Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỂN THỊ THANH HOA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG NHÂN KHI
CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HÒA
ĐỂ LÀM VIỆC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101

Tháng 11 - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH HOA
MSSV: 4113892

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG NHÂN KHI
CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HÒA
ĐỂ LÀM VIỆC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
QUÁCH DƢƠNG TỬ

Tháng 11- 2014

2


LỜI CẢM TẠ
-----Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & QTKD trường
Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Thầy, Cô đã truyền dạy cho em những nguồn kiến thức thật bổ ích
không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cả về thực tế, đây chính là hành trang quý
báu cho em thêm vững tin bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến Thầy Quách Dương Tử. Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh Chị đang công
tác tại BQL Khu kinh tế, BQL Khu công nghiệp Bình Hòa. Cảm ơn các Anh,
Chị, các bạn đang làm việc tại KCN Bình Hòa đã cung cấp cho em những
thông tin để hoàn thành bảng số liệu sơ cấp.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế & QTKD
Trường Đại học Cần Thơ, Thấy Quách Dương Tử luôn vui, khỏe, công tác tốt
và không ngừng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Chúc các Anh, Chị và
các bạn đang làm việc tại KCN Bình Hòa lời chúc sức khỏe và thành công
trong cuộc sống.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Ngƣời thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)


Nguyễn Thị Thanh Hoa

3


TRANG CAM KẾT
-----Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Số liệu của đề tài chưa
được sử dụng cho bất kỳ đề tài nào khác.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Ngƣời thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thanh Hoa

4


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
-----..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Giáo viên hƣớng dẫn

Quách Dƣơng Tử

5


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-----..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Giáo viên phản biện

6


MỤC LỤC
-----CHƢƠNG 1............................................................................................ 13
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................... 13
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 14
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................. 14
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................. 14
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................. 14
1.3.1 Không gian nghiên cứu ..................................................... 14
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ........................................................ 14
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 14
1.4 Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu ............... 14

1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 14
1.4.2 Giả thiết cần kiểm định .................................................... 15
1.5 Lƣợc khảo tài liệu .................................................................... 15
CHƢƠNG 2............................................................................................ 18
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................ 18
2.1.1 Khái quát chung về KCN .................................................... 18
2.1.2 Lao động di cƣ ...................................................................... 20
2.1.3 Khái quát chung về công nhân ........................................... 22
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 27
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................. 27
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................... 28
2.2.3 Lý thuyết phƣơng pháp phân tích ...................................... 29
2.2.4 Khung nghiên cứu ................................................................ 31
CHƢƠNG 3............................................................................................ 33
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH VÀ TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HÒA ............... 33
3.1 Khái quát chung về huyện Châu Thành ................................... 33
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................ 33
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................ 33
3.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện
Châu Thành năm 2013 ................................................................. 34
3.2 Tổng quan tình hình phát triển các KCN ở ĐBSCL ............... 36
3.2.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động của các KCN .... 36
3.2.2 Những thuận lợi của các KCN ĐBSCL ............................. 38
3.3 Giới thiệu chung các KCN tỉnh An Giang ................................ 38
3.3.1 Các KCN tỉnh An Giang...................................................... 38
3.3.2 Những chính sách khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ vào các
KCN trên địa bàn tỉnh An Giang ................................................ 39
3.4 Tổng quan về tình hình phát triển KCN Bình Hòa ................. 42
3.4.1 Giới thiệu về KCN Bình Hòa .............................................. 42

