Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

bài tập môn quản lý sản xuât và tác nghiệp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.59 KB, 16 trang )

BÀI TẬP
MÔN: QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP I
Học kỳ II đợt 2 (2009 - 2010)
Giảng viên: Th.s Vũ Lệ Hằng
CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH CÔNG SUẤT
Bài 1. Cho số liệu dưới đây. Giả sử các số liệu thể hiện lợi nhuận

Giải pháp
A
B
C

Trạng thái tự nhiên
#1
#2
1
14
2
10
4
6

Hãy thực hiện các yêu cầu dưới:
1.1 Lựa chọn các giải pháp theo tiêu chí: Maximin, Maximax, Laplace
1.2 Giả sử xác suất xuất hiện của trạng thái tự nhiên (TTTN) #1= 0,6; #2= 0,4. Lựa chọn giải
pháp theo tiêu chí giá trị mong đợi của thông tin hoàn hảo (EVPI)
1.3 Lựa chọn giải pháp theo tiêu chí Minimax Regret: Sử dụng bảng Minimax Regret, xác
định giá trị mong đợi của thông tin hoàn hảo (EVPI) với xác suất (TTTN) #1= 0,6; #2= 0,4
Bài 2. Giả sử rằng các số liệu ở đầu bài trên thể hiện chi phí
Lựa chọn các giải pháp theo tiêu chí: Maximin, Maximax, Laplace
Với xác suất của TTTN #1= 0,6, lựa chọn giải pháp theo tiêu chí chi phí mong đợi nhỏ nhất.


Xác định giá trị mong đợi của thông tin hoàn hảo (EVPI) có sử dụng số liệu vừa tính toán
được
1.3 Lựa chọn giải pháp theo tiêu chí Minimax Regret: Sử dụng bảng Minimax Regret, xác
định giá trị mong đợi của thông tin hoàn hảo (EVPI) với xác suất (TTTN) #1= 0,6
Bài 3. Một công ty muốn xây dựng một nhà máy mới cho một sản phẩm mới. Nếu xây nhà
máy nhỏ và nhu cầu là thấp, NPV đạt được là $400.000, nếu nhu cầu là cao công ty có thể giữ
nguyên hoặc mở rộng sản xuất. Giữ nguyên NPV là $50.000, mở rộng cho NPV là $450.000.
Nếu xây nhà máy lớn và nhu cầu là cao thì NPV đạt được là $800.000, còn nếu nhu cầu là
thấp thì NPV là -$10.000. Hãy phân tích dựa trên cây quyết định nếu xác suất nếu xác suất của
nhu cầu cao là 0,6; còn nhu cầu thấp là 0,4
Bài 4. Quyền thuê đất của 1 DN sắp hết hạn: DN đang lựa chọn chọn giữa việc thuê tiếp thêm
5 năm nữa hoặc chuyển đến một mảnh đất mới đang chờ được phê duyệt. Nếu thuê tiếp lợi
nhuận sẽ là $500.000 trong trường hợp mảnh đất mới được phê duyệt và là $4.000.000 trong
trường hợp mảnh đất mới không được phê duyệt. Còn nếu chuyển địa điểm mới, lợi nhuận sẽ
là $5.000.000 trong trường hợp mảnh đất được phê duyệt và là $100.000 trong trường hợp
mảnh đất bị huỷ bỏ.

1


Hãy thực hiện các yêu sau:
- Hãy ra quyết định theo các tiêu chí Maximin, Maximax, Laplace và Minimax Regret
- Nếu DN có quyền thuê tiếp tạm thời trong khi chờ hội đồng thành phố phê duyệt và chi phí
thuê tạm thời là $24.000 thì DN có nên thuê tạm thời không? Biết khả năng được phê duyệt là
0,35
Bài 5. Một công ty dự định đầu tư dây chuyền máy móc theo 2 phương án A và B.
Phương án A có FC = $40.000; VCu = $10 và Rev = $15
Phương án B có FC = $30.000; VCu = $12 và Rev = $16
a. Xác định điểm hoà vốn cho mỗi giải pháp
b. Xác định số lượng đầu ra mà tại đó 2 phương án có lợi nhuận bằng nhau.

