Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ LAN ANH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC
NINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ LAN ANH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC
NINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số:

60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN

XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2

3.

Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 3

4.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

5.

Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 4

6.

Bố cục của luận văn ......................................................................................... 4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ........................................................................... 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................ 7
1.2. Cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp hỗ trợ .......................................... 10
1.2.1.

Khái niệm, vai trò và mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ................ 10

1.2.2. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển công nghiệp hỗ
trợ .......................................................................................................................18
1.2.3.

Những lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ ................................................... 19

1.2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài
học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh ......................................................................... 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU ............... 38


2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................... 38


2.1.1. Cách tiếp cận hệ thống ............................................................................ 38
2.1.2. Cách tiếp cận lịch sử................................................................................ 38
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................................... 38
2.2.2. Phương pháp thống kê ............................................................................. 40
2.3. Khung nghiên cứu .......................................................................................... 41
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG MGHIỆP HỖ TRỢ TẠI
TỈNH BẮC NINH ............................................................................................................... 44

3.1. Các điều kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh ........... 44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 44
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh ........................................................... 46
3.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng ......................................................................... 48
3.2. Nhận dạng các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .............................. 50
3.3. Tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh ...................... 57
3.3.1. Tổng quan chung..................................................................................... 57
3.3.2. Thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh ...................... 61
3.4. Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển công nghiệp hỗ
trợ tại tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 68
3.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 68
3.4.2. Những tồn tại và hạn chế ........................................................................ 70
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 71
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI
TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI .................................................................. 74

4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030............ 74

4.1.1. Mục tiêu phát triển ................................................................................... 74


4.1.2. Định hướng các ngành, lĩnh vực.............................................................. 75
4.2. Giải pháp về phía Nhà nƣớc ........................................................................... 76
4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. ............................ 76
4.2.2. Khuyến khích các nhà đầu tư trong tỉnh phát triển công nghiệp hỗ trợ 77
4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ ... 78
4.2.4. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển
công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................... 78
4.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp ..................................................................... 79
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 82


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AFTA

2

ASEAN


3

CN

4

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

5

CNLR

Công nghiệp lắp ráp

6

DN

7

ĐTNN

8

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài


9

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

10

GTSXCN

11

JETRO

12

KCN

Khu công nghiệp

13

MNC

Công ty đa quốc gia

14

NHTM


15

QG

16

SME

17

SXKD

Sản xuất kinh doanh

18

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

19

VA

Tỷ lệ giá trị gia tăng (VA) trong GTSXCN

20

VDF


Diễn đàn phát triển Việt Nam

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Công nghiệp

Doanh nghiệp
Đầu tƣ nƣớc ngoài

Giá trị sản xuất công nghiệp
Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản

Ngân hàng Thƣơng mại
Quốc gia
Doanh nghiệp vừa và nhỏ

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 3.1

Nội dung

Kết quả hoạt động CNHT của các KCN

Trang
60

Bắc Ninh
2

Bảng 3.2

Một số dự án ngành điện tử - tin học tại

61

Bắc Ninh
3

Bảng 3.3

Tình hình xuất khẩu hàng điện tử, máy

63

tính và phụ kiện từ 2009 – 2012
4

Bảng 3.4

Tình hình nhập khẩu hàng điện tử của Bắc


64

Ninh năm 2009 – 2012
5

Bảng 3.5

Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc
của Bắc Ninh

ii

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Khái niệm CNHT của Nhật Bản


11

2

Hình 1.2

Mô hình kim cƣơng của Michael Porter

22

3

Hình 3.1

GDP của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010

46

theo giá thực tế
4

Hình 3.2

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2000 và

47

2010
5


Hình 3.3

Công nghê ̣ sản xuấ t, lắ p ráp ô tô xe máy

51

6

Hình 3.4

Phân vùng công nghệ chế tạo CNHT

52

7

Hình 3.5

Cơ cấu các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc

58

Ninh
8

Hình 3.6

Tăng trƣởng ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử -

62


tin học trong khu công nghiệp Bắc Ninh từ
2005-2013
9

Hình 3.7

Tăng trƣởng các dự án CNHT ngành cơ khí từ
2005 – 2013

iii

65


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành CNHT ngày càng thể hiện đƣợc tầm
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, đặc biệt trong thời kì
Việt Nam đang tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bắc Ninh là tỉnh có những lợi thế về vị trí địa lý, chính sách cởi mở về
thủ tục hành chính, cùng với kết cấu hạ tầng đồng bộ, Bắc Ninh đã thu hút
đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Trong đó nổi trội là
công nghiệp điện tử. Để công nghiệp điện tử phát bền vững cần có ngành
công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh phụ kiện và các dịch vụ đi kèm nhằm tăng
giá trị gia tăng và nâng cao hàm lƣợng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Sau 17 năm tái lập, Bắc Ninh trở thành một trong 10 tỉnh phát triển
công nghiệp đứng đầu cả nƣớc. Đến nay, tỉnh đã thu hút đƣợc 844 dự án đầu
tƣ với tổng vốn đăng ký hơn 8,82 tỷ USD, riêng lĩnh vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài là 7,46 tỷ USD, chiếm 84,6% tổng vốn đầu tƣ vào các KCN. Trong đó

