Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

QUAN HỆ SÁCH PHONG VÀ TRIỀU CỐNG CỦA NHÀ LÝ VỚI TỐNG TRUNG HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.7 KB, 30 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA LỊCH SỬ


LÊ HOÀNG DUNG

QUAN HỆ SÁCH PHONG VÀ TRIỀU CỐNG CỦA NHÀ LÝ
VỚI TỐNG TRUNG HOA
TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH K36


2

Đà lạt, tháng 12 năm 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA LỊCH SỬ


QUAN HỆ SÁCH PHONG VÀ TRIỀU CỐNG CỦA
TRIỀU LÝ VỚI TỐNG “TRUNG HOA”

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH K36

GVHD : TS.NGUYỄN THU HỒNG
SVTH : Lê Hoàng Dung
MSSV: 1210928


Lớp

: LSK36


3

Đà Lạt, tháng 12/2014

MỤC LỤC
Trang


4

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU


5

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Có vị trí địa lý thuận lợi, giàu
tài nguyên thiên nhiên. Dân tộc Việt Nam có truyền thống dựng nước và giữ nước lâu
đời. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh chinh phục tự nhiên, cải tạo
xã hội, chống lại mọi thế lực thù địch. Nhờ vậy mà dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu
nước nồng nàn, anh dũng, kiên cường bất khuất trong quá trình đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, cũng như thiên tai, dịch bệnh.Có truyền thống đoàn kết yêu thương, đùm bọc
giúp đỡ lẫn nhau, trong sản xuất đời sống cũng như xây dựng xã hội..v.v.. Đó là nền tảng

cho sự ra đời của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là ngoại giao. Hoạt động ngoại giao là
hoạt động đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam. Đứng trước một nước láng giềng mạnh như Trung Hoa để giữ được nước
không phải là dễ. Cần phải áp dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. Coi
trọng hòa hiếu với láng giềng là lĩnh vực quan trọng trong chính sách ngoại giao. “Thần
phục thiên triều”. “Trong xưng đế ngoài xưng vương”, đây là một chính sách ngoại giao
mềm dẻo, khôn khéo, xuyên suốt trong lịch sử ngoại giao lúc bấy giờ. Lịch sử ngoại giao
Việt Nam bắt nguồn từ khi nước ta giành được độc lập. Từ họ Khúc đến thế kỷ X, với sự
kiện “Khúc Hạo sai Khúc Thừa Mỹ làm hoan hảo sứ sang Quảng Châu thăm dò tình
hình”. Không chỉ các nhà sử học Việt Nam thừa nhận như vậy mà nhà Việt Nam học
Nhật Bản. Viện sĩ Yamamoto Tatsuro- phó chủ tịch viện Hàn lâm học Nhật Bản- Trong “
lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc” ( biên soạn 1950) cũng lấy sự kiện kể
trên làm mốc mở đầu cho quan hệ ngoại giao Việt Nam. Từ thời Đinh quan hệ ngoại giao
luôn là mặt trận quan trọng hỗ trợ cho thắng lợi trên các lĩnh vực : chính trị, quân sự. Đến
thời Tiền Lê ngoại giao Việt Nam đã tiến thêm một bước. Sau chiến thắng ngoại xâm về
mặt quân sự Lê Hoàn đã dùng văn hóa và ứng xử ngoại giao khiến sứ thần nhà Tống (Lý
Giác) phải tâm phục. Thừa nhận ngoài nền văn minh Hoa Hạ còn có văn minh Đại Việt.
Đến thời nhà Lý ngoại giao đã được nâng lên hàng chiến lược. Việc thần phục thiên triều
thể hiện các vua nhà Lý xin được thiên triều “phong vương” và “triều cống”. Vì vậy


6

nghiên cứu vềquan hệ “sách phong” và “triều cống”của triều Lý với Tống “Trung Hoa”
nhằm làm rõ hơn quan hệ ngoại giao hai nước Tống và Đại Việt.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về quan hệ Trung - Việt, Việt - Trung trong lịch sử, từ lâu đã được nhiều
học giả trong và ngoài nước quan tâm và đã có những đóng góp khoa học quan trọng.
Tuy nhiên, quan hệ sách phong, triều cống Trung – Việt ở thời phong kiến hoặc giữa các

triều đại cụ thể, mới chỉ được trình bày một cách khái quát trong các bộ thông sử Việt
Nam, thông sử Trung Quốc, hoặc còn là một phần khiêm tốn trong một số công trình
nghiên cứu về quan hệ tổng thể giữa hai nước. Với đề tài “Quan hệ sách phong, triều
cống giữa triều Lý với Tống Trung Hoa. Bài tiểu luận muốn nghiên cứu một cách hệ
thống, chuyên biệt về quan hệ sách phong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt dưới
chế độ phong kiến ở một thời kì lịch sử cụ thể có nhiều yếu tố tác động sâu sắc đến mối
quan hệ này. Đây cũng là thời kì quan hệ sách phong, triều cống giữa hai nước có những
giai đoạn ổn định lâu dài và có những lúc căng thẳng nhưng cuối cùng cũng đều đã được
hai phía hóa giải.
Ngoài ra, tiểu luận còn muốn hướng tới việc làm sáng tỏ cơ sở tư tưởng, cơ sở lợi ích, cơ
sở lịch sử của quan hệ sách phong, triều cống triều Lý với Tống Trung Hoa; tiểu luận
cũng muốn góp phần lý giải vì sao quan hệ sách phong, triều cống giữa nhà Lý với Tống
Trung Hoa lại tương đối ổn định, bền vững và được duy trì chặt chẽ,có thể nói đó cũng là
những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu về quan hệ sách phong, triều cống giữa
Trung Quốc và Đại Việt .
Tiểu luận cũng mong muốn tìm hiểu sâu hơn những yếu tố tác động tức thì đến quan hệ
sách phong, triều cống Minh – Đại Việt trong từng giai đoạn cụ thể, mà nổi bật là sự thay
đổi tương quan lực lượng giữa hai nước và biến động chính trị ở mỗi nước. Không những
thế, quan hệ sách phong, triều cống của nhà Lý với Tống Trung Hoa có lúc còn bị tác bởi
sự tranh chấp đất đai lẫn nhau của thổ quan và dân chúng vùng biên giới. Tất cả những
điều này luôn là nguyên nhân trực tiếp làm cho quan hệ sách phong, triều cống giữa các
giai đoạn khác nhau. Đây cũng là những vấn đề lý thú của quan hệ sách phong, triều cống
của triều Lý với Tống Trung Hoa mà việc nghiên cứu nó sẽ góp phần làm sáng rõ thêm
một số khía cạnh của lịch sử Việt Nam, lịch sử Trung Quốc và những mối quan hệ khác
giữa hai nước.
Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, ứng xử với các vương triều phong kiến Trung Quốc như
thế nào để vừa có thể sống hòa mục với một nước láng giềng lớn, tránh được những căng
thẳng, xung đột, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa có thể đoàn
kết được toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, không phải là một vấn đề đơn giản
và luôn là một thách thức lớn đối với các vương triều Đại Việt, nhất là trước một triều

Tống cường thịnh và luôn có tham vọng bành trướng, khống chế, kiềm tỏa Đại Việt.


