Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

hiện trạng ô nhiễm môi trường và vấn đề thực thi pháp luật ở làng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.71 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Làng nghề - một trong những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam – đóng vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá – hiện đại hoá. Sự phát triển làng nghề đã góp phần giúp giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống ,.. Tuy nhiên, sự phát triển làng nghề vấp
phải không ít những vấn đề về môi trường. Nguyên nhân do đâu? Nhóm 6 xin trình bày
những hiểu biết của mình về hiện trạng ô nhiễm môi trường và vấn đề thực thi pháp luật ở
làng nghề, ở đây, cụ thể là làng tái chế nhựa Triều khúc , xã Tân Triều, huyện Thanh Trì,
Hà Nội.
TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng nghề đã
trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Tuy
nhiên hiện nay, do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, nhưng
vẫn duy trì nét sản xuất truyền thống, chính điều này đã tạo ra "lỗ hổng" trong chính sách
phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề.
Tính đến hết năm 2014, số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096. Số làng nghề
truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748. Có
nhiều làng tồn tại từ 500 đến 1.000 năm lại đây trở thành những làng nghề tiêu biểu được
cả nước và thế giới biết đến. (Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam)
Trên cả nước, làng nghề tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (60%), còn lại là ở
miền Trung (30%) và miền Nam (10%) ( Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008). Về loại hình
sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 8 nhóm ngành nghề.
I.

1


-


-

-

Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng mang lại
nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề môi trường của không ít làng nghề đang bị suy thoái
trầm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức
xúc.
II.
GIỚI THIỆU VỀ LÀNG TÁI CHẾ NHỰA TRIỀU KHÚC
Triều Khúc khi xưa thuộc Thanh Oai (Hà Đông) nhưng nay đã sát nhập vào Hà Nội.Làng
Triều Khúc-Tân Triều-Thanh Trì-Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội 10km, là một
làng nghề đã được hình thành và phát triển lâu đời. Triều Khúc nổi tiếng với nghề dệt từ
thế kỷ 18 với tên gọi khác là “ Đơ Thao”. Làng phát triển với nhiều nghành nghề khác
nhau như may, dệt nhuộm,kim hoàn… Nhưng từ năm 1960 làng phát triển với nghề nhựa
với 2 xóm làm nhựa là xóm Lẻ và xóm Án và làng còn được gọi với tên “làng thu mua
phế liệu”.
Hiện nay làng Triều khúc có gần 70% số hộ dân làm nghề thu gom rác thải. Với khoảng
200 hộ làm nghề tái chế nhựa, thu hút khoảng 1000 lao động nhưng chủ yếu là cơ sở xay
sát phế liệu. Chỉ có 1 số ít hộ đầu tư sản xuất sản phẩm nhựa. Với sản phẩm làm ra rất đa
dạng như đồ dùng nhựa, lông vũ,…..
Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì hoạt động của làng nghề đã và đang gây ra ô
nhiễm môi trường do quản lý không hợp lý các phế liệu đã tận thu. Làm cho mọi người
khó có thể nhận ra sự nhếch nhác và ô nhiễm của 1 làng thủ đô. Làm cho sau những cơn
mưa dầm dề thì lại là một cực hình đối với người dân.
III.
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TRIỀU KHÚC
1. Chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất được đội vệ sinh thu gom bằng xe đẩy, ước tính
khoảng 17-18 tấn/ngày đêm. UBND xã đã ký hợp đồng với Xí nghiệp môi trường đô thị

thu gom vận chuyển về nơi quy định để xử lý. Tuy nhiên, số lượng rác thải chưa được thu
gom, vận chuyển kịp thời trong ngày còn nhiều dẫn đến phát sinh một số địa điểm chon
rác tự phát nằm ven làng gây mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Tại thôn Triều
Khúc, một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt và sản xuất để lưu cữu chưa được vận
chuyển đến nơi xử lý theo quy định.
Thu gom chất thải nguy hại từ các bệnh viện mà không qua xử lý. Trên các con
đường, dễ dàng bắt gặp những bao tải chứa dây truyền, ống thở, bơm tiêm và các loại phế
phẩm bằng nhựa khác được thu gom về chất đống ở các bờ tường, cạnh lối đi, có chỗ còn
cao ngang mái nhà.
Khoảng sân, hiên nhà trở thành nơi tập kết phế phẩm.
Các túi nhựa thải bị ủ lâu ngày, lẫn trong đó đủ thứ tạp chất nên khi trời mưa, nước rỉ
ra bốc mùi hôi tanh.
2. Môi trường nước

