Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hãy chứng tỏ rằng trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, Nguyễn Du đã chứng tỏ tài năng tuyệt vời khi ông thực hiẹn thành công việc cá tính hoá nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.84 KB, 2 trang )

Đề bài: Hãy chứng tỏ rằng trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, Nguyễn Du đã chứng tỏ tài năng tuyệt
vời khi ông thực hiẹn thành công việc cá tính hoá nhân vật.
Bài làm:
Trong tất cả những đại thi hào dân tộc thời Trung đại, ta hiếm khi có thể tìm được nhà thơ nào thành công
như Nguyễn Du về mặt khắc hoạ nhân vật, đặc biệt là khi tả hai giai nhân Thuý Kiều và Thuý Vân trong
đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Với ngòi bút cực kì tinh tế và mĩ lệ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh
chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân bằng tất cả những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất mà vẫn tạo được những nét rất
riêng, không trộn lẫn với nhau; tạo nên những bức tranh chân thực, sinh động, đa dạng.
Về những đặc điểm chung của hai chị em thì Nguyễn Du không tả nhiều nhưng đã bộc lộ vẻ đẹp cả về
hình thức lẫn nội dung của hai chị em. Khắc hoạ vẻ đẹp toàn diện, hoàn mĩ ấy, ngoài hình tượng phong
cách tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân cách hoá hình tượng thiên nhiên, ông còn vận dụng rất nhiều tiểu đối:
mười hai trên tổng số hai mươi tư câu thơ. Ông miêu tả chân dung nhân vật cũng là chân dung tính cách,
số phận. Trong bốn câu thơ cuối, để khái quát và nhấn mạnh về cuộc sống phong lưu yên bình, phẳng
lặng và khuôn phép mẫu mực của hai cô gái họ Vương, Nguyễn Du còn sử dụng nghệ thuật đảo ngữ hết
sức độc đáo: “Phong lưu rất mực hồng quần”. Trong cuộc sống cấm cung theo chuẩn mực của phong kiến
với kiểu “trướng rủ, màn che”, hai chị em đang độ tuổi cập kê vẫn không hề ngó ngàng, “mặc kệ” chuyện
lứa đôi. Đó là một bức tranh về cuộc sống yên bình, phẳng lặng của hai nàng. Những hình ảnh thiên nhiên
có vẻ đẹp tuyệt đối trong trắng, vững bền thể hiện bút pháp lí tưởng hoá nhan sắc, cốt cách hai chị em
Thuý Kiều. Tiết tấu cân đối, nhịp nhàng đã góp phần làm các vần thơ càng trở nên tuyệt diệu như chính
hai giai nhân được miêu tả. Ngoài ra, Nguyễn Du còn sử dụng rất nhiều điển cố, điển tích và những từ
loại có giá trị biểu đạt, biểu cảm cụ thể.
Vẻ đẹp của Thuý Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, tuyết, ngọc. Chân
dung nàng được miêu tả toàn vẹn bằng bút pháp ước lệ, bằng ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt. Trong
bốn câu thơ tả Thuý Vân, Nguyễn Du đã đưa vào một số từ ngữ nôm na, có nhiều nghĩa. Ví dụ như “đầy
đặn”, “nở nang” không chỉ miêu tả gương mặt tròn trịa, nét mày rõ ràng của Thuý Vân mà còn cho thấy
sự phúc hậu, trang trọng của nàng. Hình ảnh “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” cũng có hai cách hiểu: thứ
nhất là giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc, và thứ hai là tiếng nói của nàng nghe hay như
tiếng ngọc rung. Cách dùng từ “thốt” mới khéo léo làm sao. Nếu thay bằng “Hoa cười ngọc nói” thì lại
hoá ra Thuý Vân là kẻ vô duyên lắm lời, ở đâu cũng nói. Nhưng còn từ “thốt” thì thể hiện một người con
gái khiêm nhường, ý tứ, điềm đạm, khi cần thiết lắm mới cất lời, và cứ mỗi lời nói lại biểu lộ sự ngây thơ,
trong trắng. Và thiên nhiên, tạo hoá sẽ chịu thua mái tóc mây, màu da tuyết để nhường bước cho nàng đi


