Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận 8 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 97 trang )

LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường chính nhờ được thầy cô chỉ bảo, truyền đạt những
kiến thức hữu ích. Cuối cùng em cũng đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Chính
trong quá trình làm luận văn đã giúp cho em mở mang được rất nhiều điều, thấy được
mức độ vận dụng lý thuyết vào thực tế, mong muốn được học hỏi hơn nữa. Với luận văn
tốt nghiệp này chính là bước khởi đầu để em có thể tự tin bắt tay vào công việc chuyên
môn của mình sau này.
Em xin được tỏ lòng biết ơn của mình đến thầy TS. Võ Đình Long là người trực
tiếp hướng dẫn em làm luận văn này. Người đã tận tình hướng dẫn, cho em rất nhiều lời
khuyên và góp ý để em hoàn thành luận văn này. Cảm ơn thầy đã tạo điều kiện cho em
tiếp thu kiến thức mới.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú ở trung tâm y tế dự phòng quận 8
Thành phố Hồ Chí Minh. Các cô chú trong trung tâm đã tận tình chỉ dẫn, đóng góp ý
kiến, cung cấp tài liệu cho em trong quá trình khảo sát thực tế tại bệnh viện để bổ sung
cho phần trình bày luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo của trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí
Minh, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, đã luôn động viên và giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc dạy dỗ con nên người. Cảm ơn cả gia
đình đã luôn quan tâm đóng góp ý kiến, cho con những lời khuyên và tạo mọi điều kiện
để con hoàn thành tốt luận văn của mình.
Cuối cùng mình xin cảm ơn các bạn đồng khóa đã giúp đỡ mình rất nhiều trong
học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Mặc dù được sự giúp đỡ của nhiều người, nhưng với lượng kiến thức còn hạn chế
nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến
chân thành của thầy cô, anh chị và các bạn để em có thể sửa chữa những sai sót cũng như
để nâng cao được kiến thức của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 5 năm 2014


Sinh viên
Nguyễn Văn Lâm


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên
địa bàn quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục đích: đánh giá được
hiện trạng về công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8, đề xuất các giải
pháp quản lý hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Quận 8 theo quy định
của pháp luật”.
Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên địa
bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi ngày phát sinh 423,1kg chất thải rắn
y tế, trong đó Trung tâm y tế dự phòng quận 8 có khối lượng chất thải rắn y tế phát
sinh nhiều nhất là (223kg/ngày), phòng khám đa khoa Rạch Cát có khối lượng chất
thải rắn y tế phát sinh ít nhất (2 kg/ngày). Kết quả dự báo cho thấy đến năm 2020 khối
lượng chất thải rắn y tế tăng 2,41lần (637,43kg/ngày) và đến năm 2030 tăng 3,52 lần
(784,96 kg/ngày).
Công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 hiện nay còn gặp nhiều khó
khăn chủ quan và khách quan như : khối lượng chất thải rắn y tế nhỏ, phân tán, cơ sờ
vật chất để thu gom, vận chuyển, xử lý còn thiếu, lạc hậu; kinh phí cho công tác quản lý
chất thải rắn y tế từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý còn rất hạn chế. Mặc dù đã có
sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng trong việc đầu tư xử lý chất thải rắn y tế
chưa đúng mức và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trong công
tác tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra về quản lý chất thải rắn y tế; các vi phạm chưa
được xử lý nghiêm theo quy định.
Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn y tế từ nay đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 cần áp dụng 04 giải pháp chung, bao gồm: Nâng cao năng lực
về quản lý chất thải rắn y tế; Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về
chất thải rắn ; Gia tăng việc kiểm tra giám sát thực hiện đăng ký chủ nguồn thải, hành
nghề QLCTNH hoạt động trên địa bàn quận 8; Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao năng

lực quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8; 02 giải pháp cụ thể, bao gồm giải
pháp công nghệ và giải pháp quản lý.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Văn Lâm, là sinh viên thực hiện luận văn “ Đánh giá hiện trạng
và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí
Minh ”, xin cam đoan như sau:
Luận văn này là đề tài nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Đình
Long cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo Viện khoa học Công nghệ và Quản lý Môi
trường, bạn bè và các đơn vị có liên quan. Các tư liệu được tham khảo, tổng hợp và
trích dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy.
Tôi xin cam đoan các nội dung ghi trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả của Luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 5 năm 2014

Nguyễn Văn Lâm


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của

nghành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ sở y tế không
ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tính đến năm 2010, Việt Nam có 1.186