2


Theo báo cáo thực trạng môi trường làng nghề thôn Triều Khúc gửi UBND huyện
Thanh Trì năm 2014, 100% nước thải trong sinh hoạt và sản xuất chưa được thu gom và
xử lý tập trung. Toàn bộ nước thải của các cơ sở sản xuất trong làng đều được xả thẳng ra
môi trường khiến hệ thống nước mặt xung quanh Triều Khúc bị ô nhiễm nặng. Các rãnh
thoát nước trong làng, mặc dù đã được bê tông hóa song vẫn bốc lên mùi hôi thối do
nước thải từ hoạt động sản xuất của các hộ làm nghề trong làng đều xả thẳng xuống cống
chung mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nước thải nào.
Hầu hết cá cao hồ trong làng đều không thể nuôi được cá do tiếp nhận một lượng
nước thải do sản xuất rất lớn. Ngay bên cạnh trụ sở UBND xã, đầu ra của cống nước thải
chung của xã, nước cũng đen ngòm và thường xuyên bốc mùi, nhất là vào những ngày
nắng nóng.
Nước thải thường có hàm lượng COD, BOD5, SS, lượng dầu mỡ, tổng Nito cao…
3. Môi trường không khí

Tiếng ồn khi chặt, xay nhựa, mùi hăng hắc và hôi nồng nặc từ nhựa tái chế không chỉ
làm đau đầu nhức óc những người xung quanh, mà còn gây ô nhiễm không khí.
Việc đốt phế liệu cũng như đốt rác thải cũng gây ô nhiễm không khí nặng nề. Nồng độ
các khí CO, SO2, bụi TSP,… khá cao.
Các ống khói đen xì cũng được xả trực tiếp vào môi trường mà không hề có biện pháp
xử lí nào
Khổ như dân Triều Khúc
Sau những ngày mưa dầm dề, Hà Nội có phần khô ráo và dễ chịu hơn. Tuy nhiên,
những ngày này với người dân làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì) thì vô cùng khổ
sở. Dọc đoạn đường dài dẫn vào khu nghĩa trang Giò Gà, nơi có 7 hộ dân làm nghề sản
xuất lông vũ, đâu đâu cũng phơi đầy lông gà, lông vịt, ruồi nhặng bu kín. Xe máy qua lại
làm lông bay tứ tung. Nước từ các cống rãnh đen ngòm, mùi hôi thối, ẩm mốc bốc lên,
tỏa đi khắp làng. Người đi đường đều phải đeo khẩu trang, gác chân lên xe thật cao để
tránh bị lông vấy bẩn.
Theo bà Triệu Thị Loan (68 tuổi), đã có hơn 10 năm làm nghề, lông gia cầm được thu
gom từ khắp các nơi, sau đó rửa sạch, phơi rồi mới đem đi chế biến. Nước rửa lông gà,
lông vịt xả thẳng ra cống thải của làng. "Làm nghề này chỉ có ốm nhừ mà chết non, lúc
nào cũng đau lưng, khó thở. Thế nên tôi mới bỏ, kiếm quán nước gần nhà bán chứ không
dám làm nữa" - bà Loan than thở.
Nằm ngay cạnh một bãi rác của làng Triều Khúc là căn nhà xiêu vẹo của gia đình anh
Nguyễn Quang Hà (39 tuổi). Anh Hà cho biết: "Nhà tôi ở tận xóm trong, nhưng có đất ở
đây nên phải ra ngoài này chăn nuôi cho cỏ với rác khỏi lấn. Khu vực này sắp thành bãi
rác của Hà Nội rồi. Rác đổ khắp nơi, cả rác sinh hoạt có, rác tái chế có. Bị cấm nhưng họ
vẫn tranh thủ ban đêm chở xe đến đổ rồi châm lửa đốt. 2h sáng khói vẫn bay vào sặc sụa
3


