Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THÀNH NAM
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG
TRÊN ĐẤT RUỘNG CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN LAI VUNG
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ
Mã số ngành: 52310101

08-2014
i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THÀNH NAM
MSSV: 4113909

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG
TRÊN ĐẤT RUỘNG CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN LAI VUNG
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ
Mã số ngành: 52310101

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


TS. NGUYỄN TUẤN KIỆT

08-2014

ii


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin ghi nhận lòng biết ơn chân thành của em với đối Thầy, Cô
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện
cho em được rèn luyện và học tập trong suốt những năm qua. Đó là những ngày
em được trang bị những cơ sở lý luận cơ bản thiết thực nhất và học tập được
những kinh nghiệm thực tiễn quý báo từ Thầy Cô của Khoa. Điều này đã giúp em
càng có ý thức và tinh thần vững vàng hơn trong học tập cũng như trong cuộc
sống sau này.
Luận văn hoàn thành ngoài sự cố gắn của bản thân, em còn nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báo của Thầy Nguyễn Tuấn
Kiệt.
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị ở
Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Lai Vung đã tạo mọi điều
kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình. Và xin gửi lời tri ân, cảm ơn
chân thành sự hợp tác và giúp đỡ của 70 hộ sản xuất hoa huệ trắng ở huyện Lai
Vung, giúp em có được đầy đủ thông tin quý báo về tình hình sản xuất hoa huệ
trắng để phục vụ tốt trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong quý Thầy Cô và cơ quan thông
cảm.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả quý
Thầy Cô, các Cô Chú, Anh Chị ở Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
huyện Lại Vung, và xin chúc tất cả mọi người được dồi dào sức khỏe, thành đạt

hơn nữa trong sự nghiệp!
Cần Thơ, Ngày……Tháng…..Năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thành Nam

iii


LỜI CAM KẾT
Em xin cam kết rằng đây là đề tài do chính em thực hiện, số liệu thu
thập và phân tích là hoàn toàn trung thực. Tên đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, Ngày……Tháng…..Năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thành Nam

iv


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................. 2

1.3.1 Kiểm định giả thuyết ............................................................................... 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
CHƢƠNG 2 ........................................................................................................... 4
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 4
2.1.1 Khái quát về nông hộ .............................................................................. 4
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất ................................................................................................................... 6
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 8
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ....................................................... 8
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................ 8
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 9
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 10
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 17
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................... 17
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG
THÁP ................................................................................................................ 17
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17
v


3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 18
3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................ 19
3.2 SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG ........... 20
3.2.1 Giới thiệu .............................................................................................. 20
3.2.2 Kỹ thuật trồng ....................................................................................... 21

3.2.3 Chăm sóc ............................................................................................... 21
3.2.4 Phòng trừ sâu bệnh ................................................................................ 22
3.2.5 Thu hoạch .............................................................................................. 23
3.2.6 Nhân giống ............................................................................................ 23
3.3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN LAI
VUNG TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................ 24
3.3.1 Đánh giá chung ..................................................................................... 24
3.3.2 Mục tiêu và các chỉ tiêu chính trong năm 2015 .................................... 26
3.3.3 Các giải pháp thực hiện trong thời gian tới........................................... 26
CHƢƠNG 4 ......................................................................................................... 28
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NĂNG SUẤT, LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HOA HUỆ
TRẮNG Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP ................................... 28
4.1 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT HOA
HUỆ TRẮNG ................................................................................................... 28
4.1.1 Giới tính, số tuổi và số năm kinh nghiệm ............................................. 29
4.1.2 Lực lượng lao động ............................................................................... 30
4.1.3 Diện tích đất trồng huệ của nông hộ ..................................................... 30
4.1.4 Trình độ học vấn và tham gia hội thảo, tập huấn của nông hộ ............. 31
4.1.5 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình trồng huệ .................................... 32
4.1.6 Thông tin về quá trình thu hoạch .......................................................... 33
4.1.7 Thông tin về tình hình tiêu thụ .............................................................. 34
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH TRỒNG HOA HUỆ
TRẮNG ............................................................................................................. 35
4.2.1 Phân tích các khoảng chi phí trong quá trình sản xuất hoa huệ trắng... 35
vi


4.2.2 Phân tích năng suất của mô hình........................................................... 40
4.2.3 Phân tích lợi nhuận của mô hình ........................................................... 41