có các tập đoàn lớn là Samsung (vốn đầu tƣ 3,5 tỷ USD), Canon (hơn 130
triệu USD), Microsoft (hơn 300 triệu USD), PepsiCo, Sumitomo… Nhƣng, đa
số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ và vừa. Khối doanh
nghiệp trong nƣớc không đủ năng lực cạnh tranh với khối FDI nên khả năng
phát triển thấp. Cơ bản đều phải nhập nguyên vật liệu để sản xuất, nguồn
nguyên liệu trong nƣớc không đáp ứng yêu cầu. Riêng trong ngành điện tử, có
khoảng 100 dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ, nhƣng gần nhƣ các doanh nghiệp
hỗ trợ vẫn là FDI. Và ngay trong hệ thống các doanh nghiệp hỗ trợ (tạm gọi là
hệ thống vệ tinh cấp I) vẫn chỉ là lắp ráp linh kiện.
Các doanh nghiệp hỗ trợ FDI trong ngành cơ khí chế tạo hầu hết
nguyên vật liệu đều đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Doanh nghiệp hoạt động
hỗ trợ thuộc ngành dệt may và da giày của tỉnh còn quá ít, phát triển mang
1


tính tự phát, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ hỗ trợ để khai thác nguồn nguyên phụ
liệu trong nƣớc nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Việc thu hút đƣợc các tập đoàn công nghiệp toàn cầu đã tạo cơ hội lớn
cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nhƣng thực tế việc phát
triển CNHT chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Để phát huy đƣợc cơ hội sẵn có
cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình xúc tiến, thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực phát
triển CNHT nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản
phẩm, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo kết nối giá trị giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc phát triển công
nghiệp hỗ trợ một cách bài bản, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế đất
nƣớc là vấn đề hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp chính của tỉnh
Bắc Ninh. Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn chủ đề “Phát triển công nghiệp
hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Quốc tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+/ Mục đích :
Luận văn đặt mục tiêu phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ
trợ của tỉnh Bắc Ninh trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm làm
rõ những mặt còn hạn chế, cũng nhƣ tích cực mà công nghiệp hỗ trợ đã đóng
góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó rút ra
một số khuyến nghị cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho tỉnh Bắc Ninh
nói riêng và thúc đẩy nền công nghiệp nƣớc nhà nói chung.
+ / Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công
nghiệp hỗ trợ

2


- Phân tích và đánh giá thực trạng phát ngành công nghiệp hỗ trợ tại
tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc
Ninh nói riêng và công nghiệp hỗ trợ cả nƣớc nói chung.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu này, luận văn tập trung làm rõ
câu hỏi nghiên cứu:
1./. CNHT là gì? Vì sao trong những thập kỷ gần đây, doanh nghiệp và
Chính phủ lại đặc biệt quan tâm phát triển CNHT?
2./. Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự phát triển CNHT dƣới góc độ một
địa phƣơng và quốc gia là gì?
3./. CNHT trên thế giới phát triển nhƣ thế nào? Những bài học kinh nghiệm
nào có thể rút ra từ thực tế phát triển CNHT?
4./. Thực trạng phát triển CNHT tại tỉnh Bắc Ninh nhƣ thế nào? Những vấn
đề hạn chế là gì? Nguyên nhân?

5./. Cần làm gì để thúc đẩy phát triển CNHT nhanh, hiệu quả ở tỉnh Bắc
Ninh?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển công
nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát
triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh và các chính sách, chiến lƣợc
phát triển của Nhà nƣớc đối với tỉnh cũng nhƣ vai trò của thị trƣờng và doanh
nghiệp sẽ đƣợc khảo cứu và đánh giá đối với sự phát triển của ngành này.
Luận văn tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh
trong phạm vi từ năm 2004 đến năm 2013.

