Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.15 KB, 2 trang )

- Thái y đã đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy.
- Lời đáp nhẹ nhàng nhưng đã thể hiện bản lĩnh và nhân cách của ông trước uy quyền - và khả năng ứng
xử rất trí tuệ và khéo léo “tính mạng của hạ thần còn trông cậy vào chúa thượng”. Nhà vua có lương tri
chắc chắn không nỡ xử tội Thái y lệnh.
Câu 3. Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó
nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
+ Diễn biến thái độ của Trần Anh Vương
- Ban đầu là quở trách (quở trách là lẽ đương nhiên, vì trong xã hội phong kiến không làm theo lệnh vua
là phạm tội khinh quân - tội ấy có thể bị chém đầu).
- Sau đó là ngợi khen (Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức,
thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi).
+ Đánh giá
Qua hành động cư xử của Trần Anh Vương đối với Thái y lệnh ta thấy đây là một vị vua anh minh, nhân
từ. Phúc cho dân tộc ta lúc bấy giờ có được vua sáng và tôi hiền.
Câu 4. Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề y hôm
nay và mai sau bài học gì?
+ Hết lòng vì người bệnh (tình thương và sự giúp đỡ).
+ Lấy bệnh nặng làm trọng, làm tiêu chí hàng đầu.
+ Xem mọi người bệnh đều bình đẳng ngang nhau (không phân biệt sang hèn).
+ Không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân.
Câu 5. Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” và
văn bản kể về Tuệ Tĩnh.
+ So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:
- Cả hai người đều sống ở thời đại nhà Trần.
- Đều là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
- Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.
- Đều thể hiện bản lĩnh của người thầy thuốc trước uy quyền.
+ Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn. (phạm
vi trong truyện)



III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người thế nào? So sánh
với lời thề của Hi-pô-cờ-rát.
+ Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là:
- Phải giỏi về nghề nghiệp.
- Phải có lòng nhân đức, thương đám con đỏ.
+ Lời thề của Hi-pô-cờ-rát:
- Không lấy tiền thù lao quá đáng.
- Săn sóc miễn phí cho người nghèo.
+ Giống nhau:
Đều thể hiện tấm lòng của thầy thuốc đối với người nghèo khổ.
+ Khác nhau:
Mong mỏi của vua Trần còn thể hiện: yêu cầu đối với tay nghề của người thầy thuốc phải giỏi.
Câu 2. So sánh giữa hai tiêu đề
+ Tiêu đề:
- Tiêu đề thứ nhất: Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng.
- Tiêu đề thứ hai: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.
+ So sánh:
- Tiêu đề thứ hai hay và sâu sác hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy
thuốc.
IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Về nghệ thuật: Truyện có cách viết gần với kí, kể về người và việc có thật, ít dùng hư cấu, tưởng tượng.
Truyện hấp dẫn bằng việc lựa chọn tình huống tiêu biểu, đặt nhân vật vào hoàn cảnh khó khăn phải lựa
chọn cách ứng xử, qua đó bộc lộ đức độ và bản chất đáng khâm phục của nhân vật. Truyện này có thể
xem là tiêu biểu cho lối viết truyện trong văn học trung đại.
(Theo Ôn tập ngữ văn 6 - Nguyễn Văn Long chủ biên)
Thái y lệnh đã lấy tấm lòng chân thành để giải trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó đã thuyết phục được nhà vua.
Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ. Đoạn kết thúc nói về
con cháu của Thái y lệnh đã noi gương ông giữ vững nghiệp nhà và sự ngợi khen của người đời đối với
gia đình ông dựa trên thuyết nhân quả và theo quan niệm truyền thống của dân tộc: ở hiền gặp lành, đã

tạo nên sự thăng hoa cho y đức, cho bản lĩnh đó.
(Theo Bùi Tất Tươm, Nguyễn Xuân Lạc - Hướng dẫn tự học Ngữ văn 6)



×