c. Nếu nhu cầu hàng năm là 12.000 đơn vị, phương án nào cho lợi nhuận lớn hơn.
Bài 6. Một nhà sản xuất ước tính nhu cầu cho tháng tới là 30.000 sản phẩm/tháng. FC cho hoạt
động sản xuất là $25.000/ tháng; VCu = $0,37.
a. Xác định điểm hoà vốn nếu giá bán đơn vị là $1.
b. Xác định giá bán đơn vị để đạt được lợi nhuận $15.000.
Bài 7. Doanh nghiệp sản xuất đồ gốm dự định mở thêm một cửa hàng mới. Cửa hàng mới có
FC = $9.200/tháng; VCu = $0,7; Rev = $0,9.
a. Xác định điểm hoà vốn
b. Xác định lợi nhuận nếu nhu cầu hàng tháng là 61.000 sản phẩm; 87.000 sản phẩm.
c. Xác định số lượng để đạt được lợi nhuận hàng tháng là $16.000; $23.000.
Bài 8. Một nhà quản lý đang cân nhắc giữa việc tự sản xuất và mua ngoài một loại sản phẩm.
Phương án tự sản xuất có FC = $150.000/ năm; VCu = $60.
Phương án mua ngoài có FC = $0/ năm; VCu = $80.
a. Nếu nhu cầu hàng năm là 12.000 sản phẩm, nhà quản lý nên mua hay tự sản xuất.
b. Xác định số lượng mà tại đó 2 phương án có tổng chi phí bằng nhau.
Bài 9. Một nhà quản lý lựa chọn giữa 3 phương án A, B, C.
Phương án A: Mua sản phẩm từ bên ngoài với chi phí $7/1sản phẩm
Phương án B: FC = $160.000; VCu = $5.
Phương án C: FC = $190.000; VCu = $4.
Xác định khoảng đầu ra tốt nhất cho mỗi phương án.
Bài 10. Một nhà quản lý lựa chọn giữa việc mua 1 hoặc hai máy. Mỗi máy có khả năng xử lý
100 sản phẩm/ngày. Một máy có chi phí cố định là $2.000/ngày; Hai máy có chi phí cố định là
$3.800/ ngày. VCu = $20; Rev =$45.
a. Xác định điểm hoà vốn cho mỗi phương án.
b. Nếu nhu cầu trong khoảng từ 90 đến 120 sản phẩm/ngày, nên lựa chọn phương án nào.
Bài 11. Một nhà sản xuất cân nhắc giữa việc sử dụng 1 hoặc hai dây chuyền. Một dây chuyền
có FC = $6.000/ tháng; Hai dây chuyền có FC = $10.500/ tháng. VCu = $3; Rev = $5,95.

2



Mỗi dây chuyền có khả năng xử lý 15 sản phẩm/ giờ. Nhà sản xuất hoạt động 300 giờ/ tháng.
Nếu nhu cầu trong khoảng từ 14 đến 18 sản phẩm/ giờ, nhà sản xuất nên đầu tư 1 hay 2 dây
chuyền.
Bài 12. Một doanh nghiệp có 3 bộ phận: Thiết kế; sản xuất và hoàn thiện. Thời gian của từng
bộ phận được cho như ở bên dưới:
Bộ phận
Thiết kế
Sản xuất
Hoàn thiện

Thời gian sẵn có
93.600
156.000
62.400

Công suất hiệu quả
0.92
0.95
0.96

Mức hiệu dụng
0.95
0.93
0.95

Xác định mức công suất thực sự ước tính.
Bài 13. Một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm với VC = $0,5; Rev = $1,00; FC = $14.000.
Số lượng sản phẩm bán được hiện tại là 30.000 sản phẩm.
Doanh nghiệp có thể cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư thêm một số thiết bị mới.

Lúc này VCu = $0,6; FC = $20.000 và số lượng sản phẩm bán được lên đến 50.000 sản phẩm
(do chất lượng cao).
Doanh nghiệp có nên mua thiết bị mới không?
Bài 14. Một nhà sản xuất đang cân nhắc giữa việc mua và tự sản xuất một loại sản phẩm
Tự sản xuất
P/án
FC
VCu

A
$200.000
$17/sp

B
$240.000
$14/sp

Mua ngoài
C
$20/sp

D
22 (0-1.000 sp)
18 (>1001 sp)

E
21 (0-1.000 sp)
19 (>1001 sp)

Xác định phương án tối ưu nếu nhu cầu mong muốn là:

a. 10.000 sản phẩm
b. 20.000 sản phẩm
Bài 15. Một cửa hàng sản xuất và bán 4 loại thực phẩm với các số liệu sau:
Thực phẩm

Rev ($)

VCu ($)

Số lượng ước tính/tháng

A

1,50

0,75

30.000

B

10,00

5,00

10.000

C

2,50


1,00

10.000

D

6,25

3,25

20.000

Chi phí cố định hàng tháng ước tính là $3.800
a. Xác định doanh thu hoà vốn hàng tháng.
b. Xác định số lượng hoà vốn theo ngày của sp B nếu cửa hàng hoạt động 360 ngày/năm.
c. Tổng doanh thu là bao nhiêu để đạt được 1 lượng lợi nhuận là $35.000/tháng.