3.4.2 Hiện trạng phát triển KCN Bình Hòa ................................ 43
7


CHƢƠNG 4............................................................................................ 46
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CỦA CÔNG NHÂN KHI CHỌN KCN BÌNH HÒA ĐỂ LÀM VIỆC
................................................................................................................. 46
4.1 Mô tả khái quát về đối tƣợng nghiên cứu ................................. 46
4.2 Thực trạng về đời sống và việc làm của công nhân tại KCN
Bình Hòa ............................................................................................ 48
4.2.1 Thực trạng đời sống của công nhân ................................... 48
4.2.2 Việc làm của ngƣời lao động tại KCN ................................ 50
4.2.3 Thu nhập của công nhân trƣớc và sau khi đến làm việc tại
KCN Bình Hòa............................................................................... 52
4.2.4 Mối quan hệ giữa ngƣời lao động và công ty tại KCN Bình
Hòa .................................................................................................. 52
4.2.5 Mối quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời dân địa
phƣơng tại KCN Bình Hòa ........................................................... 53
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của công nhân
khi chọn KCN Bình Hòa để làm việc .............................................. 54
4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha ............................................. 54
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................... 56
4.3.3 Xác định hệ số điểm nhân tố ............................................... 59
4.3.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .......................................... 59
CHƢƠNG 5............................................................................................ 61
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ NÂNG CAO LÒNG TRUNG
THÀNH CỦA CÔNG NHÂN TẠI KCN BÌNH HÒA ....................... 61
5.1 Những tồn tại bất cập trong việc chọn việc làm tại các KCN
của ngƣời lao động ............................................................................ 61

5.2 Một số giải pháp thu hút và nâng cao lòng trung thành của
công nhân tại KCN ............................................................................ 61
5.2.1 Về chính sách và quan hệ .................................................... 61
5.2.2 Về an toàn ............................................................................. 63
5.2.3 Về đảm bảo ........................................................................... 64
5.2.4 Về lợi ích và điều kiện KCN ................................................ 65
CHƢƠNG 6............................................................................................ 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 67
6.1 Kết luận ........................................................................................ 67
6.2 Kiến nghị ...................................................................................... 67
6.2.1 Đối với nhà nƣớc .................................................................. 67
6.2.2 Đối với địa phƣơng ............................................................... 68
6.2.3 Đối với các doanh nghiệp tại KCN Bình Hòa .................... 68
6.2.4 Đối với công nhân tại KCN Bình Hòa ................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 70
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................ 72
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................ 79
8


9


DANH SÁCH BẢNG
-----Bảng 3.1 Đơn giá cho thuê đất công nghiệp ........................................... 43
Bảng 3.2 Các dự án đầu tư vào KCN Bình Hòa ..................................... 45
Bảng 4.1 Thông tin đáp viên ................................................................... 47
Bảng 4.2 Các nguyên nhân “đẩy” và “kéo” người lao động đến làm việc
tại KCN ................................................................................................... 51
Bảng 4.3 Kênh thông tin để người lao động tìm đến KCN .................... 52

Bảng 4.4 Thu nhập trước và sau khi đến làm việc tại KCN ................... 52
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 1 ...... 55
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2 ...... 56
Bảng 4.7: Ma trận xoay nhân tố lần 1 ..................................................... 57
Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố lần 2 ..................................................... 57

10


DANH SÁCH HÌNH
-----Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả .................................. 27
Hình 2.2 Khung nghiên cứu .................................................................... 32
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành năm 2013 .......................... 35
Hình 4.1 Tình hình cư trú của lao động .................................................. 48
Hình 4.2 Dạng nhà ở của người lao động ............................................... 49
Hình 4.3 Nghề nghiệp của người lao động trước khi đến làm tại KCN . 50
Hình 4.4 Trình độ tay nghề trước khi làm tại KCN ................................ 50
Hình 4.5 Hành động của người lao động khi không hài lòng với công ty
................................................................................................................. 53
Hình 4.6 Mô hình điều chỉnh .................................................................. 60

11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-----KCN

Khu công nghiệp

ĐBSCL


Đồng bằng sông cửu long

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

ANTT

An ninh trật tự

MTCVHTTC

Mức trả công và hình thức trả công

SHH

Sự hòa hợp

AT

An toàn


CVDT

Công việc đào tạo

12


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
-----1.1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) là nhu cầu tất yếu của quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Sau gần 23 năm phát triển,
tính đến tháng 6/2014 mạng lưới KCN cả nước có 295 KCN được thành
lập/cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hằng năm, các KCN này đóng góp vào giá trị
sản xuất của khu vực một tỷ lệ đáng kể, nhiều địa phương xem trọng việc phát
triển các KCN như một động lực cốt lõi giúp kinh tế địa phương đi lên, thể
hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý,
nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
phụ trợ Việt Nam đi lên. Trong đó, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng
cho sự phát triển kinh tế đất nước bền vững, mặc khác việc thu hút các nguồn
lực thông qua việc hình thành các khu công nghiệp là một vấn đề có tính quy
luật chung của nhiều quốc gia đang đi lên hiện nay. Vì vậy, phát triển nguồn
nhân lực là một trong những vấn đề cấp thiết của cả nước nói chung và của địa
phương nói riêng.
ĐBSCL có nguồn lao động dồi dào, cung cấp lao động cho Tp. HCM và
Đông Nam Bộ, tuy nhiên hiện nay ĐBSCL lại gặp khó khăn trong việc giải
quyết nguồn lao động cho các khu công nghiệp tại địa bàn tỉnh. Theo thống kê
của Tổng cục thống kê năm 2013, ĐBSCL có tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho
cả khu vực thành thị và nông thôn là 2,4% đứng thứ 2 sau Hà Nội (3,7%), tỷ lệ

