Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CHUYÊN đề hệ nội TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.3 KB, 18 trang )

Nhóm Sinh học Trường THPT Chuyên Bắc Kạn.
CHUYÊN ĐỀ HỆ NỘI TIẾT
I. Khái quát chung
Cơ thể các động vật đa bào càn lớn, khoảng cách giữa các mô, cơ quan càng tăng thì
sự liên hệ giữa chúng càng trở nên khó khăn. Để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình
phát sinh chủng loại của sinh giới thì hoạt động cơ thể được điều hòa bởi hai hệ thống chủ
yếu là: hệ thống thần kinh và hệ thống thể dịch. Hệ thống thể dịch điều hoà chức năng của
cơ thể bao gồm điều hoà thể tích máu, các thành phần của máu và thể dịch như nồng độ
các khí, ion và đặc biệt là nồng độ các hormone, do đó hệ thống thể dịch còn được gọi là
hệ thống nội tiết.
Hệ nội tiết gồm những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của chúng được đổ vào môi
trường trong của cơ thể (máu, dịch ngoại bào, dịch não tủy,…). Đây là một đặc điểm quan
trọng phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. Hệ nội tiết bao gồm: tuyến tùng, tuyến
yên, tuyến ức, tuyến cận giáp, tuyến trên thận. Ngoài ra, tuyến tụy và tuyến sinh dục là
những tuyến kép mang cả chức năng nội tiết và ngoại tiết.
1. Chức năng của hệ nội tiết
- Duy trì cân bằng nội môi, bảo đảm môi trường cho hoạt động chuyển hóa tại tế bào.
- Giúp cơ thể đáp ứng trong những trường hợp khẩn cấp như đói, nhiễm trùng, chấn
thương, stress tâm lý…
- Điều hòa sự tăng trưởng, phát triển và sinh sản.
- Kiểm soát các đặc điểm hình thái khác biệt giữa động vật non và trưởng thành.
Để đảm bảo việc thực hiện các chức năng đó, các tuyến nội tiết sản xuất ra chất tiết gọi
chung là hormone (theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là kích thích nên còn được gọi là kích thích
tố hay kích tố hay nội tiết tố)
2. Hormone
2.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa kinh điển của E. Starling: hormone là những chất hóa học do các tế bào
của một bộ phận cơ thể tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác
trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý tại đó.
2.2. Đặc tính sinh học của hormone



- Có hoạt tính sinh học rất cao: gây tác dụng rõ rệt lên cấu tạo và chức năng của một cơ
quan nào đó nên chỉ được tuyến nội tiết sản xuất ra với một liều lượng rất thấp vài g hoặc
mg. Ví dụ: 1g adrenalin có thể làm tăng cường hoạt động của 100 triệu quả tim ếch đã tách
ra khỏi cơ thể.
- Chỉ có tác dụng đặc hiệu đối với từng cơ quan, bộ phận. Ví dụ: FSH do tuyến yên tiết ra
chỉ có tác dụng làm cho bào noãn của trứng chín và rụng.
- Hormone không có tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: thyroxine do tuyến giáp của lợn tiết ra
cũng có thể làm tăng cường sự trao đổi chất và thân nhiệt của chó hay mèo.
- Mọi hormone đều rất cần thiết với lượng vừa đủ, nếu thừa hoặc thiếu đều đưa đến các
trạng thái bệnh lý khác nhau.
2.3. Phân loại hóa học của hormone
Có 3 nhóm cơ bản:
- Nhóm axid amin hoặc dẫn xuất từ acid amin. Ví dụ: hoomon của tủy thượng thận
(adrenalin và noradrenalin), hormon thyrosxine của tuyến giáp (T3, T4)
- Nhóm polypeptide (protein và peptid): đa số các hoocmon thuộc nhóm này như hormone
vùng dưới đồi, hormone tiền yên, hormone tuyến cận giáp, hormone tuỵ nội tiết. Ví dụ:
ocytoxin, vasoprexin, insulin, glucagon, secretin, STH (kích sinh trưởng tố), prolactin…
- Nhóm steroid: là những hormone có cấu trúc hoá hoặc giống cholesterol và hầu hết được
tổng hợp từ cholesterol như hormone vỏ thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng và rau thai.
Ví dụ: cortizol, androgen, estrogen, progestin, …
3. Cơ chế tác dụng của hormone
3.1. Vị trí thụ thể hormone (Receptor)
Khi đến tế bào đích, hormone thường không tác dụng trực tiếp vào cấu trúc trong tế
bào mà thường kết hợp với thụ thể ở bề mặt hoặc bên trong bào tương hoặc trong nhân tế
bào đích.
Các thụ thể hormone là những phân tử protein có trọng lượng phân tử lớn, mỗi tế bào
đích có khoảng 2000-100.000 thụ thể. Mỗi loại thụ thể đặc hiệu cho một loại hormone,
chính điều này quyết định tác dụng đặc hiệu của hormone lên mô đích.
Vị trí thụ thể là một trong các điểm khác biệt giữa các con đường đáp ứng cho các

hormone tan trong nước và tan trong lipid. Một hormone tan trong nước gắn với một


