Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 115 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[  \




NGUYỄN THANH VÂN



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
MỲ KẾ PHƯỜNG DĨNH KẾ - THÀNH PHỐ BẮC GIANG









Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN DANH THÌN







HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, do tôi tiến
hành thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất ký công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thanh Vân
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban giám
hiệu trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Danh Thìn, Khoa
Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việ
t Nam. Người thầy đã tận tình định
hướng chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quả trình thực hiện luận văn. Qua đây tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo đã giảng dạy cung cấp kiến
thức cơ bản trong quá trình học tập.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các hộ dân các tổ dân phố Phú
Mỹ, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, phường Dĩnh Kế, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang đã xắp xếp thời gian, cung cấp thông tin trong luận văn này.
Với lòng biết ơn chân thành nhất, xin gửi đến gia đình, bạn bè đã
luôn động viện giúp đỡ tôi để hoàn thành công trình nghiên cứu này./.

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thanh Vân




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3
3. YÊU CẦU: 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. KHÁI NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ 4
1.1.1. Khái niệm chung về làng nghề 4
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề 5
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề Việt Nam 6
1.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ 11
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG
NGHỀ 14
1.3.1. Các nhân tố tác động đến môi trường làng nghề 14

1.3.2 Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề 17
1.3.3 Ảnh hưởng của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng 20
1.4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI
VIỆT NAM 22
1.4.1. Một số văn bản pháp lý trong lĩnh v
ực quản lý vệ sinh môi
trường làng nghề. 22
1.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường làng nghề. 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

1.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA BẮC GIANG 25
1.5.1. Tình hình phát triển làng nghề truyển thống của Bắc Giang 25
1.5.2. Tình hình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh 26
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 29
2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 29
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích: 30
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 34
2.3.5. Phương pháp đánh giá 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG DĨNH KẾ 36
3.1.1. Vị trí đị
a lý 36
3.1.2. Địa hình 37
3.1.3. Khí hậu 37

3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội 37
3.1.5. Đặc điểm văn hóa – xã hội 39
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT SINH NGUỒN THẢI 40
3.2.1. Lịch sử làng nghề: 40
3.2.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh mỳ Kế 43
3.2.3. Hoạt động đảm bả
o chất lượng, phát triển sản xuất nghề mỳ Kế. 46
3.2.4. Quy trình sản xuất: 48
3.2.5. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm Mỳ Kế 50
3.2.6. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề mỳ kế 51
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MỲ KẾ 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

3.3.1. Hiện trạng môi trường không khí 56
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước 58
3.3.3. Thực trạng quản lý môi trường của làng nghề 65
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ MỲ KẾ. 69
3.4.1. Giải pháp quản lý 69
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH
Ị 77
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Xu thế phát triển làng nghề đến năm 2015 7
Bảng 1.2: Số lượng các ngành nghề phân theo ngành sản xuất chính 9
Bảng 1.3: Thực trạng làng nghề truyền thống tại một số tỉnh 10
Bảng 1.4: Làng nghề vùng nông thôn phân theo địa phương 11
Bảng 1.5: Thu hút lao động và thu nhập bình quân theo vùng và theo
lĩnh vực hoạt động 13
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu không khí
30
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích mẫu khí 31
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu nước 32
Bảng 2.4: Phương pháp phân tích mẫu nước mặt 33
Bảng 2.5: Phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm 33
Bảng 2.6: Phương pháp phân tích nước thải 34
Bảng 3.1: Thực trạng sản xuất làng nghề Mỳ Kế 44
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích chất lượ
ng không khí xung quanh 56
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực sản xuất 57
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải 59
Bảng 3.5: Thống kê so sánh các thông số với QCVN 40:2011 (B) 60
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước ngầm 61
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 64
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng môi trường làng ngh

Mỳ Kế 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Lao động bình quân trên làng nghề 13

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Giang 26
Hình 3.1: Vị trí địa lý phường Dĩnh Kế 36
Hình 3.2: Quy trình làm mỳ 48
Hình 3.3: Sơ đồ xử lý nước thải làng nghề mỳ kế 74


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HTX : Hợp tác xã
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
CNHHĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa
NTB : Nam Trung Bộ
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
KHCN&MT : Khoa học công nghệ và môi trương
UBND : Ủy ban nhân dân
CN - TTCN

:Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BVMT : Bảo vệ môi trường
NSTP : Nông sản thực phẩm
LTTP : Lương thực thực phẩm

VLXD : Vật liệu xây dựng
KCN : Khu công nghiệp
DN : Doanh nghiệp
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
QLDA : Quản lý dự án
QLTT-GTXD&MT : Quản lý trật tự - giao thông xây dựng và môi trường
VSMT : Vệ sinh môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề - là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam – đóng
vai tròng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sự phát triển làng
nghề đã góp phần, nâng cao chất lượng cuộc sống,… Bên cạnh những lợi
ích về mặt kinh tế đem lại thì hoạt động c
ủa các làng nghề cũng gây ra sức ép
không nhỏ lên môi trường bởi lượng chất thải phát sinh hàng ngày gia tăng,
đa dạng về chủng loại, số lượng trong khi việc đầu tư cho xử lý chất thải ở
các cơ sở còn hạn chế, gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước có 2.790 làng
nghề, nhiều làng nghề có bề dày lịch sử khoả
ng 300 năm. Làng nghề phát
triển chủ yếu ở hai bên sông Hồng và khu vực lân cận, thu hút khoảng 20
triệu lao động, trong đó 30% số lao động thường xuyên còn lại là lao động
thời vụ. Làng nghề phát triển sẽ giải quyết việc làm cho nông thôn, gìn giữ và
phát triển văn hoá truyền thống, đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị mới cho nông

thôn. Thu nhập của người lao động hưởng lương ở các làng nghề cao hơ
n
nhiều so với lợi nhuận từ làm nông nghiệp. Ngoài ra ở các làng nghề, đặc biệt
là các nghề truyền thống, còn có một ý nghĩa khác là tận dụng được các
nguồn lao động từ người già đến trẻ nhỏ, người khuyết tật mà các ngành kinh
tế khác không nhận. Tuy nhiên, có rất nhiều làng nghề truyền thống đang
hoạt động lay lắt, lụi tàn dần theo năm tháng do không tìm được phương thức
sản xuất phù h
ợp với cơ chế thị trường, sản phẩm không cạnh tranh được với
sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt giá rẻ, không đáp ứng được nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là một trong nhiều nguyên nhân chủ
yếu khiến cho không ít làng nghề đã từng nổi tiếng nhưng hiện nay lại kém

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

phát triển. Rất nhiều hội nghị, hội thảo về làng nghề và văn hóa làng nghề
được tổ chức ở các địa phương nhằm tìm lời giải cho bài toán khôi phục và
phát triển làng nghề truyền thống. Làm sao để vừa gìn giữ được tài sản văn
hóa vô giá này, vừa phát huy được hiệu quả kinh tế của các làng nghề là vấn
đề được nhiều địa phương quan tâm.
Hiện nay Bắc Giang có 33 làng nghề chủ y
ếu tập trung lĩnh vực chế
biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Thời gian gần đây, tỉnh đã
mở rộng một số nghề mới như nghề tre chắp sơn mài, thêu ren, sản xuất tăm
lụa, chạm khắc đá, gốm dân gian…Tuy nhiên, để làng nghề phát triển bền
vững, hài hoà giữa kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường còn một số vấ
n đề bất
cập cần phải quan tâm nhằm tìm ra giải pháp thiết thực, hiệu quả trong phát
triển làng nghề hiện nay.
Nghề làm Mỳ gạo của Phường Dĩnh Kế - thành phố Bắc Giang là một

trong những làng nghề lâu năm. Năm 2009, theo chủ trương của thành phố
Bắc Giang và hướng dẫn của các cấp, các ngành ở tỉnh giúp phường Dĩnh Kế
xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mỳ K
ế” đã nhận được Giấy chứng nhận bảo hộ
của Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho Hợp tác xã sản xuất kinh doanh Mỳ gạo Dĩnh
Kế. Tuy nhiên, hiện tại việc sản xuất mỳ của người dân Dĩnh Kế vẫn chủ yếu
theo phương pháp thủ công, chưa theo một quy trình thống nhất. Điều kiện
sản xuất của người dân cũ
ng chưa được đầu tư cải thiện, không gian sản xuất
chật hẹp, vật dụng làm mỳ còn tạm thời, chưa mang tính chuyên nghiệp; hiện
tượng phơi mỳ cạnh cống rãnh ô nhiễm, đường giao thông, là phổ biến,
điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
cho sản phẩm mỳ. Hơn nữa việc đầu tư cho xây dự
ng các hệ thống bảo vệ
môi trường rất ít được quan tâm, các chất thải của làng nghề được thải trực
tiếp ra môi trường không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ chưa đảm bảo quy định,
ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