7

Những kinh nghiệm, bài học lịch sử mà cha ông chúng ta để lại trong việc giải quyết vấn
đề này, qua quan hệ sách phong, triều cống, dưới bất cứ góc độ nào, chắc chắn mãi còn
hữu ích.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về ngoại giao Việt- Trung đã được các học giả trong và ngoài nước
nghiên cứu rất nhiều.
-

Cụ thể trong cuốn “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước” của tác giả Nguyễn
Lương Bích, NXB “Quân đội nhân dân”,(2003).Nghiên cứu về ngoại giao thời kỳ củng
cố độc lập, từ thời Ngô – Đinh đến triều Nguyễn, nhưng không nhắc rõ về hoạt động triều

-

cống từng thời kỳ.
Trong tạp chí nghiên cứu lịch sử số 7 năm (2010). Có bài đăng “Quan hệ buôn bán Lý –
Tống” của tác giả Nguyễn Hữu Tâm có 1 phần nhỏ nói đến công lao của các sứ thần đi
cống. Các sứ thần dựa vào mục đích cống sứ để đi buôn.
Ngoài ra trong những bộ thông sử của Việt Nam . Ví dụ như : (“Việt sử Kỷ yếu” của
tác giả Trần Xuân Sinh,NXB Hải Phòng) chỉ trình bày 1 cách khái, quát sơ lược rất ít tư

-

liệu về quan hệ “sách phong” và “triều cống” các thời trước.

Trong “ Đại Việt sử ký tiền biên” NXB “Khoa học và xã hội”(1997) có nhắc đến “ sắc

-

phong” và “triều cống” nhưng qua lời bàn của tác giả.
Riêng có cuốn “Vương triều Lý (1009-1226), của tác giả Nguyễn Quang Ngọc( chủ biên )
nhắc khá rõ về hoạt động triều cống thời Lý.Tác giả thống kê có khoảng thời gian và số
lần Đại Việt triều cống Trung Hoa.
Trên cơ sở những tài liệu trên đã đề cập nội dung liên quan đến đề tài tác giả nghiên
cứu, tuy nhiên ở mức độ sơ lược, chưa cụ thể rõ ràng,các tác giả cũng chỉ nêu quan hệ
“sách phong” và “triều cống” nhưng chưa đi sâu vào phân tích, nêu ra nguyên nhân hình
thành quan hệ “sách phong” và “triều cống”. Cũng như giải thích các khái niệm có liên
quan.


8

Đề tài “Quan hệ “sách phong” và“triều cống” của triều Lý với Tống “Trung Hoa”
giúp người đọc biết rõ hơn về quan hệ ngoại giao giữa hai nước Tống và Đại Việt dưới
triều Lý.

4. Phương pháp nghiên cứu
-

-

Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
“ngoại giao”
Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận, phương pháp lịch sử, phương pháp Lôgíc . Cụ thể
phương pháp lịch sử nêu ra các sự kiện lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương
pháp như tổng hợp, phân tích,đánh giáv.v.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “quan hệ “sách phong” và “triều cống” của triều
Lý với Tống của “Trung Hoa”.
Phạm vi nghiên cứu : “Quan hệ “sách phong” và “triều cống” Việt Nam từ thời kỳ
đầu đến khi nhà Lý suy vong”.(Từ Năm 905 Nhà họ Khúc quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc đến năm 1225 nhà Lý sụp đổ).
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu về quan hệ “sách phong” và “triều cống” của triều Lý với Tống “Trung
Hoa” nhằm đưa ra bảng số liệu về số lần nhà Tống Trung Hoa sách phong cho vua Lý
Việt Nam. Cũng như số lần Việt Nam triều cống Trung Hoa. Đồng thời đánh giá phân
tích quan hệ sách phong, triều cống giữa Đại Việt và triều Tống (Trung Hoa). Ngoài ra đề
tài đóng góp vào việc học tập, nghiên cứu lịch sử của sinh viên. Là tài liệu quan trọng
cho những ai quan tâm đến “quan hệ “sách phong” “triều cống”của triều Lý với Tống của
Trung Hoa. Giúp phân tích, làm rõ hơn về hoạt động Bang giao giữa triều Lý và triều
Tống Trung Hoa. Đề tài cũng là nguồn tài liệu cho những ai quan tâm, nghiên cứu về
hoạt động ngoại giao Việt Nam và Trung Quốcthời kỳ phong kiến độc lập.


9

7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu kết luận bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở quan hệ “sách phong” và“triều cống” của triều Lý với Tống
Trung Hoa.
Chương này trình bày về khái niệm về “sách phong” và “triều cống” cùng với
nguyên nhân và cơ sở tư tưởng quan hệ “sách phong”,“triều cống”Lý và Tống Trung
Hoa.

Chương 2: Quan hệ “sách phong” và “triều cống” giữa triều Lý với Tống Trung
Hoa
Chương này trình bày sơ lược về quan hệ “sách phong” và “triều cống” giai đoạn
trước thời Lý. Cùng với quan hệ “sách phong” và “triều cống” giữa triều Lý và Tống
(Trung Hoa).
Chương 3: Đánh giá về quan hệ “sách phong” và“triều cống” giữa triềuLý với Tống
(Trung Hoa)
Chương này trình bày những nhận xét về quan hệ “sách phong” và“triều cống” của
triều Lý với Tống Trung Hoa.


