVTH: Nhóm 8
1.Thạch Hoàng Vũ

MSSV:1081089

2.Bùi Thị Ái

MSSV:1081090

3.Phạm Quốc Tiến

MSSV:1081149

4.Chu Văn Tùng

MSSV:1081157

5.Phạm Trung Lý

MSSV:1081124

6.Trần Minh Nhựt

MSSV:1081058



Câu 1: Cơ sở chọn dây dẫn khi thiết kế?







Cấp điện áp sử dụng
Dòng cực đại phải truyền tải
Chi phí đầu tư dây
Cách lắp đặt ( trên không hay cáp ngầm)
Nhiệt độ môi trường nơi lắp đặt


Câu 2: Tại sao đường dây 220kv trở lên lại
phân pha mà dưới thì không phân pha?
Đối với đường dây cao áp (từ 220kv trở lên) thì trường
điện từ sinh ra lớn xung quanh cáp. Nếu điện trường này đủ
lớn sẽ gây ra hiện tượng ion hóa vùng không khí đó, hiện
tượng này gọi là hiện tượng corona sẽ gây ra tổn thất trên
đường dây truyền tải, nhiễu radio và gây ồn. Nếu bán kính
dây dẫn lớn sẽ làm giảm từ trường sinh ra ung quanh bề mặt
dây dẫn.
Vì vậy trong thực tế, người ta dùng đường dây phân
pha cho hệ thống truyền tải cao áp nhằm làm tăng bán kính
dây dẫn.



Câu 3: Những hộ dân sống dưới đường dây
500kv khi lấy bút thử điện thử các vật dụng
thì thấy sáng, vì sao?
Nguyên nhân là vị trí nhà không đảm bảo
hành lang an toàn lưới điện cao áp, mà đường
dây tải điện gây ra điện trường rất lớn, làm xuất
hiện dòng điện cảm ứng trong dây dẫn và khiến
cho các vật bằng kim loại bị nhiễm điện.
Biện pháp khắc phục là nối đất các thiết bị,
hoặc dời nhà ra đúng hành lang an toàn theo tiêu
chuẩn hành lang an toàn


Câu 4: Khi phân pha thì khoảng cách
các dây là bao nhiêu?
Khi phân pha thì khoảng cách các dây liền nhau
là 50cm như hình


Câu 5: Tại sao dây dẫn có các lớp dây
quấn ngược chiều nhau?

Do đặc tính cơ của dây dẫn, do có nhiều sợi nhỏ liên
kết với nhau, nếu không xoắn các lớp của dây ngược
chiều với nhau mà chỉ xoắn 1 chiều thì dây sẽ dễ bị bung
ra nếu bị tác động của lực theo chiều ngược lại.
Quấn hình xoắn ốc làm thay đổi hướng, có thể làm
tăng chiều dài dây dẫn thêm 1-2% so với chiều dài thực
tế.



Câu 7: Từ thông móc vòng là gì và ảnh
hưởng đến đường dây như thế nào?
Tổng thông lượng cảm
ứng từ B qua một diện tích A
gọi là từ thông. Từ thông này
hình thành những vòng kín
bao bọc xung quanh dây dẫn
được gọi là từ thông móc
vòng.
Từ thông móc vòng trên đường dây sẽ gây ra hỗ cảm giữa
các dây pha với nhau làm sụt áp trên đường dây.


Câu 8: Đường 220kV có phân pha
không, cấp điện áp phân pha?
 Tùy vào cấp điện áp vận hành mà ta có thể tiến hành
phân pha hay không.
 Phân pha chủ yếu áp dụng cho đường dây 220kV trở lên
 Ý nghĩa của việc phân pha
 Giảm dòng điện rò.
 Giảm tổn thất vầng quang
Tăng bán kính dây dẫn
 Giảm hiện tượng hỗ cảm


Câu 9: Bán kính đẳng trị,
bán kính hình học

• Đối với đường dây không phân pha ta sử

dụng ta sử dụng bán kính đẳng trị.
• Đối với đường dây phân pha thi ta sử
dụng bán kính hình học.