-

-


khắp nhà. Có nhà khi khoan nước giếng, khí metan bốc lên, thả tàn đóm xuống là bốc lửa,
mùi nước thì không ngửi nổi".
Bà Nguyễn Thị Hà, một người dân sinh sống tại làng nghề Triều Khúc, phản ảnh:
“Điều dễ nhận biết nhất khi tới làng chúng tôi đó là âm thanh ồn ã của đủ loại máy móc
và mùi phế liệu. Không khí lúc nào cũng đặc quánh, làm những người già như chúng tôi
thấy khó ở vô cùng”.
IV.
TÁC HAI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ông Vũ Văn Lên, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, người có hơn
30 năm gắn bó với công việc theo dõi sức khỏe tại địa phương cho biết, vào khoảng
những năm 90 trở về trước, chỉ có người dân làng Triều Khúc làm nghề thu gom lông vũ
và tái chế phế liệu còn làng Yên Xá là làng thuần nông. Do vậy, trong thời gian này, chỉ
có người dân Triều Khúc có bệnh ung thư chứ người dân Yên Xá không có. Tuy nhiên,
giai đoạn sau đó, các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư xuất hiện tại cả 2 làng và có dấu
hiệu tăng lên. Đây là một bằng chứng cho thấy, hoạt động làng nghề tái Tân Triều đã ảnh
hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân.
Quan sát của ông Lên tại làng nghề Triều Khúc đang phản ánh một thực tế phổ biến:
Hoạt động của các làng nghề đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức
khỏe người dân. Báo cáo của Bộ TNMT từ năm 2008 cho thấy, tỷ lệ những người mắc
bệnh tại các làng nghề (đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động) có xu hướng tăng.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cũng khẳng định, tuổi thọ trung bình của những người
dân làng nghề thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5-10
năm so với các làng không làm nghề.
Không chỉ làm gia tăng “gánh nặng bệnh tật”, ô nhiễm môi trường nói chung và ô
nhiễm nguồn nước làng nghề còn gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế..
V.
QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG GẶP NHIỀU BẤT CẬP
Thực tiễn cho thấy hầu hết các làng nghề sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm nhiều đến
lợi nhuận kinh tế mà lờ đi yếu tố BVMT, giữ gìn môi trường trong lành cho cộng đồng.

Điều này đang trở thành tình trạng phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng ô nhiễm ở Triều Khúc hiện nay:
Thiếu mặt bằng sản xuất và sản xuất hỗn hợp nhiều loại hình khác nhau.: Làng nghề
thường tập trung chủ yếu ở các nơi dân cư đông đúc, gần các đô thị, dọc theo bờ sông hay
gần đường giao thông nên thiếu mặt bằng sản xuất. Các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong
khu dân cư gây khó khăn cho việc bố trí xử lý chất thải.
Làng nghề phát triển với nhiều loại hình đa dạng . Theo thống kê của UBND xã Tân
Triều, tính đến cuối năm 2013, toàn xã có 201 cơ sở sản xuất thuộc 8 ngành nghề khác
nhau, gồm: Thu mua phế liệu, sơ chế lông vũ, tái chế nhựa, nhuộm hấp chỉ, xay xát nhựa
phế liệu, sản xuất nước uống đóng chai, rút chỉ đồng. Trong đó, đông nhất vẫn là nghề
xay xát và tái chế nhựa.… làm đa dạng nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường

4


-

-

-

-

Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất thải chưa qua xử lý đã thải vào môi trường. Máy móc
thiệt bị cũ kỹ (sản xuất từ những năm 50- 60), chắp vá dẫn đến tình trạng tiêu hao năng
lượng và thừa nguyên vật liệu sản xuất gây ô nhiễm
Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát
triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải.
Ý thức môi trường của người dân tại khu vực làng nghề còn thấp: vì lợi ích kinh tế họ sẵn
sàng “lờ đi” tình trạng ô nhiễm hiện tại, chưa tự giác thực hiện các quy định của pháp luật