người lao động còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng
nghề Mỳ Kế đã và đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm và giải quyết.
Từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề
xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề Mỳ Kế - phường Dĩnh Kế
- thành phố Bắ
c Giang”.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề mỳ Kế phường
Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số biện
pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững làng nghề mỳ Kế

3. YÊU CẦU:
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Dĩnh Kế.
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề mỳ Kế.
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề mỳ Kế
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. KHÁI NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ
1.1.1. Khái niệm chung về làng nghề
Làng nghề là danh từ được nhắc tới thường xuyên trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Tuy nhiên hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về
làng nghề mà “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hóa.
“Làng” là một phạm trù lịch sử và văn hóa có sự thay đổi từ thời đại này
sang thờ
i đại khác. “Nghề” theo quan điểm chung là các hoạt động sản xuất
tiểu thủ công nghiệp ở địa phương tạo ra một khối lượng sản phẩm chiếm
lĩnh thị trường thường xuyên và liên tục, những người sản xuất hoặc hộ sản
xuất lấy nghề đó làm là nguồn chủ yếu.
Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 3 điều ki
ện;
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động làng
nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định:
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước;
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng
được gọi là làng nghề mà cần phải tuân theo qui định nhất định (Báo cáo môi

trường quốc gia, 2008)
1.1.1.1. Làng nghề truyền thống
Theo nghị định 66/NĐ-CP củ
a chính phủ tiêu chí công nhận nghề truyền
thống gồm:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc;
- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi
của làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

Làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống khi có đủ điều
kiện là một làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo tiêu chí trên.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai theo tiêu
chí công nhận làng nghề tại thời điểm 2 năm nhưng có ít nhất một nghề được
công nhận theo quy định của thông tư thì cũng được công nhận là làng nghề
truyền thố
ng (Nghị định 66/NĐ- CP của chính phủ về việc phát triển ngành
nghề nông thôn, 2009)
1.1.1.2. Làng nghề mới
Làng nghề mới là làng nghề không phải là làng nghề truyền thống. Các
làng nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất phát từ:
- Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh
xuất nhập khẩu;
- Việc học tập kinh nghiệm của các làng nghề lân cận, của vài hộ nhạ
y
bén đối với thị trường và có điều kiện đầu tư cho sản xuất;
- Tự hình thành do nhu cầu mới thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị

trường nguyên liệu sẵn có
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề
Mỗi làng nghề tuy có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công
nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có những đặc điểm chung sau:
- Làng nghề tồn tạ
i ở nông thôn, thường có liên quan hoặc gắn bó chặt
chẽ với nông nghiệp.
- Sản phẩm của làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống có tính
mỹ thuật cao, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào
kỹ thuật khéo léo đôi bàn tay tinh xảo, đầu óc thẩm mỹ sáng tạo của người
thợ và nghệ nhân.
- Phương pháp truyền nghề
theo kiểu “cha truyền con nối”, công nghệ
kỹ thuật sản xuất thô sơ thủ công.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

- Nguồn nguyên liệu của các làng nghề chủ yếu là khai thác tại chỗ.
- Hình thức tổ chức sản xuất là hộ gia đình, một số làng nghề tổ chức
xây dựng các khu công nghiệp nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính địa
phương, tại chỗ hoặc tiêu thụ ở địa bàn giáp ranh (Báo cáo môi trường làng
ngh
ề, 2008)
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề Việt Nam
1.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Khi sản
xuất nông nghiệp phát triển, nhu cầu giao thương hàng hóa, mà trước tiên là
sản phẩm nông cụ, vật liệu sản xuất và trao đổi lương thực, thực phẩm đã hình