4.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính .................................................................. 42
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HUỆ ............................................. 43
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất .................................................... 43
4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................................................... 51
4.4 NHẬN ĐỊNH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ........................................................................... 55
4.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất......................... 56
4.4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ .......................... 57
CHƢƠNG 5 ......................................................................................................... 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG HUỆ CHO
NÔNG HỘ ........................................................................................................... 60
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ........................................ 60
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
HOA HUỆ TRẮNG CỦA NÔNG HỘ ........................................................... 60
5.2.1 Giải pháp thứ nhất ................................................................................. 61
5.2.2 Giải pháp thứ hai ................................................................................... 63
5.2.3 Giải pháp thứ ba .................................................................................... 63
5.2.4 Giải pháp thứ tư .................................................................................... 63
5.2.5 Giải pháp thứ năm ................................................................................. 64
5.2.6 Giải pháp thứ sáu .................................................................................. 65
5.2.7 Giải pháp thứ bảy .................................................................................. 65
CHƢƠNG 6 ......................................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 66
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 66
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 67

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dấu kì vọng của mô hình lợi nhuận ..................................................... 14
Bảng 4.1: Thể hiện diện tích và sản lượng qua các năm (2012 - 9/2014) ............ 28
Bảng 4.2: Thể hiện số tuổi và số năm kinh nghiệm.............................................. 29
Bảng 4.3: Thể hiện ngày công lao động ............................................................... 30
Bảng 4.4: Diện tích đất trồng huệ ......................................................................... 30
Bảng 4.5: Các khoảng chi phí trung bình trong quá trình sản xuất huệ ............... 35
Bảng 4.6: Lượng phân và chi phí phân bón (công) .............................................. 37
Bảng 4.7: Chi phí thuốc BVTV (công) ................................................................. 38
Bảng 4.8: Năng suất của mô hình trồng hoa huệ trắng......................................... 40
Bảng 4.9: Lợi nhuận trung bình của nông hộ sản xuất huệ/công ......................... 41
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình trồng huệ (công) ...... 42
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc Y (năng suất) ............................ 44
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy với các biến phụ thuộc Y (năng suất*) .................... 46
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc Y (lợi nhuận) ............................ 52

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến năng suất........................................... 11
Hình 2.2: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ........................................... 13
Hình 4.1: Giới tính ................................................................................................ 29
Hình 4.2: Trình độ học vấn ................................................................................... 31
Hình 4.3: Biểu đồ tham gia tập huấn .................................................................... 32
Hình 4.4: Bắt đầu thu hoạch ................................................................................. 33

ix



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

CP:

chi phí

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

NN và PTNT:

nông nghiệp và phát triển nông thôn

DT:

doanh thu

CPSX:

chi phí sản xuất

CPLĐ:

chi phí lao động

BVTV:

bảo vệ thực vật


x


CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước đi lên và phát triển từ truyền thống nông nghiệp lâu
đời, với những ưu đãi đặc trưng của thiên nhiên về mặt khí hậu và thổ nhưỡng,
mọi vùng miền trên đất nước đều có những sản phẩm đặt trưng riêng. Trong đó
thì Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi hội tụ nhiều loại hình nông nghiệp đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân, với một đồng bằng châu thổ mang
đậm dấu ấn phù sa qua hương vị ngọt lành từ các loại cây ăn trái, bát ngát hương
thơm của các loài hoa và sự đa dạng về nhiều mô hình nông nghiệp mới giúp cho
tình hình nông nghiệp nơi đây ngày càng phát triển, nông hộ được cải thiện thu
nhập, nâng cao đời sống xã hội.
Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu đời sống của người dân thì đã
có nhiều loại hình nông nghiệp mới đã và đang được đưa vào nghiên cứu để đánh
giá mức độ hiệu quả của các mô hình để từ đó chúng ta có thể hiểu nhiều hơn về
đặt tính cũng như hiệu quả kinh tế từ các mô hình mới này. Như nghiên cứu của
Ngô Thị Chuyền (2011), “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng mía nguyên liệu ở
Giồng Trôm tỉnh Bến Tre”(qua tính toán và phân tích thì tác giả kết luận doanh
thu trung bình từ việc trồng mía là 9.917.500 đồng/1.000m2 ), hay của tác giả Mai
Thị Diễm Trang (2011) với nghiên cứu “phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình
trồng gừng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” (kết quả nghiên cứu từ 50 trồng
gừng thì cho thấy mô hình trồng gừng đem lại hiệu quả kinh tế cũng khá cao gần
18 triệu/1.000m2 và trong quá trình sản xuất thì phát sinh nhiều loại chi phí là ảnh
hưởng đến năng suất cũng như làm giảm lợi nhuận của mô hình; CP phân, CP
thuốc, CP giống,..) và đề tài “phân tích hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ ở
huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” của Huỳnh Tuyết Mai (cho thấy trong 60 hộ