thiếu việc làm là 5,2% đứng đầu cả nước theo sau là khu vực Đồng bằng sông
Hồng (3,5%). Hiện nay các KCN đã giải quyết cho rất nhiều lao động nhàn
rỗi, thất nghiệp, thu nhập không ổn định,… góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
nhưng trên thực tế đa số các doanh nghiệp đang thiếu lao động do các tỉnh
ĐBSCL đua nhau thành lập các KCN. Nguồn lao động có giới hạn trong khi
các nhà máy, xí nghiệp, công ty ngày càng nhiều, thêm vào đó đa số lao động
lại tìm đến các KCN ở Bình Dương, Tp. HCM với mức lương hấp dẫn.
Dù là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp nhưng An Giang vẫn quan
tâm phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến lương
thực, thủy sản, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của tỉnh là gạo, cá tra, rau đậu, may mặc,… Việc đẩy mạnh đầu tư các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần giúp An Giang
từng bước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế và đạt mức tăng trưởng ổn định.
Tình hình phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
An Giang đang có xu hướng ngày càng tăng. An Giang đang tập trung các khu
công nghiệp (KCN) để phát triển kinh tế của tỉnh đi lên. Các KCN hiện có ở
An Giang như: KCN Bình Hòa (Châu Thành), KCN Bình Long (Châu Phú),
KCN Vàm Cống (TP.Long Xuyên), KCN Hội An (Chợ Mới),... thì KCN Bình
Hòa ở huyện Châu Thành là KCN lớn nhất tỉnh về diện tích, đa dạng các
ngành, đang thu hút nhiều nhà đầu tư, có nhiều lao động,… Hiện nay KCN
Bình Hòa đã giải quyết cho rất nhiều lao động nhàn rỗi, thất nghiệp, thu nhập
13


không ổn định,… góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên các KCN tỉnh
An Giang chỉ mới có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông mà vẫn chưa
giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động. Mặc dù các KCN trên địa bàn
tỉnh An Giang đã và đang tuyển dụng với mức lương hấp dẫn nhưng số người
đăng ký và làm việc vẫn còn đang thiếu và biến động không ổn định. Từ vấn
đề trên cho thấy, lực lượng lao động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và

tồn tại của KCN Bình Hòa nói riêng, các KCN khác nói chung, củng như sự
phát triển của tỉnh An Giang. Vì thế, để làm rõ vấn đề trên, nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Bình Hòa để
làm việc” được tôi chọn thực hiện.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích được các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định làm việc của công nhân khi chọn KCN Bình Hòa, từ đó đề ra
giải pháp để thu hút lao động và nâng cao lòng trung thành của công nhân đối
với KCN.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

 Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng về đời sống và việc làm của công nhân
tại KCN Bình Hòa.
 Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng quyết định tham gia làm
việc của công nhân khi chọn KCN Bình Hòa.
 Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút và giữ chân người lao
động tại KCN.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1

Không gian nghiên cứu


Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn
KCN Bình Hòa để làm việc”, nghiên cứu trong phạm vi địa bàn tỉnh An Giang
mà chủ yếu tập trung KCN Bình Hòa (huyện Châu Thành). Vì KCN này lớn,
tập trung nhiều ngành nghề, có nhiều công nhân đang làm việc.
1.3.2

Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ 11.08.2014 đến 17.11.2014.
Thời gian thu mẫu từ ngày 15.09.2014 đến ngày 25.09.2014.
1.3.3

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công nhân đang làm việc tại KCN
Bình Hòa (huyện Châu Thành).
1.4 Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
1.4.1

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng đời sống và việc làm của công nhân tại KCN Bình Hòa như
thế nào?
14


- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia làm việc của công nhân
tại KCN Bình Hòa?
- Các giải pháp thu hút và nâng cao lòng trung thành của công nhân đối
với KCN?