3


5. Những đóng góp mới của luận văn
Đóng góp nổi bật của luận văn đƣợc thể hiện ở những nội dung cụ thể
nhƣ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận; các nội dung và nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tổng kết kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại một số quốc
gia trên thế giới theo các nội dung đã đề xuất để rút ra những bài học kinh
nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Bắc Ninh.
- Thực hiện đƣợc những phân tích và đánh giá tƣơng đối toàn diện
Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh theo nội dung, chỉ
tiêu đã đề xuất. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ tại
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
6. Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn bao gồm có 4 chƣơng:
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về phát
triển công nghiệp hỗ trợ
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu
Chƣơng 3 : Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh
Bắc Ninh
Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian tới

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, cũng đã có nhiều nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ ở các
nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển.
Có thể kể đến nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở
châu Á của Tổ chức Năng suất châu Á (APO, 2002), nghiên cứu về liên kết và
hợp tác giữa các doanh nghiệp của Rendon (2000). Cũng có một số các
nghiên cứu về chính sách và thể chế phát triển công nghiệp ở các nƣớc nhƣ
Thái Lan (Lauridsen, 2000). Uỷ Ban đầu tƣ Thái Lan (Thailand Board of
Investment) cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp hỗ trợ các
nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) nhằm thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào
khu vực này. Tuy nhiên, phần thông tin về Việt nam trên trang web này hầu
nhƣ chƣa có gì. Do đó, có thể thấy rằng các nghiên cứu này không tập trung
đi sâu phân tích công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nên chƣa phản ánh đƣợc
những nét đặt thù của nƣớc ta, chƣa có giá trị tham khảo.

Các nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến Việt
Nam đƣợc kể đến là: Kenichi Ohno (editor), “Building supporting industies in
Viet Nam”, VDF, 2007. Nghiên cứu đƣợc đăng tải trên diễn đàn phát triển
Việt Nam (VDF), thể hiện mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tƣ Nhật Bản
đối với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Bài nghiên cứu gồm
4 phần: phần 1 nêu đƣợc tổng quan CNHT của Việt Nam từ quan điểm của
các công ty Nhật Bản và đƣa ra những chính sách tác động trực tiếp tới CNHT
Việt Nam, nhấn mạnh vào ba yếu tố quyết định tới sự phát triển của CNHT
(chất lƣợng, chi phí và sự phân phối); phần 2 đƣợc viết dƣới quan điểm của
Nguyễn Thị Xuân Thủy, chủ yếu tập trung vào xem xét khái niệm khác nhau
5


của các nƣớc có ngành CNHT phát triển trong khu vực nhƣ Thái Lan, Nhật
Bản... về "Ngành CNHT", sự phát triển của họ, và sau đó đƣa ra một định
nghĩa cho Việt Nam; phần 3 phân tích định lƣợng của cơ cấu thu mua CNHT
trong ASEAN 4, Hàn Quốc và Nhật Bản đƣợc viết bởi Toshiyuki Baba; phần
4 xây dựng một hệ thống thiết kế và Quản lý cơ sở dữ liệu CNHT - một hệ
thống mà Việt Nam còn rất yếu kém trong việc quản lý.
Kenichi Ohno – Nguyễn Văn Thƣởng, “Hoàn thiện chiến lƣợc phát
triển công nghiệp Việt Nam”, NXB Lý luận chính trị, 2005. Đây là kết quả
hợp tác giữa Đại học kinh tế quốc dân và Viện nghiên cứu chính sách Nhật
Bản. Với mục tiêu phục vụ cho xây dựng chiến lƣợc công nghiệp, cuốn sách
tập hợp nhiều nghiên cứu nhỏ chính sách công nghiệp và thực trạng một số
ngành công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý có nghiên cứu của
Kyoshiro Ichikawa về xây dựng và tăng cƣờng ngành công nghiệp hỗ trợ.
Nghiên cứu của Kyoshiro Ichikawa đã đƣa ra quan niệm căn bản về CNHT tại
Việt Nam, với những nhấn mạnh cần nên hiểu thế nào là CNHT.
Junichi Mori, “Development of Supporting Industries for Vietnam’s
Industrialization:


Increasing

positive

vertical

externalities

through

collaborative training”. Đây là luận văn Thạc sĩ tại trƣờng Fletcher thuộc Đại
học Tufts (Hoa Kỳ), nghiên cứu khá công phu trên ba khía cạnh có ý nghĩa
đối với quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam: lý thuyết về CNHT, kinh
nghiệm phát triển CNHT ở Malaysia, chiến lƣợc hợp tác đào tạo. Từ đó rút ra
đƣợc những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam đặc biệt trong lĩnh
vực đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ giới hạn
trong một khía cạnh của toàn bộ hệ thống CNHT là nguồn nhân lực và khảo
sát đến năm 2005, bên cạnh yếu tố đó còn nhiều yếu tố khác nhƣ vốn, chuyển
giao công nghệ... tác giả không đề cập đến, đặc biệt ngành CNHT của công
nghiệp ô tô và trải qua các năm ngành CNHT đều có sự thay đổi.
6