trong các khâu thu gom, xử lý, quản lý chất thải, BVMT tại các làng nghề... Người dân
dường như đã quen với tình trạng sống chung với ô nhiễm từ nhiều năm nay
Trình độ học vấn và chuyên môn thấp: làng nghề chỉ có khoảng 7% thợ giỏi, trên 55% lao
động không có chuyên môn, chính vì sự không có chuyên môn này mà trong quá trình
sản xuất, người lao động sẽ có nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường
Dù đã xác định được nguyên nhân nhưng việc quản lí môi trường vẫn gặp nhiều khó
khăn. Trong khi các nhà chức trách cho rằng, ý thức của người dân còn quá kém thì
những người dân lại khẳng định rằng, các biện pháp xử lý của chính quyền sở tại chưa
hợp lý. Cũng có ý kiến cho rằng do hệ thống luật pháp và văn bản pháp quy còn nhiều bất
cấp. Vậy đâu mới là kết thúc của câu chuyện luẩn quẩn này?
1. Người dân ‘vô cảm’ với ô nhiễm
Vợ chồng bà Thảo cho biết: nước thải từ quá trình xay xát nhựa tại gia đình bà được xả
thẳng xuống cống chung chứ không qua hệ thống xử lý nào. “Toàn nước sạch rửa nhựa
chứ có bẩn đâu mà phải xử lý” - chồng bà Thảo cho biết. (Theo Làngnghềgiữathủđôvẫn ô
nhiễmtrầmtrọng – Báo Vietnamnet.vn).

-

-

-

Vợ chồng ông Khánh, chủ một cơ sở tái chế nhựa phế liệu tại thôn Triều Khúc, xã Tân
Triều, Thanh Trì lại rơi vào tình trạng “biết là độc hại nhưng vẫn phải làm”. Ông Khánh
nói rằng, cũng biết là trong khi sơ chế, xay xát nhựa sẽ tiếp xúc với nhiều hóa chất độc
hại, rồi việc xả thẳng nước thải trong quá trình sản xuất vào cống nước thải chung sẽ gây
ô nhiễm nhưng ông bà “cũng không biết làm gì khác ngoài nghề ‘truyền thống’ này để
mưu sinh”.
Sự vô cảm bắt nguồn từ ý thức còn rất kém của người dân làng nghề là một trong
những nguyên nhân khiến việc khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề gặp rất nhiều

khó khăn.
Nhiều hộ, cơ sở sản xuất cũng như chính quyền địa phương cấp xã, huyện không hiểu
hoặc hiểu chưa đúng về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mình trong
công tác BVMT; trách nhiệm xử lý chất thải sản xuất phát sinh từ hoạt động của cơ sở và
trách nhiệm đóng góp các khoản kinh phí cho công tác BVMT.
Hầu như không có hộ sản xuất trong làng nghề có các hồ sơ, thủ tục về môi trường (như
Đánh giá tác động môi trường; Cam kết BVMT; Đề án BVMT); không có các hạng mục
công trình xử lý nước thải, khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
không nộp các khoản phí, lệ phí về BVMT và khai thác tài nguyên (trừ phí thu gom chất
5


-

thải rắn); không đủ năng lực tài chính để nộp phạt vi phạm hành chính cũng như chây ỳ
trong thi hành quyết định xử lý vi phạm; một số trường hợp cá biệt sẵn sàng dựa vào số
đông để chống đối, thậm chí hành hung các đoàn kiểm tra, thanh tra, báo chí đến làm
việc; nhiều hộ sản xuất không tiếp nhận hoặc tiếp nhận nhưng không vận hành các hạng
mục công trình xử lý ô nhiễm môi trường khi được nhà nước đầu tư, do không chịu chi
trả các khoản chi phí vận hành, bảo dưỡng.
2. Bất cập cụm công nghiệp làng nghề
Trong khi sự thờ ơ của người dân khiến việc áp dụng các biện pháp xử lý nước thải tại
làng nghề gặp khó khăn thì chủ trương xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề (CCN)
nhằm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư cũng đang xuất hiện
nhiều bất cập.
Năm 2010, huyện Thanh Trì đã thành lập cụm công nghiệp làng nghề xã Tân Triều nhằm
chuyển các hộ làm nghề tại Triều Khúc và Yên Xá ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, sau 4
năm triển khai, tới nay số lượng hộ dân làm nghề tại Tân Triều ra CCN rất ít, phần lớn
vẫn tiếp tục sản xuất trong khu dân cư. Muốn tham gia sản xuất tại Cụm làng nghề, người
dân phải đấu thầu và phải có từ 1-7 tỉ đồng để thuê đất trong 50 năm. Vì vậy, qua đấu