protein thụ thể tín hiệu trên bề mặt của một tế bào đích. Sự tương tác này có thể làm thay
đổi chức năng bào tương hoặc thay đổi trong dịch mã gen trong nhân. Còn một hormone
tan trong lipid đi qua màng tế bào và gắn vào một thụ thể tín hiệu nội bào, hoặc trong bào
tương hoặc trong nhân. Phức hợp thụ thể - hormone tác động như một yếu tố phiên mã,
thường hoạt hóa sự biểu hiện gen.
Số lượng thụ thể ở tế bào đích có thể thay đổi từng ngày thậm chí từng phút vì các
phân tử protein này tự nó có thể bị bất hoạt hoặc bị phá huỷ, nhưng rồi có thể được hoạt
hoá trở lại hoặc được tổng hợp các phân tử mới trong tế bào. Số lượng thụ thể tại mô đích
tỉ lệ nghịch với lượng hormon trong máu. Điều này giúp điều hoà hoạt động của tế bào.
3.2. Cơ chế tác dụng chủ yếu của hormon
Hiện nay người ta đã phát hiện ra hai cơ chế tác động quan trọng của hormone:
a. Cơ chế chất truyền tin thứ hai hay AMP vòng (Hình 1)
Các hormon dạng peptid và catecholamine (adrenalin, noadrenalin…) là những
hormon có trọng lượng phân tử lớn, không hòa tan trong mỡ, không qua được màng tế bào,
được tiếp nhận vào tế bào bởi những thụ thể đặc hiệu nằm trên bề mặt tế bào. Khi đó
hoocmon tác động như là chất truyền tin thứ nhất. Phức hợp hormon-thụ thể sẽ hoạt hóa
enzim adenylcyclase nằm trên màng tế bào. Enzim này xúc tác phản ứng chuyển ATP
(adenosine triphosphate)

thành AMP vòng (cAMP: cyclic

3’- 5’

adenosine

monophosphate) trong bào tương. cAMP được sử dụng như là chất truyền tin thứ hai. Tiếp
đó cAMP sẽ hoạt hóa một chuỗi các enzim khác trong tế bào theo kiểu dây chuyền, dẫn

đến những thay đổi sinh lý đặc hiệu tại tế bào đích như sinh tổng hợp các chất, thay đổi
tính thấm màng tế bào, co hoặc dãn cơ…Mỗi tế bào có những hệ thống ezim khác nhau
nên tác dụng của hormon gây ra tại tế bào đích là không giống nhau. Sau khi gây ra tác
dụng sinh lý trên tế bào đích, cAMP bị bất hoạt trở thành AMP dưới tác dụng của enzim
phosphodiesterase có trong bào tương tế bào đích.
Một số hormon lại không sử dụng cAMP như chất thông tin thứ 2, mà thay vào đó là
cGMP, ion canxi, inositol triphosphate, diacyl glycerol… và cũng gây một loạt tác dụng
trong tế bào tương tự cAMP.
b. Cơ chế tác dụng lên quá trình tổng hợp protein (Hình 2)


Hormon dạng steroid và hormon tuyến giáp có trọng lượng phân tử nhỏ, hòa tan
trong mỡ, có thể khuếch tán qua màng tế bào, rồi kết hợp với các thụ thể đặc hiệu trong
bào tương hoặc trong nhân.
Phức hợp này đi vào trong nhân. Ở đó, phần thụ thể của phức hợp tương tác với DNA
hoặc với một protein gắn DNA, gây kích hoạt sự phiên mã của các gen đặc hiệu tạo
mARN. Các mARN này sẽ đi ra bào tương và thúc đẩy quá trình dịch mã tại ribosome để
tạo những protein mới, gây nên những đáp ứng sinh lý. Ví dụ: estradiol có thụ thể đặc hiệu
trong các tế bào gan của chim mái và ếch cái. Hormone này gắn với thụ thể đó hoạt hóa sự
phiên mã của gen cho protein vitellogenin. Protein vitellogenin được máu vận chuyển vào
hệ sinh sản, ở đó được sử dụng để sản sinh ra lòng đỏ trứng.
Kiểu tác dụng này thường xuất hiện chậm nhưng lại tác dụng kéo dài, trái ngược với
tác dụng xảy ra tức khắc của các hormon tác dụng qua sự hình thành AMP vòng.

4. Điều hòa bài tiết hormone
Khi nồng độ hormone tuyến đích tăng, thì chính hormone đó tác dụng ngược trở lại
vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm sự bài tiết các hormone tương ứng phía trên. Ngược
lại, khi nồng độ hormon tuyến đích giảm sẽ kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng
cường bài tiết các hormone tương ứng của nó.
Điều hoà ngược âm tính là kiểu thường gặp nhằm duy trì nồng độ hormon trong giới

hạn bình thường.
Ở vài trường hợp, nồng độ hormone tuyến đích tăng, gây tăng bài tiết horrmone
tuyến chỉ huy. Cơ chế này ít xảy ra, chỉ liên quan đến bảo vệ cơ thể, như chống stress,
chống lạnh hoặc gây phóng noãn. Cơ chế này rất cần thiết vì thường liên quan đến những