Hisami Mitarai (2005), Issues in electrical and electronic industries of
ASEAN countries and experiences for Vietnam (Các vấn đề trong ngành công
nghiệp điện và điện tử của các nƣớc ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam), phân tích những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển gần đây
của ngành công nghiệp điện, điện tử của Thái Lan, Malaysia, Indonesia và
Philipine, cung cấp các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong

quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử.
Trong các nghiên cứu trên phần thông tin về công nghiệp hỗ trợ ở Việt
Nam gần nhƣ không có nên chƣa phản ánh đƣợc rõ nét đặc thù của Việt Nam.
Mặc dù vậy, những tài liệu trên là nguồn tài liệu rất cần thiết để thực hiện luận
văn này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong nghiên cứu chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam, Nguyễn
Kế Tuấn (2004) đã đề cập tới vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ đối với
quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam là hết sức quan trọng. Công nghiệp hỗ
trợ là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng
của ngành sản xuất sản phẩm thuộc khu vực hạ nguồn, giảm xuất khẩu sản
phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu, mở rộng khả năng thu hút FDI, và
góp phần tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. Theo tác giả, để phát
huy hiệu quả ngành công nghiệp hỗ trợ thì nhà nƣớc cần tập trung vào những
ngành trọng điểm trong từng giai đoạn nhất định. Tập trung đầu tƣ phát triển
loại công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ không cao chẳng
hạn nhƣ may mặc, giày dép, thực phẩm,..Tiếp đến là tập trung đầu tƣ theo
chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hƣớng hiện đại hoá, trình độ công nghệ
phức tạp và đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ lớn, thời hạn xây dựng lâu dài nhƣ công
nghiệp dệt sợi, sản xuất phôi thép, phụ tùng cho công nghiệp ôtô, xe máy,..
Đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đầu tƣ phát triển những
7


ngành công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ phức tạp và có
thời hạn xây dựng dài hạn nhƣ phụ tùng, chi tiết linh kiện phức tạp của công
nghiệp ôtô, xe máy, điện tử dân dụng, vải sợi cao cấp. Cũng trong nghiên cứu
này, tác giả đã có những ngụ ý chính sách rằng, Nhà nƣớc cần định hƣớng
trong dài hạn cần xác định loại nguyên liệu nào nhập khẩu từ bên ngoài theo
“các quan hệ kinh tế”, loại nào cần và có thể đầu tƣ trong nƣớc. Chính vì vậy,

tác giả đã đề xuất chính sách nội địa hoá phải đi kèm với chính sách hạn chế
nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các phụ tùng, phụ liệu trong diện nội địa
hoá. Tuy nhiên, những chính sách này chỉ phù hợp với những “nền kinh tế
đóng” chứ không phù hợp trong điều kiện hội nhập đòi hỏi cạnh tranh minh
bạch. Nó chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp bán trong thị trƣờng nội địa, thiếu
động lực đổi mới đối với doanh nghiệp và không có tính chiến lƣợc phát triển
về mặt dài hạn.
Nghiên cứu điều tra của JETRO về ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt
Nam, Ichikawa K. (2004) cho thấy những ý kiến cho rằng ngành công nghiệp
hỗ trợ không tồn tại ở Việt Nam là thiếu xác thực, trái lại nó đã có dấu hiệu
thai nghén và bắt đầu phát triển. Có 3 dấu hiệu dẫn chứng cho điều này đó là:
cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc đang đƣợc tiến hành nhanh chóng, sự gia
tăng nhanh các doanh nghiệp tƣ nhân, và luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang
tăng mạnh. Theo kết quả điều tra phỏng vấn 19 Bộ và cơ quan của Chính phủ
cùng 59 doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nƣớc, tƣ nhân và FDI),
nhóm nghiên cứu đã đƣa ra kết luận rằng ngành xe máy và điện tử gia dụng sẽ
là ngành công nghiệp trụ cột và tiên phong trong việc thúc đẩy các ngành
công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam bởi đây là những ngành có qui mô sản xuất
lớn, tỷ lệ nội địa hóa của những ngành này đạt khoảng 70 tới 80%. Từ việc
nghiên cứu và giải quyết những vấn đề hạn chế từ hai ngành trên để từ đó thúc
đẩy phát triển những ngành khác nhƣ thiết bị nghe nhìn tiêu dùng và sản xuất
8


ôtô. Bên cạnh việc tích cực đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, thúc
đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp tƣ nhân, tăng cƣờng đào tạo đội ngũ kỹ sƣ từ bậc
trung cấp tới cao cấp, nghiên cứu cũng ngụ ý rằng để phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ không nên “ép buộc” công ty lắp ráp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
sản phẩm thông qua việc đánh thuế cao vào linh kiện nhập khẩu có thể có tác
động tiêu cực tới sự tăng trƣởng của những ngành này, thay vì làm điều này,

