Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phát biểu cảm nghỉ của em về hình tượng Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.83 KB, 2 trang )

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời Hùng Vương dựng nước, được đánh giá là một trong những
truyện cổ dân gian hay nhất.
- Hình tượng Thánh Gióng tượng trưng cho lòng yêu nước, ý chí và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng giặc
ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
2. Thân bài:
* Sự ra đời và những nét kì lạ của Gióng:
+ Mẹ Gióng ra đồng, ướm thử bàn chân vào vết chân lạ, sau đó thụ thai, sinh ra Gióng.
+ Gióng lên ba mà không biết đi, không biết nói, đặt đâu nằm đấy.
+ Nghe tiếng loa rao tìm người tài giỏi cứu nước, tự nhiên Gióng bật ra tiếng nói, xin mẹ mời sứ giả vào
nhà rồi nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đi đánh giặc.
+ Sau đó Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi Gióng.
+ Sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt tới, Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ cao lớn. Chàng cưỡi
ngựa sắt xông ra trận đánh đuổi quân thù. Roi sắt gãy, chàng nhổ tre quật tơi bời vào quân giặc.
+ Đuổi giặc đến chân núi Sóc, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi, trút bỏ giáp sắt rồi bay lên trời.
* Ý nghĩa của truyện:
+ Hình tượng Thánh Gióng tượng trưng cho dân tộc Việt yêu nước, anh dũng chống xâm lăng bảo vệ Tổ
quốc.
+ Các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện thể hiện mơ ước của người xưa có đủ sức mạnh để đánh
đuổi quân thù.
+ Gióng đánh tan giặc rồi bay lên trời, không màng công danh phú quý. Chi tiết này phản ánh lòng yêu
nước chân thành và phẩm chất trong sáng tuyệt vời của nhân dân ta.
+ Nhân dân lập đền thờ, tôn kính gọi là Thánh Gióng để đời đời ghi nhớ công ơn của người anh hùng cứu
nước.
3. Kết bài:
- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh phi thường của cả dân tộc.
- Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt cần có một hình tượng khổng lồ mang ý nghĩa khái
quát cao. Thánh Gióng chính là hình tượng tuyệt vời đáp ứng được yêu cầu đó.
Nếu nhấp vào nút xem tiếp mà xem được vui lòng chuyển qua trình duyệt Explorer 7 trở lên hoặc cài đặt
lại Firefox và Chome nếu trình duyệt lỗi



sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của


Gióng là đạt đến độ phi thường ấy. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường.
Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh
giặc không chỉ bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay
lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.
Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng
không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra
từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời
nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù
Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn
đời ghi nhớ công ơn.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian
Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân
dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức
mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng
thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lồ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh
hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp
ứng được điều đó.



×