bệnh viện với 187.843 giường. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đăc
biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm
những chất thải bỏ nguy hại. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh
viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như
chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất gây độc hại phát sinh trong quá trình
chẩn đoán và điều trị. Nguồn chất thải rắn từ hệ thống bệnh viện hiện nay lên tới 350-400
tấn/ngày, trong đó có khoảng 30 tấn chất thải nguy hại. Với nước thải, mỗi ngày các bệnh
viện xả ra khoảng 150.000m 3. Nếu không được xử lý tốt, những thành phần nguy hại
trong chất thải y tế như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây ung thư có thể tạo ra nguy
cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Tại hội thảo “Giải pháp công nghệ xử lý chất thải cho các bệnh viện” tổ chức sáng
12/04/2012 tại Hà Nội Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi
trường y tế -Bộ Y tế cho biết “Hiện nay 66% bệnh viện tại Việt Nam chưa có hệ thống xử
lý nước thải”
Đối với chất thải rắn y tế, đa số các bệnh viện xử lý còn thủ công, thô sơ: 67% bệnh
viện xử lý bằng lò đốt, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn lấp. Trong đó đa số các
trạm y tế cấp phường, xã thì chưa có hệ thống xử lý rác thải và xử lý bằng phương pháp
chôn lấp. Trong đó, chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 10-25% gồm vật sắc nhọn,
bệnh phẩm, chất thải hóa học, chất thải dược phẩm, chất thải phóng xạ...
Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tham mưu ban hành các văn bản
quy định về quản lý chất thải rắn y tế như: Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã xây dựng và
trình Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất thải bệnh viện”; Bộ
Y tế cũng đã nghiên cứu và ban hành Quyết định số 1873/QĐ- BYT về Kế hoạch bảo vệ


môi trường ngành Y tế giai đoạn 2009- 2015, trên cơ sở xác định những nhiệm vụ cụ thể
với những giải pháp phù họp theo lộ trình, nhằm giải quyết cơ bản các cơ sở có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường cao. Mục tiêu của kế hoạch là giải quyết tình trạng ô nhiễm môi
trường do các cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế
đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường; PGS.TS. Nguyễn Thị

Kim Thái, Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị & Khu công nghiệp đã nghiên cứu đề tài
"Xây dựng tiêu chuẩn thu gom, lưu giữ, vận chuyến, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại"
(2007); Báo cáo kết quả khảo sát chất thải tò 36 bệnh viện Hà Nội; Nghiên cứu đề xuất
các giải pháp xử lý chất thải bệnh viện ở Hà Nội (1998).
Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống
xử lý chất thải rắn nguy hại y tế đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2015, 100% lượng
chất thải rắn nguy hại y tế tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến
các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng chất thải rắn nguy hại y tế được xử lý đảm bảo các
tiêu chuẩn về môi trường. Giai đoạn đến năm 2025, 100% lượng chất thải rắn nguy hại
y tể tại các cơ sở y tế được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về
môi trường.
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 8 nói riêng, tình hình quản lý chất thải y
tế cũng nằm trong tình hình chung của cả nước, nhưng hiện nay ngoài Quy hoạch phát
triển ngành y tế Thành phố Hồ Chí minh đến năm 2020 đã triển khai và đang thực hiện bổ
sung Quy hoạch, cùng với các báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng
một số bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa thì có thể xem hoàn toàn chưa có công trình
nghiên cứu nào về tình hình phát sinh và quản lý chất thải y tế để có giải pháp quản lý
thích hợp.
1.2. Tính cấp thiết
Quận 8 là môt trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm Với
những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và vị trí phân bố lãnh
thổ của quận 8 được xem là một trong những địa phương giàu tiềm năng về phát triển
kinh tế, đặt biệt phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến và tốc độ đô thị hoá


diễn ra nhanh, điều này tạo ra một động lực lớn để đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế
quận 8.
Năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP của quận 8 là 19,1 %.Tốc độ đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng kéo theo dân số tăng, theo số liệu thống kê, năm 2011 dân số quận 8 có
423.129 người. Như vậy tăng trưởng về kinh tế, cuộc sống người dân được cải thiện, bên

cạnh đó Quận 8 cũng gặp không ít khó khăn và thách thức trong Bảo vệ môi trường, điều
tất yếu sẽ tạo ra nhiều nguồn thải cho môi trường như nước thải, chất thải rắn, khí thải,…
Để giải quyết các chất thải trên, nhà nước và nhân dân phải đầu tư nhiều nguồn lực để xử
lý.
Quận 8 hiện tại có 3 bệnh viện 1 Trung tâm y tế dự phòng, 16 trạm y tế phường, 3
phòng khám đa khoa và 197 cơ sở y tế tư nhân bình quân 600 gường bệnh/423.129 người
dân. Tuy nhiên với kinh phí đầu tư cơ bản cho y tế còn hạn chế về quy mô đầu tư còn dàn
đều chủ yếu là đầu tư về cơ sở hạ tầng, phần lớn cơ sở vật chất các đơn vị trong nghành
còn mang tính chắp vá, thời gian đầu tư kéo dài, trang thiết bị chuyên môn vừa thiếu vừa
lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải y tế chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các bệnh
viện, cơ sở y tế chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đạt yêu cầu, chưa có quy
hoạch hệ thống xử lý chất thải y tế cho toàn quận nên công tác quản lý chất hải rắn y tế
vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể việc phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng quy định, trong
các cơ sở y tế, hầu hết cán bộ thực hiện 1 hoặc toàn bộ quy trình xử lý chất thải rắn y tế.
Mặc dù các cơ sở y tế đã được tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ nhưng việc kiểm tra chưa
thường xuyên. Các cơ sở y tế chưa có phương tiện thu gom và phân loại rác thích hợp để
giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom rác chưa có kiến thức cơ bản để phân loại rác, chưa
nhận thức đúng về nguy cơ của rác thải y tế nguy hại. Phương tiện thu gom như túi,
thùng đựng chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt yêu tiêu chuẩn. Trong nhiều vấn
đề đó, việc quản lý chất thải rắn y tế đã làm các nhà quản lý đô thị của quận 8 gặp phải
không ít khó khăn. Chất thải rắn y tế hiện nay chủ yếu là đốt thô sơ hoặc chôn lấp nhưng
chưa thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm môi trường, khả năng thu
gom, vận chuyển và xử lý và phân loại chất thải rắn y tế còn thấp, năng lực thu gom hiện
đáp ứng được khoảng 85% yêu cầu. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một hệ thống quản lý
chất thải rắn y tế trên địa bàn nhằm hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và bảo đảm sức