nhà nƣớc có thể sử dụng các công cụ khác để khuyến khích các doanh nghiệp
nội địa có khả năng liên kết và đáp ứng đƣợc yêu cầu của các công ty lắp ráp.
Trong một nghiên cứu khác về sự biến động của kinh tế Đông Á và con
đƣờng công nghiệp hóa của Việt Nam, Trần Văn Thọ (2005) cho rằng, Việt
Nam đang đứng trƣớc một thử thách lớn và phải tiến hành công nghiệp hóa
trong điều kiện phải tự hóa thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực và thế
giới. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam còn yếu
nhất là những ngành sản xuất các loại máy móc. Với những chính sách và cơ
cấu công nghiệp hiện có, tác giả khẳng định rằng công nghiệp Việt Nam
không thể thay đổi đƣợc tình hình trƣờng hợp tìm một mũi đột phá chiến lƣợc
và dồn tất cả năng lực về chính sách cho mũi đột phá đó: đó chính là ngành
công nghiệp hỗ trợ. Tại thời điểm này, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá
yếu, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất
phần lớn là sản phẩm có chất lƣợng thấp và giá thành cao (do công nghệ lạc
hậu và quản lý kém,..) trong khi khu vực tƣ nhân và hộ gia đình cá thể lại hạn
chế về vốn và công nghệ. Mặc dù các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lệ nội
địa hóa đề giảm giá thành sản xuất nhƣng không tìm đƣợc nguồn cung cấp
công nghiệp hỗ trợ đáng tin cậy nên họ vẫn chủ yếu vẫn phải nhập khẩu linh
phụ kiện từ nƣớc ngoài hoặc tự sản xuất. Ví dụ, công ty xe máy Honda mặc
dù có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất (khoảng 66% năm 2002) song phân tích kỹ thì
vai trò của doanh nghiệp nội địa của Việt Nam vẫn rất nhỏ và hầu nhƣ linh
9


kiện do tự họ sản xuất hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI khác. Chính vì vậy,
để phát triển ngành công nghiêp hỗ trợ, chính phủ cẩn tập trung ƣu tiên nguồn
lực trong nƣớc và tận dụng hết nguồn lực bên ngoài.
Nghiên cứu về ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dƣới góc nhìn của
các nhà sản xuất Nhật Bản do VDF (2006) tổ chức cho thấy, công nghiệp hỗ
trợ hiện tại vẫn kém phát triển, bức tranh toàn cảnh là mức nội địa hóa còn

thấp hơn mức mong đợi của các nhà sản xuất Nhật Bản. Việc tìm kiếm các
nhà cung cấp linh phụ kiện điện tử, khuôn mẫu và gia công kim khí nhƣ cán,
định hình, mạ còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, các nhà lắp ráp các thiết bị
gia dụng phản ánh rằng họ không thể tìm đƣợc các linh phụ kiện có giá trị cao
ở thị trƣờng nội địa. Những điều này cho thấy, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đã
tăng nhanh ở một số ngành và doanh nghiệp lắp ráp sản xuất nhƣ ngành xe
máy (khoảng 75%), điện tử (từ 20-40% tùy thuộc vào từng nhà sản
xuất),..nhƣng việc nội địa hóa mới chỉ tập trung ở những linh phụ kiện có giá
trị thấp.
Hồ Lê Nghĩa (2008), Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử
Việt Nam- Một số vấn đề đặt ra, phân tích những vấn đề còn tồn tại trong quá
trình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử
của Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và đề xuất
một số giải pháp tăng cƣờng liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp sản xuất
trong ngành.
1.2. Cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp hỗ trợ
1.2.1. Khái niệm, vai trò và mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ
1.2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ
Khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” hay còn gọi khác là “công nghiệp phụ
trợ”; “công nghiệp bổ trợ”, xuất phát từ tên tiếng Anh “supporting industries”,
xuất hiện ở Nhật Bản từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Tuy vậy, phải đến giữa
10


thập niên 80 của thế kỷ XX, cùng với trào lƣu đầu tƣ trực tiếp (chủ yếu là hoạt
động lắp ráp) của Nhật Bản vào các nƣớc nhƣ ASEAN nhƣ Thái Lan,
Malaysia và Indonesia khái niệm này mới bắt đầu đƣợc biết đến ở Đông Á và
đƣợc dùng phổ biến từ đầu thập kỷ 90. Mặc dù, thuật ngữ “công nghiệp hỗ
trợ” đƣợc sử dụng khá rộng rãi, nhƣng định nghĩa về ngành này vẫn còn chƣa
thống nhất. Mỗi nƣớc sử dụng thuật ngữ này với những mục đích khác nhau

tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mục tiêu chính sách. Trong khuôn khổ luận
văn này, để thống nhất về mặt ngôn từ, tác giả xin sử dụng thuật ngữ “công
nghiệp hỗ trợ”.
Ở Nhật Bản, định nghĩa CNHT chính thức đƣợc đƣa ra lần đầu tiên vào
giữa những năm 1980 trong Chƣơng trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ Châu
Á, theo đó CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết, như
nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hang hóa tư bản, cho các ngành công
nghiệp lắp ráp. Hoặc, trong Sách trắng về hợp tác kinh tế 1985 của Bộ Công
nghiệp và Thƣơng mại Nhật Bản (nay đã đổi tên thành Bộ Kinh tế, Thƣơng
mại và Công nghiệp), thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đƣợc sử dụng để nói
đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có đóng góp cho việc tăng cƣờng
cấu trúc công nghiệp ở các nƣớc Châu Á trong trung hạn và dài hạn.
Các nhà lắp ráp
có yêu cầu về linh
kiện, phụ kiện
tương tự nhau