3


Bài 16. Một doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm B với chi phí biến đổi đơn vị là $1, thu
nhập đơn vị là $1,5 và chi phí cố định hàng tháng là $16.000. Số lượng sản phẩm bán được
hiện tại của doanh nghiệp đó là 35.000 sản phẩm.
Doanh nghiệp đó dự định cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư thêm một số
thiết bị mới. Khi đó chi phí biến đổi đơn vị dự kiến là $1,2 và chi phí cố định hàng tháng sẽ
tăng thêm $5.000. Với mức giá bán trên một đơn vị sản phẩm không đổi và số lượng sản phẩm
dự tính bán được lên đến 72.000 sản phẩm.
a. Tính điểm hoà vốn trong từng trường hợp.
b. Theo bạn, doanh nghiệp đó có nên mua thiết bị mới hay không. Tại sao?

Bài 17. Một doanh nghiệp đầu tư 3 dây chuyền sản xuất mới. Mỗi dây chuyền hoạt động 7
ngày một tuần, 3 ca một ngày, 8 giờ một ca. Mỗi dây chuyền có công suất hiệu quả là 80%,
mức hiệu dụng là 90%, Công suất lý thuyết của mỗi dây chuyền là 120 sp/giờ.
Xác định công suất thực tế ước tính theo tuần.
Bài 18. Một nhà sản xuất đang lựa chọn giữa 4 phương án: đầu tư 1 dây chuyền; 2 dây
chuyền; 3 dây chuyền; 4 dây chuyền. Chi phí cố định hàng tháng cho 1 dây chuyền (FC1) là
12.000; cho 2 dây chuyền (FC2) là 20.000; FC3 = 26.000; FC4 = 31.000. Công suất lý thuyết
của mỗi dây chuyền là 15 sản phẩm/giờ. Công suất hiệu quả = 80%. Mức hiệu dụng = 80%.
Nhà sản xuất hoạt động 300 giờ/tháng. Chi phí biến đổi đơn vị là 5 và giá bán đơn vị là 9.
a. Xác định mức công suất thực tế ước tính của mỗi phương án.
b. Xác định điểm hòa vốn của mỗi phương án. Phương án nào sẽ có điểm hòa vốn không khả thi.
c. Sử dụng kết quả tính toán được từ câu a, hãy lựa chọn phương án đầu tư cho lợi nhuận
lớn nhất biết rằng thị trường có thể tiêu thụ bất cứ số lượng nào trong khoảng từ 2.000
đến 7.500 sản phẩm.

4


CHƯƠNG 3. BỐ TRÍ ĐIỀU KIỆN HẠ TẦNG
Bài 1. Một dây chuyền có 17 nhiệm vụ thành phần. Nhiệm vụ thành phần dài nhất là 2,4 phút,
tổng thời gian của các nhiệm vụ là 18 phút. Thời gian làm việc 1 ngày là 450 phút.
a. Xác định thời gian ngắn nhất của 1 chu kỳ; thời gian dài nhất của 1 chu kỳ.
b. Xác định số lượng đầu ra tối đa; số lượng đầu ra tối thiểu.
c. Xác định số lượng tối thiểu các trạm công việc để đạt được số lượng sản phẩm đầu ra
tối đa.
d. Xác định thời gian 1 chu kỳ để đạt được 125 sản phẩm đầu ra.
e. Xác định số lượng sản phẩm đầu ra nếu thời gian 1 chu kỳ là 9 phút.
Bài 2. Các nhiệm vụ và thời gian được cho như sau:
Nhiệm vụ
A

B
C
D
E
F
G
H

Thời gian (phút)
0,2
0,4
0,3
1,3
0,1
0,8
0,3
1,2

Nhiệm vụ theo sau
B
D
D
G
F
G
H
-

Với giả thiết thời gian chu kỳ là ngắn nhất có thể
a. Vẽ sơ đồ thứ tự

b. Phân các nhiệm vụ về các trạm công việc theo nguyên tắc: tổng thời gian lớn nhất của
tất cả các nhiệm vụ thành phần theo sau. Nếu có sự bằng nhau, giải quyết dựa trên số
lượng lớn nhất các nhiệm vụ theo sau.
c. Xác định tỷ lệ thời gian nhàn rỗi
d. Tính toán mức sản phẩm đầu ra với ngày làm việc 420 phút.
Bài 3. Các nhiệm vụ và thời gian được cho như ở bên dưới:
Nhiệm vụ
A
B
C
D
E
F
G