khỏe của người dân đó là lý do chọn quận 8 Thành phố HCM là nơi nguyên cứu cho đề
tài này.
Để tổ chức quản lý chất thải rắn y tể một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế

xã hội của quận 8 và đảm bảo các quy định của pháp luật cần lượng hóa được nguồn
phát sinh chất thải rắn y tế và dự báo khả năng phát sinh của nó trong tương lai để làm cơ
sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp. Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn

nghiên cứu nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết trên.
1.3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Đánh giá được hiện trạng về công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 ,
từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả và khả thi phù hợp vói điều kiện kinh tế xã
hội của Quận 8 theo các quy định của pháp luật.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

1.4.1. Tóm tắt các nội dung nghiên cứu chính
1.4.1.1 Xác định phạm vi nghiên cứu và đổi tượng nghiên cứu, lập danh sách các cơ
sở y tế trong toàn quận :
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng; phòng
khám đa khoa khu vực, trạm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thuộc Quận 8
Thành phố Hồ Chí Minh..
1.4.1.2 Xác định mục tiêu nghiên cứu để xây dựng phiếu điều tra thông tin:
Phiếu điều tra được xây dựng với các thông tin sau:
-

Thông tin chung về cơ sở y tế được điều tra;

-

Các thủ tục về môi trường đã thực hiện liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế;

-


Quy mô, số lượng của các loại chất thải rắn y tế phát sinh;

-

Hiện trạng tồn trữ, phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn, nhận dạng chất thải rắn y tế;

-

Sự tuân thủ pháp luật trong công tác quản lý chất thải rắn y tế;


-

Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế;

-

Các sự cố môi trường, tác động của chất thải rắn y tế đến môi trường (nếu có)

-

Kinh phí đầu tư cho xừ lý chất thải rắn y tế hàng năm.
Sử dụng phiếu điều tra thông tin để lấy thông tin tại 3 bệnh viện, và 1 Trung tâm
y tế dự phòng, 16 trạm y tế phường; 02 phòng khám đa khoa khu vực và 206 phòng
khám đa khoa tư nhân;
1.4.1.3 Thu thập thông tin, thống kẽ hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y
tế trên địa bàn quận 8
Thu thập các thông tin có sẵn từ các cơ quan quản lý các cơ sở dịch vụ y tế liên quan

-


(phòng Y tế, ƯBND các quận 8, Công ty môi trường đô thị thành phố, Ban Quản lý các
dự án y tế, các dự án và báo cáo ĐTM của các cơ sở y tế, các sổ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải rắn của các cơ sở y tế.. )
Khảo sát nhận dạng chất thải rắn y tế, thu thập kết quả phân tích mẫu chất thải rắn y tế

-

của các đối tượng điều tra để xác định mức độ ô nhiễm của các loại chất thải rắn y tế
đến môi trường phát sinh tại từng cơ sở và khả năng xử lý môi trường của các hệ thống
xử lý đã được đầu tư tại cơ sở y tế.
-

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn y tế gây ra cần so sánh kết quả
phân tích, đo đạc thu thập được với các QCVN sau:


Chất thải rắn y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007

và Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy
hại;


Các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTNH y tế so sánh theo QCVN

02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.


Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại CTNH y tế tác động đến môi trường


và sức khỏe theo ngưỡng nguy hại quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.


1.4.1.4 Thu thập các thông tin liên quan để làm cơ sở dự báo tình hình phát sinh
chất thải rắn y tế và đề xuất các giải pháp quản lý:
Thu thập Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận 8 đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế quận 8 đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030;
Thu thập các tài liệu nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế trong nước và thế
giới, các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế thân thiện môi trường.
1.4.1.5 Tổng hợp thông tin, phân tích, xử lý thông tin thu thập, điều tra được;
Dùng chương trình ứng dụng Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu, phân loại các
thông tin thu thập được qua phiếu điều tra và tài liệu.
Tổng họp số lượng và loại chất thải rắn y tế theo mã số quản lý chất thải do Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định và phân loại theo quy định của Quy chế quản lý chất thải
y tế tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 của Bộ Y tế.
1.4.1.6 Đánh giá hiện trạng phát sinh, dự báo lượng tương lai, đề xuất các giải
pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8
Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế , lượng hóa chúng, sau
đó dựa vào các chỉ số phát triển kinh tế xã hội trong các Quy hoạch phát triển liên quan
và các số liệu tổng hợp được để tính toán, dự báo lượng chất thải chất thải rắn y tế phát
sinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Đánh giá hiện trạng năng lực quản lý chất thải rắn y tế của Quân 8(triển khai các
VBPL về quản lý chất thải rắn y tế, nhân sự quản lý nhà nước về y tế, công tác tổ chức
thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý, quản lý cơ sở dữ liệu, cấp sổ đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, kiểm tra giám sát công tác thực hiện của các cơ
sở y tế, xử lý vi phạm...);
Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn y tế từ khâu phát sinh
đến thải bỏ trong giai đoạn hiện nay, đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù họp

với quy định của pháp luật và tình hình phát triển KT - XH của Quận 8.