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ QUAN HỆ “SÁCH PHONG” VÀ“TRIỀU CỐNG” CỦA
TRIỀU LÝ VỚI TỐNG “TRUNG HOA”
1.1. Khái niệm về “sách phong” và “triều cống” và nguyên nhân ra đời
1.1.1. Sách phong
“Sách phong” có nghĩa là một nước chư hầu phải được thiên tử phong tước mới
được công nhận. “Sách phong “ là biểu hiện hai chiều giữa Đại Việt và Trung Hoa. Đại
Việt cần được Trung Hoa công nhận chủ quyền, còn Trung Hoa muốn khẳng định vị thế
“tông chủ” và uy tín “Thiên Triều” của họ. Phan Huy Chú nhận xét “ Điến lệ và sách
phong của Trung Hoa là thừa nhận Đại Việt là một nước riêng biệt”. Tất nhiên không
phải chờ Trung Hoa sách phong mà Đại Việt mới lên ngôi mà cũng không phải vì Trung
Hoa đã phong mà Đại Việt mới chấp nhận những yêu sách của Thiên Triều. Cái giá của
sách phong là cống nạp.
1.1.2. Triều cống
Triều cống là nước chư hầu dâng hiến vàng bạc, châu báu, sản vật quý hiếm cho
thiên tử. Trước hết cần phân biệt cống với sính. Sính nghĩa là thăm hỏi nhau, một hình
thức cử sứ giả thăm viếng nhau, nhưng cũng có quà tặng nhau và tặng vật gọi là sính,

trong trường hợp hai nước thông hiếu và có quan hệ bang giao với nhau. Sính không định
kỳ, thường được tiến hành để giao hiếu, thông báo thắng trận. Cống là dưới dâng hiến bề
trên, cống mang tính chất bắt buộc, và theo quy định của Thiên Triều, có kỳ hạng nhất
định, có loại cống hàng năm, có loại cống 3 năm, 6 năm 1 lần. Cống vật là: vàng bạc, ngà
voi, sừng tê, ngọc trai, đá quý, hải sản..v..v cống là biểu trưng của sự lệ thuộc, phục tùng
thiên triều về chính trị.Nếu cộng tất cả cống vật của các nước chư hầu lại thì giá trị không
nhỏ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là hình thức bóc lột kinh tế của Thiên triều đối với
chư hầu.
1.1.3. Triều cống theo lệ


11

Triều cống theo lệ cũng là phương thức giữ gìn hoà hiếu đến mức tối đa, nên nhà Lý
thực hiện cống tặng khá đều đặn. Để kết tình hoà hảo, nhà Lý luôn cử phái bộ đi cống
mỗi khi nhà Tống có việc (vua Tống băng hà hay đăng quang). Trong khoảng 63 năm,
các vua Lý đã sai hơn 23 sứ bộ sang cống vua Tống, trong đó có 13 lần với mục đích kết
hiếu, 2 lần tạ ơn, 3 lần báo thắng, còn lại là các mục đích khác. Mỗi lần sứ ta tới, vua
Tống rất ưu đãi, ban chức tước cho sứ và nhân đó gia phong cho vua Lý, từ tước quận
vương đến tước vương, tăng lệ thực ấp và mỹ tự công thần. Thậm chí, năm 1064, khi nhà
Lý cử sứ thần sang mừng Tống Anh Tông lên ngôi, vua Tống đã bày tỏ tình thân hữu
bằng cách sai sứ đem các di vật của Tống Nhân Tông sang tặng vua Lý.
Trong các lần đi sứ, nhà Lý đều chuẩn bị đồ cống phẩm. Đó không chỉ là biểu hiện
của sự thần phục mà còn là nghi thức ngoại giao thân thiện. Ở đời Lý lệ triều cống, thời
gian cống tặng hay cống phẩm như thế nào vẫn chưa thành quy định cụ thể như các triều
đại sau (như cố định 3 năm một lần dưới thời Trần; lệ cống người vàng để đền mạng
Liễu Thăng hoặc nếu đổi ra thành lư hương, bình hoa thì số lượng vàng bạc vẫn phải
nặng bằng người vàng dưới thời Lê sau này).
Triều cống là một trong những cách giảm bớt xung đột có thể xảy ra, gìn giữ hoà
bình, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước-Nhà Lý bề

ngoài thể hiện sự thần phục nhưng bên trong vẫn giữ tư tưởng độc lập, tự chủ, tự tôn dân
tộc.
1.1.4. Nguyên nhân của việc “sách phong” và “triều cống”
Có thể nói dưới thời đại phong kiến nước ta, các vị vua sau khi giành được chính
quyền có mong muốn xin phong vương với Trung Hoa. Cái Lý buộc các vua phong kiến
Việt nam xin phong vương: Việt Nam là một nước nhỏ, sát cạnh một quốc gia phong kiến
Trung Hoa lớn gấp nhiều lần, lại thường xuyên có mưu đồ thôn tính Việt Nam. Vì thế, để
đảm bảo an ninh, để có thể duy trì quan hệ hòa hiếu với láng giềng, các vua nước ta phải
có đường lối đối ngoại “mềm dẻo”, “lấy nhu thắng cương”, “giả danh thần phục”, “cầu
phong” và “triều cống” Trung Quốc.Khi cầu phong Trung Quốc, bên cạnh lợi ích dân tộc,
các vị vua nước ta còn tính đến lợi ích giai cấp dòng họ mình, bởi ngay từ đầu họ đã nhận


12

thấy sự cần thiết phải khẳng định chính thống, hợp pháp hóa sự tồn tại của triều đại mình,
để ổn định “nhân tâm” và cũng là để làm chỗ dựa hậu thuẫn bảo vệ quyền lợi lâu dài của
dòng họ. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải sớm được “Thiên triều” Trung Quốc
phong hiệu. Ngoài ra các vị vua nhà Lý còn nhận thấy được việc phong vương của Trung
Quốc là cần thiết. Về phía Trung Quốc cũng sẵn lòng chấp nhận việc cầu phong của các
vị vua nước ta vì một mặt nó là phương tiện giao hảo, duy trì không để quan hệ giữa
Trung Quốc-Việt Nam bị cắt đứt, mặt khác để giữ lấy cái quan hệ giữa “Thiên TriềuTrung Hoa” với “phiên thần” Việt Nam như là một nhu cầu thiết thân về cả lợi ích chính
trị lẫn kinh tế của mình. Do đó, sau những đoàn sứ bộ của nước ta sang cầu phong, các
vua Trung Quốc đã cử sứ sang ban sách phong cho các vua Việt Nam.
1.2. Cơ sở tư tưởng quan hệ“sách phong” và “triều cống”của triều Lý với Tống
“Trung Hoa”.


