Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của tỏi (allium sativum l.) đối với vi khuẩn escherichia coli và ảnh hưởng của tỏi lên sự tăng trưởng của gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

VÕ NGỌC DUY

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA
TỎI (Allium sativum L.) ĐỐI VỚI VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA
TỎI LÊN SỰ TĂNG TRƢỞNG CỦA GÀ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH DƢỢC THÚ Y

CẦN THƠ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH DƢỢC THÚ Y

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA
TỎI (Allium sativum L.) ĐỐI VỚI VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA
TỎI LÊN SỰ TĂNG TRƢỞNG CỦA GÀ

Giảng viên hƣớng dẫn


Sinh viên thực hiện

ThS. BÙI THỊ LÊ MINH

VÕ NGỌC DUY
MSSV: 3102936
Lớp: CN10Y4A1 – K36

CẦN THƠ - 2014

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài “Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của tỏi (Allium sativum L.) đối với
vi khuẩn Escherichia coli và ảnh hƣởng của tỏi lên sự tăng trƣởng của gà” do
sinh viên Võ Ngọc Duy thực hiện tại Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm
2014.

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2014

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2014

Duyệt Bộ Môn

Giảng viên hƣớng dẫn


ThS. Bùi Thị Lê Minh

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2014
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CẢM ƠN

Trải qua một quá trình theo học tại trƣờng Đại học Cần thơ, hôm nay tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn ngoài nổ lực của bản thân, còn có nguồn động viên gia đình, bạn bè và sự dạy
bảo tận tình của quý thầy cô. Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến gia
đình của mình, đặc biệt là mẹ của tôi - ngƣời đã dành trọn tình thƣơng và hy sinh
một đời ngƣời cao cả cho tôi đƣợc cất bƣớc đến trƣờng.
Xin trân trọng ghi nhớ công lao và lòng biết ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Lê Minh là
ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin
gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Châu Thị Huyền Trang là ngƣời đã nâng đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình theo học tại trƣờng. Cảm ơn các thầy cô Bộ môn
Thú Y và Bộ môn Chăn Nuôi đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu, cùng những bài học về nhận thức xã hội trong quá trình học tập tại
trƣờng. Cùng tất cả các anh chị, bạn bè đã động viên, đã chia sẽ và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin chúc quý thầy cô cùng các anh, chị, em và các bạn dồi dào sức khỏe
và thành đạt trong cuộc sống.

Võ Ngọc Duy


iii


MỤC LỤC
Trang tựa ........................................................................................................................... i
Trang duyệt ...................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình .............................................................................................................. viii
Tóm lƣợc ......................................................................................................................... ix
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về cây tỏi .......................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm thực vật ....................................................................................... 3
2.1.2 Thành phần hóa học .................................................................................... 3
2.1.3 Tác dụng và công dụng của tỏi ................................................................... 4
2.1.3.1 Tác dụng ............................................................................................... 4
2.1.3.2 Một số nghiên cứu về tác dụng của tỏi ................................................. 7
2.1.3.3 Một số kinh nghiệm dân gian sử dụng nghệ phòng trị bệnh trên gà .... 10
2.2 Giới thiệu về vi khuẩn E.coli ........................................................................... 11
2.2.1 Những đặc điểm của vi khuẩn E.coli ........................................................ 11
2.2.2 Tính gây bệnh ........................................................................................... 12
2.2.3 Một số hội chứng do vi khuẩn E.coli gây ra trên gà ................................. 13
2.3 Phƣơng pháp xác đinh MIC ........................................................................... 16
2.3.1 Mục đích ................................................................................................... 16
2.3.2 Nguyên lý ................................................................................................. 16
2.4 Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng gà thịt ........................................................... 17
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19

3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu .................................................................................. 19
3.1.1 Thời gian, địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu ............................................... 19
3.1.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ................................................................ 19
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 20
iv


3.2.1 Xác định hàm lƣợng vật chất khô của tỏi ................................................. 20
3.2.2 Xác định MIC của tỏi trên vi khuẩn E.coli ............................................... 20
3.2.3 Bố trí thí nghiệm sử dụng tỏi phòng bệnh cho gà ..................................... 23
3.2.3.1 Trƣớc khi bố trí thí nghiệm ................................................................ 23
3.2.3.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 25
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 26
3.2.4.1 Tiêu tốn thức ăn ................................................................................. 26
3.2.4.2 Khối lƣợng và tăng trọng ................................................................... 26
3.2.4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn .................................................................. 26
3.2.5 Phƣơng pháp xử lý thống kê ..................................................................... 26
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 27
4.1 Kết quả xác định MIC của dịch chiết tỏi tƣơi đối với vi khuẩn E.coli ............ 27
4.2 Kết quả khảo sát khả năng tăng trọng của gà .................................................. 29
4.2.1 Ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi lên tiêu tốn thức ăn ........................ 29
4.2.2 Ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi lên tăng trọng ................................. 29
4.2.3 Ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần đến hệ số chuyển hóa
thức ăn của gà .......................................................................................... 31
4.3 Kết quả theo dõi triệu chứng và bệnh tích của gà ........................................... 32
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 34
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 34
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 35
PHỤ CHƢƠNG THỐNG KÊ ........................................................................................ 39


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CRD

Chronic Respiratory Disease

PABA

Para Amino Benzoic Acid

DNA

Deoxyribonucleic Acid

ATP

Adenosine Triphosphate

AMP

Adenosine Monophosphate

APEC


Avian Pathogenic E. coli

BHI

Beef Heart Infusion

IB

Infectious Bronchitis

IBD

Infectious Bursal Disease

RNA

Ribonucleic Acid

PAB

Para Amino Benzoic

NA

Nutrient Agar

NB

Nutrient Broth


MC

Mac Conkey

MIC

Minimum Inhibitory Concentration

MHA

Meuller Hinton Agar

ND

Newcastle Disease

EMB

Eosin Methylene blue

E. coli

Escherichia coli

FCR

Feed Conversion ratio

TRT


Turkey Rhinotracheitis virus

USDA

United States Department of Agriculture

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Giá trị dinh dƣỡng có trong 100 gam tỏi tƣơi

7

2.2

Nhu cầu dinh dƣỡng cơ bản của gà thịt

18


2.3

Nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng úm gà con

18

3.1

Nồng độ dịch chiết tỏi pha loãng ở các ống nghiệm

22

3.2

Quy trình cấp thuốc cho các nghiệm thức gà thí nghiệm

23

3.3

Thành phần dinh dƣỡng của các loại thức ăn của gà thí nghiệm

24

4.1

Kết quả xác định MIC

27


4.2

Tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)

29

4.3

Tăng trọng bình quân của gà qua các tuần tuổi (g/con/tuần)

30

4.4

Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà trong giai đoạn thí nghiệm

31

vii


DANH MỤC HÌNH
Tựa hình

Hình

Trang

2.1


Cây tỏi (Allium sativum L.)

