Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.54 KB, 3 trang )

Đề bài: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Thị Phương Thảo
Nhà thơ Anatơle France từng nói: “Đừng đánh mất gì quá khứ vì với quá khứ người ta xây dựng tương lai”.
Cho đến khi đọc bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn câu nói ấy. Nhà thơ
đã đứng giữa hôm nay để nhìn lại những ngày qua, từ tâm trạng riêng, lời thơ nhắc nhở mọi người về thái
độ sống ân nghĩa, thủy chung, “ uống nước nhớ nguồn.”

Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian và ba khổ thơ đầu chính là những năm
tháng quá khứ của tác giả:

“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể”.
Điệp từ “với” cho thấy sự gắn bó , quấn quýt giữa con người và thiên nhiên. Niềm hạnh phúc của tuổi thơ có
lẽ chính là được ngụp lặn trong làn nước mát lành, được hòa mình vào thiên nhiên, đất trời, với “đồng”,
“sông”, “bể”. Mở đầu bài thơ, hình ảnh “ánh trăng” chưa xuất hiện, thứ ánh sáng bàng bạc lúc này phải
chăng chưa để lại những ấn tượng thật sâu sắc? Chỉ đến khi con người đã trưởng thành, rời xa quê hương,
ánh trăng kia bỗng như là niềm nhớ, gợi lại những hình ảnh của quê hương, của những năm tháng ấu thơ.
Đối với người lính, ánh trăng ấy còn có ý nghĩa thật đặc biệt. Trong đêm rừng hoang vu, lạnh lẽo như Chính
Hữu từng viết:

“ Đêm nay rừng haong sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.”
(Đồng chí)
Trăng đã thay thế cho “đồng”, “sông”, “bể” để trở thành người bạn đồng hành, chia sẻ mọi buồn vui, xoa dịu
đi vết thương và nỗi gian lao bằng thứ ánh sáng diệu kidf. Và cũng rất tự nhiên, vầng trăng đã trỏ thành
người “tri kỉ”:

“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ.”
Với biện pháp tu từ nhân hóa, người và trăng thật gắn bó, chung thủy. Trăng đã gieo vào lòng người lính bao
suy nghĩ:



“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ khong bao giờ quên
Cái vầng trang tình nghĩa.”


Những lời thơ là lời khẳng định tình cảm ân nghĩa, thủy chung. Thế nhưng một thoáng “ ngỡ” ngàng kia
dường như báo trước những điều sắp xảy ra, đó là sự thay đổi hoàn cánh sống:

“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương”
Đã ba năm sau khi đát nước thống nhất- một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để làm thay
đổi một con người. Và thật đáng buồn khi:

“Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.
Vẫn vầng trăng ấy, năm xưa còn là tri khi vậy mà nay dã trở thành người dưng. “Ánh điện”, “cửa gương”những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống tiện nghi, hiện đại, thứ ánh sáng nhân tạo đã làm lu mờ đi ánh sáng tự
nhiên, lu mờ đi cả cách sống của con người. Trong lòng ta không khỏi nhức nhối, xót xa khi nhân vật trữ tình
đã vô tình với thien nhiên, với lịch sử và ngay chính bản thân mình.
Ở khổ thơ thứ tư, vầng trăng đột ngột xuất hiện trở lại, gợi bao suy ngẫm. Từ một tình huống tự nhiên,
mạch cảm xúc của bài thơ bỗng có một bước ngoặt:

“ Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn.”
Từ láy “đột ngột”, “tình lình” đã nhấn mạnh giây phút tình cờ, bất ngờ. con người có phản ứng tự nhiên đi
tìm nguồn sáng:


“vội bật tung của sổ”
Và lúc này đây, gặp lại vầng trăng năm xưa, con người ta không khỏi thoảng thốt. Con người không còn trốn
chạy vầng trăng, trốn chạy bản thân nữa, hai linh hồn sống ấy đang ở tư thế đối mặt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt.”
ở tư thế đối diện ấy nhân vật trưc tình gặp lại người bạn tri kỉ để nhận ra sự bội bạc cua mình, cũng vừa thấy
mình trong đó và rồi tự vấn lương tâm. Nỗi xao xuyến, xúc động xen với niềm day dứt:

“Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”.

Khổ thơ cuối gồm nhữn hình ảnh mang tính biểu tượng:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình


Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
Trăng “ tròn vành vạnh” tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, cho sự tròn đầy, thủy chung của
quá khứ và cả dự bao dung của cuộc đời, đất nước. Lòng người thay đổi nhưng trăng chẳng đổi thay. Thế rồi
trăng lại “im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa thể hiện sự nghiêm khắc khiến cho con người phải “giật
mình”. “Giật mình vì nhận ra sự vô tình của bản thân, “giật mình” là để thức tỉnh lương tri, để tự đấu tranh,
tìm về những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Cái “ giật mình” đó đáng trân trọng biết bao!

“Bài thơ viết về ánh trăng mà để nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa. Tác giả chọn lối viết giản dị, dễ hiểu,
đọc xong bài thơ,những người thích lối văn tân kì có thể cho là không có gì, những người ưa lối văn trau
chuốt, tỉa tốt đến tinh xảo có thể thất vọng, những người quen lối ồn ào đại ngôn có thể ngỡ ngàng.”
(Nguyễn Bùi Vợi). Dẫu vậy áng thơ ấy vẫn đủ để thanh lọc tâm hồn, lay động lại những kí ức đã vô tình quên

lãng.



×