Tham khảo ý kiến của chuyên gia về cách tính toán, dự báo và các giải pháp đề
xuất nhằm quản lý thích hợp chất thải rắn y tế.
1.5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Cung cấp luận cứ khoa học để nghiên cứu các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế
phù họp với tình hình từng địa phương, bảo đảm việc phát triển mạng lưới chăm sóc
sức khỏe nhân dân phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, giảm thiểu được áp
lực phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn y tế phù
hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Quận 8 và các quy định của pháp luật,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe của người dân, tiến tới phát
triển bền vững.


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm chất thải y tế :

Chất thải y tế (CTYT) là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, nghiên cứu..chất thải rắn y tế là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ
thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá
chất, chất phóng xạ... thường ở dạng rắn, lỏng, khí. CTYT được xếp là chất thải nguy hại,
cần có phương thức lưu giữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định riêng; gây hại sức khoẻ,
an toàn môi trường hay gây cảm giác thiếu thẩm mỹ.
Theo Điều 3,của Quyết định 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng

Bộ Y tế thì chất thải y tế và chất thải y tế được hiểu như sau :
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y bao gồm
chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn
hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.
2.1.2 Phân loại chất thải y tế
2.1.2.1 Chất thải lây nhiễm

Nhóm A: chất thải sắc nhọn: là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng,
có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ,
đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong
các hoạt động y tế
Nhóm B: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: là chất thải bị thấm máu, thấm dịch
sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh tò buồng bệnh cách ly
Nhóm C: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và các dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.


Nhóm D: Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người;
rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
2.1.2.2 Chất thải hóa học nguy hại
-

Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

-

Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc
tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2, ban

hành kèm theo Quy chế quản lý Chất thải y tế).

-

Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (tò nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất
thải từ hoạt động nha khoa); cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc
vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
2.1.2.3 Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh tò các
hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị
ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.1.2.4 Bình chứa áp suất

Bao gồm bình đựng oxy, C02, bình gas, bình dung khí. Các bình này dẽ gây cháy,
gây nổ khi thiêu đốt.
2.1.2.5 Chất thải thông thường

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy
hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
-

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).

-

Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai
huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải
này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.


-

Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài iệu, vật liệu đóng gói,


thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
-

Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quản lý môi trường, khi xem xét quản lý một đối tượng nào đó chúng ta cần
xem xét đánh giá một cách toàn diện, không được bỏ sót yếu tố nào từ việc phát sinh đối
tượng cần quản lý, tác động của nó đến môi trường cho đền các yếu tố chủ quan, khách
quan tác động đến công tác quản lý.
Trọng tâm của việc nghiên cứu là đánh giá hiện trạng phát sinh, tính chất của chúng ra sao
và lượng hoá được thành phần chất thải rắn y tế trong hiện tại, dự báo trong tương lai để
có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại
địa phương. Vì vậy phương pháp chung được áp dung trong đề tài là điều tra, thu thập tài
liệu, phân tích, đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế cho tất cả các đối tượng
phát sinh trong phạm vi toàn quận và tính toán dự báo lượng phát sinh chất thải rắn y tế
trong tương lai, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân khách, quan, chủ quan tác động đến
công tác quản lý chất thải rắn y tế hiện tại để đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, điều tra, thống kê hiện trạng phát sinh và
quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8:
- Thu thập Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận 8 đến năm 2020; Quy hoạch phát
triển mạng lưới y tế quận 8 đến năm 2020;
-

Thu thập các tài liệu nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế trong nước, các công


nghệ xử lý chất thải rắn y tế thân thiện môi trường.
-

Thu thập các thông tin có sẵn từ các cơ quan quản lý các cơ sở dịch vụ y tế liên quan
(Phòng y tế, Uỷ ban nhân dân quận 8, Ban Quản lý các dự án y tế, Công ty môi trường
Đô thị thành phố, Công ty Dịch vụ Công ích quận 8 và các cơ sở y tế trên địa bàn
quận.

-

Điều tra bằng phiếu đối với các cơ sở y tế


-

Khảo sát nhận dạng chất thải rắn y tế, thu thập kết quả phân tích mẫu chất thải rắn y
tế của các đối tượng điều tra để xác định khối lượng, thành phần và nồng độ, mức độ ô
nhiễm của các loại chất thải rắn y tế đến môi trường phát sinh tại từng cơ sở.