Thời gian (phút)
0,1
0,2
0,1
0,2
0,1
0,6
0,5

Nhiệm vụ đứng trước
A
B
D
C
E, F


Với ngày làm việc 8 giờ và mức sản phẩm đầu ra 480 sản phẩm
a. Vẽ sơ đồ thứ tự
b. Xác định thời gian một chu kỳ và số trạm công việc tối thiểu

5


c. Phân các nhiệm vụ về các trạm công việc theo nguyên tắc: số lượng lớn nhất các
nhiệm vụ theo sau, nếu có sự bằng nhau, giải quyết dựa trên tổng thời gian lớn nhất của tất cả
các nhiệm vụ thành phần theo sau.
Tính tỷ lệ thời gian nhàn rỗi
Bài 4. Các nhiệm vụ và thời gian được cho như sau:
Nhiệm vụ
Thời gian (phút)
Nhiệm vụ theo sau
A
0,1
B
B
0,2
C
C
0,9
D
D
0,6
F
E
0,1

F
F
0,2
G
G
0,4
H
H
0,1
I
I
0,2
J
J
0,7
K
K
0,3
L
L
0,2
Với thời gian một chu kỳ là 1,5 phút.
a. Vẽ sơ đồ thứ tự
b. Phân các nhiệm vụ về các trạm công việc theo nguyên tắc: Tổng thời gian lớn nhất của
tất cả các nhiệm vụ theo sau. Nếu có sự bằng nhau, giải quyết dựa trên số lượng lớn nhất các
nhiệm vụ theo sau.
c. Tính tỷ lệ thời gian nhàn rỗi
Bài 5. Một công việc bao gồm 8 nhiệm vụ thành phần. Thứ tự và thời gian các nhiệm vụ:
TT


Nhiệm
vụ

Thời
gian
(phút)

Nhiệm vụ
đứng trước

1
2
3
4

A
B
C
D

0,7
0,2
0,8
0,5

A
B
-

5


E

0,3

D

TT

Nhiệm
vụ

6
7
8

F
G
H
Σ

Thời
gian
(phút)
0,6
0,5
0,2
3,8

Nhiệm vụ

đứng trước
C, E
F, G

Nếu đầu ra mong đợi là 300 sản phẩm với một ngày làm việc 450 phút.
a. Vẽ sơ đồ thứ tự
b. Xác định thời gian một chu kỳ và số trạm công việc tối thiểu.
c. Phân các nhiệm vụ về các trạm công việc theo nguyên tắc: Số lượng lớn nhất các
nhiệm vụ theo sau. Nếu có sự bằng nhau, giải quyết dựa trên tổng thời gian lớn nhất của tất cả
các nhiệm vụ theo sau.
Tính tỷ lệ thời gian nhàn rỗi.

6


d. Cách phân nhiệm vụ về các trạm công việc như trên đã tốt nhất chưa? Nếu chưa, bằng
trực quan hãy phân lại các nhiệm vụ sao cho tỷ lệ thời gian nhàn rỗi là nhỏ nhất. Tính tỷ lệ đó.
Bài 6. Sử dụng các thông tin dưới đây để phân 9 bộ phận vào một hình vuông bao gồm 3 x 3
vị trí. Bộ phận 4 phải ở góc trên bên phải
Bộ phận 1
2
3

A

A

E
X


4
A
A

4
5

I

A
E
X
X

6
7
8

A

X

A

X

9

Bài 7. Tám bộ phận quan hệ với nhau như ở bên dưới. Xác định liệu cách bố trí cho ở dưới
đây đã hợp lý chưa. Nếu chưa, hăy bố trí lại các bộ phận

Department 1
2
3
4
5
6
7

X
A
O
X

O

2

5

4

1

8

6

7

3


O

E
X
E
A
A
A
A
I
E
O
A
A
A
A
A
E
A

8

Bài 8. Sắp xếp tám bộ phận dưới đây vào 1 hình chữ nhật bao gồm 2x4 vị trí với điều kiện bộ
phận 1 buộc phải ở vị trí như đã cho sẵn
Bộ phận 1
2
3
4
5

6
7
8

E
A
A
E
A
E
U
A
X
U
I
A
X
O
U
E
A
A

E

1

X
A
X

A
U
X
O
X
A

7


Bài 9. Khoảng cách giữa 4 vị trí địa lý và khối lượng công việc trao đổi giữa 4 bộ phận được
cho như sau
To
From
A
B
C
D