3

2.2

Sự chuyển đổi từ alliin thành allyl sulfenic acid

5

2.3

Allyl sulfenic chuyển đổi thành Allicine

5

2.4

Lòng đỏ không tiêu, viêm phúc mạc do E. coli

15

2.5

Nhiễm trùng huyết cấp tính, gan hoại tử lốm đốm có màu xám

xanh do E. Coli

15


2.6

Viêm mô dƣới da do E. coli

15

2.7

Manh tràng phình to, chứa đầy dịch do E. coli

15

2.8

Viêm mô nhãn cầu do E. coli

16

2.9

Dạng u hạt đƣờng ruột do E. coli

16

3.1

Terra-colivet

19


3.2

Phƣơng pháp loãng dịch chiết tỏi

22

3.3

Úm gà

24

3.4

Chuồng gà nuôi thí nghiệm

24

3.5

Vắc-xin GumBoro

25

3.6

Thức ăn nuôi gà

25


3.7

Tỏi tƣơi

25

3.8

Tỏi thái nhỏ

25

4.1

Thử nghiệm trên giống vi khuẩn E. coli (E1) (ống 4)

28

4.2

Thử nghiệm trên giống vi khuẩn E. coli (E7) (ống 5)

28

4.3

Thử nghiệm trên giống vi khuẩn E. coli (E9) (ống 5)

28


4.4

Thể trạng gà ở tuần tuổi thứ 10

30

4.5

Dạ dày tuyến xuất huyết

32

4.6

Bao tim dầy, phủ fibrin

32

4.7

Manh tràng xuất huyết

32

4.8

Noãn nang cầu trùng (X40)

32


viii


TÓM LƢỢC
Đề tài nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của tỏi tươi đối với vi khuẩn E. coli và sử
dụng tỏi tươi vào khẩu phần thức ăn ở các mức độ 1%, 2%, 3%, 4% để khảo sát sự
tăng trọng của giống gà Tàu lai Lương Phượng được thực hiện từ tháng 8 đến
tháng 12 năm 2014. Đề tài ghi nhận kết quả MIC của tỏi đối với vi khuẩn E. coli
phân lập trên gà thả vườn tại các nông hộ ở Thành phố Cần Thơ là 12,5 µg/ml, 25
µg/ml. Kết quả thí nghiệm cho thấy, gà ở các nghiệm thức bổ sung tỏi tươi ở 5
tuần tuổi đến 10 tuần tuổi thì mức tăng trọng, hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)
tương đương với nghiệm thức sử dụng thuốc thú y (không bổ sung tỏi) và mức tiêu
tốn thức ăn qua các tuần tuổi đều thấp hơn so với nghiệm thức không bổ sung tỏi.
Cụ thể, ở các nghiệm thức bổ sung tỏi 1%, 2%, 3%, 4% thì hệ số chuyển hoá thức
ăn dao động ở 2,87 - 3,07, tăng trọng bình quân dao động 194,4 - 210,3
g/con/tuần. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy việc sử dụng tỏi tươi vào khẩu phần
ăn của gà ở các mức 1%, 2%, 3%, 4% phòng được bệnh tiêu chảy do E. coli.

ix


CHƢƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, nghành chăn nuôi gia cầm là ngành sản xuất truyền thống, chiếm vị
trí quan trọng và đứng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của nghành chăn nuôi
nƣớc ta. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng số đàn gia cầm hàng năm. Năm
2013, đàn gà cả nƣớc đạt 236,4 triệu con, sản lƣợng thịt đạt 762,3 nghìn tấn
(Tổng cục Thống kê, 2013). Song song với việc phát triển của nghành chăn nuôi
gà thì nhiều vấn đề khác cần phải đƣợc quan tâm nhƣ tình hình dịch bệnh. Đặc

biệt hiện nay, nghành chăn nuôi gà nƣớc ta đang sử dụng một lƣợng kháng sinh
khá lớn. Điều đáng nói là phần lớn lƣợng kháng sinh này không những để điều trị
bệnh cho vật nuôi mà còn để phòng bệnh và tăng thêm lợi thế về mặt tăng trƣởng
cho vật nuôi bằng việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn hay vào nƣớc uống với
liều thấp và thƣờng xuyên do đó dễ gây nên tình trạng kháng kháng sinh của các
loài vi khuẩn gây bệnh, làm tồn dƣ kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi, sự
tích lũy kháng sinh trong cơ thể về lâu dài sẽ ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời
tiêu dùng nhƣ rối loạn tiêu hóa, dị ứng kháng sinh, nguy cơ ung thƣ và béo phì…
Một số giải pháp tốt để thay thế việc dùng kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi hiện
nay là sử dụng các chất bổ sung thay thế vừa đảm bảo sự tăng trƣởng, hiệu quả
sử dụng thức ăn, tăng cƣờng sức khỏe cho vật nuôi mà lại không ảnh hƣởng đến
sức khỏe của con ngƣời nhƣ bổ sung vi khuẩn hữu ích probiotic, các thảo dƣợc
có các hoạt chất kháng khuẩn, các axit hữu cơ, enzyme tiêu hóa, các chế phẩm
giàu kháng thể...Trong đó việc dùng thảo dƣợc có những ƣu điểm là không có tác
dụng phụ nhƣ các loại thuốc kháng sinh tân dƣợc, thuốc kháng cầu trùng và một
số loại thuốc khác. Một số thảo dƣợc và chiết xuất từ thảo dƣợc có tác dụng ức
chế và kháng khuẩn, không có hiện tƣợng kháng thuốc, không tồn dƣ trong thực
phẩm, dễ hoà tan trong nƣớc, rất ít độc, thân thiện với môi trƣờng, dễ sử dụng do
hầu hết các loại thảo dƣợc này thƣờng đƣợc dùng ở các dạng bào chế đơn giản.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 60 chi thực vật có đặc tính ức chế vi khuẩn
Escherichia Coli hay Staphylococcus aureus (Newman, 1998), trong đó tỏi (
Allium sativum L.) là một trong những loại thảo dƣợc đƣợc sử dụng lâu đời trong
chế độ ăn uống, điều trị bệnh cho con ngƣời và vật nuôi. Trong chăn nuôi, tỏi
đƣợc sử dụng nhƣ một chất bổ sung tự nhiên vào thức ăn của vật nuôi, giúp cải
thiện tốc độ tăng trƣởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn, và giảm tỷ lệ tử vong
(Tollba and Hassan, 2003). Tỏi rất giàu các hợp chất chứa gốc sulfur và các tiền
tố allicin, diallyl sulfide và diallyl trisulfide trong đó allicin đƣợc xem là thành
1