-

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải y tế nguy hại gây ra cần so sánh
kết quả phân tích, đo đạc thu thập được với các quy chuẩn Việt Nam như sau:
 Chất thải rắn y tế nguy hại phân loại theo Quy chế Quản lý chất thải y tế

ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 và Thông tư
12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/4/2011 quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
 Quy định quản lý chất thải rắn nguy hại theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP


ngày 9/4/2007 của chính phủ.
 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 về việc quản lý chất thải rắn

nguy hại.
 Các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTYTNH so sánh theo QCVN

02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải lò đốt chất thải
rắn y tế.
 Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại chất thải rắn y tế tác động đến

môi trường và sức khỏe theo ngưỡng nguy hại quy định tại QCVN 07:
2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại.
2.2.2. Phương pháp điều tra:

Nội dung điều tra: điều tra tình hình phân loại thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất
thải rắn y tế trên địa bàn quận 8.
Phương pháp điều tra: Bộ câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích rác thải y tế:

Lấy mẫu tại bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân và trạm y tế phường phân tích và đánh
giá ảnh hưởng chất thải rắn y tế tới môi trường quận 8. Từ đó đề ra các giải pháp quản lý
chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8.


2.2.4. Tổng hợp thông tin, xử lý thông tin thu thập, điều tra được:

Dùng trình ứng dụng Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu phân loại các
thông tin thu thập được qua phiếu điều tra và tài liệu.
Tổng hợp số phương pháp này dựa trên những thông tin thu thập được từ phiếu

điều tra và các tài liệu, số liệu sẵn có của cơ quan quản lý về môi trường để đánh giá tình
hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế cũng như công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại địa phương.
Lượng và loại chất thải y tế theo mã số quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định và phân loại theo quy định của Quy chế Quản lý chất thải y tế tại Quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 của Bộ Y tế.
2.2.5. Phương pháp tổng quan tài liệu:

Phương pháp này đòi hỏi việc tìm kiếm, tham khảo các tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau có nội dung liên quan đến đề tài luận văn nhằm chọn lọc những nội dung cần
thiết, sau đó tổng hợp lại để làm nổi bật vấn đề cần đề cập.
2.2.6. Phương pháp đánh giá:

Đánh giá hiện trạng phát sinh, quản lý chất thải rắn y tế, tính chất của từng nhóm
rác thải y tế, công nghệ xử lý và dự báo lượng chất thải rắn y tế trong tương lai, phân tích
nguyên nhân tác động đến công tác quản lý chất thải rắn y tế và đề xuất các giải pháp tăng
cường quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã
hội và các quy định của pháp luật.
Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế, lượng hóa chúng, sau
đó dựa vào các chỉ số phát triển kinh tế xã hội trong các Quy hoạch phát triển liên quan và
các số liệu tổng hợp được để tính toán, dự báo lượng chất thải rắn y tế phát sinh đến năm
2020;
Đánh giá hiện trạng năng lực quản lý chất thải y tế của Quận (công tác tổ chức
thu gom, phân loại ,vận chuyển, xử lý, quản lý cơ sở dữ liệu, cấp sổ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại, kiểm tra giám sát công tác thực hiện của các cơ sở y tế, xử lý vi
phạm…) và dự báo đến năm 2020;


Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải y tế từ khâu phát sinh đến
thải bỏ trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 phù hợp với quy định của pháp luật và tình

hình phát triển kinh tế xã hội của quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh;
Tham khảo ý kiến của chuyên gia, của thầy hướng dẫn về cách tính toán, dự báo và
các giải pháp đề xuất nhằm quản lý thích hợp chất thải rắn y tế.


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở QUẬN 8

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
3.1.1. Vị trí địa lý
Quận 8 có vị trí địa lý như sau:
o

Điểm cực Bắc: 10o45’8” độ vĩ Bắc, giáp Quận 5 và Quận 6.

o

Điểm cực Nam: 10o41’45” độ vĩ Bắc, giáp Huyện Bình Chánh.

o

Điểm cực Tây: 106o35’51” độ kinh Đông, giáp Huyện Bình Chánh.

o

Điểm cực Đông: 106o41’22” độ kinh Đông, giáp Quận 7.

Hình 3.1.1: Bản đồ về vị trí địa lý của quận 8



3.1.2. Diện tích:

Diện tích tự nhiên của Quận 8 là 19,17 Km2.
3.1.3. Điều kiện tự nhiên:

Quận 8 chịu ảnh hưởng khí hậu chung của Thành phố HCM.
o

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.939 mm.

o

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C.

o

Chịu ảnh hưởng của gió mùa.

o

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79,5%.
3.1.4. Địa hình:

Địa hình Quận 8 tương đối thấp, trũng. Cao độ trung bình là 1,2m. Cao độ thấp
nhất là 0,3m (Phường 7), cao động cao nhất 2,0m (Phường 2).
3.1.5. Thổ nhưỡng:

Đất đai Quận 8 hầu hết đều bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn. Cường độ chịu
lực của đất rất thấp (khoảng 0,05kg/cm2 đến 0,2kg/cm2).Khu vực đất nhiễm phèn ít là

Phường 11, 12, 13. Khu vực đất nhiễm phèn nhiều là Phường 7.
3.1.6. Thủy văn:

Mặt nước sông rạch có chiều dài tổng cộng là 105,9 Km, bao gồm nhiều kênh rạch
lớn nhỏ và ao hồ.
Thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình quân thấp
nhất là 0,38m, mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m.
3.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế của Quận tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đặt
19,7%/năm. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng doanh thu dịch vụ - thương mại tăng từ
59,85% năm 2005 tăng lên 83,24% năm 2011, doanh thu công nghiệp giảm từ 40,15%


xuống còn 16,76%. Trong doanh thu dịch vụ - thương mại, doanh thu dịch vụ chiếm từ
7 - 8%.
Cơ cấu kinh tế của Quận trong những năm qua vẫn duy trì phát triển theo hướng
Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp, tuy nhiên cơ cấu kinh tế giữa các ngành có sự
thay đổi theo thời gian. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế có nhiều tiến bộ, tập trung
việc hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đăng ký kinh doanh, phối hợp kiểm
tra việc chấp hành pháp luật, tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ của Thành
phố về đào tạo, di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm, quan tâm công tác
quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị đến năm 20 15, đồng thời rà soát các khu vực sản
xuất công nghiệp của Quận, quy hoạch ngành nghề dịch vụ nhạy cảm . Sự thay đổi chỉ
tiêu cơ cấu kinh tế của quận là giảm chỉ tiêu cơ cấu ngành công nghiệp, tăng chỉ tiêu cơ
cấu ngành thương mại dịch vụ là những quy luật tất yếu và phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội đã đề ra cũng như thích ứng với vị thể về điều kiện tự nhiên của
quận.
Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn

Quận là đúng hướng, thích ứng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình
đô thị hóa nhanh của một đô thị. Trong những năm tới khi quá trình công nghiệp hóa đã
bước vào giai đoạn phát triển ổn định, cần tiếp tục phát huy lợi thế của các hoạt động
thương mại dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng
khu vực này trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỷ trọng ngành công
nghiệp. Có như vậy, nền kinh tế của Quận mới phát triển cân đối, bền vững, tương xứng
với vị trí, vai trò và tiềm năng của Quận.
3.2.2.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Do tiến trình đô thị hoá nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm mạnh
để chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp, người nông dân không còn
đất để sản xuất nông nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua với bản
tính năng động vốn có của mình, người dân đã chủ động chuyển đổi hướng làm ăn mới
sang các ngành nghề như kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thay


đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Về trồng trọt, trong những năm qua bên cạnh việc phát triển đô thị làm giảm trực
tiếp diện tích đất nông nghiệp, còn có nguyên nhân khác là trong quá trình xây dựng đô
thị do thiếu tính đồng bộ đã tạo nên những tình trạng ngập úng kéo dài và ô nhiễm
nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp làm giảm phần nào năng suất, sản
lượng đối với phần diện tích đất nông nghiệp còn lại hiện đang sản xuất. Ngoài ra do
các dự án xây dựng đang trong thời gian chờ triển khai nên người dân không yên tâm
đầu tư sản xuất, nhất là đối với diện tích cây lương thực dẫn đến năng suất bị hạn chế.
Tuy nhiên với lợi thế cách các quận nội thành không xa, có thị trường tiêu thụ các sản
phẩm hàng hoá nông nghiệp phong phú và đa dạng nên người dân đã đầu tư sản xuất
các sản phẩm như rau đậu các loại thay cho trồng cây lương thực.
Về chăn nuôi, trong giai đoạn vừa qua ngoài bị ảnh hường do diện tích đất nông
nghiệp giảm; còn bị dịch cúm gia cầm (H5N1), dịch tai xanh ở lợn nên quy mô đàn gia

súc, gia cầm của quận có sự thay đổi thất thường theo chiều hướng giảm, tuy nhiên các
hộ gia đình đã chủ động chuyển đổi cơ cấu vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm nông
nghiệp có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
3.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy gặp khó
khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; song hoạt
động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận cơ bản ổn định, duy
trì tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm qua đật 19,67%/năm.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc đổi mới trang
thiết bị, quy trình công nghệ, xây dựng thương hiệu, nhất là tập trung các ngành may
mặc, da giày, nhựa, cơ khí, hoá chất, điện - điện tử, ….để nâng sức cạnh tranh của sản
phẩmẾ Trong quá trình phát triển sản xuất một số cơ sở sản xuất đã cố gắng đầu tư ứng
dụng khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Hoạt động hợp tác xã đang trong giai đoạn củng cố, chuyển đổi ngành nghề, các
lĩnh vực hoạt động đa dạng hơn; đến nay đã có 23 hợp tác xã và 01 chi nhánh hoạt động
theo Luật hợp tác xã. Trong đó, 11 hợp tác xã hoạt động hiệu quả, phát triển thêm