hiện tượng mang tính sống còn của cơ thể. Tuy nhiên kiểu điều hoà này chỉ xảy ra một thời
gian ngắn, sau đó sẽ chuyển sang điều hoà ngược âm tính thông thường.
II. Các tuyến nội tiết chủ yếu
1. Tuyến tùng
Đó là một tuyến nhỏ nằm trên và sau đồi thị giữa hai bán cầu đại não của động vật có
vú. Tuyến tùng tổng hợp và tiết hrmone melatonin, một acid amin bị biến đổi. Phụ thuộc
vào loài, tuyến tùng có các tế bào nhạy cảm ánh sáng hoặc có các liên hệ thần kinh từ mắt
điều khiển hoạt động chế tiết của nó. Melatonin được chế tiết vào ban đêm, lượng hormone
này được giải phóng phụ thuộc vào độ dài của đêm.
Chức năng chính của melatonin liên quan tới nhịp sinh học gắn với sinh sản như ức
chế hoạt động của buồng trứng. Một nghiên cứu cho thấy, ánh sáng chiếu nhiều vào mắt
thúc đẩy tuyến tùng sản xuất ra melatonin nên những cô gái bị mù lòa từ nhỏ thường hay
dậy thì sớm hơn những cô gái cùng lứa tuổi có lẽ một phần là do thiếu melatonin nên
buồng trứng phát triển nhanh hơn.
2. Tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ, nằm trong hố yên của thân xương bướm thuộc nền hộp
sọ, nặng 0,5g. Sự tiết các hormone của tuyến này được điều khiển bởi các tế bào thần kinh
vùng dưới đồi. Tuyến yên gồm 3 thùy trong đó thùy trước, thùy sau lớn, thùy giữa nhỏ.
Mỗi thùy của tuyến yên tiết ra các hormone khác nhau.
2.1. Thùy trước
Dựa vào chức năng chia hormone của thùy này thành hai nhóm :
a. Nhóm hormone phát triển cơ thể
Hormon sinh trưởng (GH)
- Tác dụng phát triển cơ thể: tác dụng lên hầu hết các mô cơ thể, tăng số lượng và kích

thước tế bào, tăng kích thước các phủ tạng. Kích thích phát triển các mô sụn ở đầu xương
dài do đó làm thân xương dài ra, đồng thời mô sụn cũng dần được cốt hoá sao cho đến tuổi
vị thành niên, lúc này đầu xương và thân xương hợp nhất với nhau và xương không dài
nữa. GH gây dày màng xương ở xương đã cốt hóa. Tác dụng này rõ trong giai đoạn phát
triển và tiếp tục duy trì suốt đời.
- Tác dụng lên chuyển hóa :


+ Tăng tổng hợp protein, tăng thu nhận acid amin vào tế bào.
+ Gây tăng đường huyết do làm giảm sử dụng glucose tế bào, tăng dự trữ glycogen tế bào,
giảm đưa glucose vào tế bào, tăng bài tiết insulin và kháng insulin ở mô cơ làm giảm vận
chuyển glucose qua màng tế bào.
+ Tăng huy động mỡ dự trữ nhằm cung cấp năng lượng do đó làm tăng nồng độ acid béo
trong máu. Dưới tác dụng của GH, lipid được sử dụng để tạo năng lượng nhằm tiết kiệm
protein dành cho sự phát triển cơ thể.
- Sự tương tác giữa GH và somatomedin (IGF-I): somatomedine là một polypeptid do gan
và thận sản xuất. Đó là một yếu tố có cấu trúc gần giống insulin, được gọi là insulinlike
growth factor I (IGF-I). Có tác dụng tương tác phối hợp với GH trong chuyển hoá protein,
phát triển sụn và phát triển cơ thể. Vì nó kết hợp sulfat vào sụn. Nó còn có tác dụng kích
thích tạo keo. Tác dụng phối hợp này xảy ra ở nhiều tổ chức vì vậy được gọi là
somatomedin.
- Điều hòa bài tiết GH: nồng độ GH thay đổi tùy lứa tuổi. Sự bài tiết dao động từng phút và
phụ thuộc nhiều yếu tố (hạ đường huyết, vận cơ, chấn thương…). Nồng độ GH cao nhất
ban ngày 3-4 giờ sau bữa ăn, ban đêm GH tăng hai giờ đầu giấc ngủ say rồi giảm dần đến
sáng.
GH được kiểm soát bởi hai hormon vùng dưới đồi là GRH và GIH qua cơ chế điều hòa
ngược. Nồng độ glucose máu giảm, nồng độ acid béo giảm, thiếu protein kéo dài làm tăng
tiết GH. Ngoài ra, các tình trạng stress, chấn thương, luyện tập sẽ làm tăng tiết GH.
- Hậu quả chế tiết GH bất thường:
+ Nếu ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh khổng lồ kèm biểu hiện đái đường,

nếu không điều trị 10% biểu hiện suy toàn bộ tuyến yên và tử vong , sau tuổi dậy thì gây
bệnh to đầu ngón ở các chi
+ Nhược năng trước tuổi dậy thì bị bệnh lùn, sau tuổi dậy thì bị bệnh Simmond (rối loạn
sinh dục)
Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)
- Cơ quan đích của TSH là tuyến giáp
- Thúc đẩy tổng hợp iodine vào tuyến giáp để tổng hợp thyroxine
- Tăng cường huy động glycogen từ gan và tăng oxy hóa glucozo