được chọn làm nghiên cứu thì qua kết quả ta biết được mô hình trồng khóm đem
lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con tại địa bàn nghiên cứu, qua đó tác giả đã
thấy được những khó khăn trong quá trình trồng khóm, từ đó đưa ra một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình).
Với sự cần cù, chịu khó học hỏi và luôn tìm ra nhiều loại hình nông nghiệp
mới có hiệu quả kinh tế cao của người nông dân thì hiện nay có một loại hình tuy
chưa được nhiều người biết đến nhưng nó đã giúp nhiều hộ nông dân có nguồn
thu nhập ổn định từ việc sản xuất mô hình này đó là hoa huệ trắng. Hoa huệ trắng
hiện nay được trồng nhiều ở ĐBSCL với một số vùng như Cần Thơ, Tiền Giang,
Ang Giang và Đồng Tháp…Với năng suất khá cao cây huệ đã giúp cho nhiều hộ
nông dân thoát khỏi cảnh nghèo khó và trở nên khá giả, giàu có từ trồng huệ.
Chính vì thế mà diện tích trồng huệ đang ngày càng được người dân mở rộng trên
1


các thửa ruộng của mình mà trước đây là trồng lúa. Tuy trồng huệ trắng vất vả
không kém gì làm ruộng nhưng huệ cho thu nhập ổn định và đạt năng suất cao
hơn so với trồng lúa. Và trong những năm gần đây, nông dân tại các huyện Lai
Vung, Lấp Vò, Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng nhiều diện tích đất
ruộng gò, đất rẫy và đất trống quanh nhà để lên liếp trồng cây huệ trắng, với diện
tích lên tới hàng trăm héc-ta. Trong đó Lai Vung là vùng có diện tích trồng cây
huệ trắng cao nhất tỉnh và tính đến 9 tháng đầu năm 2014 thì diện tích đất trồng
huệ là 258.8 ha với 246 ha đang trong quá trình thu hoạch; tập trung nhiều ở các
xã Phong Hòa, Tân Hòa, Định Hòa, Vĩnh Thới, và theo dự báo đến đầu năm 2015
thì diện tích đất huệ sẽ đạt 259 ha. Tuy nhiên, do mô hình trồng huệ trắng này còn
mới, người dân còn thiếu kiến thức, chưa áp dụng được nhiều về khoa học công
nghệ và chủ yếu do hiểu biết từ những người trồng trước, chưa được nhiều người
biết đến, giá cả biến động, thương lái ép giá…
Từ những vấn đề thực tế đó và nhằm để tìm ra những giải pháp hữu hiệu
cho sự phát triển toàn diện của một loại cây đã và đang mang đến cho đời sống

người dân sự cải thiện đáng kể về mặt kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất của
nông hộ trên chính mảnh đất canh tác của mình là một vần đề hết sức bức thiết
hiện nay và đó là nguyên nhân to lớn thúc đẩy em thực hiện đề tài: “Phân tích
hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình hoa huệ
trắng trên đất ruộng.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô
hình trồng huệ.
Mục tiêu 3: Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa
huệ trắng cho các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Kiểm định giả thuyết
Đề tài nghiên cứu nhằm kiểm định hai giả thuyết:
Mô hình sản xuất hoa huệ trắng đem lại nguồn thu nhập ổn định hơn so với
trồng lúa của nhiều nông hộ
2


Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sản xuất hoa huệ trắng hiện nay ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng
Tháp như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả sản xuất hoa huệ
trắng của nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp?

Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng cho
người dân ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Lai Vung. Địa bàn trên
được chọn là vì nơi đây có diện tích trồng hoa huệ trắng lớn nhất tỉnh Đồng Tháp.
Cụ thể là đề tài được thực hiện chủ yếu ở 3 xã: Phong Hòa, Định Hòa và Tân
Hòa.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ 11 tháng 8 đến 17 tháng 11 năm 2014
Số liệu sơ cấp được thu thập từ các nông hộ trong vụ sản xuất hoa huệ trắng
gần nhất
Số liệu thức cấp của đề tài được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm
2013 và 9 tháng đầu năm 2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ thuộc 3 xã Phong Hòa, Định Hòa, Tân
Hòa ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về nông hộ
2.1.1.1 Hộ
Theo Liên hợp quốc: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái
nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
Năm 1981, Harris cho rằng “Hộ là nguồn đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao
động”.

Theo từ điển tiếng việt do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1986:
“Hộ là tất cả những người cùng sống chung một mái nhà. Nhóm người đó bao
gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công”.
Như vậy ta có thể hiểu hộ là một nhóm người có mối quan hệ khăng khít,
cùng sống dưới một mái nhà và có cùng nguồn ngân quỹ, là đơn vị kinh tế mà ở
đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ,
thu nhập, phân phối và tiêu dùng.
2.1.1.2 Nông hộ
Theo Frank Ellis (1988) nông hộ được hiểu là các hộ gia đình làm nông
nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mãnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức
lao động của gia đình để sản xuất, các thành viên trong hộ gia đình sé giành phần
lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp cũng như một số hoạt động liên
quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam, nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh in năm
2000, tác giả Nguyễn Lân nhận định “Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông”.
Nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông
nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ..) ở các mức độ khác nhau.
Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia
đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động
trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi lao
động. Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của hộ gia
đình, lao động này cũng góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.(Nguyễn Thị Minh
Thảo, 2013)
Nông hộ có những đặc điểm sau:
4


- Vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dung

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự
cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa nông hộ và thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào
hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
2.1.1.3 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ hay còn gọi là kinh tế hộ gia đình (kinh tế nông dân) đã có
từ rất lâu. Vào những năm 20, nhà nông học người Nga Chayanov đã phát biểu
“kinh tế nông dân được hiểu là một hình thức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa
vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia
đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với
mỗi thành viên của nó”.
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố
khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ,
căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát nghèo
đói và vươn lên giàu có, từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường.
Đặc trưng của kinh tế nông hộ:
- Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản
xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu cầu tiêu
dùng của gia đình.
- Kinh tế nông hộ từ tự cấp đến sản xuất hàng hóa, từ chổ chỉ có quan hệ
với tự nhiên, đến chổ có quan hệ xã hội.
- Nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế hộ vẫn là định chế gia đình với sự
bền vững vốn có.
Với lao động gia đình, đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia
đình, với tài sản và vốn sản xuất chủ yếu của gia đình,của quan hệ gia tộc, quan
hệ huyết thống, kinh tế nông hộ không thay đổi về bản chất, không bị biến dạng
cả khi nó được gắn với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại gắn với thị
trường để phát triển.

Tóm lại, kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông
nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu, dựa trên sự
tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất
nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Kinh tế nông hộ phát triển
tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng và giá trị cao, góp phần tăng
thu nhập cho mỗi người dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp
5


sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sản xuất
2.1.2.1 Hiệu quả sản xuất
Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp
các nguồn lực đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dung của
một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất
định. Còn hiệu quả hiểu theo cách nghĩ phổ thông trong cách nói của mọi người
thì là “kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” và là việc xem xét
chọn các thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao
gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất,
sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm.
Hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả

phân phối. Trong đề tài, chủ yếu chỉ phân tích hiệu quả kinh tế và không đề cập
đến các loại hiệu quả khác, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao
phí lao động, vật chất, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử
dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với
chi phí tối thiểu.
Hiệu quả kinh tế là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động,
kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất. Tiêu chí về
hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị. Nghĩa là sự kết hợp yếu tố sản xuất thay đổi
làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì chưa hiệu quả.
2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
a) Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình sản
xuất với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của chủ cơ
sở nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Tổng
chi phí sản xuất là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chỉ ra cho hoạt động sản
xuất để tạo ra sản phẩm.