Công nghiệp hỗ
trợ

Nguồn: Ohno 2004
Hình 1.1: Khái niệm CNHT của Nhật Bản
11


Ở Thái Lan, CNHT là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử
dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp sản
xuất ô tô, máy móc, điện tử.
Trong khi đó, Bộ Năng lƣợng Mỹ lại định nghĩa CNHT là những ngành
công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản

phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường.
Ở Việt Nam, khái niệm CNHT xuất hiện trong các chƣơng trình hợp tác
kinh tế với Nhật Bản. Thuật ngữ CNHT đƣợc sử dụng chính thức từ năm
2004, chủ yếu trong các chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ.
Nội dung phát triển CNHT đã đƣợc đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát
triển các ngành công nghiệp Việt Nam và kế hoạch tổng thể phát triển công
nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Trong đó, CNHT
đƣợc định nghĩa: Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành
công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất
hoặc sản phẩm tiêu dùng.. Trong Quy hoạch phát triển này, CNHT đƣợc phân
chia thành hai phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là
hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Năm nhóm ngành đã đƣợc Chính
phủ chỉ định ƣu tiên phát triển CNHT và đƣợc hoạch định kế hoạch phát triển
cụ thể, đó là: cơ khí, điện tử, ô tô, dệt may, da – giầy.
1.2.1.2. Vai trò công nghiệp hỗ trợ
Thứ nhất, CNHT tạo cơ sở cho việc tái cơ cấu nền công nghiệp theo
hƣớng bền vững. Chúng ta đã vô hình chung buộc phải lựa chọn con đƣờng
phát triển công nghiệp lắp ráp (CNLR) trƣớc để mở đƣờng cho CNHT phát
triển sau. Tuy nhiên đến nay sau khi cái ngƣỡng của CNLR đã đến, chúng ta
cần thúc đẩy CNHT phát triển nếu không muốn VA công nghiệp tiếp tục sụt
giảm.
12


Mặt khác nếu không có một khu vực CNHT có tính liên kết cao thì các
doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn buộc phải tự phát triển hệ thống
CNHT riêng cho mình và nhƣ vậy sẽ kéo theo một cuộc chạy đua đầu tƣ
“khép kín” trong từng doanh nghiệp, lãng phí đầu tƣ, rủi ro rất cao, hiệu quả
thấp. Chính hệ thống CNHT sẽ là cơ sở để tái cấu trúc lại nền công nghiệp với

ý nghĩa là tái cơ cấu các ngành, cơ cấu quy mô, tái cơ cấu bản thân doanh
nghiệp, đặc biệt là một quan hệ kinh doanh mới theo “nguyên tắc hợp đồng”
sẽ dần hoàn thiện.
Thứ hai, Nếu xét theo các khâu của chuỗi sáng tạo giá trị thì CNLR có
tỷ trọng VA công nghiệp tăng thấp nhất trong khi phần lớn VA lại thuộc vào
ba khâu chính là nghiên cứu và phát triển (R&D), CNHT, thƣơng mại. Trong
điều kiện của nƣớc ta, khi các nghiên cứu sáng tạo chƣa có điều kiện phát
triển thuận lợi, hoạt động thƣơng mại (nhất là thƣơng mại quốc tế) còn nhiều
rào cản thì vai trò của CNHT càng trở nên quan trọng trong việc nâng cao tỷ
trọng VA, tạo sự phát triển về chất của nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói
riêng.
Thứ ba, CNHT là công cụ quan trọng quyết định mặt chất của nỗ lực
giảm nhập siêu. Nếu định hƣớng nền công nghiệp vào xuất khẩu mà CNHT
chƣa phát triển thì chúng ta phải nhập khẩu chi tiết linh kiện đầu vào, cùng đi
với dòng hàng nhập khẩu đó là những chi phí cao của các nền kinh tế phát
triển (thậm chí còn bị nâng cao một cách giả tạo) làm cho sức cạnh tranh của
sản phẩm lắp ráp kém hấp dẫn, nhất là quy mô lắp ráp lại nhỏ bé. Điều đó kéo
theo việc phải tiếp tục xuất khẩu tài nguyên hoặc tiếp tục “nhập để xuất” và
chúng ta sẽ dễ bị kéo vào vòng xoáy nhập khẩu luôn cả các “căn bệnh” của
các nền kinh tế khác nhƣ lạm phát, tỷ giá, các ràng buộc phi kinh tế khiến cho
cùng nỗ lực xuất khẩu thì nhập siêu cũng càng lớn. Nhƣ vậy, về lâu dài, chính