thành lên sự phát triển của hoạt động sản xuất làng nghề. Đa số các làng ngh
ề,
nhất là các làng nghề truyền thống đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm
năm, song song với quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và nông
nghiệp của đất nước.
Thông qua quá trình sinh hoạt và phát triển của xã hội mà yêu cầu cần
sản xuất ra các vật dụng thiết yếu, từ đó mà nghề được hình thành và dần dần
phát triển cho tới ngày nay. Có thể nói làng nghề là một trong các đặc thù của
nông thôn Việt Nam.
Nhiều sản phẩm sản xuất tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm
trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa
lúc nông nhàn.
Đa số các làng nghề trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song
song với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất
nước, ví dụ: Làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 n
ăm phát triển,
làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã có gần 500 năm tồn tại, làng nghề trạm
bạc Đồng Xâm (Thái Bình) đã hình thành cách đây hơn 400 năm…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Trước đây, làng nghề sản xuất ra các vật dụng để phục vụ nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt của con người trong vùng. Những năm gần đây, trong cơ chế
thị trường làng nghề đang thay đổi nhanh chóng. Hoạt động của làng nghề
hiện nay không chỉ phục vụ cho nhu cầu của con người trong và ngoài vùng
mà còn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và phát triển hoạt động du lị
ch.
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm của thị trường trong và ngoài nước thay đổi do đó mà những làng nghề
phù hợp với thị trường có xu thế phát triển mạnh, còn những làng nghề không

thích ứng có khả năng bị suy thoái hoặc không phát triển được nữa.
Bảng 1.1: Xu thế phát triển làng nghề đến năm 2015
Vùng kinh tế
Dệt
nhuộm,
ươm tơ
thuộc da
Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ
Tái chế
phế liệu
Thủ
công
mỹ
nghệ
Sản xuất
vật liệu xây
dựng, khai
thác đá
Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1
Đông bắc 1 1 0 1 0
Tây Bắc 1 1 0 1 0
Bắc Trung Bộ 1212 1
Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1
Tây Nguyên 1 0 0 2 1
Đông nam Bộ 1 1 1 2 -1
Đông bằng sông Cửu Long 1 1 1 2 -1

(Nguồn: Đề tài KC 08-09,2008)
Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì, không phát triển;
1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh
Quá trình phát triển làng nghề được phân làm 3 giai đoạn trong 50 năm
gần đây, gồm:
Giai đoạn 1954-1978:
Hàng hóa chủ chủ yếu là thủ công, mỹ nghệ …xuất khẩu đi các nước
trong khối xã hội chủ nghĩa. Hàng hóa phụ thuộc vào chủng loại, số lượng và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

giá trị hàng hóa được quyết định bởi đường lối chính sách của nhà nước theo
kế hoạch hóa tập trung.
Giai đoạn 1978-1985:
Đây là giai đoạn khó khăn, các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam rơi
vào thời kỳ khủng hoảng về chính trị và kinh tế. Các hộ nông dân và tiểu thủ
công nghiệp gặp khó khăn làm cho các làng nghề phải thu hẹp sản xuất và
nhiều làng nghề đã bị mai một và suy thoái d
ần.
Giai đoạn 1986-1992:
Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ
chế thị trường. Giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và
phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô được mở rộng, đầu tư về vốn, kỹ thuật
được tăng cường. Ở nhiều địa phương phát triển làng nghề đã thu hút và giả
i
quyết được việc làm cho nhiều lao động, đồng thời tăng nhanh sản phẩm phục
vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Giai đoạn 1993 đến nay:
Nhiều nghành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển.
Cũng trong giai đoạn này, trước nhu cầu của thị trường và giải quyết việc làm

trong nông thôn nhiều làng nghề mới xuất hiện. Những làng nghề này nhanh
chóng trở thành tụ điểm kinh tế
, nơi giao lưu hàng hóa giữa các vùng nông
thôn, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Trong vài năm gần đây, làng
nghề thay đổi nhanh chóng trở thành tụ điểm kinh tế xã hội, nơi giao lưu hàng
hóa giữa các vùng nông thôn, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển.
Trong vài năm gần đây, làng nghề thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị
trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng cả nướ
c và
xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển.
1.1.3.2. Sự phát triển của các loại hình làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu trí khác
nhau, có thể phân loại thành 6 nhóm ngành sản xuất chính như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