ngành nghề và sản phẩm mới; 5 họp tác xã hoạt động ổn định, 04 hợp tác xã mới thành
lập cũng đã xây dựng và hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.
3.2.2.3. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Trong những năm qua, kinh tế thương mại - dịch vụ của Quận vẫn duy trì được tốc
độ phát triển mạnh với nhiều loại hình đa dạng, tăng nhanh về số lượng và quy mô;
doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 41,14%/năm; trong doanh
thu thương mại - dịch vụ, doanh thu dịch vụ chiếm từ 7 - 8%, doanh thu chợ Bình Điền
chiếm tỷ trọng 64,62%. Các dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, vận tải, kho bãi,
bảo hiểm...chiếm tỷ trọng không đáng kể. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại - dịch vụ tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng trên 78% tổng số doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn Quận. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn
Quận 8 chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ; mạng lưới thương mại dịch vụ

bao gồm hệ thống chợ, các cửa hàng bán lẻ dọc các tuyến đường chính của Quận.
Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, Quận đã
xây dựng đề án thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
Quận giai đoạn 2009 - 2011, định hướng đến năm 2015 - 2020, triển khai xây dựng kế
hoạch phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Quận từ nay đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Tuy nhiên, nhịp độ tăng trưởng của Quận năm 2011 chậm hơn so với cùng kỳ, do
hoạt động của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả; các chương trình, chính sách hỗ trợ
trực tiếp từ thành phố không nhiều và doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận. Tỷ trọng
ngành dịch vụ vẫn còn thấp, chủ yếu phát triển tự phát, tập trung vào các ngành ăn
uống, vận tải, kho bãi, môi giới địa ốc, lưu trú... Lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao chưa
được định hướng quy hoạch phát triển như tài chính, ngân hàng, sàn giao dịch bất động
sản, giáo dục, dạy nghề, y tế chất lượng cao... Lĩnh vực thương mại còn chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu ngành dịch vụ, chủ yếu từ doanh thu chợ đầu mối nông sản thực phẩm
Bình Điền. Loại hình siêu thị phát triển chưa nhiều (hiện có 03 siêu thị với qui mô nhỏ:
Co-op mart Tuy Lý Vương, siêu thị Fahasa Lý Thái Tổ, siêu thị Plentydays). Siêu thị
hiện vẫn chưa thay thế vai trò, chức năng của chợ truyền thống, chưa đáp ứng yêu cầu


phục vụ cho đại bộ phận dân cư. Việc phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu
thị tại Quyết định số 17/2009/QĐ -UBND của ủy ban nhân dân thành phố còn chậm so
với yêu cầu. Các tuyến đường, khu vực chuyên doanh chưa hình thành rõ nét. Việc xử
lý một số điểm kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng lề đường chưa triệt để do việc xử
phạt và phương án tái bố trí kinh doanh cho tiểu thương chưa hiệu quả, nên tình trạng
tái lấn chiếm vẫn còn tiếp diễn sau mỗi đợt ra quân ngắn hạn.
3.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
3.2.3.1. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số Quận 8 là 423.129 nhân khẩu (trong đó:
202.802 nam, 220.327 nữ); dân số phân bố tập trung chủ yếu ở các phường: phường 4
(44.155 nhân khẩu, chiếm 10,44%), phường 5 (41.478 nhân khẩu, chiếm 9,80%),

phường 15 (40.329 nhân khẩu, chiếm 9,53%) và phường 6 (38.569 nhân khẩu, chiếm
9,12%). Mật độ dân số bình quân toàn quận năm 2011 là 22.064 người/km 2.
Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng,
mức giảm sinh hàng năm được duy trì.Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2011 là
0,745% (giảm 0,263% so với năm 2006).
3.2.3.2. Lao động và việc làm

Năm 2011, Quận 8 có 310.002 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động tập
trung đông nhất ở các phường: phường 4 (32.152 lao động), phường 5 (28.550 lao
động), phường 15 (29.232 lao động) phường 16 (26.666 lao động) và thấp nhất ở các
phường: phường 13 (7.276 lao động), phường 11 (8.451 lao động), phường 8 (9.679 lao
động). Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội của Quận. Giai đoạn 2006 - 2011, số người trong độ tuổi lao động tăng
32.060 người.
Cơ cấu lao động trên địa bàn Quận đang có sự thay đổi tích cực về khu vực và
ngành nghề, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực
thương mại - dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và
nông nghiệp. Lao động ở khu vực tư nhân tăng mạnh, đặc biệt tăng nhanh ở ngành


thương mại - dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao và có trình độ
chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của
các ngành kinh tế.
3.2.3.3. Thu nhập và mức sống
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của đại bộ phận nhân dân

trong quận không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập ngày càng tăng khiến
cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực, chi cho ăn uống
ngày càng giảm và tương tự là sự gia tăng phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm,
giải trí khác; tỷ lệ hộ có tiện nghi sinh hoạt tăng đáng kể.