A
-

Vị trí địa lý (mét)
B
C
40
80
40
-


D
70
50
60
-

To
From
1
2
3
4

1
-

50

Các bộ phận
2
3
10
20
40
50
30

4
30
40

25
-

- Hãy phân 4 bộ phận vào 4 vị trí địa lý dưới đây:
A

B

C

D
- Xác định tổng chi phí của cách bố trí trên nếu chi phí vận chuyển = $1/m.
Bài 10. Khoảng cách giữa 4 vị trí địa lý và khối lượng công việc trao đổi giữa 4 bộ phận cho
như ở bên dưới. Phân các bộ phận về các vị trí địa lý sao cho khoảng cách và thời gian trao đổi
khối lượng công việc giữa các bộ phận là nhỏ nhất.
To
From
A
B
C
D

A
-

Vị trí địa lý (mét)
B
C

D


20

40

30

-

60

30

-

To
From
1

1

Các bộ phận
2
3

4

-

80


50

70

2

70

-

30

65

50

3

50

20

-

40

-

4


60

55

40

-

- Xác định tổng chi phí của cách bố trí trên nếu chi phí vận chuyển = $2/m

8


CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Bài 1. Một công ty dự định mở 1 nhà kho tại 1 trong 3 địa điểm A, B, C, biết rằng:
Địa điểm A có chi phí cố định $4.000/tháng, chi phí biến đổi đơn vị $4.
Địa điểm B có chi phí cố định $3.500/tháng, chi phí biến đổi đơn vị $5.
Địa điểm C có chi phí cố định $5.000/tháng, chi phí biến đổi đơn vị $6.
Chi phí vận chuyển đến A: $19.000, B:$22.000, C: $18.000
Địa điểm nào sẽ cho chi phí thấp nhất với 800sp/tháng.
Bài 2. Một công ty đang lựa chọn giữa 2 địa điểm A,B.
Địa điểm A có chi phí cố định $8.000/tháng, chi phí biến đổi đơn vị $5.
Địa điểm B có chi phí cố định $9.400/tháng, chi phí biến đổi đơn vị $4.
Nhu cầu ước tính là 8.800/tháng, giá bán đơn vị là $6.
Xác định địa điểm có lợi nhuận cao hơn.
Bài 3. Một công ty lựa chọn giữa 2 địa điểm A và B. Thông tin về các địa điểm này như sau:
A
$1.200.000
$36

8.000

Chi phí cố định hàng năm
Chi phí biến đổi đơn vị
Nhu cầu mong đợi hàng năm

B
$1.400.000
$47
12.000

Giá bán đơn vị cho cả 2 địa điểm là $185. Tìm địa điểm cho lợi nhuận cao hơn.
Bài 4. Một công ty lựa chọn 1 trong 3 địa điểm A,B,C. Cả 3 địa điểm đều có chi phí biến đổi
đơn vị là $1,76. Giá bán đơn vị là $2,65. Chi phí cố định lần lượt cho từng địa điểm là $5.000,
$5.500, $5.800.
a. Xác định số lượng sản phẩm cần bán để mỗi địa điểm tạo được lợi nhuận là $10.000
b. Nếu số lượng sản phẩm bán được tại A là 21.000, B là 22.000, C là 23.000. Địa điểm
nào cho lợi nhuận nhiều nhất.
Bài 5. Hãy lựa chọn một trong 2 địa điểm sau:
Yếu tố
Chi phí lao động
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí khác

Trọng số
0,5
0,3
0,2

Địa điểm

A
20
10
50

B
40
30
10

Bài 6. Một nhà quản lý dự định mở thêm 1 nhà máy mới, số lượng vận chuyển từ nhà máy này
đến các nhà kho của công ty là như nhau. Xác định vị trí nên xây dựng nhà máy này bằng
phương pháp địa điểm trung tâm, số liệu cho như sau:

9


Địa điểm
A
B
C
D
E

(x,y)
(3,7)
(8,2)
(4,6)
(4,1)
(6,4)


Bài 7. Một nhà quản lý dự định mở thêm 1 cửa hàng mới, xác định vị trí nên mở cửa hàng này
bằng phương pháp địa điểm trung tâm, số liệu cho như sau:
Địa điểm
A
B
C
D
E

(x,y)
(1,2)
(2,4)
(3,1)
(4,2)
(5,3)

Số lượng hàng bán
900
300
700
600
800

CHƯƠNG 5. MÔ HÌNH VẬN TẢI
Bài 1. Xác định giải pháp tối ưu và tính tổng chi phí cho hệ thống dưới đây, với:
a. Sử dụng phương pháp trực quan để tiếp nhận giải pháp ban đầu.
b. Sử dụng VAM để tiếp nhận giải pháp ban đầu.
A
1


3

4

C
2

2

5

1

7

3

8

7

4

NC

30

B


45

NCC

40
60
50

75

Bài 2. Xác định giải pháp tối ưu và tính tổng chi phí cho hệ thống sau:
a. Sử dụng VAM để tiếp nhận giải pháp ban đầu và đánh giá các ô trống theo phương pháp
MODI.
b. Sử dụng phương pháp trực quan để tiếp nhận giải pháp ban đầu và đánh giá các ô trống
dựa trên phương pháp thế vị.