trên con đường quang đãng, bằng phẳng của cuộc đời.
Ta thấy có một điểm khá lạ ở những câu thơ tả Kiều tiếp theo đó: tác giả đã giới thiệu người em Thuý
Vân trước người chị Thuý Kiều, tức là đi ngược lại trật tự thứ bậc phong kiến. Điều này hoàn toàn dễ hiểu
vì đây là chân dung nghệ thuật, tác giả dùng biện pháp đòn bẩy. Không phảu ngẫu nhiên mà Thuý Vân
chỉ hiện lên với bốn câu thơ, còn danh cho Thuý Kiều tới mười hai câu thơ, xác định vị ví nhân vật trung
tâm. Như một bức tranh, nét vẽ của thi nhân thiên về sự gợi tả đường nét, màu sắc đậm hay nhạt, nổi bật
hay lu mờ… Trên nền của Thuý Vân những tưởng đã là người phụ nữ hoàn hảo, nhưng nổi bật lên trên
hình ảnh nàng là một trang quốc sắc còn rực rỡ hơn, một tài trí sắc sảo và một tâm hồn mặn mà hơn:
Nàng Thuý Kiều. Câu thơ đầu tiên nói về nàng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ: “Kiều càng sắc sảo mặn
mà”, khiến người đọc ngay lập tức ra một dung nhan rất có hồn, có thần sắc sinh động. Hình ảnh “Làn thu
thuỷ, nét xuân sơn” mang tính chất ước lệ, đồng thời cũng là ẩn dụ, gợi nên một đôi mắt trong sáng, long
lanh, linh hoạt như nước hồ thu có thể nhìn thấu xuống tận đáy, đôi mày thanh tú như nét núi mùa xuân.
Đôi mắt đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của trí tuệ, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tả Kiều, tác giả
không đặc tả cụ thể như khi tả Vân mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn- vẽ hồn cho nhân vật, gợi
nên vẻ đẹp chung của một giai nhân tuyệt sắc. Vẻ đẹp khiến cho hoa ghen, liễu hơn, nước nghiêng thành
đổ. Nguyễn Du không miêu tả trực tiếp nhân vật mà miêu tả sự ghen ghét, đố kị hai ngưỡng mộ, say mê
trước vẻ đẹp đó, cho thấy đây là vẻ đẹp có chiều sâu, có sức quyến rũ, cuốn hút lạ lùng. Nêu sắc đẹp của
Vân được sánh ngang với những báu vất tình khôi của đất trời thì chân dung của Kiều lại được ví với


nước non như sự rộng dài sâu thẳm của đất trời. Và vẫn cùng một công thức dùng từ ngữ có tính chất dự
báo, nhân cách hoá thiên nhiên như khi tả Thuý Vân, ta thấy được rằng tạo hoá có vẻ đang “hờn ghen”,
mai phục Thuý Kiều. Cuộc đời nàng như được báo trước rằng sẽ đầy rẫy tai ương, trắc trở để trả giá cho
tài trí và nhan sắc có một không hai.
Vẻ đẹp tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý, cái tài, cái tình đặc biệt của Thuý Kiều. Không như Thuý
Vân chỉ tả nhan sắc, còn Thuý Kiều thể hiện được cả sắc- tài- tình. Tài năng của nàng đạt đến mức lí
tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cấm, kì, thi, hoạ. Tác giả đặc tả tài đàn, là sở trường, năng
khiếu, nghề riêng của nàng. Không chỉ vậy, nàng còn giỏi sáng tác nhạc. Đặc biệt nàng thích chọn những
cung đàn bạc mệnh. Đây là những tín hiệu dự báo cuộc đời Kiều sẽ long đong lận đận. Cung đàn Bạc
mệnh ghi lại tiếng lòng của một trái tim nhạy cảm, đời sống nội tâm phong phú..Một sắc đẹp rực rỡ, đằm

thắm bởi sự phong phú của tâm hồn, sự thông tuệ và tấm lòng giàu cảm xúc đã thực sự ngời sáng trong
toàn bộ đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
Tóm lại đọc đoạn trích “Chị em Thúy Kiều“ chúng ta thấy rõ tài năng sáng tạo của thi hào Nguyễn Du.
Ngòi bút của nhà thơ thật linh hoạt; khi tả chi tiết, khi chấm phá, khi tuân theo ước lệ, khi phá vỡ khuôn
phép… để hoàn chỉnh 2 bức chân dung tuyệt tác Thúy Vân và Thúy Kiều vừa cực kì hoàn hảo vừa có
những nét rất riêng. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng quý mến trân trọng. Đó là
nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du mà ta cảm nhận được. Tuy là bức vẽ bằng ngôn từ
nhưng người đọc đời nay vẫn thấy ở đó một quan điểm thẫm mỹ tiến bộ, mộ tấm lòng yêu thương của nhà
thơ hướng về con người để có thể vẽ nên nhân dáng con người trọn vẹn đến như thế.



×