Cơ sở tư tưởng cho quan hệ sách phong
Vấn đề sách phong giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Quốc bắt đầu


từ thế kỷ X, sau khi Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ của phong kiến Trung Quốc, giành lại
được nền độc lập hoàn toàn.Trung Quốc là một nước lớn chỉ khi nào bị thất bại về mặt
quân sự thì mới đồng ý phong vương cho Việt Nam.Trong lịch triều hiến chương loại chí
của Phan Huy Chú viết “Nước ta thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung
Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội của nhà
Minh đường. Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt vương, chỉ
được sánh với chư hầu Trung Quốc,chứ chưa từng được nêu là một nước. Đến sau nội
thuộc vào nhà Hán, nhà Đường,bèn thành quận huyện. Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình
định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung
Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước”.Trung quốc phong vương cho Việt Nam
trước hết là công nhận vị trí độc lập của Việt Nam theo điển lễ đã được xác định của
Trung Quốc với các nước có quan hệ triều cống và thụ phong. Việc sách phong của
Trung Quốc với Việt Nam còn nhằm mục đích giữ mối quan hệ hòa hiếu với láng giềng
Trung Quốc.


13
 Tư tưởng “thiên triều và chư hầu”

Thiên triều:Từ mà các nước nhỏ ở Trung Quốc xưa dùng để gọi triều đình của
hoàng đế Trung Quốc.
Chư hầu: là một từ xuất phát từ chữ Hán (诸侯), trong nghĩa hẹp của chữ Hán dùng
từ thời Tam Đại (nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu) để chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc,
phải phục tùng và được một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao.
Chư hầu thời nhà Hạ và nhà Thương (Trung Quốc) có mối quan hệ khá lỏng lẽo và
khá độc lập với các triều đại này. Các di chỉ khảo cổ thời Thương cho thấy các thuộc
quốc của triều đại này gọi là “Phương quốc, giữa vua nhà Thương với các thủ lĩnh bộ tộc
đó không có quan hệ vua tôi mà chỉ liên minh quân sự. Vua Hạ, nhà Thương chỉ đóng vai
trò đứng đầu liên hợp các phương quốc, được các nước đó gọi là “đại quốc”, “đại ấp” và

các nước này xưng “tiểu quốc”, “tiểu ấp”.
Sang thời Chu, đại đa số các chư hầu đều là người thân thích hoặc công thần nhà
Chu, chịu sự ràng buộc khá chặt chẽ, có quan hệ vua với thiên tử nhà Chu. Chư hầu có
nghĩa vụ với thiên tử nhà Chu như : triều kiến định kỳ, cống nạp, điều quân theo sự huy
động của các vua Chu khi có chiến tranh hoặc làm lễ lớn để trợ tế. Sang thời Đông Chu,
thiên tử suy yếu, các chư hầu nổi lên lấn át quyền hành. Những chư hầu mạnh thay nhau
lãnh đạo, chi phối chư hầu khác, không thần phục thiên tử. Cuối cùng chư hầu mạnh nhất
là nước Tần tiêu diệt các chư hầu khác vào năm 221 TCN, thành lập nhà Tần. Theo ý
kiến của Lý Tư, để tránh việc các chư hầu liệt quốc đánh nhau sau nhiều đời không còn
thân thiết với quan hệ huyết thống, Tần Thủy Hoàng lập ra chế độ quận huyện, không
còn phong cho thân thích và công thần.
Sang thời Hán, thiên tử duy trì giải pháp hỗn hợp với nhà Chu và nhà Tần: vừa thiết
lập quận huyện, cử các quan lại đến cai trị, vừa phong đất cho thân thích, công thần. Sau
khi dẹp những cuộc binh biến của các chư hầu đời Hán, nhà Hán chia nhỏ lãnh thổ các
nước được phong. Từ gần 10 nước thời Hán Cao Tổ thành 25 nước thời Hán Cảnh Đế.
Đến thời Hán Vũ Đế còn tiếp tục theo đuổi chính sách này, loại bỏ hoàn toàn việc cắt đất


14

phong hầu khiến cho chế độ quân chủ trung ương tập quyền ngày càng được củng cố. Vì
vậy trong các chư hầu ( đơn vị hành chính lớn nhất) vừa có “quận” vừa có “nước”.
Khái niệm chư hầu từ lúc đó không chỉ giới hạn với những người “hoàng thân quốc
thích” được phong tại các nước mà còn bao gồm các quan lại địa phương có thực lực
mạnh và nổi lên thành những quân phiệt tranh chấp trong thời loạn.Khi kiến lập nhà Tấn,
Tấn Vũ Đế cho rằng do nhà Tào Ngụy bớt quá nhiều quyền lực của các hoàng tử được
phong đất dẫn đến thiên tử bị cô lập không còn cứu trợ đến nỗi mất ngôi, nên tăng cường
quyền lực cho chư hầu. Tuy vẫn duy trì chế độ xen lẫn quận huyện như nhà Hán, vua Tấn
Phong 27 người thân thích làm “vương”, cho họ tùy theo quy mô lớn nhỏ mà lập ra quân
đội từ vào ngàn đến vài vạn người. Vì vậy chỉ ngay sau khi Vũ Đế mất, các chư hầu lại

nổi lên đánh nhau tranh giành quyền lực, gọi là loạn bát vương. Hậu quả của loạn bác
vương khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng, tạo cơ hội cho các tộc người Hồ phương Bắc
tràn vào Trung Nguyên khiến nhà Tấn phải rút về phía Nam.
Như đã biết, Trung Hoa là một quốc gia phong kiến lớn với thể chế tập trung
chuyên chế cao độ, luôn thể hiện tư tưởng bá quyền, thôn tính nước khác hoặc tạo nên
một hệ thống chư hầu, lấy mình làm trung tâm, tự cho mình có quyền cất binh “điếu
phạt”, buộc các quốc gia xung quanh phải lệ thuộc vào mình. Ngay từ khi nước Trung
Hoa ra đời, người Trung Hoa đã coi họ là trung tâm thiên hạ, vua Trung Hoa là chúa tể
thiên hạ, là con trời (thiên tử). Người Trung Hoa có văn hóa, lễ nghĩa, còn người Di Địch
thì kém cỏi, lạc hậu. Qua đó, Trung Hoa từ lâu luôn coi mình lạ trung tâm và luôn có tư
tưởng coi thường các dân tộc xung quanh theo tư tưởng: “khắp dưới gầm trời không đâu
không là đất của vua, tất cả trên mặt đất không ai không là tôi của vua”. Chính tư tưởng
này là cơ sở hình thành nên đường lối đối ngoại của các triều đại phong kiến phương
Bắc.
Quan hệ giữa “Thiên triều” với “chư hầu” là quan hệ “tông phiên”(tông chủ- phiên
thuộc). Quan hệ này được định vị và duy trì bằng các nghi thức cầu phong, sách phong,
triều cống. Tư tưởng Thiên triều và chư hầu cũng được củng cố, bảo vệ bởi Nho giáo.
 Tư tưởng nho giáo - hệ tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến Trung Quốc.