• Nhóm 1: Ươm tơ, dệt vải và may đồ da;
• Nhóm 2: Chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu;
• Nhóm 3: Tái chế phế liệu (kim loại, giấy, nhựa…);
• Nhóm 4: Thủ công mỹ nghệ, thêu ren;
• Nhóm 5: Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá;
• Nhóm 6: Ngành nghề khác.
Bảng 1.2: Số lượng các ngành nghề phân theo ngành sản xuất chính
Khu vực
Số làng nghề theo nhóm ngành
Tổng số
N1 N2 N3 N4 N5 N6
Đông Bắc 11 1 6 40 - 2 60
ĐBSH 64 132 55 353 16 - 620
Bắc Trung Bộ 17 30 15 81 4 60 207

Nam Trung Bộ 6 12 9 38 5 17 87
Tây Bắc 63 1 - 11 1

76
Tây nguyên 1 -


2 -

3
Đông Nam Bộ 8 9 2 20 4 8 51
(Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005)
Làng nghề có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế,
xã hội. Ở Việt Nam, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế của hơn 60% dân số
cả nước, với 44% số hộ nông thôn thuộc diện khó khăn vì thu nhập thấp. Làng
nghề tạo ra một số khối lượng công việc lớn thu hút người nông dân tham gia
để tăng thêm thu nhập cho gia đình, giúp cuộc sống ổn định hơn. Bên cạnh
đó, làng ngh
ề đã thu hút lao động thời kỳ nông nhàn, giảm áp lực cho các đô
thị về giao thông và tệ nạn xã hội.
Làng nghề thu hút vốn khu vực nông thôn, tận dụng thời gian hoạt động
của vốn để sản xuất kinh doanh. Các hộ gia đình trong làng nghề thường sử
dụng đất đai rộng rãi vốn có để sản xuất, giảm chi phí thuê đất trong kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

doanh. Vì nâng cao hiệu quả sử dụng đất nên đời sống vật chất và văn hóa ở
nông thôn ngày một tăng lên.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, làng nghề là một hình thức sản xuất sôi nổi, đắc lực trong việc

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra hàng hóa cho vùng nông thôn, làm
tăng tỷ trọng GDP của khu vực nông nghiệp góp phần làm tăng t
ổng giá trị
thu nhập quốc dân.
Đối với các làng nghề truyền thống thu nhập của người dân thường cao
hơn những nơi thuần nông, thị trường tấp nập, kinh tế phát triển hơn các địa
phương không có làng nghề.
Theo thống kê của viên khoa học công nghệ và môi trường và trường
Đại học Bách khoa Hà Nội (2005), cả nước có 1450 làng nghề, trong đó có
trên 300 làng nghề truyền thống phân bố trên cả 3 miền đất nướ
c, làng nghề
tại khu vực phía Bắc chiếm đến 70%. Đa số các cơ sở sản xuất trong làng
nghề có quy mô hộ gia đình (chiếm 80,1%). Hàng hóa các làng nghề đóng
góp cho xuất khẩu trung bình mỗi năm đạt gần 600 triệu USD.
Bảng 1.3: Thực trạng làng nghề truyền thống tại một số tỉnh

TT Tỉnh
Làng nghề Lao động
Nghề chủ yếu
Tổng
số
Hoạt
Động
Tổng Số
(người)
Nữ
(người)
1 Bắc Ninh 64
56
(87,5%)

42.758 6.524
Chạm khảm, mây tre
đan, tái chế kim loại…
2 Nam Định 40
29
(72,5%)
53.344 28.956
Dệt, may mặc, mây tre
đan, tái chế kim loại…
3 Hưng Yên 39
37
(94,9%)
11.558 5.079
Mây tre đan, sản xuất
vật liệu xây dựng…
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Làng nghề phát triển rất phong phú, đa dạng và tồn tại với quy mô gia
đình là chính, có tính chất liên kết các hộ. Các làng nghề sản xuất phổ biến là
hàng mỹ nghệ, mây tre đan, dệt may, chế biến thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Làng nghề có số lao động vài nghìn người, phát triển sau thời kỳ đổi mới vì vậy
lao động chỉ có thâm niên dưới 10 năm, có 4% thâm niên trên 30 năm.
Lịch sử phát triển nền vă
n hóa Việt Nam luôn gắn với sự phát triển của
các làng nghề. Các hình vẽ trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ diễn đạt phong
cảnh sinh hoạt của con người ,cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống.
1.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn năm 2010 nước ta có hơn 2000

làng nghề, trong đó làng nghề truyền thống chiếm 88,3% (915 làng nghề).
Trong đó vùng
Đồng bằng Sông Hồng là vùng có số lượng làng nghề cao nhất
cả nước với 19,67% số xã có làng nghề với 629 làng nghề.
Bảng 1.4: Làng nghề vùng nông thôn phân theo địa phương
Chỉ tiêu
Xã có làng nghề Làng nghề
Số