phần hoạt hóa tiềm năng của tỏi và nó là một hoạt chất tự nhiên có tính kháng
khuẩn mạnh. Các hợp chất này với các đặc tính sinh học và có tác dụng tốt với
việc làm giảm lƣợng cholesterol ở ngƣời cũng nhƣ các sản phẩm chăn nuôi
(Silagy and Neil, 1994; Konjufca et al., 1997; Chowdhury et al., 2002). Theo
Lewis et al. (2003) việc bổ sung bột tỏi trong khẩu phần của gà thịt có ảnh hƣởng
lên năng suất và hoạt động của vi khuẩn đƣờng ruột.
Từ những nghiên cứu về những đặc tính sinh học của tỏi nêu trên, đề tài “Nghiên
cứu tác dụng kháng khuẩn của tỏi (Allium sativum L.) đối với vi khuẩn
Escherichia coli và ảnh hƣởng của tỏi lên sự tăng trƣởng của gà” đƣợc thực
hiện nhằm mục tiêu:
-

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của tỏi trên một số chủng vi
khuẩn E. coli phân lập trên gà thả vƣờn tại các hộ chăn nuôi gà ở thành
phố Cần Thơ.

-

Khảo sát ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi tƣơi vào khẩu phần ăn của gà
đến khả năng tăng trọng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy do E. coli cho
gà.

2


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giới thiệu về cây tỏi
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L, tiếng Latinh “Therica rusticorum”, tên

gọi khác là Đại hoàng (Trung Quốc), hom kía (Thái), sluôn (Tày). Tỏi thuộc họ
Hành (Liliaceae) và có nguồn gốc từ Indonesia. Có rất nhiều loại tỏi khác nhau
nhƣ tỏi voi, tỏi tây, tỏi gié, tỏi tía, tỏi Trung Quốc, tỏi gấu, tỏi ngọc, tỏi đen.
2.1.1 Đặc điểm thực vật
Cây thân thảo sống nhiều năm. Thân hình trụ, phía dƣới mang nhiều rễ phụ, phía
trên mang nhiều lá. Ở mỗi nách lá có một chồi nhỏ sau này sẽ phát triển thành
một tép tỏi. Các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trƣớc tạo ra)
thành một củ tỏi tức là thân hành của tỏi. Lá cứng, hình dài, thẳng dài 15 - 50 cm,
rộng 1 – 2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên
một cán hoa dài 55 cm. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng
tận cùng thành mũi nhọn dài. (Vũ Văn Chuyên, 2007)

Hình 2.1 Cây tỏi (Allium sativum L)
()

2.1.2 Thành phần hóa học
Tỏi chứa chủ yếu là tinh dầu, 100 kg tỏi chứa 60 – 200 g tinh dầu bay hơi và
chúng quy định các tính chất dƣợc lí của tỏi. Tỏi chứa ít nhất 33 các hợp chất
sulfur nhƣ aliin, allicin, ajoene, allypropl, diallyl, trisulfide, sallylcysteine,
vinyldithiines, S-allymercaptocystein, và các hợp chất khác. Khoáng chất nhƣ
selenium và các enzyme nhƣ allinase, peroxidases, myrosinase và một vài
enzyme khác. Những nghiên cứu trƣớc đây gợi ý rằng hoạt tính chủ yếu của
tỏi có đƣợc là do thành phần sinh học của tỏi chứa các hợp chất lƣu huỳnh nhƣ
3


allin, dialyllsulphydes và allicin (Amagase et al., 1993) hợp chất S – allyl
cystine, là một loại hợp chất lƣu huỳnh, không mùi, tan trong nƣớc, so với các
loại cây dƣợc liệu khác thì tỏi tƣơi có chứa các hợp chất sulfur cao nhất (3.2%) .
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl

sulfide và ajoene (Heli Roy, 2005).
2.1.3 Tác dụng và công dụng của tỏi
2.1.3.1 Tác dụng
Allicin tinh khiết là một chất dầu không màu, tính tan trong nƣớc không ổn định,
hòa tan trong cồn, dung môi hữu cơ nhƣ benzen, ether, dễ bị phân hủy trong môi
trƣờng kiềm, acid nhẹ ít bị ảnh hƣởng. Dễ dàng bị phá hủy bởi nhiệt độ và ánh
sáng. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi nhƣng allicin
không hiện diện trong tỏi tƣơi mà nó tồn tại dƣới dạng tiền chất allin. Bản thân
allin hiện diện trong tỏi không có chức năng kháng khuẩn, mà phải qua sự
chuyển đổi bởi enzyme allinase và nƣớc để thành allicin với tính chất kháng
khuẩn cao.
Nồng độ enzyme allinase trong tỏi tƣơi là rất lớn, chiếm đến 10% hàm
lƣợng protein tổng số (10mg/g tỏi tƣơi) đƣợc chứa trong các khoang khác
nhau của củ tỏi. Allin là 1 acid amin, trong tỏi tƣơi alliin và men allinase có
lƣợng tƣơng đƣơng nhau và nằm trong mỗi ngăn riêng biệt (Reuter et al.,1996).
Khi củ tỏi bị dập hoặc nghiền nhuyễn, men allinase đƣợc giải phóng và sẽ xúc
tác phản ứng thủy phân tạo ra allicin (Peter Josling, 2005). Do đó, càng cắt nhỏ
hoặc càng giã nhuyễn thì hoạt tính của tỏi càng cao. Theo kết quả nghiên cứu của
Iberrt et al. (1990) dịch chiết tỏi không đƣợc bảo quản ở điều kiện thích hợp thì
allicin và các sản phẩm sulfur khác bị giảm đi 50% sau 2 ngày. Chính vì thế,
việc để tỏi lâu ngày trong nhiệt độ lạnh, có thể làm mất đi một phần hoạt lực
của enzyme allinase và allicin có trong dịch tỏi.
Allicin là một chất không bền nên dễ biến mất sau khi đƣợc tạo ra, khi tiếp xúc
với không khí sẽ đƣợc chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinyl dithiin, ajoene.
Càng để lâu ngoài không khí càng mất bớt hoạt tính. Đun qua lò vi sóng sẽ phá
hủy hoàn toàn chất allicin. Bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng cao áp ngƣời ta đã xác
định đƣợc hàm lƣợng allicin trong tép tỏi tƣơi sau khi giã nát một phút đã đạt
63% nhƣng sau 30 phút tiếp xúc với không khí lƣợng allicin chỉ còn 39%.