Hormon kích thích vỏ thượng thận (ACTH)
- Cơ quan đích của ACTH là vỏ tuyến trên thận, kích thích sự tổng hợp và bài tiết hormon
vỏ thượng thận đáp ứng với các tín hiệu nội tiết
- ACTH kích thích các tế bào nội tiết tổng hợp corticosteroid (glucocorticoid và
mineracorticoid)
+ Glucocorticoid làm tăng tổng hợp glucose tạo glycogen, tăng huy động lipit, giảm sự
tổng hợp protein
+ Mineracorticoid có tác dụng lên chuyển hóa khoáng chất, tác dụng chính trong duy trì
cân bằng nội môi nước. Ví dụ: aldosterone duy trì cân bằng nội môi các ion và nước của
máu
- Do có một phần cấu trúc gần giống MSH nên cũng có tác dụng MSH. Ở người do lượng
MSH bài tiết không đáng kể nên chính ACTH có tác dụng kích thích tế bào sắc tố sản suất
melanin, do đó sự rối loạn bài tiết ACTH cũng gây tăng hay giảm sắc tố ở da.
- Hậu quả chế tiết ACTH bất thường:
+ Nếu nhược năng ACTH thì bị bệnh Addison: cơ thể suy nhược, mất năng lực, huyến áp
thấp, da sậm màu
+ Nếu ưu năng ACTH thì bị bẹnh Cushing: béo mặt, thân và chân tay gầy, xốp xương
b. Nhóm hormone hướng tuyến sinh dục
FSH
Ở nam giới và động vật đực: kích thích sự phát triển của tinh hoàn, phát triển ống sinh

tinh và sản sinh tinh trùng
Ở nữ giới và động vật cái: kích thích sự phát triển của các nang trứng trong giai đoạn
đầu, phối hợp LH làm cho trứng chín, rụng và bắt đầu bài tiết estrogen
LH
Ở nam giới và động vật đực: duy trì hoạt động của ống sinh tinh, kích thích tế bào kẽ
Leydig bài tiết testosteron
Ở nữ giới và động vật cái: gây hiện tượng rụng trứng, tiết estrogen, sau đó tạo hoàng thể
(thể vàng) và kích thích sự bài tiết progesteron.
- Điều hoà bài tiết: hai hormon trên được điều hòa theo cơ chế điều khiển ngược âm tính
của estrogen, progesteron, testosteron và GnRH. Riêng estrogen còn có tác dụng điều hoà


ngược dương tính, ngay trước giai đoạn phóng noãn, nồng độ estrogen trong máu cao kích
thích tuyến yên bài tiết FSH và LH.
Nồng độ FSH và LH ở nữ dao động trong chu kỳ kinh nguyệt.
Hormon kích thích bài tiết sữa- Prolactin
- Tác dụng: kích thích tăng trưởng tuyến vú và sự sản xuất sữa lúc có thai và cho con bú,
còn ở nam giới kích thích sự phát triển của tuyến tiền liệt.
- Điều hoà bài tiết: bình thường prolactine bị ức chế bởi PIH ở vùng dưới đồi và được bài
tiết với nồng độ rất thấp. Khi có thai prolactin tăng dần từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho tới lúc
sinh, gấp 10-20 lần bình thường.
Do estrogen và progesteron ức chế bài tiết sữa nên khi đứa trẻ sinh ra, cả hai hormon
trên giảm đột ngột tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa.
2.2. Thùy giữa
Đây là một thùy rất nhỏ, tiết MSH. Đối với động vật bậc thấp (cá, lưỡng cư, bò sát)
MSH có tác dụng kích thích tế bào sắc tố tổng hợp sắc tố melanin và phân bố đều sắc tố
trên bề mặt da làm da có màu tối thích nghi với môi trường. Đối với động vật bậc cao
MSH tác dụng không rõ ràng làm da, tóc, mắt có màu.
2.3. Thùy sau
Hai hormone được bài tiết từ thuỳ sau tuyến yên là oxytocin và ADH (hoocmon kháng

lợi niệu) có nguồn gốc từ vùng dưới đồi. Sau khi được tổng hợp chúng được vận chuyển
đến chứa ở các túi nằm trong tận cùng thần kinh khu trú ở thuỳ sau tuyến yên.
ADH (vasopresin)
- Tăng tái hấp thu nước ở ống xa và ống góp, hạn chế bài xuất nước tiểu, vì vậy nếu thiếu
nó sẽ tăng bài niệu gây ra bệnh đái tháo nhạt
- Làm co cơ trơn ở các động mạch nhỏ, tăng huyết áp nên còn gọi là vasopressin
Oxytocin
- Tác dụng:
+ Gây co thắt tế bào biểu mô cơ là những tế bào nằm thành hàng rào bao quanh nang tuyến
sữa. Những tế bào này co lại sẽ ép vào các nang tuyến và đẩy sữa ra ống tuyến, khi đứa trẻ
bú sẽ nhận được sữa. Tác dụng này được gọi là tác dụng bài xuất sữa, khác với tác dụng
gây bài tiết sữa của prolactin.