1.4.2

Giả thiết cần kiểm định

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của công nhân khi chọn
KCN được đánh giá qua các yếu tố: Vị trí KCN; Môi trường xung quanh
KCN; Chế độ lương của công ty; Thời gian lao động; Các chính sách bảo hộ
lao động; Trang thiết bị nơi làm việc; Yêu cầu về trình độ học vấn; Mối quan
hệ đồng nghiệp;…
1.5

Lƣợc khảo tài liệu

- Gyorgyi Barta (2005) nghiên cứu chủ đề: “Tái cấu trúc các khu công
nghiệp tập trung ở Budapest” kết quả nghiên cứu cho thấy không dễ gì người
lao động có thể thay đổi chỗ ở để có được việc làm, với mức lương cao nhưng
không đủ bù đắp chi phí đáp ứng nhu cầu của họ tại địa phương, nơi mà họ
làm việc. Ở Budapest người lao động tại khu công nghiệp được xếp vào loại
có thu nhập thấp nhất trong các ngành nghề. Người lao động dễ bị thu hút bởi
các công việc có sự “độc lập về lương” (chế độ tiền lương không phụ thuộc
vào quy định hệ thống lương), khi làm việc trong các nhóm nghề này người
lao động sẽ có thể tăng thêm thu nhập nhờ vào tiền thưởng thêm. Chính vì thế,
số lượng lao động tại các khu công nghiệp giảm đáng kể.
- Theo The Centre for Research on Multinational Corporations
(SOMO) “Migrant labour rights in Malaysia’s electronics industry” mục đích
của nghiên cứu nhằm xác định các vấn đề thường gặp ở lao động nhập cư
phỏng vấn với hơn 100 người lao động trong ngành công nghiệp sản xuất điện
tử ở Penang và Selanger, qua điều tra sơ bộ, báo cáo của công ty và các báo
cáo nghiên cứu kết quả cho thấy rằng quyền lợi của người lao động di cư đang
bị vi phạm nghiêm trọng, chỗ ở không đạt tiêu chuẩn, bị phân biệt đối xử và

điều kiện làm việc tồi tệ (làm thêm giờ và tiền lương thấp), khấu trừ tiền lương
bắt buộc vào thực phẩm và chỗ ở, thu lệ phí tuyển dụng, hậu quả là lao động
nhập cư bị gán nợ.
- Ths. Nguyễn Quốc Nghi và Ths. Nguyễn Hữu Tâm (2010) “Nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn KCN để làm việc của lao động tại các KCN ở
Tiền Giang”. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn KCN ở Tiền Giang để làm việc của lao động.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích bảng chéo
(Cross-tab) để phân tích thực trạng và thu nhập của lao động tại các KCN ờ
Tiền Giang. Bên cạnh đó, phân tích nhân tố (Factor Analysis) được sử dụng để
xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao
động tại các KCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Qua kết quả phân tích ta thấy,
lao động tại các KCN ở Tiền Giang có trình độ học vấn khá thấp, phần lớn lao
động đến KCN do sự giới thiệu của người thân và bạn bè. Tỷ lệ lao động chưa
được đào tạo trình độ tay nghề còn khá cao, đời sống vật chất của người lao
động khá đầy đủ với mức thu nhập trung bình tạm cho là chấp nhận được của
15


người lao động. Ba nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của người lao
động đó chính là, nhân tố an toàn, nhân tố điều kiện hỗ trợ, nhân tố lợi ích
kinh tế, trong đó quan trọng nhất là “Chính sách thưởng đối với lao động”,
“Chính sách bảo hiểm đối với lao động” và “Nhà trọ tại KCN”.
- Trần Thị Ngọc Duyên, Cao Hào Thi báo cáo khoa học trường Đại
Học Bách Khoa, ĐHQG-HCM (2009) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước”. Mục tiêu của đề tài nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại các doanh nghiệp
nhà nước. Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thu thập trên 253 lao động có
trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học tại Tp.HCM. Tác giả đã sử dụng
phương pháp thống kê mô tả tìm ra các yếu tố ảnh hưởng kết hợp với phân

tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc tìm loại hình DNNN
mong muốn được làm việc nhất. Bên cạnh phương pháp phân tích nhân tố
nhằm tìm ra nhân tố tác động duy nhất đến quyết định làm việc, phương pháp
hồi quy đa biến quyết định làm việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào. Kết quả
mô hình hồi quy cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc là
cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu và uy tín tổ chức, sự phù hợp giữa cá
nhân - tổ chức, mức trả công, chính sách và môi trường tổ chức, chính sách và
thông tin tuyển dụng, hình thức trả công, gia đình và bạn bè.
- Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) “Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp” mục tiêu của
đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng quyết định chọn nơi làm việc của
sinh viên tốt nghiệp. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình
phương trình cấu trúc với mẫu 360 sinh viên khoa quản trị kinh doanh chuẩn
bị tốt nghiệp, kết quả cho thấy thang đo gồm 8 thành phần: Việc làm; Thông
tin và thủ tục thoáng; Tình cảm quê hương; Chính sách ưu đãi; Vị trí và môi
trường; Con người; Điều kiện giải trí; Chi phí sinh hoạt rẻ với 21 biến quan sát
đã được khẳng định giá trị và độ tin cậy. Những thành phần liên quan đến
công việc được đánh giá cao hơn những thành phần liên quan đến cuộc sống.
Hầu như không có sự phân biệt ý nghĩa thống kê về tầm quan trọng của các
thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc theo đặc điểm của cá
nhân sinh viên về giới tính, kết quả học tập, mức thu nhập gia đình hay xuất
xứ địa phương.
- Phạm Tất Thắng (2008) với đề tài “Một số vấn đề về “tam nông” ở
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển KCN”. Mục tiêu
của nghiên cứu tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển của KCN theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn, ổn định và nâng cao đời sống của người dân tại KCN. Kết quả nghiên
cứu cho thấy việc phát triển các KCN đã giải quyết việc làm cho hơn 32.000
lao động trực tiếp, đa số là lao động trẻ (có 90% lao động tuổi từ 18 đến 35).
Vì là lao động trẻ nên học nhanh chóng tiếp thu những kĩ thuật mới, tiếp cận

với công nghệ hiện đại và phương thức làm việc mang tính công nghiệp. Đây
là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ lao động mới, có chuyên
môn, trình độ, kỉ luật, kỹ thuật và có năng suất cao cho sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa của vùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phát triển các

16


KCN đi đôi với việc thu hồi đất, chủ yếu là đất nông nghiệp làm cho nông dân
mất đất, mất việc làm, không có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, sau khi nông
dân nhận tiền đền bù nhưng đầu tư không hiệu quả dẫn đến đời sống không ổn
định, không đủ điều kiện sinh sống.
Qua quá trình lược khảo tài liệu, các tác giả sử dụng số liệu sơ cấp với cỡ
mẫu tương đối lớn, loại thang đo thường sử dụng để khảo sát là thang đo
Likert 5 mức độ (1: Rất không quan trọng – 5: Rất quan trọng). Đồng thời các
tác giả đều áp dụng phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để
kiểm tra độ tin cậy của thang đo Likert, phương pháp phân tích nhân tố kết
hợp với hồi quy để đánh giá sự tác động của các biến độc lập trong mô hình.
Nhìn chung, các tác giả trên đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn các KCN để làm việc của lao động thông qua các nhân tố như: chế độ
lương, nhà trọ, công việc, an ninh khu vực, trình độ học vấn, chuyên môn,…

17


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-----2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái quát chung về KCN
2.1.1.1 Khái niệm về KCN