4



Hình 2.2 Sự chuyển đổi từ alliin thành allyl sulfenic acid (Nguồn: Stool
& Seebeck, 1949)

Hình 2.3 Allyl sulfenic chuyển đổi thành Allicine (Nguồn: Stool &
Seebeck, 1949)
Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin nhƣng liallyl sulfide bền hơn, không bị
biến chất nhanh nhƣ allicin và vẫn giữ đƣợc hoạt tính khi đun nấu. Giống nhƣ
allicin, càng giã nhỏ thì càng cho ra nhiều liallyl sulfide.
Ajoene ít đƣợc nhắc đến cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu. Ngoài ra,
tỏi còn có hàm lƣợng selenium, một chất chống oxy hóa mạnh làm tăng khả năng
bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thƣ và bệnh tim mạch.
Cavalito and Bailey (1994) là những ngƣời đầu tiên chứng minh rằng hoạt động
kháng khuẩn của tỏi chủ yếu là do allicin. Allicin đƣợc mô tả với các khái niệm
khác nhau nhƣ diallyl thiosulphinate, allylsuiphide hay S-(2-Propenyl) 2propene-1-sulfinothioate.
Allicin có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh do trong công thức phân tử có chứa
nguyên tố oxy hoạt động và liên kết đôi S=S với phân tử. Nhóm kháng sinh đầu
tiên là sulphonamides đƣợc phát minh đầu tiên những năm 1930 và thành công
rực rỡ trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vì nó có chứa nhóm Sulfer hoạt
động giống nhƣ nhóm Sulfer của allicin. Allicin có tác động ức chế toàn bộ quá
trình tổng hợp RNA và ức chế từng phần sự tổng hợp DNA và protein, cho thấy
mục tiêu tác động chính của allicin trên RNA. Ngoài ra Allicin còn cạnh tranh
kết hợp với các acid amin cystein là yếu tố sinh trƣởng và phát triển của các vi
khuẩn gây bệnh ở ngƣời và động vật, làm cho vi khuẩn không phát triển đƣợc.
Sivam et al., (1997) ghi nhận rằng tỏi có phổ kháng khuẩn rộng và đƣợc biết đến
nhƣ là một nhân tố hiệp đồng với các loại kháng sinh khác. Tƣơng tự nhƣ
Ciprofloxacin, tỏi ức chế hoạt động của enzym DNA gyrase làm cho hai mạch
đơn của DNA không thể duỗi xoắn trong tổng hợp DNA và do đó cản trở sự sao
5



chép DNA của vi khuẩn và các hoạt động khác liên quan đến DNA. Ngoài ra,
tƣơng tự nhƣ Ampicillin, tỏi ức chế tổng hợp thành của tế bào, tác động vào quá
trình tạo các liên kết chéo giữa các chuỗi polysacharide của thành tế bào làm cho
tế bào vi khuẩn dễ bị các tế bào thực bào phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu.
Allicin đƣợc chuyển hóa qua gan, thận và niêm mạc ruột non, sinh ra sản phẩm
thứ cấp là diallyl disulfide. Allicin trong dịch vị (pH=1,7) không bị mất hoạt lực
trong vòng 24 giờ và trong dịch tụy (pH=9,3) hoạt tính sẽ mất hết hoạt lực sau 24
giờ.
Allicin là có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cả penicillin. Nƣớc tỏi pha loãng
1/85.000 – 120.000 lần vẫn có hiệu lực ức chế nhiều loại vi khuẩn gram âm và
gram dƣơng nhƣ Staphylococcus, Streptococcus, Mycobacterium tuberculosis,
Vibrio cholera, Salmonella.
Allicin dễ gây kích ứng da và niêm mạc. Allicin có thể dùng để điều trị rộng rãi
các vết thƣơng có mủ do không bị PABA cạnh tranh (Gupta Rainy et al, 2014).
Chiết xuất dịch tỏi làm tăng hoạt tính của các tế bào tạo lympho B và T, làm tăng
hoạt tính thực bào của các lympho bào, tăng các tế bào tạo màng tiêu máu. Sự
hiện diện của máu không làm ảnh hƣởng đến hoạt tính chống vi sinh vật của
allicin ở nồng độ cao (Sanjay K Banerjee et al, 2002).
Tỏi cũng nhƣ chiết xuất của tỏi có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng ức chế trên
70 loại vi khuẩn, điển hình nhƣ Staphylococcus aureus, Streptococcus
pneumoniae, Salmonella typhi, Escherichia coli, Corynebacterium diphteriaae,
Mycobacterium tuberculosis…Ngoài ra, tỏi còn có tính kháng nấm, kháng ký
sinh trùng và kháng siêu vi do tỏi có thể ngừa đƣợc cảm cúm và một số bệnh
đƣờng hô hấp, kể cả vi rút gây lở mồm long móng trâu, bò. Trong ống nghiệm,
nƣớc tỏi 3% đủ diệt đƣợc các trực trùng lỵ và trực khuẩn đƣờng ruột. Tỏi đặc biệt
để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa, các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, kích
thích tiết dịch vị, tiết mật, tăng tính ngon miệng, giải độc thủy ngân, tẩy uế môi
trƣờng, nâng cao chất lƣợng thịt (Cavalito and Bailey, 1944; Hughes and

Lawson, 1991). Nghiên cứu của Kim J.W. and Kyung K.H. (2003) cho thấy tỏi
có hoạt chất chống nấm men, và ổn định ngay khi pH thay đổi, phù hợp cho việc
ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.
Thành phần hóa học chứa trong tỏi ở trạng thái tƣơi đƣợc trình bày trong bảng
2.1.

6


Bảng 2.1 Giá trị dinh dƣỡng có trong 100 gam tỏi tƣơi
Thành phần

Hàm lƣợng

Năng lượng

149 kcal

Carbohydrate

33,06 g

Đƣờng

1g

Chất xơ

2,1 g


Chất béo

0,5 g

Protein

6,26 g

Vitamin
Thiamine (B1)

0,2 mg (17%)

Riboflavin (B2)

0,11 mg (9%)

Niacin (B3)

0,7 mg (5%)

Pantothenic acid (B5)

0,956 mg (12%)

Vitamin B6

1,235 mg (95%)

Folate (B9)


3 µg (1%)

Vitamin C

31,2 mg (38%)

Khoáng chất
Canxi

181 mg (18%)

Sắt

1,7 mg (13%)

Magiê

25 mg (7%)

Mangan

1,672 mg (80%)

Photpho

153 mg (22%)

Kali


401 mg (9%)

Natri

17 mg (1%)

Kẽm

1,16 mg (12%)