thầu, chỉ có 80 hộ đủ điều kiện vào sản xuất. Ông Nguyễn Hữu Tâm, cán bộ phụ trách địa
chính cho hay: số hộ được vào Cụm làng nghề tập trung xã Tân Triều chỉ chiếm khoảng
trên dưới 20% số hộ làm nghề tại Triều Khúc. Do đó, số hộ không trúng thầu lại tiếp tục
sản xuất trong khu vực đông dân cư và đành phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm.
Trong khi đó, việc sử dụng đất tại Cụm sản xuất làng nghề lại có hiện tượng bị biến
tướng, sử dụng sai mục đích. Do được sử dụng 50 năm, nên đất tại Cụm làng nghề Triều
Khúc bị phân lô, bán suất xây nhà ở kiên cố không theo giấy phép.Trong khi đó, hầu hết
các công ty, xưởng sản xuất đang hoạt động tại CCN đều từ địa phương khác chuyển đến.
Điều này dẫn đến thực trạng oái oăm là trong khi các hộ dân không thể chuyển ra CCN
làng nghề tiếp tục gây ô nhiễm tại khu vực dân cư thì bản thân CCN cũng gây ra những
bức xúc cho người dân về ô nhiễm.
Anh Vinh, một người xã Tân Triều khẳng định, chính nước thải của các xưởng dệt nhuộm
tại CCN làng nghề mới gây ô nhiễm nặng. “Cứ vào buổi đêm, các xưởng nhuộm làng
nghề xả nước nhuộm ra là mùi hôi thối bay vào làng rất khủng khiếp. Chính việc xây làng
nghề lại đang gây ra ô nhiễm nặng”, anh Vinh nói.
3. Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật
Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề ở Việt Nam
còn rất nhiều bất cập yếu kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc
khó kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Luật BVMT năm 2005 là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong
lĩnh vực BVMT, trong đó có 1 điều riêng (Điều 38) quy định về vấn đề BVMT làng nghề
và các điều khoản liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện
luật, cần có các văn bản quy định cụ thể, nhưng mãi đến thời điểm gần đây (cuối năm
6


-

-


-

-

-

2011) tức là sau khoảng 6 năm, các quy định cụ thể về BVMT làng nghề mới được Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành: Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về BVMT
làng nghề (sau đây viết tắt là Thông tư 46/2011/TT-BTNMT). Thông tư bao gồm 4
chương, 19 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2012.
Nghị định 117/2009/ NĐ –CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.Nghị
định góp phần làm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về môi trường, đồng thời là
công cụ quan trọng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường có hiệu quả.Tuy
nhiên, quy định về hành vi xử phạt còn chung chung, mức phạt chưa hợp lý,mức phạt
tương đối thấp đối với những hành vi có tính nguy hại cao, đặc biệt trong lĩnh vực BVMT
tại các làng nghề với tính chất khác biệt nên khó áp dụng.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọi đối
tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn, làng
nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác. Do chưa tính tới những yếu tố đặc
thù và khách quan của làng nghề, nhiều văn bản khi áp dụng vào khu vực sản xuất làng
nghề không khả thi, hiệu lực triển khai rất thấp.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành và áp dụng cho mọi đối tượng
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không phân biệt đối tượng có nằm trong làng nghề hay
không. Khi xây dựng các quy chuẩn này, mục tiêu là tập trung vào các đối tượng là cơ sở
sản xuất công nghiệp. Vì vậy, trên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đã gặp nhiều khó
khăn do năng lực xử lý chất thải của các cơ sở này rất hạn chế. Nếu căn cứ theo quy
chuẩn thải hiện hành để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ
sở trong làng nghề thì tất cả các cơ sở đều bị xử phạt, thậm chí không ít trường hợp, mức
xử phạt còn vượt quá năng lực thi hành của các cơ sở sản xuất. Hơn nữa, dù có vi phạm

