Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.02 KB, 2 trang )
Trong lịch sử của nhân loại có rất nhiều tấm gương phấn đấu không biết mệt mỏi, cống hiến những
nghiên cứu, phát minh vĩ đại, làm thay đổi bộ mặt thế giới như Đác-uyn, Niu-tơn, Nô-ben, Men-đê-lê-ép,
Ê-đi-xơn, Anh-xtanh… mà tên tuổi lưu truyền đời đời. Hoặc những tấm gương kiên trì vượt lên hoàn
cảnh và số phận để đạt tới đỉnh cao vinh quang trong sự nghiệp như “vua hề” Sác-lô Sa-prin, “vua hài
kịch” Mô-li-e… và đặc biệt là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc
đời của những danh nhân nêu trên là những dẫn chứng tiêu biểu nhất chứng minh cho nhận xét: “Không
có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay”.
Đó là một quy luật hiển nhiên, có giá trị như một chân lí vĩnh hằng. Không có vinh quang nào tự đến với
mỗi con người, mà muốn gặt hái được vinh quang, con người phải đổ mồ hôi, phải làm việc cật lực với
một ý chí kiên định và quyết tâm mạnh mẽ để đạt bằng được mục đích đã đề ra, thậm chí chấp nhận thất
bại không chỉ một lần mà nhiều lần vì hiểu rõ “thất bại là mẹ thành công”.
Nhà bác học người Mĩ Ê-đi-xơn sau bao năm miệt mài thử nghiệm đã phát minh ra ngọn đèn điện đầu
tiên, chiếc xe chạy bằng điện đầu tiên. Anh em nhà Gra-ham Bell đã sáng chế ra chiếc điện thoại đầu tiên,
để giờ đây, mạng điện thoại đã được kết nối trên phạm vi toàn cầu, phục vụ cho nhu cầu liên lạc, thông
tin của cả nhân loại. Rồi tập thể các nhà bác học, kĩ sư… nghiên cứu, chế tạo ra máy bay, tàu hỏa, tàu
ngầm, tàu thủy xuyên đại dương, tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng, sao Hỏa; những chuyên gia sáng chế ra
máy tính điện tử… đều phải trải qua nhiều năm tháng, đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, thậm chí đánh đổi cả
mạng sống của mình để có được những thành công, những đóng góp hữu ích cho quá trình phát triển của
khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.
Gần gũi và quen thuộc đối với chúng ta hơn cả là tấm gương phấn đấu, hi sinh cho dân, cho nước của Bác
Hồ. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành đã rời quê hương, Tổ quốc ra đi để tìm
đường cứu nước. Ba chục năm trời đằng đẵng, Bác Hồ đã phải trải qua rất nhiều nghề vất vả, cực nhọc:
bồi bếp trên tàu biển, bồi bàn trong khách sạn, quét tuyết ở công viên, thợ sửa ảnh, phu khuân vác… Bác
đã từng phải sống trong những căn nhà trọ tồi tàn. Mùa đông giá buốt, không có tiền mua than để sưởi,
mua chăn để đắp, Bác đã nghĩ ra cách đặt một hòn gạch vào bếp lò của chủ nhà, tối lấy ra, bọc kĩ rồi ôm
ngủ cho đỡ lạnh. Thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng Bác không thiếu ý chí, quyết tâm và nghị lực. Lòng yêu
nước, thương dân chân thành, sâu sắc, lí tưởng cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách nô lệ của thực
dân, phong kiến chính là nguồn sức mạnh vô tận động viên, cổ vũ Bác trên con đường đi tìm chân lí. Anh
thanh niên Nguyễn Tất Thành năm nào rời bến cảng Nhà Rồng với hai bàn tay trắng và một lí tưởng cao
đẹp đã trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, là đảng viên Quốc tế Cộng sản,