Selen

14,2 µg

( Nguồn: USDA National Nutrient Database for Standard Reference Release 27 />2.1.3.2 Một số nghiên cứu về tác dụng của tỏi
Theo Kim H.S. (2005) trên thế giới có khoảng 500.000 loài thực vật nhƣng số
bệnh do vi khuẩn gây ra trên chúng chỉ chiếm 1%. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu
rộng về các chất tự nhiên với hoạt tính kháng khuẩn mới rất là cần thiết trong
tƣơng lai. Hiện nay, các nhà khoa học và các nhà dinh dƣỡng học đang nghiên
7


cứu, tìm kiếm các chất bổ sung tự nhiên vào thức ăn cho vật nuôi để thay thế các
loại kháng sinh và chất kích thích tăng trọng gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng
của các sản phẩm chăn nuôi và sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
Ngƣợc lại với kháng sinh nhân tạo, theo Pleasant Grove, (1995) thì tỏi (Allium
sativum L.) đƣợc xem nhƣ là một loại kháng sinh tự nhiên, giảm nguy cơ ung
thƣ, chất bổ trợ miễn dịch, có thể làm giảm Cholesterol trong máu,…mà không
tác động xấu đến môi trƣờng. Với ƣu điểm không độc, không tồn dƣ, dễ hòa tan
(Chu Mạnh Thắng và ctv, 2009 - trích dẫn bởi Trần Hồng Thủy và ctv, 2013) và

thân thiện với môi trƣờng nên ngày nay. Chính vì vậy, việc ứng dụng tỏi cũng
nhƣ các loại thảo mộc thiên nhiên và các loài thực vật đã nhận đƣợc sự tán thành
rộng rãi và nghiên cứu sâu rộng trong chăn nuôi.
Tỏi có tác dụng trong điều trị bệnh trên ếch Thái Lan do Aeromonas hydrophila
(Trần Hồng Thủy và ctv, 2013). Cá rô phi (Oreochromic niloticus) sau khi bổ
sung tỏi vào thức ăn ở các nồng độ 10, 20g.kg-1 nuôi trong 1 - 2 tháng làm tăng
mức tăng trọng và tỉ lệ sống sót ở loài cá này (Salah Mesahy Aly et al., 2008).
Theo nghiên cứu của Teferi and Hahn, (2002) tỏi có tác dụng hiệu quả trong việc
ức chế các vi khuẩn nhƣ Staphylococcus aureus, Shigella, Samlmonella. Một ký
tỏi sẽ cho ra 1 – 2 gam allicin. Theo nghiên cứu của Angela M. Farías et al, (2014) đã
tính đƣợc hàm lƣợng allicin có trong 1 gam tỏi tƣơi là 248±2 µg.

Ghi nhận từ kết quả nghiên cứu của Deresse Daka et al. (2009) về tỏi trên
Staphylococcus aureus cho thấy tỏi có thể điều trị đƣợc các trƣờng hợp ngộ độc
thực phẩm do nhiễm loài vi khuẩn này.
Theo báo cáo của Alli J.A. et al. (2010) ghi nhận rằng vi khuẩn Streptococcus
pneumonia và Pseudomonas aeruginosa không kháng lại tỏi do đó tỏi sẽ là một
tác nhân kháng khuẩn đầy hứa hẹn trong tƣơng lai.
Ở Bangladesh, ngƣời ta bƣớc đầu thử nghiệm về hoạt tính kháng khuẩn của các
loại gia vị nhƣ tỏi, hồ tiêu, rau mùi (ngò rí), chanh ta, hành tây, gừng và đã ghi
nhận rằng tỏi có tác dụng trong hiệu quả điều trị tiêu chảy do E.coli kháng thuốc
trong cộng đồng.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỏi mang đến một loạt các lợi ích về hiệu
suất và sinh hóa, sinh lý đối với gà thịt và gà đẻ trứng. Trong đó, những lợi ích
mà tỏi mang lại đáng chú ý nhất đó là về tăng trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn,
năng suất và chất lƣợng trứng, hỗ trợ miễn dịch và làm giảm lƣợng cholesterol
trong máu ở các loài gia cầm.
Năm 1858, Louis Pasteur đã tiến hành quan sát hoạt động kháng khuẩn của tỏi và
từ đó tỏi đƣợc dùng nhƣ một chất khử trùng để ngăn ngừa sự hoại thƣ trong các
Thế Chiến thế giới I và II (Groppo et al., 2007).

8


Theo Lâm Minh Thuận (2011), việc sử dụng chế phẩm tự nhiên nhƣ nghệ, gừng,
tỏi để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi giúp cho gà chuyển hóa và trao đổi
chất, đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh, tạo ra thịt sạch, an toàn cho sức
khỏe ngƣời sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời chăn nuôi.
Có rất nhiều nghiên cứu của ảnh hƣởng của tỏi trong việc phòng và điều trị bệnh
trên động vật thủy sản (Erol-Florian Garbor et al., 2010) và cũng có những ghi
nhận rằng tỏi có thể loại bỏ hiệu quả các loài vi khuẩn hiện diện chủ yếu ở nƣớc
ngọt bao gồm Pseudomonas fluorescens, Myxococcus piscicola, vibrio
anguillarum, Edwardsiela tarda, Aeromonas punctata, Flexibacter intestinalis và
Yersinia ruckeri (Lee J.Y. 2012). Tỏi có thể kiểm soát các tác nhân gây bệnh nhƣ
vi khuẩn, nấm, gia tăng sức khỏe của cá (Corzo-Martinez et al., 2007).
Các nhà khoa học ở Đại học Alabama, Mỹ đã chứng minh đƣợc các tác động của
tỏi nhƣ tính kháng khuẩn, kháng nấm, và cả tác động tích cực của tỏi lên tim
mạch với việc làm giảm lƣợng cholesterol tích tụ trong thành mạch máu của
động vật. Hơn nữa theo kết quả nghiên cứu của Konjufca et al. (1997) cho thấy
khi bổ sung tỏi ở các mức 1%; 3,5% và 4% vào khẩu phần ăn của gà thịt từ 1 –
21 ngày tuổi thì có sự làm giảm cholesterol trong máu và thịt của gà.
Jamel et al. (2013) chứng minh rằng việc bổ sung bột tỏi 0,5% vào thức ăn của
gà giúp ích cho sự hấp thụ thức ăn tốt hơn và cải thiện tăng trƣởng.
Trong nghiên cứu của Mercola J. (1997) cho thấy allicin có trong tỏi làm mất
hoạt động của các enzym của vi khuẩn bằng phản ứng hydrosulfur do đó ức chế
sự tăng trƣởng của vi khuẩn.
Trong nghiên cứu của Alagib et al. (2013) thì việc bổ sung bột tỏi vào khẩu phần
ăn ở mức 3% giúp gà tăng trọng tốt và năng suất cao hơn. Nhiều loài côn trùng
nhƣ dán, muỗi (aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, culex truyền bệnh viêm não
Nhật Bản) rất sợ mùi tỏi.
Theo khẳng định trong nghiên cứu của Iwalokun et al. (2004) về việc bổ sung và

thay thế các loại thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh tật bằng các kháng sinh
thực vật sẽ giảm bớt gánh nặng về vấn đề kháng thuốc và giảm chi phí điều trị.
Theo kết quả nghiên cứu của Iram Gull et al. (2012), thử nghiệm MIC của tỏi đối
với các vi khuẩn nhƣ E. coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus Subtilis,
Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumonia, Staphylococcus epidermidis,
Staphylococcus typhi thì cho thấy rằng các chủng vi khuẩn này nhạy cảm với
dịch chiết tỏi đƣợc chiết xuất bằng nƣớc cất hơn dịch chiết tỏi đƣợc chiết xuất
bằng methanol và ethanol. Nghiên cứu này cho kết quả MIC của dịch chiết tỏi
đƣợc chiết xuất bằng nƣớc cất đối với vi khuẩn E. coli là 0.1 mg/ml và kết quả
9