Câu 10: Cấu tạo sứ? Lựa chọn sứ? Nhìn vào
chuỗi sứ có xác định được mức điện áp
không?
 Sứ được cấu tạo từ gốm sứ, thủy tinh hoặc
composite
 Các điều kiện lựa chọn và kiểm tra sứ:
 Điện áp định mức của sứ
 Dòng điện định mức của sứ
 Lực cho phép tác dụng lên đầu sứ
 Dòng điện ổn định nhiệt cho phép


Câu 10: Cấu tạo sứ? Lựa chọn sứ?
Nhìn vào chuỗi sứ có xác định được
mức điện áp không?
 Nhìn vào số lượng bát sứ trong chuỗi sứ ta có
thể xác định được cấp điện áp.
35kv chuỗi dùng 3-4 bát sứ
110kv chuỗi dùng 6-7 bát sứ
220kv chuỗi dùng 12-14 bát sứ
500kV chuỗi dùng 25 đến 26 bát sứ


Câu 11: Tại sao tính không đồng đều
của dây dẫn lại ảnh hưởng đến tổn thất

corona?
 Tính không đồng đều bề mặt dây dẫn ảnh hưởng
đến hiện tương corona là vì:
Khi bề mặt dây dẫn không đều sẽ có một số đỉnh
nhô lên tập trung điện tích nhiều. Khi nằm trong
môi trường có cường độ điện trường lớn thì sẽ
tăng khả năng ion hóa điện tích gây nên hiện
tượng corona


Câu 12: So sánh ưu, nhược điểm của
cáp trên không và cáp ngầm?
 Cáp trên không

 Cáp ngầm
 Cáp được bảo vệ tốt.

 Dễ thi công lắp đặt truyền
tải điện.
 Chống lại tác động của sét lên
hệ thống truyền tải điện.
 Dễ bảo trì, sửa chữa.
 Tổn thất đường dây giảm.
 Tiết kiệm dây khi truyền
tải đi xa.
 Đảm bảo vẻ mỹ quan trên
không (ở các thành phố lớn).
 Có điều kiện giải nhiệt
tốt.
 Giảm mức độ nguy hiểm.

 Giảm khả năng phóng điện.


Câu 12: So sánh ưu, nhược điểm của
cáp trên không và cáp ngầm?
 Cáp trên không

 Cáp ngầm

 Tổn thất trên đường
dây lớn.

 Khó thi công lắp đặt
và bảo trì sửa chữa.

 Vì hầu hết sử dụng cáp
trần nên cáp không được
bảo vệ tốt trước những tác
động của tự nhiên.

 Chi phí thi công cao.

 Dễ bị phóng điện khi
thời tiết ẩm ướp.

 Khả năng giải nhiệt
thấp nên phải sử dụng
cáp đặc biệt.



Câu 14. Điện dẫn gây ra tổn thất trên đường
dây. Khi phân pha gây ra tổn thất điện dẫn
tăng hay giảm?

 Điện dẫn: tổn thất do dòng điện rò dọc
theo chuổi cách điện, vầng quang điện.
 Khi đường dây truyền tải được phân pha
thì sẽ giảm tổn thất vầng quang, giảm điện
kháng, tăng khả năng tải đường dây.
 Do đó: khi phân pha tổn thất điện dẫn sẽ
giảm.


Câu 15: Chứng minh đảo pha dẫn đến
cân bằng điện kháng.


Câu 15: Chứng minh đảo pha dẫn đến
cân bằng điện kháng.
Theo hình vẽ các dây pha sẽ sinh ra tự cảm và hỗ cảm. Đây là
nguyên nhân gây ra điện kháng trên đường dây truyền tải.
Khi đảo pha thì khoảng cách giữa các dây sẽ tương ứng bằng
nhau. Khi đó:
- Lượng từ thông móc vòng giữa các dây sẽ bằng nhau.
- Dòng điện ia+ib+ic=0
Mà: Điện cảm thì quan hệ tuyến tính giữa từ thông móc vòng và
dòng điện. Do đó trên đường dây đảo pha lượng điện cảm sinh ra
như nhau.
Ngoài ra: Khi đảo pha hỗ cảm cũng sẽ tương ứng bằng nhau.
Vậy: Khi đảo pha sẽ làm cân bằng điện kháng.