13


CNHT mới là công cụ giải quyết cơ bản tình trạng nhập siêu vốn rất nặng nề
hiện nay của nền kinh tế nƣớc ta.
Thứ tƣ, CNHT là khu vực chuyển giao, tiếp nhận nhanh công nghệ
mới, đồng thời là khu vực mà lao động thực sự đƣợc khuyến khích sáng tạo.
Khác với CNLR với những động tác giản đơn đã đƣợc lập trình đến từng thao

tác, dễ gây nhàm chán và ít có cơ hội nghề nghiệp khác thì khu vực CNHT lại
là nơi thúc đẩy ngƣời lao động phải thành thạo nghề nghiệp, phải sáng tạo
không ngừng để cạnh tranh, chen chân đƣợc vào chuỗi cung ứng cho các nhà
lắp ráp. CNHT còn đƣợc gọi là khu vực lao động sáng tạo.
Thứ năm, CNHT còn là một công cụ cho quá trình hội nhập về mặt chất
của nền công nghiệp một quốc gia. Nếu phân chia một cách đơn giản quá
trình hội nhập thành hai khu vực: Một là hội nhập trên thị trƣờng hàng hoá,
mà cơ bản là việc chúng ta mang hàng hoá cùng chen chân, cạnh tranh trên thị
trƣờng theo các định chế ràng buộc thì ở khu vực thứ hai, khu vực quan trọng
hơn, quyết định hơn là hội nhập từ trong quá trình hợp tác sản xuất, nhất là
sản xuất công nghiệp. Đây là sự hội nhập căn bản, nó quyết định đến sự hội
nhập bền vững, vai trò quan trọng đó cũng chính là của CNHT.
Thứ sáu, CNHT là khu vực sử dụng nhiều công nghệ, ít hao tốn tài
nguyên và dễ sử dụng các giải pháp sản xuất thân thiện môi trƣờng. Nếu có
định hƣớng đúng, CNHT đƣợc phát triển trong các khu công nghiệp (KCN)
chuyên môn hoá, đƣợc tổ chức liên kết trong các cụm liên kết công nghiệp
(Industrial cluster) thì các nguy cơ ô nhiễm sẽ dần đƣợc khắc phục.
Do đó phát triển CNHT là một trong những chính sách ƣu tiên hàng đầu
của Chính phủ và đƣợc kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công
nghiệp Việt Nam.

14


1.2.1.3. Những điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ
Để phát triển CNHT, cần các điều kiện về hạ tầng công nghiệp, các
điều kiện về nhu cầu thị trƣờng và cuối cùng là môi trƣờng và các thể chế hỗ
trợ cho sự phát triển của các ngành này.
Điều kiện hạ tầng nền công nghiệp: bao gồm cơ cấu công nghiệp; các
hoạt động công nghiệp cơ bản; năng lực sản xuất và tham gia phân công lao

động quốc tế.
+ Cơ cấu công nghiệp: Phải đƣợc hình thành theo hƣớng hiện đại với
sự xuất hiện của các ngành công nghiệp then chốt.
+ Các hoạt động công nghiệp cơ bản: nhƣ luyện kim, khai thác cao su,
hóa chất, nhựa, công nghiệp mạ, đúc … phải có nền tảng phát triển, vì những
hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển CNHT.
Sự sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong các khu vực này
sẽ là điều kiện hết sức cần thiết để hình thành các ngành CNHT.
+ Năng lực sản xuất và tham gia phân công lao động quốc tế: Các quốc
gia với nền công nghiệp có năng lực sản xuất dồi dào (vốn, công nghệ, nhân
lực) và có điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc
tế sẽ có nhiều khả năng để phát triển các ngành CNHT.
Điều kiện thị trường: Song song với các điều kiện về hạ tầng công
nghiệp, sự hình thành một thị trƣờng “các hoạt động hỗ trợ” là điều kiện tiên
quyết cho sự phát triển của CNHT. Các điều kiện về thị trƣờng bao gồm nhu
cầu thị trƣờng hàng hóa trung gian, khả năng liên kết của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế và các lợi thế thị trƣờng cho sự lựa chọn chiến lƣợc của các
doanh nghiệp.
+ Nhu cầu thị trƣờng linh phụ kiện: Nhu cầu này đƣợc hình thành khi
xuất hiện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong khu vực hạ nguồn nhƣ các
doanh nghiệp sản xuất chế tạo và lắp ráp. Khi các doanh nghiệp này (chủ yếu
15


là các doanh nghiệp ĐTNN) hợp lý hóa hoạt động SXKD bằng cách chọn các
khu vực sản xuất có lợi thế nhất về chi phí hoặc công nghệ thì gần nhƣ tất
yếu, họ muốn sử dụng các nguồn lực sẵn có và tại chỗ. Tuy nhiện, thị trƣờng
các hàng hóa trung gian này phải đảm bảo một số yêu cầu cho sự phát triển
CNHT, đó là yếu tố về quy mô, điều kiện công nghệ và tập quán kinh doanh.
+ Khả năng liên kết lâu dài giữa các DN lớn và các DN nhỏ: Những