15

Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (55-479 trước Công nguyên), tên là Khâu,
tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Hạt nhân của tư tưởng nho giáo là Nhân và Lễ. Nho giáo
với thuyết chính danh và thuyết tam cương bảo vệ trật tự quan hệ trên, dưới. Theo các
thuyết này kẻ dưới phải tuyệt đối phục tùng bề trên, bề tôi phải tuyệt đối phục tùng vua,
chư hầu phải tuyệt đối phục tùng vua, chư hầu phải tuyệt đối phục tùng hoàng đế.Nho
giáo cũng đề cao tư tưởng nước lớn, đề cao tư tưởng Hoa Hạ đặc biệt nho giáo sử dụng
“thiên mệnh” (mệnh trời) để bảo vệ trật tự quan hệ nước lớn, nước nhỏ. Ở thời Tống với
sự cường thịnh của Trung Quốc, sự phát triển của của chế độ chuyên chế tập quyền, tư

tưởng thiên triều-chư hầu có điều kiện mới để phát triển cao độ. Điều này thể hiện rõ
trong quan niệm của các hoàng đế nhà Tống về địa vị của cá nhân mình, cũng như Trung
Quốc trong thế giới.
Những quan niệm bá quyền, nước lớn, mang đậm tính kì thị chủng tộc này chính là
cơ sở tư tưởng của quan hệ sách phong – triều cống giữa Tống và nhà Lý.
Dướng ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, các vị vua nhà Lý đều đã tự đặt quyền lực
“trời” ban cho mình dưới quyền lực của “Thiên Triều” Trung Hoa xem đó như là một
điều hợp lẽ trời trong quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ. Các vua nước ta dù xưng
hoàng đế với thần dân trong nước, song với họ nếu chưa được thiên triều công nhân qua
“sách phong” thì cũng vẫn chưa có sự đảm bảo giá trị hợp pháp trong mắt người dân và
các nước lân cận.Lịch sử đã chứng minh các vua nước ta đều tuân theo sự phân định ngôi
thứ một cách rõ ràng: “chư hầu” thì phục tùng “thiên tử”cho đúng phép, đúng lễ.


16

CHƯƠNG 2
QUAN HỆ “SÁCH PHONG” VÀ “TRIỀU CỐNG” CỦA TRIỀU
LÝ VỚI TỐNG “TRUNG HOA”
2.1. Quan hệ “sách phong” và “triều cống” Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn
trước nhà Lý
2.1.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc dựng nước
Dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á có lịch sử dựng nước rất sớm từ hàng nghìn năm.
Nhưng qua truyền thuyết chúng ta biết được đôi điều về hoạt động đối ngoại giữa Việt
Nam và Trung quốc đã có từ rất sớm.Vào thời kỳ nhà Hán thành lập nước Trung Quốc
đầu tiên ở vùng Sơn Tây, Cam Túc miền Bắc Á. Hai nước xa nhau hàng vạn dặm, cách
nhau bởi nhiều lãnh thổ, nhiều địa bàn cư trú, nhiều tộc người khác nhau. Mặc dù cách
nhau rất xa nhưng người Việt Nam lại có quan hệ đối ngoại với người Trung Quốc. Sử
sách Trung Quốc ghi nhận mậu thân (tức năm thứ 5 đời vua Đường Nghiêu ở Trung
Quốc theo dương lịch là 2353 trước công nguyên, 1 sứ bộ ngoại giao đầu tiên của vua

Hùng nước ta đã chủ động tới thăm Trung Quốc. Sứ bộ của ta thông qua 2 lần thông dịch
mới đến được Trung Quốc. Điều đó cho thấy sứ bộ ta đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa,
cùng với các dân tộc khác nhau trên con đường đến Trung Quốc.Trong điều kiện xa xôi
cách trở như vậy mà sứ bộ ta đã kỳ công tặng vua Nghiêu Trung Quốc 1 con rùa rất lớn.
Theo sử Trung Quốc con rùa này đã sống một nghìn năm, trên mai rùa có khắc chữ, ghi
sự việc từ khi trời đất mở mang. Ở Phương Đông từ thời cổ rùa là biểu tượng của sự sống
tồn tại hàng nghìn, hàng vạn năm. Thông qua hành động tặng rùa cho thấy rằng nước ta
và Trung Quốc đã có quan hệ ngoại giao từ rất sớm. Nhà nước ta từ thời Hùng Vương
tặng nước Trung Quốc thời vua Nghiêu con rùa có ý nghĩa cao đẹp, mong muốn quan hệ
giữa 2 nước bền vững lâu dài. Đến thời nhà Chu Trung Quốc, qua ba lần thông dịch sứ bộ
ta mới đến được Trung Quốc. Sứ bộ ta đã đem tặng vua Chu Trung Quốc chim trĩ trắng,
đây là loại chim quý nhất ở Phương Nam thời bấy giờ. Từ khi dựng nước ở vùng Cam


17

Túc, người Hán tiếp tục mở rộng lãnh thổ, chiếm đoạt lãnh thổ nhiều nước, xóa bỏ nhiều
quốc gia lân cận, bành trướng rất mạnh xuống phía Nam, Trung Quốc trở thành một nước
rộng lớn bậc nhất Châu Á mấy thế kỷ trước công nguyên. Đến thời kỳ xã hội có giai cấp,
đặc biệt là thời phong kiến, quan hệ giữa các nước phổ biến 1 thứ quan hệ bất bình đẳng,
“cá lớn nuốt cá bé”, nước lớn xâm lược nước nhỏ.Xâm lược chưa đủ, nước lớn bắt nước
nhỏ phải làm chư hầu, phiên thuộc, phải nộp cống, phục dịch nước lớn. Nước lớn muốn
gì nước nhỏ phải cung phụng không dám trái: vàng bạc, châu báu, những thú vật quý
hiếm, kể cả bắt người làm nô lệ, đủ thứ.
2.1.2. Quan hệ sách phong và triều cống Việt Nam – Trung Quốc sau một
nghìn năm Bắc Thuộc
Sau một nghìn năm Bắc thuộc, năm 905 nước ta thoát khỏi ách đô hộ của thực dân
phong kiến Phương Bắc. Nhà họ Khúc cũng có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc với
sự kiện Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm hoan hảo sứ, sang Quảng Châu, tiếng là
để kết hiếu với nhau, thực sự là để dò thám tình hình thực hư bên đó.

Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thời nhà Ngô không có. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên
ngôi quan hệ ngoại giao với Trung Quốc chưa được đặt ngay vì Trung Quốc chưa chấm
dứt được nạn “ngũ đại thập quốc”.
Ngoại giao thời nhà Đinh thì năm 960 Triệu Khuông Dận thống nhất đất nước, dựng
nên cơ nghiệp nhà Tống. Năm 970, vua Tống sai tướng Phan Mỹ đi đánh Lĩnh Nam, diệt
nhà Nam Hán, có sự dòm ngó nước ta. Đinh Tiên Hoàn sai sứ sang Tống để kết hảo. Năm
972, Nam Việt Vương Liễn đem đồ phương vật : Trân châu, sừng tê,ngà voi, sang cống
cho vua Tống. Năm 975 Trịnh Tú đem vàng lụa và bảo vật địa phương sang cống. Bắc sử
chép sai: Đinh Bộ Lĩnh xưng là Đại Thắng vương và cho con là Liễn quyền chức tiếc độ
sứ. Được 3 năm, nhường ngôi cho Liễn. Liễn lập, sai sứ sang cống.
Sau khi đánh thắng quân Tống. Năm 983, Lê Hoàn sai sứ sang thông hiếu với nhà
Tống.Năm 985, vua Tống sai sứ sang thăm thì Lê Hoàn mới theo sứ nước Hoa về nước,
việc “triều cống” như nhà Đinh trước và xin phong. Năm 986, Tống Thái Tông sai Lý


18

Nhược Chuyết và Lý Giác sang chế sách phong vua làm An Nam đô hộ Tĩnh Hải tiết độ
sứ kinh Triệu quận hầu. Lê Hoàn thụ phong, cho đem trả hai tướng bị bắt năm xưa.Năm
988, vua Tống lại gia phong làm Kiểm hiệu thái úy.Năm 993 làm Giao Chỉ quận vương.
Năm 997 làm Nam Bình Vương. Sứ giả nhà Tống thời kỳ này qua lại nước ta thường
xuyên.
Bảng 2.1. Thống kê hoạt động “sách phong” nhà Tống đến Đại Việt trước Thời Lý

Tên các
Nước ta sang Trung Quốc
triều
cầu phong
đại
1. Triều - Ngô Quyền chưa sang xin

Ngô
phong vương.
- 954: Ngô Xương Ngập sai
sứ sang vua Nam Hán là Lưu
Xưởng xin phong vương.
2. Triều - 972: Đinh Tiên Hoàng sai
Đinh
con là Đinh Liễn sang Tống
xin phong vương.

Sắc phong của Hoàng đế Trung Hoa ban
cho vua Đại Việt

- Phong làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ.

- Phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao chỉ quận
vương.
- Phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư

tĩnh hải quân tiết độ sứ An nam đô hộ.
- 975: Phong Đinh Tiên Hoàng làm Nam
Việt Vương và Đinh Liễn làm Giao chỉ quận
vương.
3. Triều - 980: Lê Đại Hành sai 2 sứ - Vua Tống không cho.

thần là Giang Cự Vọng và
Vương Thiệu Tộ sang xin
vua Tống phong Vương.



19

- 985: Vua sai sứ sang Tống - Vua Tống phong Lê Đại Hành chức Tiết
xin lĩnh chức Tiết trấn.
trấn.
- 986: Vua Tống sai sứ sang phong cho Lê
Đại Hành chức Kiểm hiệu thái bảo sử trì tiết
đô đốc Giao Châu chư quân sự, An Nam đô
hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ, Giao châu quản
nội quan sát xử trí đằng sứ, kinh triệu quận
hầu.
- 988: Vua Tống phong cho làm Kiểm hiệu
thái uý.
- 993: Phong làm Giao chỉ quân vương.
- 997: Phong làm Nam Bình vương

Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy: Việc xin phong vương của các triều đại
phong kiến nước ta bắt đầu từ khi nước ta giành được độc lập, tức là thế kỷ X, dưới thời
Ngô, qua các triều đại Đinh, Tiền Lê việc xin phong vương theo quy định là một việc đặc
biệt hệ trọng trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với Trung Quốc, các triều đại Ngô,
Đinh, Tiền Lê chưa từng bỏ qua việc xin phong vương. Cứ theo thông lệ bình thường khi
nước ta có vua qua đời, vua mới lên nối ngôi lại cử nột sứ bộ sang Trung Quốc báo tang
và một sứ bộ sang xin phong vương. Hai sứ bộ này do hai vị quan cao cấp đứng đầu và
cùng đi trong một đoàn. Về phía Trung Quốc, sau khi vua nhận được biểu của vua Nam
thì cử 2 bộ sứ bộ, một là phong vương cho vua mới và một sang tế vua đã chết, trong đó
một trong hai vị chánh sứ làm trưởng đoàn chung.
2.2. Quan hệ “sách phong” và “Triều cống” của triều Lý với Tống “Trung Hoa”