6


b) Doanh thu
Doanh thu là tổng số khoảng thu nhập của nông hộ từ quá trình sản xuất.
Tổng doanh thu được tính bằng số lượng tổng sản phẩm nhân với đơn giá sản
phẩm được bán ra trên thị trường.
Tổng doanh thu = Tổng sản lƣợng x Đơn giá sản phẩm
c) Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh
đó chính là phần chênh lệch giữa chi phí và lợi nhuận. Lợi nhuận được tính bằng
cách tổng doanh thu trừ tổng chi phí sản xuất.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất
d) Thu nhập
Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động nhận được trong việc
tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thu nhập = Lợi nhuận + CPLĐ
2.1.3 Cơ sở lí luận về phƣơng pháp nghiện cứu
2.1.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực
kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập.
Thống kê mô tả là một trong hai hình thức chính của thống kê (thống kê mô
tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả tập hợp tất cả các phương pháp đo
lường, mô tả và trình bày số liệu. Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản
của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số
nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm hiểu. Có thể phân ra thành
các dạng:
- Biểu diễn dữ liệu bằng các biểu đồ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc
giúp so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu
Các khái niệm cơ bản trong phương pháp thống kê mô tả :
 Tổng thể là tập hợp những thông tin về người, sự vật hoặc sự việc riêng biệt
kết hợp với nhau trên cở sở một đặc điểm chung nào đó mà người nghiên cứu quan
tâm.
 Mẫu là một bộ phận của tổng thể được nghiên cứu được chọn ra một cách
ngẫu nhiên để quan sát và suy rộng cho tổng thể.
7


 Quan sát là cơ sở để thu thập số liệu và thông tin cần nghiên cứu. Mỗi đơn vị

của mẫu là một quan sát
 Giá trị trung bình (Mean, Average) bằng tổng của tất cả các giá trị biến quan
sát chia cho số quan sát
 Số trung vị (Media) là giá trị của biến đứng ở giữa một dãy số đã được sắp
xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số quan sát thành hai
phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
 Mode là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số quan sát trong một
dãy số phân phối.
 Phương sai (Vatiance) là trung bình của bình phương các độ lệch chuẩn của
các biến và trung bình của các biến đó.
 Độ lệch chuẩn (Standard deviation) là căn bậc hai của phương sai.
2.1.3.2 Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan
Phương pháp phân tích hồi quy là phương pháp dùng để xác định độ biến
thiên của biến phụ thuộc theo biến độc lập.
Phương pháp phân tích tương quan là phương pháp dùng để xem xét mối
liên hệ giữa một biến phụ thuộc với một hoặc nhiều biến độc lấp.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài chủ yếu được thực hiện ở huyện Lai Vung
tỉnh Đồng Tháp. Lý do chọn vùng này để nghiên cứu là do Lai Vung là một trong
những huyện của tỉnh Đồng Tháp có trồng hoa huệ trắng nhiều nhất với hơn 240
ha diện tích đất sản xuất hoa huệ trắng, trong đó xã Phong Hòa là xã chiếm hơn
50% diện tích, kế đến là Định Hòa và Tân Hòa. Để thực hiện đề tài này tôi đã
chọn ra ba xã: Phong Hòa, Định Hòa và Tân Hòa để thu thập số liệu. Đây là ba xã
tiêu biểu tập trung nhiều hộ trồng hoa huệ trắng nhất của huyện, có kinh nghiệm
trong sản xuất nên sẽ thuận lợi trong việc phỏng vấn cũng như nghiên cứu. Từ đó,
số liệu thu thập được mang tính đại diện cũng cao hơn, giúp cho việc phân tích số
liệu được chính xác, dẫn đến kết quả nghiên cứu được mang tính khả thi cao.
2.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, phân chia

tổng thể đối tượng ra theo đặt tính, đối tượng phỏng vấn nằm trong 3 xã trồng hoa
huệ trắng tiêu biểu là Phong Hòa, Định Hòa và Tân Hòa. Sau đó, sẽ phỏng vấn
8


trực tiếp bằng bảng câu hỏi để tìm hiểu tất cả thông tin liên quan trong quá trình
sản xuất của nông hộ.
Để xác định cỡ mẫu cho mô hình nghiên cứu này tác giả đã sử dụng công
thức tính kích thước mẫu như sau:
1

