Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giải thích câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.42 KB, 2 trang )

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Thị Phương Thảo
Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam phong phú đặc sắc với nhiều chủ đề khác nhau. Có nhiều câu nói gợi ra
mối quân hệ giữa nội dung và hình thức, giữa vẻ bề ngoài và phẩm chất bên trong, qua đó đánh giá cao nội
dung cũng như phẩm hạnh của con người. Những điều đó đã được ông cha ta gửi gắm vào câu:

“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Trải qua bao năm tháng,câu tục ngữ vẫn còn nguyenn giá trị quý báu, thể hiện một chân lí quan trọng ở đời.
Vậy “gỗ” là gì? “Gỗ” ở đây có nghĩa là chất liệu làm nên một sản phẩm, vật dụng. Thế còn “nước sơn” thì
sao? Nó được hiểu là lớp sơn bao bọc bên ngoài vật dụng. Chất liệu gỗ bên trong có tốt, đồ dùng đó mới có
chất lượng. Ta hiểu được rằng chất liệu bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

Từ đó ta có thể mở rộng ra để hiểu ý nghĩa của câu tục nhữ, giữa nội dung và hình thức, bao giờ cũng vậy,
nội dung vẫn được coi trọng hơn. Và mở rộng ra hơn nữa là mối quân hệ giữa vể đẹp bên ngoài và phẩm
chất bên trong của một con người. Chắc hẳn các bạn ai cũng biết xưa có ông trạng Mạc Đĩnh Chi tuy tướng
mạo xấu xí nhưng ông vẫn được người đương thời trọng vọng, người đời sau kính mến. Đó là bởi tài năng lỗi
lạc và đức thanh cao, liêm khiết của Trạng nguyên. Ta bỗng nhận ra rằng: chớ có đánh giá con người qua vẻ
hào nhoáng bên ngoài, phẩm hạn bên trong mới la quan trọng. Nếu chir xem xét về hìnhthức của một ai đó
ta sẽ chẳng thể nào có cái nhìn nhận đánh giá đúng. Phải chăng đây cũng chính là cơ sở thực tế của câu tục
ngữ?
Nhưng liệu câu nói đó có cón đùng với xã hội hiện nay không? Thử hỏi một ngôi nhà có kết cấu vững chắc,
an toàn nhưng không tiện nghi thì có ai thích không? Một sản phẩm có chất lượng tốt đến mấy mà hình thức
không ưa nhìn, không bắt mắt thì sao được người tiêu dùng lựa chọn. Cũng như một con người ngoan
ngoãn, giỏi giang nhưng chưa chắc đã nhận đươc sự quý mến. Câu tục ngữ:

“Cái răng cái tóc là góc con người”
ra đời với ý nghĩa đó. Nếu nhìn qua, hai câu tục ngữ trên tưởng như trái ngươc nhau nhưng nếu chú ý ta sễ
thấy hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau. Câu nói:

“Cái răng cái tóc là góc con người”
khuyên chúng ta nên giữ gìn cơ thể sao cho sạch sẽ, gọn gàng vì vẻ đẹp bên ngoài cũng phần nào phản ánh


tính cách bên trong. Ví như một bạn học sinh, ý thức dẫu có tốt đén mấy nhưng ăn mặc luộm thuộm, không
biết sống sạch sẽ chắc chắn cũng không được mọi người xung quanh yêu mến. qua đó ta mới thấy được các


yếu tố: nội dung và hình thức, vẻ đẹo và phẩm hạn gắn bó mật thiết như thế nào. Và để đánh giá về một ai
đó có lẽ phải nhìn một cách tổng quan tất cả các yếu tố trên.
Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có thể không còn hoàn toàn đúng với cuộc sống hiện đại nhưng đo
vẫn mãi là lời khuyên cho những ai muốn trở nên toàn diện. Trong cuộc sống cần có sự cân đối, hài hòa giữa
hình thức và nội dung, con người cần biết liên kết chặt chẽ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong
của mình.



×