và bị xử phạt, các cơ sở đang vi phạm do những điều kiện chủ quan và khách quan cũng
không thể khắc phục ngay được tình trạng xả thải vượt quy chuẩn trong một thời gian
ngắn. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và hiệu lực pháp lý của các
quy định hiện hành.
Khó khăn trong việc đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: tuyên truyền giáo
dục để các chủ thể có liên quan đến lĩnh vực này hiểu biết cặn kẽ nội dung của pháp luật
BVMT tại các làng nghề và nâng cao được ý thức tự giác trong việc thực hiện trách
nhiệm của mình; thực hiện chức năng, vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai giám
sát thực thi pháp luật BVMT tại các làng nghề; vấn đề đầu tư vốn, phương tiện xử lý chất
thải; việc xác định mức độ vi phạm và các chế tài xử phạt, v.v...
Ngoài ra, Lực lượng cán bộ trực tiếp tham gia quản lí môi trường làng nghề còn mềm
mỏng. Việc áp dụng công cụ quản lí khó khăn, xử phạt chưa nghiêm dẫn đến tình trạng
“chẳng ai phạt”. Nên mặc dù ô nhiễm nặng nhưng có rất ít vụ bị xử phạt.

7


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những đóng góp của làng nghề Triều Khúc là không hề nhỏ cho sự phát triển kinh tế-xã
hội của địa phương.Nhưng cũng chính những hoạt động của làng nghề đã và đang làm
suy thoái môi trường,ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư, trở thành một vấn đề
vô cùng bức xúc. Mặc dù chính quyền đã đưa ra những biện pháp và chính sách để
BVMT nhưng công tác BVMT làng nghề còn nhiều tồn tại bất cập: chức năng nhiệm vụ
và tổ chức quản lý môi trường làng nghề chưa rõ ràng; thiếu các quy định pháp luật đặc
thù cho BVMT làng nghề; quy hoạch không gian gắn với BVMT làng nghề còn nhiều bất
cập dẫn đến tình trạng ô nhiễm lan rộng; chưa thu được các loại phí BVMT đối với chất
thải tại làng nghề; xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa
nghiêm; công tác thanh tra, giám sát, quan trắc môi trường còn yếu kém; nguồn nhân lực,
tài chính trong BVMT làng nghề còn thiếu và chưa huy động được các nguồn lực xã
hội…và quan trọng nhất là ý thức của người dân làng nghề còn quá kém.

VI.

-

-

-

-

-

Một số đề nghị về giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm tại làng nghề Triều khúc theo
hướng phát triển bền vững
Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề.
Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng
nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành lĩnh vực hoạt động
làng nghề.
Các làng nghề tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng
các quy định, hương ước, cam kết BVMT của chính địa phượng mình.
Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải;
áp dụng công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn.
Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT.
Di rời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư. Quy hoạch tập trung theo cụm
công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất cơ sở
hạ tầng như đường giao thông,hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống thông tin, thu gom
và xử lí nước thải, chất thải rắn để xử lí tập trung.
Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với
cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di rời.
Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở mở

rộng sản xuất phải cam kết về BVMT và đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi
trường. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải
sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận
hành, chuyển giao; vốn đầu tư chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề;
ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sạch hơn để vừa
giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp
đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải.
8


-

-

-

-

Triển khai thường xuyên liên tục các công cụ quản lí môi trường đặc biệt là công tác theo
dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra,xử lí vi phạm đối với các cơ sở sản xuất tại các làng
nghề chưa được công nhận.
Yêu cầu các làng nghề triển khai các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm; xây
dựng các lộ trình xử lí ô nhiễm và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình được phê duyệt.
Một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong phạm vi làng xã mà lan rộng
ra cả một khu vực. Vì vậy, việc xử lí ô nhiễm không chỉ trong phạm vi làng nghề mà còn
phải xử lí cả khu vực xung quanh bị ô nhiễm.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho
vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng trong BVMT làng nghề.Sự phát triển của làng nghề phải bảo

đảm tính bền vững, hài hoà các mặt kinh tế, xã hội và BVMT;không hy sinh lợi ích môi
trường cho lợi ích kinh tế trước mắt.
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép
nội dung BVMT .
VII.
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

Báo cáo môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề Việt Nam.
Tạp chí Khoa học – ĐHQGHN, Luật học 28 (2012).
Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng, số 9/5-2011.
Báo cáo chính phủ: Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các

khu kinh tế, làng nghề (9/2011).
5. www.monre.gov.vn/ (Bộ tài nguyên và môi trườngViệt Nam)
6. www.vea.gov.vn/ (Tổng cục môi trường Việt Nam )
7. Báo Thanh Niên, Báo Dân Trí, Báo Vnexpress

9



×