2.2.1. Hoạt động “ sách phong” của nhà Tống thời Lý


Bảng 2.2. Bảng hoạt động sách phong


20

Tên Triều Đại
Triều Lý

Nước ta sang Trung Quốc
cầu phong

Sắc phong của hoàng đế Trung
Hoa ban cho vua Đại Việt
- 1010: Phong Lý Thái Tổ chức
Kiểm hiệu thái phó, Tỉnh hải tiết độ
sứ quan sát sứ, xử trí sứ, An Nam đô
hộ, Ngư sử đại phu, Thượng trụ quốc
giao chỉ quận vương.
Sau thêm Đồng binh chương sự.
- 1012: Phong thêm: Khai phủ nghị
đồng tam ti.
- 1014: Phong thêm Bảo Tiết Thủ
Chính công thần.
- 1018: Phong thêm: Kiểm hiệu thái
uý.
- 1022: Phong thêm Kiểm hiệu Thái
sư.
- 1028: Phong thêm Thị Trung Nam
Việt vương.
- 1028: Phong cho vua Lý Thái Tông

làm An Nam đô hộ giao chỉ quận
vương.
- 1032: Phong thêm: Đồng Trung
Thư môn hạ bình chương sự.
- 1034: Phong thêm Kiểm hiệu thái
sư.
- 1038: Phong vua làm Nam Bình
Vương.
- 1055: phong Tăng Thị Trung Nam
Việt Vương.
- 1055: Vua Lý Thánh
- 1055: Sách phong vua Lý
Tông sai sứ sang Tống cáo Thánh Tông làm Kiểm hiệu thái uý
tang.
tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô


21

hộ giao chỉ quận vương.
- 1064: Phong thêm: Đồng trung thư
môn hạ bình chương sự.
- 1068: tiến Nam Bình Vương.
- 1074: phong vua Lý Nhân Tông
làm Giao chỉ Quận vương.
- 1086: phong vua làm Nam Bình
Vương.
- 1130: Phong vua Lý Thần Tông
làm Giao chỉ quận vương.
- 1138: Vua Lý Anh Tông - 1138: Phong vua Lý Anh Tông làm

sai sứ sang Tống cáo tang Giao chỉ quân vương.
Thần Tông.
- 1175: Đặc cách phong vua làm An
Nam Quốc Vương.
- 1177: Phong vua Lý Cao Tông làm
An Nam Quốc Vương.

2.2.2. Hoạt động triều cống thời nhà Lý
Bảng 2.3. Thống kê các sứ đoàn của Đại Việt đến “triều cống”Trung Hoa (967-1276)

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Khoảng thời gian
967-986
987-1006

1007-1026
1027-1046
1047-1066
1067-1086
1087-1106
1107-1126
1127-1146
1147-1166
1167-1186
1187-1206
1207-1226
1227-1246

Số lần triều cống
10
7
7
11
11
8
3
2
4
5
5
2
0
2



22

15
16

1247-1266
1267-1276

3
2

Khi xem xét mật độ của các sứ đoàn ngoại giao giữa hai nước, có thể nhận thấy
trong nữa đầu thế kỷ XI, hoạt động sứ bộ giữ một vị trí quan trọng trong quan hệ hai
nước. Chỉ trong vòng 50 năm đã có tới gần 30 sứ đoàn ngoại giao của hai nước với tần
suất hơn chỉ hơn một năm lại có một sứ đoàn từ Thăng Long đến Khai Phong hoặc ngược
lại. Các con số kể trên đã có phần nào chứng minh mức độ quan trọng của giai đoạn này
trong đó những nội dung trọng tâm là quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao có tính chất
chính thức thừa nhận Đại Việt của Nhà Tống.
Từ cuối thế kỷ thứ XI nhất là từ thế kỷ XII trở đi, mật độ quan hệ ngoại giao thông
qua các sứ bộ giữa hai nước suy giảm một cách đáng kể. Kết quả này một mặt liên quan
trực tiếp đến sự suy yếu và sau đó sụp đổ của Nhà Tống song mặt khác có thể nó cũng
phản ánh những biến chuyển trong sức mạnh nội sinh của Đại Việt trong mối quan hệ
triều cống với Trung Hoa.
Các sứ đoàn Đại Việt sang Tống thể hiện thái độ của một“chư hầu-phiên quốc”
thông qua các hoạt động xin phong vương, triều cống. Những người tham gia các sứ bộ
đều được lựa chọn từ những quan lại cao cấp, những người có trình độ học vấn cao, giỏi
ứng đối, làm thơ…Họ chính là bộ mặt của đất nước, đại diện cho chính quyền phong kiến
Đại Việt luôn thể hiện ý chí tự cường,tự tôn dân tộc.
Việc xin phong vương nhằm có được sự công nhận chính thức của nhà Tống một
mặt tạo sự “danh chính ngôn thuận” đồng thời cũng xây dựng danh tiếng thuyết phục các

nước chư hầu nhỏ lân bang Đại Việt phải phục tùng. Nếu như vào năm 1010, nhà Tống
mới sách phong cho Lý Công Uẩn là Kiểm hiệu thái úy, Tĩnh hải tiết độ sứ, An Nam đô
hộ Giao Chỉ quận vương thì chỉ 16 năm sau, với những hoạt động sứ bộ khá tích cực, vua
Lý Thái Tổ đã được nhà Tống công nhận An Nam Bình vương (tức là vị vua của An
Nam). Các vua tiếp theo là Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông
cũng được sắc phong tương tự như vậy. Các vua Lý sẽ được hưởng thực ấp, rồi được


23

phong thêm các mỹ tự vào các lần tiếp theo. Trước thời vua Lý Anh Tông, An Nam Bình
vương là danh hiệu được sách phong cao nhất khi vua còn sống. Sau khi vua băng hà, nhà
Tống cử phái đoàn sang biếu tặng chức tước cao nhất là Thị Trung Nam Việt vương.
Đối với Đại Việt thời Lý, trong giai đoạn bắt đầu xây dựng chính quyền nhà nước
phong kiến non trẻ thì việc nhận sách phong của triều đình Trung Hoa đem lại nhiều lợi
ích. Tại thời điểm đó dù mạnh hơn nhiều so với quốc gia lân bang ở phía Nam và phần
nào đã áp đặt được phần ảnh hưởng của mình, nhưng Đại Việt cũng khó mà tự thân đối
với Trung Hoa trong giai đoạn cần tập trung nhân lực, vật lực để xây dựng bộ máy chính
quyền thời kỳ tự chủ. Việc sách phong biểu thị thái độ của một nước nhỏ không chỉ làm
“dịu” tâm lý bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc mà còn hạn chế ở mức
thấp nhất chiến tranh,xung đột. Mặc khác, dù trên danh nghĩa, Đại Việt chịu thần phục
đối với hoàng đế Trung Hoa song trên thực chế chính quyền Đại Việt vẫn là 1 thể chế nhà
nước độc lập. Phần lớn các vua Nhà Lý đều có những niên hiệu riêng và trong quá trình
xây dựng đất nước không khi nào sử dụng ấn tín hay danh tính được phong bời nhà Tống.
Các hoạt động triều cống nhà Tống diễn ra khá đều đặn với nhiều mục đích khác
nhau như khi vua Tống băng hà hay đăng quang. Mỗi khi vua Lý được phong hay Đại
Việt có hỷ như chiến thắng Chiêm Thành thì nhà lý cũng đều cho sứ sang tạ ơn, báo tin.
Trong khoản 63 năm, các vua Lý sai hơ b 23 sứ bộ sang cống vua Tống, trong đó co 13
lần với mục đích kết hiếu, 2 lần tạ ơn, 3 lần báo thắng, còn lại là các mục đích khác.
Các sứ đoàn Đại Việt đến kinh đô nhà Tống đều mang theo một số cống phẩm khá