Theo nghị định số 192/CP ngày 25 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ,
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản
xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống do
chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công
nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Theo định nghĩa của Porter, KCN – “cluster” là tập hợp các công ty cùng
với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ thể. Xung quanh nhà
sản xuất hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa các phụ kiện và dịch vụ
cũng như cơ sở hạ tầng. Khu công nghiệp tập trung bao trùm lên cả các kênh
phân phối và khách hàng, và bên cạnh đó là những nhà sản xuất sản phẩm phụ
trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật, công nghệ hoặc cùng
sử dụng một loại đầu vào. Các khu công nghiệp tập trung còn hình thành cả
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đại học, các viện công
nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại,… cung cấp các dịch vụ
đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
Theo tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) khu công
nghiệp là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế
hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng,
phương tiện công cộng phù hợp với sự phát triển của một liên hợp các ngành
công nghiệp. Những năm gần đây, trong loại hình này còn xuất hiện hình thức
khu công nghệ cao để tập trung các ngành công nghệ kỹ thuật cao, vi sinh và
công nghệ cao.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định: Khu công nghiệp là
khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp, do chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập. Còn “Doanh
nghiệp khu công nghiệp” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
khu công nghiệp.
Như vậy, KCN là một khu vực có những thuận lợi về xây dựng kết cấu
hạ tầng, cơ sở kỹ thuật vật chất, vốn,… để thu hút đầu tư và hoạt động theo
một cơ cấu hợp lý, các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp dịch vụ có

liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả trong kinh doanh
của từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
2.1.1.2 Đặc điểm KCN
- KCN có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không
có dân cư sinh sống.

18


- KCN được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ
phục vụ sản xuất công nghiệp.
- KCN được thành lập có khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
- KCN có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
- Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu tiền
cho thuê đất, phí điều hành KCN.
- Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lí KCN cấp
tỉnh, thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa,
một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.1.3 Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
i) Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế
KCN là nơi kết hợp nguồn vốn trong và ngoài nước, trong việc quy
hoạch các mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp, Chính phủ khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước chính là vốn. Trong những năm qua
phát triển KCN đã huy động được một nguồn vốn khá lớn cho nền kinh tế gắn
liền với các hệ thống chính sách đầu tư.
ii) KCN góp phần giải quyết việc làm, tạo ra một lực lượng lao động có
tay nghề cao cho xã hội

KCN là nơi thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Tính đến những
tháng đầu năm 2014 đã tạo việc làm trực tiếp cho hơn 2,5 triệu lao động. Với
nguồn lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý cao của các
doanh nghiệp trong các KCN, tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực trong nước đáp ứng được nhu cầu lao động cho
các KCN và bản thân của các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn lao động có tay
nghề cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại KCN đã đào tạo một đội ngũ lao động tiên tiến, giúp cho lao
động Việt Nam nâng cao tay nghề và học hỏi kĩ thuật mới.
iii) Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển kinh tế của đất
nước
Các KCN tạo ra môi trường cạnh tranh, hoàn thiện và đổi mới môi
trường hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp trong KCN đóng vai trò kích
thích trong việc cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật,
nhất là hoàn thiện thể chế về tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các địa phương
nói riêng và của cả nước nói chung. Các doanh nghiệp cũng đã góp phần thay
đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hóa và dịch vụ xã hội.
iv) KCN góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp vào kim
ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước

19


Theo số liệu từ Vụ Quản lý Khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu Tư,
hằng năm các KCN, KKT đóng góp hơn 80 tỷ USD kim ngạch xuất nhập
khẩu, chiếm tỷ trọng từ 40 % tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế;
khoảng 60 nghìn tỷ đồng thu vào ngân sách nhà nước.
v) Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao
năng lực sản xuất ở từng vùng, miền
Các KCN đã và đang tạo cho các địa phương phát huy các thế mạnh đặc

thù của địa phương mình, đồng thời hình thành mối liên kết giữa các vùng,
miền của cả nước.
vi) KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, những ngành nghề mới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Những công nghệ đang được sử dụng ở dự án FDI trong các KCN đều
thuộc công nghệ hiện đại hơn công nghệ vốn có của nước ta, đa số đều là
những dây chuyền tự động hóa, hiện đại; một số sản phẩm điện tử vi mạch, ô
tô, thép,… được sản xuất bằng những công nghệ tiên tiến.
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công
nghiệp nên góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ công
nghiệp.
vii) Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao năng lực quản lý
của các cơ quan nhà nước
Để thu hút các nhà đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển
khai nhanh dự án, các KCN phải có chính sách ưu đãi về tài chính, cơ sở hạ
tầng kĩ thuật đồng bộ, hiện đại.
Mô hình KCN mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam nên có nhiều
bất cập trong vấn đề quản lý như phân cấp, ủy quyền trong KCN, các thủ tục
hành chính trong đầu tư KCN, thuế, hải quan,… Đến nay bộ máy quản lý
KCN đã được hình thành từ trung ương đến địa phương bao gồm Bộ Kế hoạch
và Đầu tư là cơ quan quản lý cấp trung ương và Ban quản lý KCN cấp tỉnh.
Việc phân cấp các Ban quản lý KCN cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu
tư của KCN, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư vào KCN.
2.1.2 Lao động di cƣ
2.1.2.1 Khái niệm
Di cư là một trong hai bộ phận chủ yếu của biến động dân số: biến động
tự nhiên và biến động cơ học.
- Theo nghĩa rộng: Di cư là sự chuyển dịch bất kì của con người trong
một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm
thời hoặc vĩnh viễn. Với khái niệm này, di cư đồng nhất với sự di động dân cư.