Trong đó:
n = kích cỡ mẫu được tính
z = độ tin cậy của mô hình (trong mô hình này tác giả đã chọn độ tin cậy là
90% ứng với giá trị của z = 1,65).
p = ước tính phần trăm trong tập hợp. Thông thường p sẽ thấy ở một vài
nghiên cứu trước đó hoặc một vài nguồn thông tin. Trong trường hợp này, chúng
ta không có thông tin trước liên quan đến p, nên tác giả đã thiết lập giá trị của p
tới 0.5. Điều này sẽ dẫn đến một phân tách 50%-50% để nắm bắt biến số lớn nhất
có thể trong tập hợp.
q = (1-p)
e = sai số (10%)
Từ công thức trên chúng ta có thể tính được cỡ mẫu trong mô hình này là 68
nên tác giải đã chọn thu 70 mẫu để làm đại diện cho tổng thể, trong đó:
- Xã Phong Hòa chiếm 38 hộ
- Xã Định Hòa chiếm 20 hộ
- Xã Tân hòa là 12 hộ
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.3.1 Thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài được tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các hộ ở ba xã Phong

Hòa, Định Hòa và Tân Hòa có tham gia sản xuất hoa huệ trắng. Bảng câu hỏi
được thiết kế dựa trên cơ sở thực tế, có nội dung phù hợp với nội dung nghiên
cứu. Sau đó tiến hành thu mẫu bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
Nội dung thông tin thu thập từ nông dân là tất cả các loại chi phí và doanh
thu có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất huệ như: chi phí giống, phân bón,
thuốc BVTV, chi phí lao động….Ngoài những loại chi phí đó còn lấy thêm một
số thông tin liên quan như diện tích, sản lượng, giá cả,…

1

Trung tâm thông tin và phân tích số liệu Việt Nam />
9


2.2.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng NN và PTNT huyện Lai Vung, niên
giám thống kê tỉnh Đồng Tháp và các thông tin truyền thông khác từ báo đài và
internet.
2.2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
a) Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân
tích, tổng hợp, dùng số tương đối và tuyệt đối để phân tích tình hình sản xuất hoa
huệ trắng từ vụ gần nhất. Từ đó đưa ra nhận xét và kết luận về tình hình sản xuất
hoa huệ trắng của nông hộ.
b) Đối với dữ liệu sơ cấp:
- Dùng các dữ liệu sơ cấp để phân tích các khoảng mục chi phí và tính lợi
nhuận của nông hộ.
- Tiến hành mã hóa dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng.
- Sau đó sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để chạy phương trình hồi quy, xác
định các yếu tố anh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của mô hình. Sau đó, dùng
phương pháp thống kê mô tả để phân tích các yếu tố.

2.2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: tìm hiểu khái quát về tình hình sản xuất hoa huệ trắng ở huyện
Lai Vung qua các năm 2013, và 9 tháng đầu năm 2014. Sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối thông qua diện tích, sản
lượng hoa huệ thu hoạch được để phân tích tình hình sản xuất hoa huệ trắng
 Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tổng hợp các phương
pháp đo lường, mô tả và rình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế
bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu thu thập được.
 So sánh số tuyệt đối là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của chi tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của của hiện tượng kinh tế.
 So sánh số tương đối là kết quả giữa hiệu số của trị số kỳ phân tích so với
kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA (Cost
Benefit Analysis) để phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng hoa huệ trắng.
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA (Cost Benefit Analysis) là
phương pháp giúp tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ
một phương án cụ thể với nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt
được lợi ích đó. Nói cách khác, đây là phương pháp ước tính đánh đổi thực giữa
các phương án, nhờ đó giúp xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của
mình.
10


Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ngoài việc giúp đánh giá sự ưa thích
và lựa chọn các phương án đầu tư, nó còn là phương pháp thường được sử dụng
phân tích kết quả hoạt động sản xuất, xát định lợi ích đạt được so với phần chi phí
bỏ ra. Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kinh tế.
Trong nghiên cứu này, phương pháp CBA được sử dụng để phân tích hiệu quả
sản xuất của các nông hộ trồng huệ bằng cách so sánh giữa DT và CPSX. Thông

qua công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
+ Nếu lợi nhuận > 0 => mô hình sản xuất đạt hiệu quả
+ Nếu lợi nhuận < 0 => mô hình sản xuất chưa hiệu quả
Mục tiêu 3: Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của
nông hộ. Đồng thời nhằm để giải thích mối tương quan giữa các biến phụ thuộc Y
với một hay nhiều biến độc lập X cũng như giải thích sự ảnh hưởng và mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ thì
phân tích hồi quy tương quan đa biến bằng phần mềm SPSS là mô hình được
chọn làm nghiên cứu cho đề tài.
Thiết lập mô hình hồi quy (1)
Năng suất của việc trồng huệ chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Do một số giới hạn nên phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố
chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất hoa huệ trắng như sau: diện tích trồng huệ, lao
động gia đình, lao động thuê, lượng phân bón, số lần phun thuốc, số lần tô liếp, số
lần tưới.