MIC của các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Bacillus Subtilis,
Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumonia, Staphylococcus epidermidis và
Staphylococcus typhi lần lƣợt là 0.09 mg/ml, 0.1 mg/ml, 0.2 mg/ml, 0.2 mg/ml,
0.09 mg/ml và 0.02 mg/ml. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, vi khuẩn gam dƣơng
thì nhạy cảm với dịch chiết tỏi hơn là vi khuẩn gam âm.
2.1.3.3 Một số kinh nghiệm dân gian sử dụng tỏi phòng trị bệnh trên gà
Theo IIRR (1994), tỏi là một dƣợc liệu đƣợc sử dụng rất phổ biến để phòng trị
bệnh trên gia súc gia cầm ở một số nƣớc Châu Á nhƣ Thái Lan, Ấn Độ,
Philippin, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Trên gà, tỏi đƣợc sử dụng để
phòng và trị các bệnh sau:
Bệnh tiêu chảy
Phòng ngừa : giã nát 7 – 10 tép tỏi tƣơi và một miếng củ nghệ với nhau , sau đó
trộn vào thức ăn hằng ngày cho gia cầm (cách này dùng cho khoảng 10 gà trƣởng
thành).
Điều trị:
- Giã nát 7 – 10 tép tỏi tƣơi và trộn vào thức ăn của gia cầm. Điều trị trong 2 – 3
ngày hoặc đến khi hết bệnh.
- Lấy 7 – 10 tép tỏi tƣơi, 1 củ hành tây, 5 – 10 g củ nghệ, và 1/4 nhúm cỏ cà ri

(Fenugreek) cùng với một miếng củ nghệ kích thƣớc bằng ngón tay. Sau đó,
nghiền chúng lại với nhau và trộn vào thức ăn cho gia cầm. Điều trị từ 2 – 3
ngày.
Các bệnh kí sinh trùng
Giã nát ít nhất 6 tép tỏi tƣơi và trộn vào thức ăn cho gia cầm, điều trị cho 10 con
gà từ 1 đến 2 ngày. Sau một tháng lặp lại 1 lần.
Các bệnh do nấm mốc gây ra cho gà
Để phòng ngừa các bệnh gây ra do các loại nấm nhƣ Aspergillus fumigatus,
Aspergillus flavus, Candida albicans trên gia cầm bằng cách nghiền nát tỏi tƣơi
và trộn vào thức ăn cho gà, sử dụng từ 1 -3 tép tỏi cho một con gà trên một ngày.
Sự kết hợp giữa tỏi và nghệ tƣơi cũng mang đến hiệu quả trong việc phòng bệnh
do những đặc tính mà chúng kết hợp lại.
Ngoài ra, tỏi tƣơi giã nát cùng với bột nghệ và dầu dừa vừa đủ kết hợp với nhau
giúp vết thƣơng mau lành bằng cách thoa hỗn hợp này lên vết thƣơng của gia
cầm ngày 2 lần.

10


2.2 Giới thiệu về vi khuẩn E. coli
2.2.1 Những đặc điểm chung của vi khuẩn E. coli
Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae. Tên Escherichia đƣợc đặt theo tên
của Escherich, ngƣời đầu tiên phân lập và đƣa ra đặc điểm riêng của vi khuẩn
này vào năm 1885. E. coli là loài quan trọng đƣợc tìm thấy trong phân (Karmali
et al., 1983). Trong các vi khuẩn đƣờng ruột, Escherichia coli là vi khuẩn phổ
biến nhất, chúng chiếm 80% vi khuẩn hiếu khí sống ở ruột (Trần Cẩm Vân,
2001). Vi khuẩn này xuất hiện và sinh sống trong ruột động vật chỉ vài giờ sau
khi sinh và tồn tại cho đến khi con vật chết. E. coli sinh sống bình thƣờng trong
đƣờng ruột của ngƣời và động vật, khi các điều kiện nuôi dƣỡng, khẩu phần thức
ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu thì E. coli trở nên

cƣờng độc và có khả năng gây bệnh . Chỉ một phần nhỏ số chủng có thể sản xuất
yếu tố độc lực và gây hại con vật (Gyles and Fairbrother, 2010).
Đặc điểm hình thái E. coli
E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thƣớc 2 – 3µm x 6µm, hai đầu tròn .
Phần lớn E. coli có khả năng di động do có lông ở xung quanh thân, không sinh
nha bào, có thể có giáp mô (Lƣu Hữu Mãnh, 2009). Thân đƣợc bao phủ bởi
những sợi protein có chức năng bám dính và giúp cơ thể di động. E. coli bắt màu
gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở 2 đầu, khoảng giữa nhạt.
Đặc điểm nuôi cấy E. coli
E. coli mọc dễ dàng trong MC, EMB, NB.... Một số hóa chất ức chế sự tăng
trƣởng của E. coli nhƣ chlorine và dẫn xuất, muối mật, brilliant green, sodium
deoxycholate, sodium tetrathionate, selenite,... Trong những điều kiện thích hợp
E. coli phát triển rất nhanh, thời gian thế hệ chỉ khoảng 20 – 30 phút. Cấy vào
môi trƣờng lỏng sau 3 – 4 giờ làm đục nhẹ môi trƣờng, sau 24 giờ làm đục đều,
sau hai ngày trên mặt môi trƣờng có váng mỏng, những ngày sau dƣới đáy ống
nghiệm có thể thấy xuất hiện cặn.
Trên môi trƣờng NB vi khuẩn E. Coli phát triển làm cho môi trƣờng đục đều, có
lắng cặn ở đáy ống nghiệm, màu xám nhạt, khi lắc thì cặn tan đều vào trong môi
trƣờng. Nếu để qua 24 giờ thì hình thành màng mỏng trên bề mặt. Trên môi
trƣờng thạch NA sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ƣớt, màu tro trắng
nhạt, hơi lồi, đƣờng kính từ 2 – 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc gần nâu nhạt và phát
triển rộng ra. Trên môi trƣờng MC vi khuẩn E. coli hình thành khuẩn lạc to, tròn
đều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thƣớc 2 – 3 mm (Nguyễn Vĩnh
Phƣớc, 1970).