+ Gây co cơ tử cung mạnh khi có thai, đặc biệt mạnh vào cuối thai kỳ, lúc chuyển dạ.
- Điều hoà bài tiết: Oxytocin được bài tiết khi có kích thích trực tiếp vào tuyến vú (động
tác mút vú của đứa trẻ) hoặc kích thích tâm lý. Những kích thích tâm lý hoặc giao cảm có
liên quan đến cảm xúc đều có ảnh hưởng đến vùng dưới đồi kích thích hoặc ức chế bài tiết
oxytocin và ảnh hưởng đến sự bài xuất sữa ở các bà mẹ cho con bú.
3. Tuyến giáp
Tuyến giáp nằm trước khí quản, dưới sụn giáp, nặng 20 - 25g, gồm 2 thùy bên nối với
nha nhờ eo hẹp ở giữa
Tuyến giáp tiết ra 2 hormone
3.1. Thyroxine
Thuật ngữ hormone tuyến giáp thực tế đề cập đến một cặp hormone rất giống nhau có
nguồn gốc từ amino acid tyrosine: triiodothyronine (T3) và tetraiothyronine hay thyroxine
(T4)
a. Quá trình tạo thyroxine
- Nguyên liệu chính để tạo thyroxine là iod và axit amin tyrosine (quá trình iod hóa
tyrosine) vì vậy cung cấp iod cho cơ thể là rất quan trọng.

- Iod ở dạng muối iodua (I) được oxy hóa n tyrosine hờ xúc tác của peroxydase chuyển
thành I2 (2I I2)
- Một iod được gắn vào tyrosine tạo thành monoiodothyrozin (MIT), gắn tiếp 2 iod vào
tyrosine tạo diodothyrozin (DIT)
- Ngưng tụ MIT và DIT để tạo T3, rồi ngưng tụ DIT với DIT tao T4. T3 và T4 ở trong bao
tuyến thì kết hợp với globulin và albumin khi đến cơ quan thì thyroxine lại được tách ra.
b. Tác dụng của hormon giáp
- Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
+ T4, T3 làm tăng tiêu thụ O2 ở hầu hết các mô trong cơ thể nên làm tăng chuyển hóa cơ
sở, ngoại trừ não, tinh hoàn, tử cung, lách, bạch huyết, tiền yên.
+ Tăng kích thước và số lượng ty thể, do đó tăng ATP để cung cấp năng lượng cho các
hoạt động chức năng của cơ thể. Khi T3, T4 tăng quá cao năng lượng không tích lũy hết
dưới dạng ATP mà thải ra dưới dạng nhiệt.


+ Hormon giáp có tác dụng làm tăng vận chuyển ion Na + và K+ qua màng tế bào một số
mô, quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng sinh nhiệt nên được coi đây là cơ chế
làm tăng chuyển hoá của cơ thể.
- Tác dụng trên sự tăng trưởng
Thể hiện rõ ở thời kỳ đang lớn của đứa trẻ, cùng với GH làm cơ thể phát triển. Đặc biệt
có tác dụng phát triển bộ não thai nhi và những năm đầu sau sinh.
- Tác dụng trên chuyển hóa
+ Glucid: hormon giáp tác dụng hầu hết các giai đoạn của quá trình chuyển hoá glucid, bao
gồm tăng thu nhận glucose ở ruột, tăng tạo đường mới, tăng phân hủy glycogen thành
glucose ở gan, do đó gây tăng glucose máu nhưng chỉ tăng nhẹ.
+ Lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ, gây tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương
và tăng oxy hóa acid béo tự do ở mô để cho năng lượng. Giảm lượng cholesterol,
phospholipid, triglycerid huyết tương, do đó người nhược năng tuyến giáp có thể có tình
trạng xơ vữa động mạch.
+ Protid: ở liều sinh lý, T3,T4 làm tăng tổng hợp protein giúp cho sự phát triển và tăng

trưởng cơ thể, nhưng ở liều cao, tác dụng dị hóa nổi bật, gây mất protein ở mô, vì vậy
người bệnh cường giáp thường gầy.
- Tác dụng trên chuyển hóa vitamin
T3,T4 cần cho sự hấp thu vitamin B12 ở ruột và chuyển caroten thành vitamin A.
- Tác dụng trên hệ thần kinh cơ
+ Hormon giáp thúc đẩy phát triển trí tuệ, liều cao gây hoạt bát, bồn chồn, kích thích;
nhược năng ở trẻ gây chậm phát triển về trí tuệ.
+ Hoạt hóa synap, làm ngắn thời gian dẫn truyền qua synap, do đó ở bệnh nhân cường
giáp, thời gian phản xạ gân xương ngắn, đồng thời, tăng hoạt động các synap thần kinh ở
vùng tủy chi phối trương lực cơ gây dấu hiệu run cơ.
- Tác dụng lên tim mạch
+ Trên tim làm tim nhạy cảm với catecholamin nhiều hơn, làm nhịp tim nhanh.
+ Trên mạch máu: tăng chuyển hóa và tăng các sản phẩm chuyển hóa ở mô gây dãn mạch,
làm tăng lưu lượng tim.
- Tác dụng lên cơ quan sinh dục


Sự hoạt động bình thường của tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển bình thường của
bộ máy sinh dục. Ở nam giới, thiếu hormon giáp gây mất dục tính nhưng bài tiết nhiều có
thể gây bất lực. Ở nữ giới, thiếu hormon giáp gây rong kinh, đa kinh nhưng thừa hormon
gây ít kinh, vô kinh hoặc giảm dục tính.
c. Rối loại chức năng tuyến giáp
- Ưu năng tuyến giáp
+ Cường giáp hay gặp nhất là thể bệnh Graves (Basedow) với biểu hiện trao đổi chất tăng
lên 20% làm cơ thể sút cân, tim đập nhanh, chân tay run, hưng phấn thần kinh tăng cao nên
dễ gây cảm xúc hay cáu gắt nhưng nhanh mệt mỏi, đặc biệt là mắt lồi ra do tích nước ở tổ
chức đệm của phần sau cầu mắt còn cổ thì hơi to.
+ Ngoài ra, cường giáp còn gặp trong u tuyến giáp, hiếm gặp hơn, nồng độ cao hormon
giáp ức chế tuyến yên bài tiết TSH do đó phần còn lại của giáp hầu như không hoạt động.
Tất cả những triệu chứng lâm sàng của cường giáp đều do tăng nồng độ T3,T4 trong máu.