Tỷ lệ
%
Số
làng
nghề
Tỷ lệ
Truyền
thống
Tỷ lệ %
1. Đồng bằng sông Hồng 380 19,67 629 57,10 580 92,21
2.Vùng Đông Bắc 28 1,52 42 3,89 30 71,42
3.Vùng Tây Bắc 1 0,18 1 0.09 1 100
4.Bắc Trung Bộ 125 7,62 181 16,81 149 82,32
5.DH Nam Trung Bộ 65 9,29 93 8,63 81 81,82
6.Tây Nguyên 6 1,05 7 0.64 7 100
7.Đông Nam Bộ 22 3,49 26 2,41 19 73,08
8.Đồng bằng sông Cửu Long 89 6,93 112 10,39 98 87,50
Cả nước 702 7,74 1091 100 929 85,15
(Nguồn: Tổng điều tra nông thôn, 2010)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12


- Kết quả phân loại hoạt động sản xuất của làng nghề cho thấy, làng
nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren chiếm 41,23 %, làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm chiếm 13,99%, ươm tơ dệt vải và đồ da chiếm 12,86%.
Cơ cấu loại ngành làng nghề của cả nước
- Hoạt động làng nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội nông thôn đặc biệt là trong việc t
ạo công ăn việc làm lúc nông nhàn.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và phải cạnh tranh khốc liệt với
ngành công nghiệp, đô thị hoá, do vậy việc tạo công ăn việc làm cho nông
thôn được đánh giá rất quan trọng. Vùng Đồng bằng sông Hồng vốn là vùng
có mật độ dân số đông, lao động thường xuyên của vùng chiếm tới 74,77%
của cả nước, tạo công ăn việc làm cho 647 ngàn người có việc làm ổn định,
kế
t quả này cho thấy hoạt động sản xuất làng nghề vùng Đồng bằng sông
Hồng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm.
- Theo lĩnh vực hoạt động, hoạt động thủ công mỹ nghệ, thêu ren là loại
hoạt động làng nghề thu hút nhiều hộ vào lao động tham gia nhất trên 104
ngàn hộ (chiếm 42% tổng số hộ) và 331,9 ngàn lao động chiếm 48,8% tổng số
lao động. Kết quả này cho hoạt động thủ
công, mỹ nghệ và thêu ren có vai trò
quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Qua
khảo sát thực tế tại Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội cho
thấy nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren hoạt động theo hình thức tận dụng thời
gian nông nhàn nên thu hút được nhiều đối tượng tham gia.
- Về thu nhập, thu nhập bình quân khoảng 33,4 nghìn đồng/tháng/lao
động. Vùng Đông Nam Bộ mặc dù có ít hộ và lao động tham gia nhưng thu
nhập bình quân lao động từ hoạt động s
ản xuất làng nghề cao nhất với 743
nghìn/tháng/lao động. Thu nhập theo các lĩnh vực, mặc dù hoạt động thủ công

mỹ nghệ, thêu ren thu hút nhiều lao động nhưng lại không phải nghề có thu
nhập cao nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

Bảng 1.5: Thu hút lao động và thu nhập bình quân theo vùng và theo lĩnh
vực hoạt động
TT

Khu vực
Số hộ tham gia Số lao động tham gia Thu nhập
bình quân
(1000đ/
tháng)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
%
Lao động
(người)
Tỷ lệ
%
I
Phân theo vùng
224,499 100.00 647,132.0 100.00 346.5
1 ĐB Sông Hồng 167.868.0 74.77 412.228.0 63.70 345.0
2 Đông Băc 8,472.0 3.77 20,176.0 3.12 290.0
3 Tây Bắc 20.0 0.01 84.0 0.01 318.0
4 Bắc Trung Bộ 32,131.0 14.31 146,516.0 22.64 295.0
5 Duyên Hải NTB 6,605.0 2.94 23,481.0 3.63 350.0