đặc điểm của các thị trƣờng mới nổi nhƣ sự chênh lệch khá lớn về công nghệ
và khả năng quản lý, sự hạn chế về thông tin, pháp luật và cả các rào cản đến
từ văn hóa và tập quán kinh doanh sẽ là những trở ngại cho việc thiết lập các
quan hệ liên kết lâu dài.
+ Lợi thế so sánh: các lợi thế so sánh bao gồm lợi thế về chi phí và lợi
thế về quy trình, công nghệ. Lợi thế về chi phí là yếu tố cơ bản nhất cho việc
sử dụng các doanh nghiệp CNHT.
Điều kiện về thể chế và môi trường: Ngoài các điều kiện trên thì điều
kiện về thể chế và môi trƣờng cũng là điều kiện cần cho sự phát triển CNHT.
+ Pháp luật: Để phát triển CNHT, các quy định về pháp luật nhằm đảm
bảo cần bằng lợi ích của các bên tham gia vào thị trƣờng các sản phẩm trung
gian, khắc phục các thất bại của thị trƣờng là cực kỳ cần thiết.
+ Thông tin: cần phải có một hệ thống cung cấp thông tin kịp thời, đầy
đủ và hiệu quả cho các doanh nghiệp, cả các doanh nghiệp hạ nguồn cũng nhƣ
các doanh nghiệp CNHT.
+ Các ràng buộc và hỗ trợ: việc hình thành và phát triển CNHT một
cách tự phát khó có thể tái diễn trong điều kiện kinh tế thế giới hiện tại. Các
quốc gia đi sau phải sử dụng các chính sách tích cực hơn và can thiệp nhiều
hơn vào quá trình công nghiệp hóa. Sự điều phối các nguồn lực, các chính
sách ƣu đãi, những chƣơng trình hỗ trợ là cực kỳ cần thiết để các ngành
CNHT có thể phát triển nhanh và đúng hƣớng.
16


Nguồn nhân lực: Cuối cùng, sự sẵn sàng của nguồn nhân lực chất
lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp cũng nhƣ các doanh
nghiệp CNHT sẽ là một trong các điều kiện cơ bản cho sự phát triển của hai
khối doanh nghiệp này.
Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp: Đóng vai trò
tích cực trong các mối liên kết khu vực và toàn cầu hiện nay chính là các Tập

đoàn đa quốc gia. Với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và đặc biệt
thƣơng hiệu mạnh, các tập đoàn này thiết lập mạng lƣới sản xuất và phân phối
rộng khắp trên thế giới với chiến lƣợc và thƣơng hiệu thống nhất toàn cầu.
Mỗi chi nhánh trong mạng lƣới đó sẽ đƣợc chuyên môn hóa hợp lý nhằm khai
thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và chi phối thị trƣờng theo khu
vực. Theo đó, theo lợi thế so sánh, những bộ phận hay chi tiết nhất định đƣợc
sản xuất ở 1 quốc gia để cung cấp cho chi nhánh ở các quốc gia khác. Việc
sản xuất nhƣ vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh, bộ phận phát huy tối đa lợi
thế so sánh của mình, bổ trợ cho nhau, tập trung nguồn lực để có thể tạo ra
những sản phẩm có giá thành cạnh tranh, chất lƣợng đảm bảo.
+ Ngày nay, không một Tập đoàn nào còn thực hiện sản xuất khép kín
theo mô hình tích hợp dọc từ sử dụng nguyên liệu sơ chế để sản xuất các linh
kiện, phụ tùng cho đến lắp ráp hoàn chỉnh. Các công đoạn khác nhau trong
qui trình sản xuất đƣợc thực hiện tại các chi nhánh khác nhau trong của doanh
nghiệp hoặc mua từ các doanh nghiệp hỗ trợ khác ngoài mạng lƣới. Do quá
trình toàn cầu hóa, một sản phẩm hoàn chỉnh có xuất xứ từ 1 nƣớc nhƣng các
chi tiết, phụ tùng của có thể xuất phát từ nhiều nƣớc khác nhau. Quá trình
chuyên môn hóa này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
phát triển, nhƣng lại tùy thuộc vào khả năng hội nhập quốc tế. Nhƣ vậy, để có
thị trƣờng, theo xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp khi sản
xuất các loại linh kiện và phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của cá nhà lắp
17


×