Lao động thuê

Diện tích
Lao động gia đình

Năng suất
Số lần phun thuốc

Số lần tô liếp

Số lần tưới

Lượng phân


Hình 2.1: Mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất
11


Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
ln2Y = β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + … + β7lnX7
(1)
lnY: năng suất (biến phụ thuộc)
lnXi (i=1,2,…,7): các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất (bông/công, biến
độc lập)
β0: hệ số tự do
βi (i=1,2,…,7): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy
tuyến tính đa biến từ phần mềm SPSS 16.0
Các biến độc lập trong mô hình (1) bao gồm:
lnX1: Diện tích đất trồng huệ
lnX2: Lao động gia đình
lnX3: Lao động thuê
lnX4: Số lần phun thuốc
lnX5: Số lần tưới
lnX6: Số lần tô liếp
lnX7: Lượng phân
Diễn giải các biến độc lập
 Diện tích trồng huệ (lnX1): là một khoảng diện tích mà nông hộ sử dụng để
sản xuất hoa huệ trắng (công).
 Lao động gia đình (lnX2): là số ngày công mà gia đình bỏ ra trên đơn vị
diện tích để sản xuất huệ (ngày/công/tháng).
 Lao động thuê (lnX3): là số ngày công mà nông hộ thuê để sản xuất huệ
trên đơn vị diện tích (ngày/công/tháng).
 Số lần phun thuốc (lnX4): là số lần phun thuốc BVTV được nông hộ sử

dụng trên đơn vị diện tích (lần/tháng).
 Số lần tưới (lnX5): là số lần nông hộ tưới nước cho huệ trên đơn vị diện
tích (lần/tháng).
 Số lần tô liếp (lnX6): là số lần tô liếp mà nông hộ thuê trong quá trình sản
xuất huệ (lần/vụ).
 Lượng phân bón (lnX7): là lượng phân mà nông hộ dùng để bón cho huệ
trên đơn vị diện tích trồng (kg).
Thiết lập phương trình hồi quy (2)
Để phân tích rõ về hiệu quả sản xuất của mô hình chúng ta tìm hiểu cụ thể
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ mô hình hồi quy nhằm mục đích giúp cho
nông dân có cơ sở để mạnh dạng đầu tư các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý,
hướng đến tăng hiệu quả sản xuất, từ đó gia tăng lợi nhuận của mô hình. Lợi
nhuận của nông hộ trồng hoa huệ trắng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Do một số giới hạn, phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố
chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như sau: CP3 giống, CP phân bón, CP
2
3

Ln(X): Logarit tự nhiên (còn gọi là logarit Nêpe)
CP: các loại chi phí đầu vào của mô hình

12


thuốc BVTV, CPLĐ, CP công cụ, CP tưới, CP tô liếp, CP khác, năng suất, giá
bán.

Chi phí giống

Chi phí phân

Chi phí thuốc

Chi phí khác

Chi phí tô liếp

Chi phí lao động

Lợi nhuận

Chi phí tưới

Chi phí công cụ
Năng suất

Giá bán

Hình 2.2: Mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Y2= β0 + β1X1+ β2X2+ … + β10X10

(2)

Y2: lợi nhuận (biến phụ thuộc)
Xi: (i=1,2,3,…,10) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SX (biến độc lập)
Β0: hệ số tự do
Βi (i=1,2,3,…,10): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy
tuyến tính từ phần mềm SPSS 16.0
Các biến độc lập trong mô hình (2) bao gồm:
X1: chi phí giống

X2: chi phí phân bón
X3: chi phí thuốc BVTV
X4: chi phí LĐ
X5: chi phí mua công cụ
13


X6: chi phí tưới
X7: chi phí tô liếp
X8: chi phí khác
X9: năng suất
X10: giá bán
Bảng 2.1: Dấu kì vọng của mô hình lợi nhuận
Tên biến

Đơn vị tính

Chi phí giống

Đồng/công/vụ

Chi phí phân bón

Đồng/công/vụ

Chi phí thuốc BVTV

Đồng/công/vụ

Chi phí LĐ


Đồng/công/vụ

Chi phí công cụ

Đồng/công/vụ

Chi phí tưới

Đồng/công/vụ

Chi phí tô liếp

Đồng/công/vụ

Chi phí khác

Đồng/công/vụ

Năng suất

Dấu kỳ vọng

-

Bông/công/vụ
+

Giá bán


Đồng/bông

Diễn giải
Kỳ vọng ở các
biến này là dấu
âm vì khi chi phí
tăng thì làm cho
lợi nhuận giảm
xuống

Biến này được kỳ
vọng dương, vì có
mối quan hệ cùng
chiều với lợi
nhuận. Khi năng
suất và giá bán
tăng thì lợi nhuận
tăng lên.