- Theo nghĩa hẹp: Di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ
này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một
khoảng thời gian nhất định. Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di
chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới.

20


Di cư gồm hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại diễn ra song song.
Quá trình xuất cư và quá trình nhập cư. Nếu xuất cư là quá trình cá nhân rời
khỏi nơi đang sinh sống, làm ăn thì nhập cư là sự di chuyển từ một nơi ở bên
ngoài vùng lãnh thổ vào lãnh thổ đó, làm thay đổi về mặt xã hội, gắn với
không gian và thời gian.
2.1.2.2 Phân loại lao động di cƣ
 Theo khoảng cách:
Đây là hình thức phân loại di cư quan trọng nhất. Người ta phân biệt di
cư xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến. Di cư giữa các nước gọi là di cư quốc tế,
di cư giữa các vùng, các đơn vị hành chính trong một nước gọi là di cư nội địa.
 Theo địa bàn nơi đến:
- Di cư giữa các nước được gọi là di cư quốc tế. Gồm có di cư hợp pháp,
di cư bất hợp pháp, chảy máu chất xám, cư trú tị nạn, buôn bán người qua biên
giới.
- Di cư giữa các vùng miền, các đơn vị hành chính trong một nước gọi là
di cư nội địa. Loại hình di cư này bao gồm: di cư nông thôn – thành thị, di cư
nông thôn – nông thôn, di cư đô thị - đô thị, di cư đô thị - nông thôn.
 Theo đặc trƣng di cƣ:
- Di cư có tổ chức (hay di cư có kế hoạch) do Nhà nước tổ chức, đầu tư
theo kế hoạch, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nên có nhiều
thuận lợi với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý và ngân sách Nhà nước. Người di
cư và gia đình họ có thể nhận sự giúp đỡ cần thiết có thể tổ chức cuộc sống,

giảm bớt hoặc không phải trải qua những thử thách nặng nề tại nơi cư trú.
- Di cư tự do là di cư ngoài kế hoạch, sự di chuyển đến nơi cư trú mới
hoàn toàn do người dân tự quyết định bao gồm cả việc chọn địa bàn đến, tổ
chức di chuyển, trang trải mọi chi phí và tự tạo việc làm tại nơi cư trú mới trên
cơ sở thực hiện một số thủ tục tối thiểu với chính quyền địa phương. Hình
thức di cư tự do không có sự giúp đỡ của Nhà nước, đang là vấn đề nhạy cảm
được xã hội hiện nay đang rất quan tâm vì hình thái di cư này đang đặt ra
những đòi hỏi mới về phát triển và chính sách quản lý.
 Theo độ dài thời gian cƣ trú:
- Di cư lâu dài: Bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên
và nơi làm việc đến nơi mới với mục đích sinh sống lâu dài, trong đó phần lớn
những người di cư là do chuyển công tác đến nơi xa nơi ở cũ, thanh niên tìm
việc làm mới và tách gia đình,…
- Di cư tạm thời là sự di chuyển vì các mục đích khác nhau trong khoảng
thời gian xác định và người di cư không có ý định cư trú lâu dài ở nơi chuyển
đến, họ thường là những người làm việc theo mùa vụ.
⃰ Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ngƣời lao động di cƣ