6 Tây Nguyên 292 0.13 474 0.07 325.0
7 Đông Nam Bộ 4,581.0 2.04 33,081.0 5.11 743.0
8 ĐBSông Cửu Long 4,530 2.02 11,092.0 1.71 106.0
II
Phân theo linh vực
224,499.0 100.0 647,132.0 100.0 354.7
1 Ươm tơ, dệt vải 4,530.0 2.0 11,092.0 1.7 152.0
2 Dệt nhuộm 26,682.0 11.9 77,440.0 12.0 335.0
3 Chế biến lương thực 56,842.0 25.3 147,341.0 22.8 328.0
4 Tái phế liệu 13,162.0 5.9 48,416.0 7.5 400.0
5 Thủ công mỹ nghệ 104,312.0 46.5 313,937.0 51.3 360.0
6 Vật liệu xây dựng 804.0 0.4 3,578.0 0.6 313.0
7 Nghề khác 18,167.0 8.1 27,298.0 4.2 595.0
(Nguồn: Tổng điều tra nông thôn,2011)


Hình 1.1: Lao động bình quân trên làng nghề
(Nguồn: Đề tài KC 08-09,2008)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

- Kết quả trên biểu đồ cho thấy mặc dù có số lượng làng nghề lớn
nhưng Thái Bình và Hà Nội không phải là vùng có số lao động bình quân làng
nghề cao. Cụ thể, trung bình làng nghề tại Hà Nội có dưới 650 lao động. Thái
Bình có dưới 600 lao động trong khi tại Bắc Ninh có gần 1200 lao động, Ninh
Bình có gần 1000 lao động, Nam Định có trên 800 lao động/làng.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1.3.1. Các nhân tố tác động đến môi trường làng nghề
a. Quy mô sản xu
ất

Phần lớn các làng nghề ở nước ta ở quy mô hộ gia đình, sản xuất tự phát,
không theo một quy hoạch nhất định. Số liệu điều tra ngành nghề của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làng nghề nông thôn đồng bằng sông
Hồng năm 2004 cho thấy, đa số các hộ sản xuất kinh doanh ngay trên diện
tích đất ở, nhà ở; mặt bằng sản xuất chật hẹp. Diện tích ở bình quân m
ỗi hộ
chỉ khoảng 150 - 200 m2.Gần 80% số hộ có nhà xưởng sản xuất thô sơ, nhà
tạm và bán kiên cố. Ở những làng nghề phát triển như Mẫn Xá, Đa Hội (Bắc
Ninh), Vân Chàng (Nam Định), Vũ Hội, Nguyên Xá (Thái Bình) gần như
100% số hộ ngành nghề sử dụng nhà ở, sân, vườn làm nơi sản xuất hoặc chứa
vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm, thậm chí cả chất th
ải (Lê Huy Bá,
2005)
Việc tận dụng triệt để đất ở của các hộ và đất đai trong khu dân cư để
làm nhà xưởng sản xuất, bãi chứa vật tư nguyên liệu…cũng làm suy thoái môi
trường đất, môi trường cảnh quan và điều kiện vệ sinh của các hộ cũng như
của các khu dân cư nói chung trong làng. Sự thiếu hụt, yếu kém của hệ thống
thoát nước thải của các hộ và khu dân cư
làm cho tình trạng ô nhiễm, suy
thoái này trở nên trầm trọng hơn.
b. Công nghệ sản xuất và thiết bị
Các loại công nghệ và các thiết bị được sử dụng tại các làng nghề hiện
nay phần lớn ở trình độ thủ công, lạc hậu, chắp vá, tay nghề thấp. Theo điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

tra của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thì hiện nay hầu hết các thiết
bị để sản xuất của các làng nghề đều được chế tạo từ những năm 1950-1960
và chủ yếu đều được mua lại từ các doanh nghiệp đã thanh lý. Ví dụ, tại làng
nghề Vạn Phúc, gần 100% là máy sản xuất và chế tạo tại Việt Nam từ những

năm 1950 vẫn còn tồn tại đế
n ngày nay (Lê Huy Bá, 2005).
Công nghệ sản xuất nêu trên không chỉ làm hạn chế năng suất chất lượng
sản phẩm của các cơ sở ngành nghề mà còn trực tiếp gây ra các hệ quả xấu về
môi trường. Hiệu suất sử dụng nhiên liệu không cao, trung bình khoảng 60%
(50% đối với ngành nghề chế biến NSTP, 60% đối với ngành tái chế chất thải,
80% đối với ngành dệt nhuộm và may mặc, 90% đối với ngành thủ công mỹ