- Nhược năng giáp
+ Hội chứng suy giáp do nhược năng tuyến giáp, giảm lượng thyroxin, bệnh nhân thường
chậm chạp, nhịp tim chậm, ngủ nhiều. Ngoài ra, người suy giáp có thể bị xơ vữa động
mạch do tăng nồng độ cholesterol máu, đặc biệt ở suy giáp thể phù niêm (Myxoedema).
+ Lùn giáp (chứng đần độn: Cretinisme): trẻ bị suy giáp ngay sau khi sinh, lùn, trí tuệ kém
phát triển, lưỡi to. Nguyên nhân do mẹ thiếu iod lúc mang thai hoặc bất thường tuyến giáp
bẩm sinh. Có thể điều trị ngay sau sinh.
+ Thiếu iod: dẫn đến sự tổng hợp hormon giáp không đủ, TSH tăng, gây phì đại giáp:
Bướu cổ địa phương.
3.2. Hormon calcitonin
Tác dụng làm giảm nồng độ Ca 2+ huyết tương do làm giảm hoạt động của tế bào tuỷ
xương, tăng lắng đọng muối Ca2+ ở xương và giảm hình thành các tế bào tuỷ xương mới.
Tác dụng trên quan trọng ở trẻ đang lớn nhằm đáp ứng với tốc độ thay đổi xương nhanh
trong thời kỳ đang phát triển.
4. Tuyến cận giáp
- Ở động vật có vú, các tuyến cận giáp là một nhóm gồm 4 cấu trúc nhỏ nằm chìm vào mặt
sau của tuyến giáp


- Các tuyến cận giáp giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH)
+ Đối với máu: làm tăng lượng Ca2+ huyết, làm giảm lượng P trong máu do sự ức chế tái
hấp thu P
+ Đối với xương: tăng sự phân giải Ca2+ và đẩy Ca2+ vào máu dẫn đến tăng Ca2+ huyết. Đối
với gia cầm, nó tăng Ca2+ để tạo vỏ trứng.
+ Đối với thận: PTH làm tăng tái hấp thu Ca2+ qua các ống thận dẫn đến tăng Ca2+ huyết.
PTH cũng có tác dụng gián tiếp lên thận làm tăng cường chuyển đổi vitamin D thành một
hormone hoạt động
- Trạng thái bệnh lý của tuyến cận giáp:
+ Nếu ưu năng: Ca2+ bị huy động từ xương vào máu rất nhiều làm hàm lượng Ca 2+ ở
xương giảm mạnh gây nên bệnh loãng xương, nhuyễn xương và dễ gẫy.

+ Nếu nhược năng: Ca2+ lại bị điều từ máu vào xương làm Ca2+ trong máu giảm mạnh gây
ra cơn co giật.
5. Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ úp trên hai thận. Mỗi tuyến gồm 2 phần riêng biệt
: phần vỏ (80%) và phần tuỷ (20%).
5.1. Vỏ thượng thận
Gồm 3 lớp riêng biệt (Hình 5)
- Lớp cầu gồm các tế bào rất mỏng nằm ngoài cùng của tuyến, sản xuất hormon chuyển
hoá muối nước là mineralocorticoid (aldosteron)
- Lớp bó ở giữa sản xuất glucocorticoid (cortisol)
- Lớp lưới trong cùng bài tiết androgen


Hormon vỏ thượng thận có nguồn gốc từ cholesterol tạo thành các steroid.
Cholesterol qua các giai đoạn, hình thành 3 loại :
- Glucocorticoid (Gc) : Cortisol, corticosterone
- Mineralocorticoid (Gm) : Aldosteron, 11- desoxycorticosterone
- Nhóm hormon sinh dục : Androgen, estrogen

Sơ đồ 2. Sinh tổng hợp hormon vỏ thượng thận
Nhóm Glucocorticoid (Gc)
- Tác dụng trên chuyển hóa:
+ Glucid: tăng tạo đường mới ở gan; giảm sử dụng glucose ở tế bào; làm tăng glucose máu,
có thể gây đái đường, tương tự đái đường yên.