-Chương trình xóa đói giảm nghèo có sự lãnh đạo tập trung của các cấp ủy đảng,
chính quyền, sự phối hợp các ban ngành, tập trung tạo nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu
vay vốn tạo việc làm của người nghèo, kết hợp thực hiện chính sách ưu đãi, chăm lo
tích cực cho các đối tượng trong chương trình cải thiện đời sống, nâng thu nhập. Với sự
chăm lo của xã hội, đã tác động ý thức của người nghèo vươn lên thoát nghèo; năm
2011 số hộ nghèo của toàn Quận là 3.915 hộ (giảm 1.540 hộ so với năm 2010).
3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.2.4.1 Giao thông
Trong những năm qua hạ tầng giao thông đã được cải thiện đáng kể, các tuyến
đường kết nối liên thông giữa Quận 8 với các Quận lân cận đã được đầu tư đưa vào sử
dụng như: cầu đường Nguyễn Văn Cừ, nâng cấp cầu Chà Và, cầu Chữ Y, mở rộng
đường Dương Bá Trạc, đường Phạm Hùng; các tuyến giao thông huyết mạch của quận
như đường Tạ Quang Bửu, đường Phạm Thế Hiển đã được cải tạo nâng cấp từng phần;
một số tuyến đường giao thông nội bộ đã được sửa chữa như đường Trương Đình Hội,
đường Thanh Niên, đường 41, đường vào Trung tâm Thương mại Bình Điền phường
7...,các hẻm chính được mở rộng và bê tông hóa,..
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn Quận 8 trong thời gian qua
phát triển chậm, chắp vá và tạm bợ, nhất là khu vực dân cư mới (khu vực giáp ranh
Bình Chánh, Quận 7 thuộc các phường 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 16); cấp đường và chất lượng


đường nhiều tuyến còn chưa đảm bảo, một số tuyến đường chính kết nối với các quận,
huyện lân cận chưa được đầu tư kịp thời; tỷ lệ đất giao thông so với tổng diện tích đất
tự nhiên mới chỉ chiếm 12,85%, trong khi theo chỉ tiêu ngành xây dựng phải đạt từ 18 20% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong những năm tới cần tiếp tục có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp,
các ngành nhằm tòng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông, đáp ứng kịp thời cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Ngoài mạng lưới giao thông đường bộ, trên địa bàn Quận 8 được bao bọc bởi hệ
thống sông ngòi và kênh rạch, có mạng lưới giao thông đường thuỷ tương đối phát
triển, có tiềm năng chuyên chở hàng hoá với khối lượng lớn từ Miền Tây lên Thành phố

Hồ Chí Minh và ngược lại, đặc biệt là kênh Tàu Hủ, kênh Đôi. Tuy nhiên hệ thống
kênh rạch này bị lấn chiếm và không được nạo vét trong một thời gian dài nên hạn chế
phần nào khả năng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ.

Hình 3.2.4.1: Bản đồ thể hiện giao thông ở quận 8 TP. HCM


3.2.4.2 Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của quận kết hợp với hệ thống kênh, rạch tự nhiên của địa bàn và
làm nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thoát nước cho khu vực, đáng kể gồm các tuyến chính
như: kênh Đôi, sông cần Giuộc, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Nước Lên, rạch Bà
Tàng, rạch Ruột Ngựa và các kênh rạch nhỏ khác còn lại. Tuy nhiên do địa bàn của
quận nằm trong vùng có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều cũng như
khả năng kè và bê tông hóa hệ thống rạch còn hạn chế nên thường bị bồi lắng ở các con
kênh rạch gây cản trở phần nào đến tốc độ dòng chảy, nhất là hạn chế đến khả năng tiếu
thoát nước trong mùa mưa, gây nên tình trạng úng lụt ở một số khu vực.
3.2.4.3. Năng lượng, bưu chính - viễn thông
Nguồn điện cung cấp cho Quận 8 phụ thuộc vào nguồn cấp lưới điện của Thành phố
và được cung cấp từ trạm điện 110/15 -22KV Phú Định, có thông qua các trạm Chánh
Hưng, Chợ Lớn, Phú Lâm, Nhà Bè; lưới điện trung hạ thế hiện đã phủ kín các địa bàn
dân cư. Tuy nhiên những năm gần đây nguồn điện cung cấp cho Thành phố gia tăng
đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng đượ c nhu cầu phát triển phụ tải của quận; lưới điện
phân phối trung hạ thế chủ yếu dùng đường dây trên không và trạm đặt ngoài trời quá
cũ và quá tải, kém mỹ quan và mất an toàn đô thị; mật độ lưới phân phối còn rất thưa
thớt chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng xây dựng không đúng quy định và thiếu quy
hoạch nên còn nhiều nơi vi phạm hành lang an toàn của lưới điện; kết cấu lưới điện
chưa hợp lý, nhiều tuyến 15KV quá dài gây tổn thất trên lưới cao. Do vậy trong thời
gian tới cần cải tạo nâng cấp hệ thống điện trên toàn Quận nhằm đáp ứng tốt hơn cho
nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân.
Mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng được hiện đại hoá với kỹ thuật tiên tiến,

góp phần quan trọng trong việc trao đối thông tin trên địa bàn Quận. Tỷ lệ sử dụng điệ
n thoại (cả cố định và di động) tăng nhanh trong những năm qua, và gần như đã đạt tới
ngưỡng bão hòa. Đây là điều vô cùng quan trọng đối với một quận đang chuyển mình
mạnh mẽ trong quá trình đô thị hóa, góp phần đáp ứng yêu cầu phục vụ chỉ đạo của
chính quyền các cấp, các ngành xuống cơ sở cũng như nhu cầu giao lưu trao đổi thông
tin, liên lạc của nhân dân trong toàn Quận.


×