11


Đặc tính sinh hóa của E. coli
Theo Nguyễn Ngọc Hải (2012) vi khuẩn E. coli đƣợc định danh bằng phản ứng

IMViC qua các thử nghiệm sinh hóa sau
Thử nghiệm sinh indole: Tryptophan là một axit amin có thể bị oxi hóa bởi sinh
vật có hệ men tryptophanase tạo nên các sản phẩm chứa gốc indole. Khi nhỏ vài
giọt thuốc thử Kovac’s nếu trong môi trƣờng có sinh indole thì sẽ có vòng màu
hồng cánh sen nổi lên trên. Vi khuẩn E. coli có phản ứng indole dƣơng tính.
Thử nghiệm MR (Methyl red): Nhiều loài sinh vật nhất là nhóm vi khuẩn đƣờng
ruột có khả năng lên men glucose tạo sản phẩm acid bền làm cho pH của môi
trƣờng bị hạ thấp xuống dƣới 4,5. Chất chỉ thị methyl red giúp phân biệt độ pH
của môi trƣờng sau khi vi khuẩn lên men glucose. Phản ứng dƣơng tính môi
trƣờng chuyển sang màu đỏ, âm tính thì môi trƣờng có màu vàng. Vi khuẩn E.
coli có phản ứng MR dƣơng tính.
Thử nghiệm VP (Voges Proskauer): Đối với môi trƣờng VP tùy loại enzyme vi
khuẩn có đƣợc mà quá trình lên men glucose sẽ cho sản phẩm cuối cùng khác
nhau. Một trong số đó là aceton sẽ tạo phức với thuốc thử α-naphthol và KOH.
Phản ứng dƣơng tính khi môi trƣờng có màu đỏ nhạt, phản ứng âm tính khi môi
trƣờng có màu vàng hoặc không đổi màu. E. coli có phản ứng VP âm tính.
Khả năng chuyển hóa citrate: Trong môi trƣờng Simmons citrate, nếu vi khuẩn
có khả năng sử dụng citrate (là nguồn cacbon duy nhất) thì sẽ kiềm hóa môi
trƣờng làm môi trƣờng từ màu xanh lá cây chuyển sang màu xanh dƣơng, kết quả
âm tính khi môi trƣờng giữ nguyên màu xanh lá cây. Vi khuẩn E. coli có phản
ứng citrate âm tính.
Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli gồm kháng nguyên thân O (somatic), kháng
nguyên lông H (flagellar), kháng nguyên vỏ K (capsular) và kháng nguyên F
(fimbrae). Cho đến nay đã xác định đƣợc 174 kháng nguyên O (từ O1 – O181
với các O31, O47, O67, O72, O93, O94, và O122 bị loại bỏ), 80 kháng nguyên
K, 53 kháng nguyên H và hơn 20 kháng nguyên F.
2.2.2 Tính gây bệnh
Các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh trên gia cầm (nhóm APEC) chủ yếu thuộc
serotypes O, cùng một loại gia cầm nhƣng có thể nhiễm nhiều các serotypes khác

nhau. Ở gà mái đẻ, phân lập đƣợc serotypes O1, O2, O78; ở gà giò phân lập đƣợc
serotypes O86, O88, O103. Ở gà con, các serotypes O2, O5, O78, O88 đƣợc tìm
thấy (Oilveira et al., 2009 - trích dẫn bởi Nguyễn Hoàng Dũ, 2013).
12


Vi khuẩn E. coli bằng cách trực tiếp hay gián tiếp xâm nhập vào đƣờng ruột của
gà (Gyles, 1992). Bản thân vi khuẩn E. coli có thể gây bệnh đƣợc là do nhiều yếu
tố nhƣ khả năng bám dính, khả năng xâm nhập, các loại kháng nguyên, yếu tố
dung huyết, khả năng kháng kháng sinh và độc tố. Nhƣng quan trọng nhất là 2
yếu tố độc lực chính: kháng nguyên bám dính (fimbrae) và độc tố đƣờng ruột
(Enterotoxin).
Khả năng bám dính cho phép vi khuẩn bám dính vào tế bào biểu mô lông ruột
non từ đó gây nên những biến đổi bệnh lý kèm theo. Sự tăng nhanh về số lƣợng
của tế bào vi khuẩn dƣờng nhƣ có liên quan đến khả năng bám dính của chúng
vào tế bào biểu mô ruột để tránh sự đào thải của nhu đọng ruột. Đa số các chủng
vi khuẩn E. coli đƣợc phân lập từ gia súc non bị tiêu chảy đều có một kháng
nguyên bề mặt gọi là Pili.
Độc tố đƣờng ruột (Enterotoxin) do vi khuẩn sinh ra gắn vào receptor trên tế bào
ruột non của vật chủ gây những biến đổi chức năng sinh lý của màng tế bào, dẫn
đến việc tăng cƣờng bài xuất nƣớc và các chất điện giải ra khỏi màng tế bào.
Bên cạnh ảnh hƣởng trực tiếp của các tác nhân gây bệnh nhƣ một bệnh truyền
nhiễm kế phát trên cơ sở thiếu vitamin và mắc bệnh virus và ký sinh trùng thì
nguyên nhân gây gây tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên gà còn chịu tác động của
các yếu tố khách quan nhƣ sự thay đổi thời tiết, thức ăn chất lƣợng kém, vận
chuyển, tiêm chủng... làm giảm sức đề kháng, tạo stress làm cho vi khuẩn E. coli
dễ dàng xâm nhập vào vào cơ thể qua niêm mạc đƣờng ruột gây bệnh cho gia
cầm (Lê Hồng Mận và ctv., 1999). Bệnh tiêu chảy do E. coli xảy ra ở gà 5 – 50
ngày tuổi và thƣờng gây bệnh thứ phát trong giai đoạn này.
Kết quả nghiên cứu về bệnh trực khuẩn E. coli ở một số gà công nghiệp hƣớng

thịt và khả năng kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn E. coli phân lập
của Trƣơng Hà Thái et al. (2009) – đƣợc trích dẫn bởi tác giả Nguyễn Hoàng Dũ,
(2013) cho thấy các chủng vi khuẩn E. coli mẫn cảm với các loại kháng sinh:
enrofloxacin (84%), colistin (82%), norfloxacin (70%). Một số kháng sinh bị
kháng với tỷ lệ cao là acid nalidixic (100%), streptomycin (84%), trimethoprin
(48%), neomycin và ampicillin (52%), kanamycin (48%), gentamycin (28%).
2.3.3 Một số hội chứng do E. coli gây ra trên gà
( />
Viêm rốn (Colifrorm Omphalitis). Những chủng thuộc serotype O1a:K1:H7 gây
tử vong cao ở gà 1 ngày tuổi với triệu chứng viêm cuốn rốn. Trƣờng hợp gia cầm
sống trên 4 ngày tuổi bệnh tích thƣờng thấy là viêm màng bao tim, túi lòng đỏ
không tiêu, viêm phúc mạc (Hình 2.4).
13