10


A
18

B
12

C
14

D
16


2

24

24

27

33

3

42

34

31

26

1

90

NC

80

30


NCC
40
80
130

50

Bài 3. Xác định giải pháp tối ưu cho hệ thống bên:

1

A
6

B
9

5

3

80

90

2
NC

NCC

75
75

Bài 4. Một công ty dự tính xây dựng một nhà máy mới tại một trong hai địa điểm tại Chicago
và Detroit. Nhà máy mới có khả năng cung cấp 25.000 sản phẩm/ 1 tháng. Chi phí vận chuyển
đơn vị từ các địa điểm này đến các nhà kho như sau:
Từ Detroit đến

Từ Chicago đến

A: $ 10
B: $ 8
C: $15

A: $ 12
B: $ 13
C: $ 5

- Xác định giải pháp tối ưu trên toàn bộ hệ thống sau: (Đơn vị tính: 1.000 sp)

1

A

2
NC

17

B

10

7

12

25

10

C
6

NCC
30

14

20

40

Bài 5. Cho hệ thống sau đây:
A

B

C

D


NCC

1

14

14

18

28

2

17

18

25

16

30

16

22

30


3
41

34

35

48
56
32

60

NC
11


Giả sử công ty muốn mở thêm một nhà máy thứ 4 với khả năng cung cấp là 50 tại 1 trong 2
địa điểm là Baltimore và Philadelphia. Chi phí vận chuyển từ 2 địa điểm trên tới A, B, C, D
như sau:
Từ Baltimore
tới

Chi phí vận chuyển
đơn vị ($)

Từ Philadelphia
tới


Chi phí vận chuyển
đơn vị ($)

A

18

A

31

B

16

B

25

C

22

C

19

D

27


D

20

CHƯƠNG 6. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG VIỆC
Bài 1. Một công việc bao gồm 4 nhiệm vụ thành phần được nghiên cứu thời gian. Các kết quả
quan sát và mức độ hoạt động trong 6 chu kỳ được cho như sau:
Thành
phần

Đánh giá mức độ
hoạt động (%)

1

2

3

4

5

6

1

90


0,44

0,50

0,43

0,45

0,48

0,46

2

85

1,50

1,54

1,47

1,51

1,49

1,52

3


110

0,84

0,89

0,77

0,83

0,85

0,80

4

100

1,10

1,14

1,08

1,20

1,16

1,26


Kết quả quan sát qua các chu kỳ (phút)

a. Xác định thời gian trung bình cho mỗi thành phần.
b. Xác định thời gian thông thường cho mỗi thành phần
c. Tính toán thời gian chuẩn cho toàn bộ công việc nếu phần trăm trì hoãn dựa trên công
việc là 0,15.
Bài 2. Một doanh nghiệp cho phép người lao động nghỉ ngơi 48 phút; các hoạt động vệ sinh cá
nhân 20 phút và sự trì hoãn cho phép khác là 28 phút dựa trên ngày làm việc 8 giờ. Công việc
được quan sát có thời gian trung bình là 6 phút với tốc độ làm việc 95 %. Tính thời gian
chuẩn.
Bài 3. Bao nhiêu quan sát cần tiến hành để thời gian trung bình của chu kỳ chênh lệch khoảng
2 % so với trung bình mẫu với độ tin cậy 99 %. 6 quan sát cho kết quả như sau: 5,2 phút; 5,5
phút; 5,6 phút; 5,3 phút; 5,5 phút; 5,3 phút.
Bài 4. Một nhà quản lý muốn ước tính tỷ lệ thời gian mà một công nhân trải qua để điều chỉnh
máy móc với độ tin cậy 90%. Dựa trên kinh nghiệm bản thân nhà quản lý tin rằng tỷ lệ này
xấp xỉ 30%.
a. Nếu nhà quản lý sử dụng một kích thước mẫu là 400 quan sát thì mức sai lệch tối đa cho
phép là bao nhiêu?

12


b. Kích thước mẫu cần quan sát là bao nhiêu để sai lệch tối đa không quá

5%.