+ Protein: tăng thoái hóa protein ở hầu hết tế bào cơ thể, trừ tế bào gan. Tăng chuyển acid
amin vào tế bào gan, tăng tổng hợp protein ở gan, tăng chuyển acid amin thành glucose.
Tăng nồng độ acid amin, làm giảm vận chuyển acid amin vào tế bào trừ gan.
+ Lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ gây tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương và tăng

sử dụng để cho năng lượng; tăng oxid hóa acid béo ở mô.
- Tác dụng chống stress: khi bị stress, cơ thể lập tức tăng lượng ACTH, sau vài phút, một
lượng lớn cortisol được bài tiết bởi vỏ thượng thận.
+ Tác dụng chống viêm: cortisol làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm.
Do cortisol làm ổn định màng lysosom trong tế bào và ức chế men phospholipaza A2, ngăn
cản hình thành các chất gây viêm như leukotrien, prostaglandins, đây là hai chất gây dãn
mạch, tăng nhiệt độ, tăng tính thấm mao mạch trong các phản ứng viêm.
- Tác dụng chống dị ứng: cortisol ức chế sự giải phóng histamin trong các phản ứng kháng
nguyên-kháng thể, do đó làm giảm hiện tượng dị ứng.
- Tác dụng lên tế bào máu: làm giảm số lượng bạch cầu ưa acid, bạch cầu lympho, giảm
kích thước hạch và tuyến ức.
- Tác dụng lên hệ thống miễn dịch: gây giảm kháng thể, do đó sử dụng cortisol dài ngày dễ
nhiễm khuẩn, nhưng được dùng để ngăn sự loại bỏ mảnh ghép.
- Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: nồng độ cortisol tăng cao sẽ giảm chuyển T4 thành
T3 và tăng chuyển T3 thành T4, làm giảm nồng độ hormon sinh dục.
- Tác dụng khác: tăng bài tiết dịch vị nên nếu dùng cortisol kéo dài có thể gây loét dạ dày,
đối với hệ xương, có thể ức chế hình thành xương, giảm tăng sinh tế bào, giảm lắng đọng
tổng hợp protein của xương.
Nhóm Mineralocorticoid (Gm)
Aldosteron là hormon chủ yếu của nhóm này
- Tăng tái hấp thu ion Na và tăng bài tiết ion K, Cl ở ống thận, kéo theo sự tái hấp thu
nước (chủ yếu qua trung gian ADH), gây tăng thể tích ngoại bào.
Ngược lại, sự giảm aldosteron gây mất natri, giảm thể tích dịch ngoại bào, đồng thời tăng
ion K+ có thể gây độc cơ tim.


- Tác dụng tương tự như trên xảy ra ở tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi. Tác dụng này đặc biệt
quan trọng khi cơ thể hoạt động trong môi trường nóng, nhờ aldosteron mà việc mất muối
qua da theo mồ hôi sẽ giảm bớt.
Nhóm hormone điều hòa sinh dục

Hoạt tính sinh dục của androgen vỏ thượng thận rất ít, chỉ rõ khi có sự bài tiết gia tăng
bệnh lý.
Nhược năng
- Cấp tính (suy thượng thận cấp): gặp trong nhiễm trùng huyết, ngừng corticoid đột ngột
trong điều trị dài ngày.
- Mãn tính (Bệnh Addison: bệnh da đen): do bệnh lý tự miễn hoặc do lao thượng thận hay
u chèn ép. Biểu hiện giảm bài tiết cortisol, aldosteron, rối loạn sắc tố da niêm mạc.
Ưu năng
- Hội chứng Cushing: do thừa Gc, nguyên nhân u vỏ thượng thận, hoặc u tế bào tiết ACTH
tuyến yên. Bệnh nhân béo, mặt tròn, tay chân gầy, có những vết rạn đỏ ở bụng, rối loạn
phân bố mỡ. Đường huyết tăng, rối loạn chuyển hóa muối và nước, ứ đọng Na+, mất K+,
làm cho cơ thể yếu nhưng huyết áp lại tăng.
- Hội chứng Conn: u lớp cầu vỏ thượng thận, còn gọi là hội chứng cường aldosteron tiên
phát, biểu hiện mất K+, tăng huyết áp, dần đưa đến bệnh thận giảm K+ (hypokalemic
nephropathy) với đái nhiều, yếu cơ, kiềm chuyển hóa.
5.2. Tủy thượng thận

Hình 6. Thần kinh giao cảm chi phối tủy thượng thận chỉ có sợi tiền hạch, các
catecholamin được giải phóng vào máu như những hormon


Tủy thượng thận được xem là một hạch giao cảm khổng lồ bài tiết catecholamine, đáp
ứng với những xung động thần kinh dọc sợi tiền hạch giao cảm đến tủy thượng thận, gây
tăng hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm (hình 6).
Epinephrin (adrenalin), norepinephrin (noradrenalin), đều thuộc nhóm catecholamin.
Bình thường trong máu có 80% là epinephrin và 20% là norepinephrin.
- Tác dụng rõ nhất của catecholamin là tác dụng lên hệ thống tuần hoàn và hô hấp (tăng
nhịp tim, thể tích tống máu, làm giãn các tiểu phế quản ở phổi để tăng mức phân phối oxy
đến các tế bào).
- Ở các cơ quan trong cơ thể đều có chất tiếp nhận norepinephrin và epinephrin. Cả hai đều