Diễn giải các biến độc lập (2)
 Chi phí giống (X1): là chi phí mà nông hộ bỏ ra mua giống về gieo
trồng trên đơn vị diện tích (triệu/công).
 Chi phí phân bón (X2): là số tiền nông hộ bỏ ra để mua các loại
phân hữu cơ hay phân vi lượng để bón cho cây, nhằm làm tăng sự phát
triển của cây huệ với mục đích tăng năng suất trên phần diện tích mà nông
hộ đang sản xuất với một lượng nhất định (đồng/vụ/công).
 Chi phí thuốc BVTV (X3): là chi phí nông hộ bỏ ra để mua các loại
thuốc BVTV, nhằm diệt trừ sâu bệnh hại, dưỡng cây xanh lá, giúp cây sinh
trưởng một cách tốt nhất (thuốc diệt sâu, nhện, dưỡng cây, dưỡng củ),
14



tránh các tác động xấu ảnh hưởng đến cây huệ đặc biệt là bông để tăng
năng suất bông trên đơn vị diện tích (đồng/vụ/công).
 Chi phí lao động (X4): là chi phí nông hộ bỏ ra để thuê lao động
hoặc sử dụng lao động gia đình để chăm sóc cho cây trong quá trình sản
xuất và thu hoạch (đồng/vụ/công).
 Chi phí công cụ (X5): chi phí nông hộ bỏ ra để mua một số vật chất,
máy móc để sử dụng trong quá trình sản xuất (máy bơm, máy tưới, bình
xịt…).
 Chi phí tưới (X6): là chi phí mua nhiên liệu (xăng, dầu…) nhằm
phục vụ trong quá trình tưới tiêu trên diện tích huệ của nông hộ
(đồng/vụ/công).
 Chi phí tô liếp (X7): là chi phí thuê lao động để tô liếp huệ, nào véc
bùn để giúp cây huệ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nhằm tăng
năng suất trên đơn vị diện tích (đồng/công/vụ)
 Chi phí khác (X8): là chi phí chuẩn bị làm đất và một số chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất (rơm mục, phân bò, phân vịt….) nhằm giúp
cho cây huệ sinh trưởng tốt để cho năng suất cao (đồng/vụ/công).
 Năng suất (X9): là tổng sản lượng bông mà nông hộ thu hoạch được
trên đơn vị diện tích (bông/công/vụ).
 Giá bán (X10): là giá của một bông huệ mà nông hộ cung cấp cho
thị trường thông qua thương lái (đồng/bông).
*Các thông số đƣợc xem xét khi phân tích:
+ R Square: hệ số xác định R2, cho biết tỷ lệ % sự biến động của Y được
giải thích bởi các biến số X trong mô hình.
0 < R2 < 1, R2 càng tiến gần về 1 thì mô hình giải thích được càng nhiều sự
biến động của Y, mô hình càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, R2 có nhược điểm là giá
trị của nó tăng khi số biến X đưa vào mô hình tăng, bất chấp biến đưa vào mô
hình không có ý nghĩa.

+ Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, khi đưa thêm biến vào
mô hình mà làm cho R2 điều chỉnh tăng thì nên đưa thêm biến vào và ngược lại.
+ Dùng kiểm định F để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng
lớn, Sig.F càng nhỏ, mô hình hồi quy càng có ý nghĩa.
+ F là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuy ết H0. F càng lớn thì khả năng
bác bỏ giả thuyết H0 càng cao.
+ Significance F trong bảng kết quả phân tích hồi quy ANOVA cho biết
mức ý nghĩa của phương trình hồi quy. Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng
cao (Sig.F α).
+ Ngoài ra VIF (Variance inflation factor) dùng để kiểm tra có biến nào vi
phạm trong mô hình. Nếu VIF < 10 thì không có biến nào vi phạm, nếu VIF lớn
15


×