Bài 5. Một nhà phân tích muốn dự đoán số các quan sát cần để đạt được mức sai lệch tối đa
cho phép với độ tin cậy 95,5%. Một nghiên cứu mở đầu nhận được giá trị trung bình là 5,2
phút và độ lệch chuẩn của mẫu là 1,1 phút. Hãy xác định tổng số quan sát cần thiết trong hai
trường hợp sau:

a. Mức sai lệch tối đa so với giá trị trung bình là 6%.
b. Mức sai lệch tối đa cho phép e = 0,4 phút.
Bài 6. Một công ty nhỏ phải xây dựng 30 chiếc bể bơi. Nhà quản lý tin rằng hoạt động này có
đường cong kinh nghiệm là 85%. Thời gian để hoàn thiện chiếc bể bơi đầu tiên được ước tính
là 8 ngày. Hãy xác định thời gian hoàn thiện cho:
a. 10 chiếc đầu
b. 10 chiếc thứ hai
c. 10 chiếc cuối cùng
Bài 7. Sản phẩm thứ 5 trong một công việc bao gồm 25 sản phẩm chiếm khoảng 14,5 giờ để
hoàn thành. Nếu đường cong kinh nghiệm là 90%, hãy:
a. Xác định thời gian hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
b. Xác định thời gian hoàn thiện sản phẩm thứ 10.
c. Xác định thời gian hoàn thiện trung bình cho mỗi sản phẩm.
Bài 8. Sản phẩm thứ 5 trong một công việc bao gồm 10 sản phẩm mất khoảng 5 giờ để hoàn
thiện. Sản phẩm thứ sáu đã thực hiện được 2 giờ và chưa hoàn thiện. Xác định thời gian cần
thiết còn lại để hoàn thiện cả 10 sản phẩm nếu đường cong kinh nghiệm là 75%.
Bài 9. Một doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo người lao động. Chương trình đào tạo đòi hỏi
người lao động phải hoàn thiện sản phẩm thứ 6 trong vòng 6 giờ hoặc nhỏ hơn. Ba người lao
động đang thực hiện công việc và đã hoàn thành được 2 sản phẩm.
Người A hoàn thiện sản phẩm thứ nhất trong 9 giờ và sản phẩm thứ hai trong 8 giờ.
Người B hoàn thiện sản phẩm thứ nhất trong 10 giờ và sản phẩm thứ hai trong 8 giờ.
Người C hoàn thiện sản phẩm thứ nhất trong 12 giờ và sản phẩm thứ hai trong 9 giờ.
Người lao động nào sẽ được tuyển dụng? Tại sao?
Bài 10. Một hoạt động lắp ráp có đường cong kinh nghiệm là 90%. Dây chuyền này thực hiện
sản xuất chi tiết mới; chi tiết đầu tiên mất 28 giờ lao động. Hãy xác định thời gian hoàn thiện:
a. 5 chi tiết đầu tiên.
b. Chi tiết thứ 20 đến chi tiết thứ 25.
Bài 11. Một nhà quản lý muốn xác định tỷ lệ đường cong kinh nghiệm phù hợp cho một hoạt
động mới. Nhà quản lý đã xác định được thời gian hoàn thành cho 6 công việc lặp lại như sau:


13


Sản phẩm

Thời gian (phút)

Sản phẩm

Thời gian (phút)

1
2

15,9
12,0

4
5

9,1
8,4

3

10,1

6

7,5


Tỷ lệ đường cong kinh nghiệm là bao nhiêu sẽ phù hợp trong trường hợp này.
Bài 12. Thời gian thực hiện 6 sản phẩm đầu tiên là 15 giờ. Tính thời gian để hoàn thành 25 sản
phẩm biết rằng hoạt động này có đường cong kinh nghiệm là 85%.
CHƯƠNG 7. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Bài 1. 11 mẫu được quan sát. Số lượng sản phẩm hỏng của các mẫu cho như ở bên dưới. Xác
định xem các biến động không ngẫu nhiên có tồn tại không qua việc kiểm soát chuỗi đặc thù.
Biết rằng độ tin cậy là 95,5%.
Mẫu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

SL sp hỏng

22

17

19

25

18

20

21

17

23

23

24

Bài 2. Một quy trình đóng chai tự động được xác định là tuân theo phân phối chuẩn với trung
bình là 1 lít với độ lệch chuẩn 0,01 lít. Sản phẩm đầu ra được kiểm soát theo các mẫu với kích
thước mỗi mẫu là 25 quan sát.
a. Xác định giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới với độ tin cậy 95,5%.

b. Nếu các mẫu lấy được có các giá trị trung bình: 1,005; 1,001; 0,998; 1,002; 0,995; 0,999.
Quy trình có nằm trong sự kiểm soát không?
Bài 3. Một quy trình sản xuất được kiểm soát với 6 mẫu; mỗi mẫu 20 quan sát được cho như
sau:
Mẫu

Trung bình

Khoảng mẫu

Mẫu

Trung bình

Khoảng mẫu

1

3,06

0,42

4

3,13

0,46

2


3,15

0,50

5

3,06

0,46

3

3,11

0,41

6

3,09

0,45

a. Xác định giới hạn trên và dưới cho giá trị trung bình và cho độ phân tán.
b. Quy trình có nằm trong sự kiểm soát không?