Quá trình hấp thu túi noãn hoàng (lòng đỏ) bị trì hoãn là một điều kiện thuận lợi
cho sự nhiễm E. coli và gây ra viêm phúc mạc.Ở giai đoạn sau của bệnh, quá
trình hoại tử lòng đỏ trong khoang phúc mạc, làm bụng gà phình to.
Gây thoái hoá nang buồng trứng, viêm ống dẫn trứng (Colifrorm Salpingitis) do
vi khuẩn E. coli cũng đƣợc phát hiện thấy ở gia cầm và số lƣợng ngày càng tăng.
Ống dẫn trứng bị giãn ra, mỏng và chứa đầy dịch rỉ casein dọc theo chiều dài của
ống dẫn trứng.
Trong một số trƣờng hợp ở gia cầm trƣởng thành, ở vùng đầu, dịch rỉ thanh dịch
fibrin dày đặc, gây sƣng phù đầu.
E. coli gây nhiễm trùng huyết (Colisepticemia). Gà con ảnh hƣởng 24 - 48 giờ
sau khi nở. Tỷ lệ tử vong cao trong mƣời ngày đầu tiên và có thể đạt 5-6%. Túi
Faricius teo hoặc viêm, viêm màng bao tiêm, bao tim dày, viêm cơ tim, bao tim
dày đục do tích tụ dịch tiết có fibrin, túi noãn hoàng là không đƣợc hấp thu, lách
sƣng to. Ở thể cấp tính, E. coli nhiễm trùng huyết ở gà mái trƣởng thành. Về
hình thái học và lâm sàng, thì trƣờng hợp nhiễm trùng huyết cấp tính có thể

giống nhƣ bệnh dịch tả gà (Fowl cholera) hay thƣơng hàn gà (Fowl typhoid).
Bệnh cũng xảy ra ở cả hai gà con và trƣởng thành. Gà mái đẻ gặp các yếu tố gây
stress trong giai đoạn đầu của quá trình đẻ trứng đƣợc coi là một yếu tố quan
trọng tạo điều kiện cho bệnh tiến triển. Các nhu mô của các nội đƣợc mở rộng và
sung huyết. Đôi khi, gan có màu xanh và lốm đốm với nhiều ổ hoại tử nhỏ.
Ngoài ra, viêm màng ngoài tim, viêm phúc mạc (Hình 2.5).
Trong trƣờng hợp nhiễm trùng huyết có do viêm đƣờng hô hấp của gà
(Respiratory - ogirin colisepticemia), các niêm mạc đƣờng hô hấp bị hƣ hại bởi
các tác nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm (ND bao gồm các chủng virus
làm vac-xin, IB, TRT, mycoplasma, nồng độ amoniac cao). Bệnh tích chủ yếu
đƣợc quan sát thấy ở đƣờng hô hấp trong (khí quản, phổi và túi khí), màng tim,
màng bụng cũng bị ảnh hƣởng. Hầu hết, gia cầm chết sau 5 ngày nhiễm bệnh,
trƣờng hợp kéo dài gia cầm thƣờng kém ăn, gầy gòm, suy nhƣợc rồi chết.
E. coli gây nhiễm trùng huyết thứ phát (Entero - ogirin colisepticemia) dẫn đến
viêm ruột và phổ biến nhất ở gà tây. Niêm mạc ruột bị hƣ hại do một loại virut
viêm ruột xuất huyết (giống nhƣ bệnh gây ra do Adenovirus), là cửa ra vào của
nhiễm E. coli. Các tổn thƣơng điển hình nhất là sung huyết, xuất huyết và hoại tử
ở gan và lách.
Viêm tế bào (Colifrorm Cellulitis), viêm mô dƣới da và ảnh hƣởng đến các mô
phía trên cùng của da. Nó chiếm ƣu thế trong gà thịt và đƣợc phát hiện chủ yếu ở
các lò giết mổ. Tổn thƣơng ở mức độ vĩ mô, các tổn thƣơng có màu vàng nâu.
Vùng bị ảnh hƣởng chủ yếu vùng da lƣng và đùi (Hình 2.6).
14


E. coli sản sinh độc tố ruột, gây tiêu chảy (Diarrheal disease) gây ra sự tiết và
lƣu giữ dịch trong vòng ruột và đặc biệt là manh tràng. Gây tiêu chảy và mất
nƣớc, ruột trở nên nhạt màu và căng bọng, đặc biệt là các manh tràng chứa dịch
tiết và bọt khí. (Hình 2.7). Triệu chứng tiêu chảy là do những type vi khuẩn có
độc tố gây bệnh đƣờng ruột (ETEC - Enterotoxigenic E.coli), vi khuẩn gây bệnh

lý đƣờng ruột (EHEC - Enterohemorrhagic E.coli), vi khuẩn gây xuất huyết
đƣờng ruột (EPEC - Enteropathohegenic E.coli), hay vi khuẩn E.coli có thể xâm
nhập qua ruột (EIEC - Enteroinvaseive E.coli), các type này có các yếu tố độc
lực riêng. Những chủng thuộc type EHEC và EPEC gọi chung là AEEC
(Attaching and effacing E.coli) gây bệnh dựa trên các yếu tố bám dính. ETEC tiết
độc tố làm rút nƣớc từ các mô ruột vào trong lòng ruột gây ra hiện tƣợng tiêu
chảy.
Ngoài ra, E. coli gây viêm các mô của nhãn cầu (Panophthalmitis - Hình 2.8),
viêm khớp, tuỷ xƣơng và hoại tử xƣơng làm gà què quặt, mất nƣớc và chậm lớn.
Có trƣờng hợp, xuất hiện nhiều u hạt trong đƣờng ruột (Hjarre's disease), màng
treo ruột và gan, nhƣng không xuất hiện ở lách. Bệnh tích quan sát tƣơng tự nhƣ
trong bệnh lao (Hình 2.6).

Hình 2.5 Nhiễm trùng huyết cấp
tính, gan hoại tử lốm đốm có
màu xám xanh do E. coli

Hình 2.4 Lòng đỏ không tiêu,
viêm phúc mạc do E. coli
()

()

Hình 2.6 Viêm mô dƣới da do
E. Coli

Hình 2.7 Manh tràng phình to,
chứa đầy dịch do E. coli

()


()
15


×