lớn. Thống kê của Monmoki Shiro từ sác nguồn sử liệu nhà Tống về số lượng các loại
cống phẩm và quà tặng của Đại Việt cho những cống phẩm thường xuyên được đem cống
là sừng tê giác và ngà voi ( 18) lần, lụa là 11 lần, hương liệu (nhựa thơm, gỗ trầm)(9 lần),
đồ dùng bằng vàng và bạc ( 16 lần), các con voi đã thuần hóa (18 lần), . Ngược lại hoàng
đế Trung Hoa cũng ban tặng các sứ đoàn Đại Việt những quà biếu hết sức có giá trị.
Thậm chí số lượng vật phẩm mà các vị vua Trung Hoa ban tặng các sứ đoàn đến triều
cống còn có giá trị hơn các cống phẩm mà sứ đoàn mang đến .


24

Số lượng cống phẩm, tặng vật nước ta triều cống Trung Hoa không đơn thuần mang
ý nghĩa tượng trưng nữa. Trên thực tế, Trung Hoa đã thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ
việc Triều Cống. Thực tế hoạt động triều cống là “Thuế” mà chủ nghĩa phong kiến Trung
Quốc đã duy trì nhằm thu nguồn lợi kinh tế không ít từ các nước nhỏ yếu hơn trong khu
vực. Và trong cái thế muốn giữ được độc lập chủ quyền một cách hòa bình thì Việt Nam
buộc phải tiến hành bang giao với hình thức triều cống này.
Như vậy về danh nghĩa, hoạt động triều cống lúc bấy giờ biểu thị thái độ nước nhỏ
phải kính trọng nước lớn. Về thực chất nó chính là cái giá phải trả cho quyền độc lập tự
do, thứ mà triều Lý cũng như người dân Việt Nam không bao giờ muốn mất.

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ “SÁCH PHONG” VÀ “TRIỀU CỐNG”
CỦA TRIỀU LÝ ĐỐI VỚI NHÀ TỐNG “TRUNG HOA”

3.1. Nhận xét Yongjin Zhang về hệ thống triều cống của Trung Hoa
Yongjin Zhang cho rằng, hệ thống triều cống là thể chế nền tảng của trật tự Đông Á
lịch sử. Theo cách diễn đạt của ông, “Hệ thống triều cống là thể chế nền tảng bao gồm cả
giả thuyết triết học và tập tục mang tính thể chế bên trong trật tự thế giới Trung Hoa và
thứ tạo nên các mối quan hệ và đảm bảo sự hợp tác giữa Trung Quốc và các thành viên

tham dự khác trong Pax Sinica”. Chính thông qua hệ thống triều cống mà Trung Quốc và
các quốc gia khác tiến hành các quan hệ có ý nghĩa với nhau. Hệ thống triều cống bao


25

gồm các giả thuyết văn hóa như lấy Trung Hoa làm trung tâm và miêu tả các quy tắc và
tập tục, như người nước ngoài thực thi triều cống đối với triều đình Trung Hoa và triều
đình Trung Hoa thì tặng lại quà và sắc phong.
3.2. “Sách phong” và “triều cống” là hai hình thức hoạt động ngoại giao
Có thể khẳng định rằng “sách phong” và “triều cống” là hai hình thức hoạt động
ngoại giao có tính bắt buộc do những điều kiện lịch sử – chính trị cụ thể quy định. Tuy
nhiên khi đánh giá tính chất quan hệ “sác phong và triều cống” không thể không đặt trên
một trục hệ giá trị được biểu hiện rất nhất quán trong lịch sử Việt Nam. Đó là sức mạnh
của lòng yêu nước, của ý thức dân tộc sớm được trui rèn do lối sống cộng đồng vốn có
của cư dân nông nghiệp và do yêu cầu phải đối phó thường trực với ngoại xâm. Nhìn từ
góc độ này, có thể thấy thần phục, cụ thể là nhận “sách phong” và thực thi “triều cống”
của vương triều Lý Việt Nam còn là biểu hiện của một đường lối ngoại giao mềm dẻo,
chủ động trên tinh thần hiếu hòa. Tiêu chuẩn cao nhất của hoạt động ngoại giao của Việt
Nam vẫn là độc lập dân tộc nên tuy chủ trương mềm dẻo, chịu thần phục trên danh nghĩa,
các vương Lý Việt Nam luôn tỏ ra cứng rắn, không nhân nhượng khi Trung Quốc núp
dưới danh nghĩa “điếu phạt” đưa quân xâm lược hoặc can thiệp vào nội bộ nước ta. Lịch
sử ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc cho thấy vương triều Lý Việt Nam đã kết hợp
được một cách linh hoạt tính cách cứng rắn với mềm dẻo, hiếu hòa trong những ứng xử
ngoại giao của mình, trong đó hiếu hòa là nền tảng, là bản sắc và cũng là kế sách lâu dài.
Điều này thể hiện rất rõ trong ứng xử của Lý Thường Kiệt khi đánh bại quân Tống nhưng
lại chủ động đặt vấn đề điều đình để mở cho địch lối rút trong danh dự. Những ứng xử
này đều thể hiện được truyền thống hiếu hòa, độ lượng của dân tộc Việt, đồng thời thể
hiện rõ chiến lược ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt của Việt Nam đối với phong kiến
phương Bắc vì yêu cầu hòa bình, độc lập dân tộc.

 Việc “triều cống” nhà Tống diễn ra đều đặn.

Dưới thời Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, việc triều cống nhà Tống diễn ra khá đều
đặn. Khi Đại Cồ Việt có vua mới, nhà Tống đều sai sứ sang phong vương. Trong vòng 46
năm thời 3 vị vua đầu tiên của nhà Lý, sử sách chỉ ghi nhận ba lần nhà Tống sai sứ sang


×