14


Bài 4. Một quy trình cắt nhựa với độ dài trung bình là 80 cm được kiểm tra. Các mẫu được
lấy, mỗi mẫu có kích thước 5 quan sát như sau:

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

Mẫu 6

79,2

80,5

79,8

78,9

80,5

79,7

78,8

78,7

79,4


79,4

79,6

80,6

80,0

81,0

80,4

79,7

80,4

80,5

78,4

80,4

80,3

79,4

80,8

80,0


81,0

80,1

80,8

80,6

78,8

81,1

Xây dựng sơ đồ trung bình và sơ đồ khoảng.
Bài 5. Số các vụ tai nạn giao thông qua các đơn vị thời gian được cho như ở bên dưới. Xây
dựng sơ đồ kiểm soát với giới hạn 3σ.


1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

13

14

Số vụ
tai nạn

4

10

14

8

9

6


5

12

13

7

6

4

2

10

Bài 6. Số các sản phẩm hỏng được quan sát qua 16 mẫu (mỗi mẫu 100 quan sát) được cho như
ở bên dưới. Hãy cho biết quy trình có nằm trong sự kiểm soát không với độ tin cậy 95%.
Mẫu

Số SP hỏng

Mẫu

Số SP hỏng

1

5


9

5

2

3

10

8

3

6

11

3

4

7

12

4

5


4

13

5

6

6

14

6

7

8

15

6

8

4

16

7


Bài 7. Cho 5 mẫu với kích thước mỗi mẫu là 4 sản phẩm, thông tin cụ thể như sau:
Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

5,25

5,21

5,31

5,27

5,29

5,56

5,24

5,23

5,35

5,47


5,41

5,35

5,29

5,43

5,46

5,26

5,48

5,41

5,35

5,22

15


a. Với độ tin cậy 98,76% (z = 2,5), hãy xây dựng sơ đồ trung bình, sơ đồ khoảng và kết luận
xem quy trình có nằm trong sự kiểm soát không? Biết rằng độ lệch chuẩn của quy trình là
0,1016.
b. Nếu R = 0,1272 thì quy trình có nằm trong sự kiểm soát không? Vì sao?
Bài 8. Một quy trình sản xuất phụ tùng ô tô tạo ra 5% sản phẩm sai hỏng. Nếu kiểm tra 100%
sản phẩm đầu ra thì chi phí kiểm tra là 0,4 $/SP. Nếu phụ tùng được lắp vào ô tô mới phát hiện

sai hỏng, chi phí thay thế là 12 $/SP. Doanh nghiệp có nên kiểm tra 100% không?
Bài 9. Một dây chuyền lắp ráp có một tỷ lệ hỏng rất nhỏ. Doanh nghiệp đang cân nhắc giữa
việc kiểm tra trong dây chuyền hoặc kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Nếu sản phẩm cuối cùng là
hỏng, chi phí thay thế là 30$. Chi phí kiểm tra ngay trong dây chuyền là 12 $/giờ. Một giờ
kiểm tra được 60 sản phẩm.
- Doanh nghiệp có nên kiểm tra 100% ngay trong dây chuyền không nếu tỷ lệ hỏng là 4%;
1%?
- Ở tỷ lệ hỏng nào thì hai loại kiểm tra trên là như nhau?
Bài 10. Một nhà sản xuất mua phụ tùng lắp ráp cho một dây chuyền. Nếu kiểm tra 100% thì
chi phí kiểm tra là 1 $/phụ tùng. Nếu không kiểm tra mà đưa vào dây chuyền lắp ráp thì chi
phí thay thế là 6,25 $/phụ tùng hỏng.
- Mức hỏng của lô hàng là bao nhiêu để hai loại kiểm tra trên có chi phí bằng nhau?
- Nếu doanh nghiệp kiểm tra từng mẫu 15 sản phẩm, số phụ tùng hỏng trong một mẫu là
bao nhiêu để lô hàng được chấp nhận mà không phải kiểm tra 100% (có sử dụng kết quả từ
câu trên).

16



×