làm tăng tốc độ phân giải glycogen ở gan và cơ xương, tăng giải phóng glucozo từ các tế
bào gan, kích thích giải phóng các axit béo từ các tế bào mỡ.
- Epinephrin làm tim đập nhanh, tăng lực co bóp; trên mạch máu thì gây co mạch dưới da,
dãn mạch vành, mạch não và cơ, gây tăng huyết áp tối đa, tối thiểu giảm nhẹ.
- Norepinephrin tác dụng giống epinephrin nhưng trên mạch máu thì mạnh hơn, tăng huyết
áp tối đa lẫn tối thiểu do co mạch toàn thân, các tác dụng khác cũng yếu hơn.
- Nếu cường tủy thượng thận sẽ gây bệnh Pheochromocytoma, do u tế bào ưa crom của tủy
thượng thận, bài tiết nhiều catecholamine, gây tăng huyết áp từng cơn. Tuy là u lành tính
nhưng nếu không phẫu thuật bệnh nhân có thể chết vì tăng huyết áp và suy tim.
6. Tuyến tuỵ nội tiết
Tuyến tụy là một tuyến kép với chức năng nội tiết và ngoại tiết, có 2 loại mô tiết nằm
xen kẽ nhau.
Tuyến tụy tiết ra các hormone:
Insulin
- Chuyển hóa glucid: gây hạ đường huyết bằng 2 cách
+ Tăng sử dụng: tăng tổng hợp glycogen ở gan, tăng dự trữ glycogen ở cơ, tăng phân hủy
glucose ở ruột, tăng chuyển glucose thành acid béo
+ Giảm tạo đường: giảm tạo glucose từ glycogen, giảm tạo đường mới từ protid
- Insulin làm tăng lượng glycogen ở gan, có thể dự trữ ở gan lên đến 100 gr. Khi lượng
glucose được đưa vào gan quá nhiều thì lượng glucose thừa sẽ chuyển thành acid béo và
chuyển đến mô mỡ để dự trữ.


- Chuyển hóa protein: tăng tổng hợp protein, tăng vận chuyển axit amin vào tế bào, kích
thích tăng trưởng. Thiếu insulin, tăng thoái hóa protein. Cùng với GH của tiền yên làm cơ
thể phát triển.
- Chuyển hóa lipid: tăng tích lũy mỡ, kích thích tổng hợp mỡ tại gan và mô mỡ, tăng tổng
hợp acid béo từ gucozo ở gan
- Đối với muối khoáng, nó giúp K+, Na+ qua màng dễ dàng hơn.
Nếu thiếu insulin việc tổng hợp glucogen gặp khó khăn, nồng độ glucozo trong máu

tăng cao gây bệnh đái tháo đường. Nếu nhiều insulin thì hạ đường huyết kéo dài làm cơ bị
yếu.
Glucagon
- Tác dụng tăng đường huyết, kích thích gan tăng đường huyết mỗi khi đường huyết hạ do
tăng phân giải glycogen
- Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ để tạo năng lượng.
- Kích thích phần tủy tuyến trên thận tiết adrenalin, kích thích tế bào β của đảo tụy tăng tiết
insulin nhằm duy trì cân bằng đường huyết.
7. Tuyến sinh dục nội tiết
7.1. Tuyến sinh dục đực
Tuyến sinh dục đực ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn. Trong tinh hoàn, các tế bào
kẽ gọi là tế bào Leydig tiết ra hormone sinh dục gọi chung là androgen bao gồm:
androsteron, androstandiol, testosteron với các tác dụng sau:
- Hình thành giới tính đực ở bào thai, làm phát triển cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục
đực nói riêng
- Hình thành đặc tính sinh dục thứ cấp:
+ Đối với người: xuất tinh về đêm ở tuổi dậy thì, mọc râu, lông nách, lông mu, khung
xương phát triển, giọng nói trầm, mọc trứng cá ở mặt…
+ Đối với động vật đực: màu sắc bộ lông thay đổi, mào gà phát triển, hành vi dữ tợn, tính
tình hung hăng…
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa
+ Tăng tổng hợp protein làm cơ thể phát triển
+ Tăng dị hóa lipid nên cơ thể ít béo


+ Tăng tổng hợp glycogen dự trữ ở gan
7.2. Tuyến sinh dục cái
Tuyến này bao gồm các nang trứng nằm trong buồng trứng, thể vàng và nhau thai.
Trong đó, nang trứng là lớp tế bào chứa một trứng ở bên trong. Các tế bào hạt của nang tiết
hormone sinh dục ostrogen với các loại: oestron, oestriol, oestradiol

Chức năng chính của oestrogen là:
- Kích thích quá trình tổng hợp protein làm cơ thể phát triển nhất là vùng mông và chậu
hông
- Kích thích ống dẫn trứng, tạo điều kiện cho sự di chuyển của trứng sau khi rụng
- Tăng cung cấp máu cho dạ con, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ống dẫn sữa của
tuyến vú
- Hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp:
+ Đối với nữ: Có kinh nguyệt, khung xương chậu phát triển chiều ngang, giọng nói trong,
da mịn màng hoặc xuất hiện trứng cá…
+ Đối với động vật cái: bộ lông sặc sỡ, xương nhỏ…
Thể vàng do lớp tế bào nang trứng sau khi đã giải phóng trứng bị nhiễm sắc tố vàng biến
thành. Khi thể vàng hoạt động sẽ tiết ra progesteron. Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng tồn
tại từ 4 -5 tháng cho đến khi có nhau thai thay thế, còn progesteron gọi là hormone dưỡng
thai với các chức năng:
+ Làm biến đổi niêm mạc tử cung: tăng cường sinh sản tế bào, tăng cung cấp máu tạo điều
kiện cho phôi làm tổ
+ Làm phát triển cơ trơn tử cung nhưng không gây co bóp
+ Kích thích các bao tuyến của tuyến sữa phát triển
+ Ức chế vùng dưới đồi để nó ức chế tuyến yên ngừng sản xuất các hormone làm trứng
chín và rụng như: FSH, LH.
---------------------------HẾT-----------------------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×