nghệ xuất khẩu). Các loại vật liệu không được tận dụng, điển hình là ở các
làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, bã thải rắn sau sản xuất vẫn chứa
một lượng lớn tinh bột, vừa gây lãng phí vật liệu, vừa gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng do thải ra một lượng lớn các chất hữu cơ (Cục kiểm soát ô
nhiễm, 12/2010).
c. Vốn
đầu tư
Một mặt, do sản xuất tự phát nên không có kế hoạch lâu dài khó khăn
trong việc huy động tài chính và vốn đầu tư từ các nguồn lớn (Quỹ tín dụng,
Ngân hàng.Mặt khác, tình trạng thiếu vốn đầu tư vẫn còn tồn tại khá phổ
biến.Số hộ thiếu vốn hoặc có nhu cầu vay vốn ở nhiều xã nghề, làng nghề
chiếm tới 60-70%.Tuy nhiên, khả năng, nhu cầu và đi
ều kiện về tài chính, vốn
đầu tư của các hộ là rất khác nhau giữa các loại hình ngành nghề giữa các xã
nghề, làng nghề.Ở các làng nghề phát triển nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất
kinh doanh của các hộ ngành nghề kiêm nông nghiệp thường khoảng 25-30
triệu đồng.Còn ở các làng nghề làm đồ mây tre, đan lát, chế biến nhỏ thực
phẩm, thêu ren, dệt chiếu cói…nhu cầu về vốn đầu tư là 5 triệ
u đồng/hộ. Do
vậy, không chủ động sản xuất và đầu ra sản phẩm nên khó thay đổi công nghệ
mới và đặc biệt là không muốn và không thể đầu tư cho bảo vệ môi trường
(Lê Huy Bá, 2005).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

d. Trình độ người lao dộng
Đa số lao động trong các hộ gia đình, hộ ngành nghề ở nông thôn nói
chung cũng như ở các làng nghề, trình độ hợc vấn và chuyên môn, kỹ thuật
thấp, học nghề theo kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp không toàn diện, lao
động ở nông thôn khoảng 83,3% không qua đào tạo các lớp chuyên môn, trình
độ văn hoá hết cấp 2 khoảng 85%. Các số liệu thống kê cho thấy 6,75% thợ
giỏi và 54,81% lao động không có chuyên môn kỹ thu
ật ở những hộ chuyên
sản xuất và 78,76% ở lao động không chuyên ở các hộ kiêm ngành nghề (sản
xuất theo thời vụ) (Cục kiểm soát ô nhiễm, 12/2010).
e. Trình độ của chủ hộ
Các chủ hộ sản xuất lựa chọn quy trình sản xuất đơn giản, thủ công để có
điều kiện thuê lao động có trình độ thấp, để trả công lao động nên dẫn tới tốn
nguyên vật li
ệu trong sản xuất và phát sinh nhiều chất thải. Trình độ quản lý của
chủ hộ ảnh hưởng tới việc sắp xếp, bố trí mặt bằng sản xuất, sao cho phù hợp và
đảm bảo vệ sinh môi trường.Thông thường các hộ gia đình thường không quan
tâm tới vấn đề này, họ chú trọng nhiều hơn đến việc làm sao để thuận lợi cho sản
xuất, mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường (Lê Huy Bá, 2005).
f. Tồn tại về cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường làng nghề
Các chính sách, quy định vĩ mô hiện hành của Nhà nước không hoặc chỉ
gián tiếp liên quan tới môi trường làng nghề. Bên cạnh sự thiếu hụt về chính
sách quản lý vĩ mô chuyên biệt về bảo vệ môi trường đối với làng nghề là sự
thiếu hụt các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường làng nghề trong các chính
sách quản lý hiện hành đố
i với nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.
Bộ máy quản lý môi trường làng nghề với nhân lực còn mỏng, trình độ

quản lý chuyên môn của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất,
trang thiết bị còn thiếu, sự phối hợp và trao đổi thông tin không kịp thời, công
tác thanh tra kiểm tra chưa triệt để, do vậy hiệu quả thực thi công tác quản lý
chưa cao (Lê Huy Bá, 2005).

×