Câu 16: Các phương pháp giảm tổn hao
điện năng trên đường dây truyền tải?
 Sử dụng cáp dẫn là loại dây gồm nhiều lớp dây, mỗi
lớp gồm nhiều dây quấn xoắn quanh lõi.
Sử dụng dây trần khi truyền tải điện trên không.

Phân pha đường dây đối với mạng lưới điện 220kV
trở lên.
 Đảo pha đối với đường dây từ 100km trở lên.


Câu 17: Đường dây dài thì đảo pha,
cách bao nhiêu thì đảo pha 1 lần?

• Trên lý thuyết thì đường dây dài quá 100Km
thì phải đảo pha 2 lần.Nếu dài hơn thì đảo pha
nhiều lần hơn


Câu 18: Tại sao khi tính toán điện trở
dây dẫn người ta lại chọn nhiệt độ 200c

• Như ta đã biết thì điện trở phụ thuộc vào nhiệt
độ, nếu nhiệt độ môi trường cao thì sẽ ảnh
hưởng tới kết quả đo, còn nhiệt độ quá thấp
thì không tốt cho cơ thể và chi phí duy trì nhiệt
độ thấp cao nên thông thường người ta chọn
nhiệt độ 200C làm nhiệt độ chuẩn cho phòng

thí nghiệm.


Câu 19: Tác hại của sụt áp và tổn thất
trên đường dây.
 Các thiết bị điện sẽ làm việc không ổn định.
 Tuổi thọ của các thiết bị giảm (có khi bị hư hỏng
ngay).
 Thất thoát về kinh tế.
 Gây nguy hiểm cho con người.
 Tiêu tốn nhiều năng lượng.
 Bị nhiễu điện từ, v.v…


Câu 20: Tại sao tổn thất dòng rò và
corona lại nhỏ hơn tổn thất nhiệt?

Tổn thất dòng rò và tổn thất corona chỉ xảy
ra khi gặp điền kiện phù hợp như bụi bẩn hoặc
không khí ẩm. Còn tổn thất nhiệt luôn xảy ra
khi có dòng đi qua dây. Vì vậy tổn thất trung
bình thì tổn thất nhiệt sẽ lớn hơn tổn thất rò và
corona


Câu 21: Khi nhìn vào hệ thống có 3 dây
khi kéo vào nhà có dây trung tính. Vậy
dây trung tính ở đâu ra?

Hệ thống 3 dây mà bạn thấy không phải là

3 pha mà là của 2 pha, do điện lực phân phối
pha theo khu vực nên sẽ chia pha này cho khu
này và pha kia cho khu khác nhưng dùng chung
cột nên hệ thống 3 dây đó là 2 dây pha và 1 dây
trung tính. Pha còn lại sẽ được phân phối khu
vực khác.


Câu 22: Hiện tượng vầng quang có tác
hại như thế nào?
Hiện tượng vầng quang có 3 tác hại sau:
 Tổn hao điện năng
 Khi xảy ra hiện tượng vầng quang thì không khí xung
quanh dây dẫn bị ion hóa mạnh và độ bền về điện của nó
coi như bị triệt tiêu, vùng không khí này coi như là dẫn
điện, điều này làm cho dây dẫn trở nên có điện trở lớn.
 Tạo ra hợp chất oxi hóa của nitơ và ozon có tác
dụng ăn mòn và phá hoại kim loại


Cảm ơn thầy và các bạn theo dõi!
Do kiến thức hạn chế nên có câu nào
không chính xác mong thầy và các bạn
thông cảm và góp ý!


×