21


- Yếu tố đẩy: Thu nhập ở quê thấp, cơ hội việc làm thấp, khả năng tiếp
cận các dịch vụ y tế xã hội thấp,…
- Yếu tố kéo: Khả năng kiếm được thu nhập cao hơn ở nơi nhập cư, cơ
hội tìm kiếm được việc làm cao hơn, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế xã hội
tốt hơn, ...
⃰ Các ảnh hƣởng của việc lao động di cƣ
- Ảnh hưởng tích cực: Đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển sản
xuất; Góp phần vào sự phát triển đồng đều ra các vùng của một quốc gia; Tập
trung nguồn lực phát triển tại một số vùng nhất định; Góp phần tăng thu nhập,

cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.
- Ảnh hưởng tiêu cực: Thông tin không đầy đủ đưa đến động cơ di
chuyển sai lệch, tạo nên nhiều hậu quả xấu; Sự khai thác tài nguyên quá mức
làm ô nhiễm môi trường, biến đổi sinh thái, đe dọa nghiêm trọng môi trường;
Di cư nông thôn – thành thị dẫn đến thiếu lực lượng lao động nông nghiệp,
quá tải dân cư các thành thị, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh; Gây sức ép lớn cho
địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, gây ra các vấn đề xã hội phức
tạp (mất an ninh trật tự, gây xung đột xã hội giữa những người di cư và người
địa phương, nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm,…).
2.1.3 Khái quát chung về công nhân
2.1.3.1 Các định nghĩa về giai cấp công nhân
Khái niệm về công nhân: Công nhân là người lao động phổ thông, theo
nghĩa rộng là người kiếm sống bằng cách làm việc thể xác (lao động chân tay),
bằng cách của mình - cung cấp lao động để lãnh tiền công (tiền lương) của chủ
nhân (người sử dụng lao động), để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ và
thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng.
Các định nghĩa về giai cấp công nhân
- Trung tâm nghiên cứu lý luận, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong
công trình “Đổi mới chính sách xã hội đối với công nhân và thợ thủ công” đã
định nghĩa về giai cấp công nhân : “Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập
đoàn xã hội những người lao động ở Việt Nam có thu nhập chủ yếu bằng lao
động làm công ăn lương, sống và làm việc gắn liền với sản xuất kinh doanh,
dịch vụ công nghiệp. Do nắm vững những cơ sở vật chất then chốt và đại diện
cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội nên giai cấp công nhân tất yếu có
vai trò đi lên tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử hiện đại”.
- Tiến sĩ Bùi Đình Bôn trong “Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay” định nghĩa về giai cấp công nhân : “Giai cấp công nhân hiện
đại là một cộng đồng người lao động hình thành và phát triển cùng với cách
mạng công nhân, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại có tính

chất xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến trong các
hoạt động công nghiệp, trực tiếp sản xuất của cải vật chất và cải tạo các quan

22


hệ xã hội, là động lực chính của tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội”.
- G.S Văn Tạo trong bài “Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công
đoàn Việt Nam” đã định nghĩa như sau : “Giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay là một tập đoàn những người lao động có thu nhập chủ yếu bằng ao động
làm công ăn lương và sống làm việc gắn liền với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
công nghiệp. Do lao động và quản lý một nền công nghiệp hiện đại, then chốt
của nền kinh tế quốc dân và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã
hội nên giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò đi tiên phong trong tiến trình
phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam”.
Từ những định nghĩa trên chúng ta thấy giai cấp công nhân Việt Nam
trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa có các đặc điểm sau:
- Là một tập đoàn người
- Làm công ăn lương
- Sống và sản xuất trong quy trình nhất định
- Gắn bó với công nghiệp và dịch vụ
- Trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại (lực lượng sản xuất tiên tiến)
- Sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần trong xã hội hiện đại
- Là lực lượng tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
2.1.3.2 Vị trí và vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa
Sự phát triển của một nền kinh tế cần có ba nguồn lực: vốn, khoa học –
công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực; muốn phát triển kinh tế tế cần kết
hợp ba yếu tố là áp dụng khoa học kĩ thuật mới, xây dựng kết cấu hạ tầng tiên

tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và điều
kiện, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, nếu so sánh các
nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực vẫn có ưu thế hơn. Đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay phải gắn liền với việc phát triển kinh tế tri thức và xây dựng đội ngũ
công nhân có trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn cao, đáp ứng đòi hỏi của
xã hội.
Trải qua các thời kỳ, đến nay giai cấp công nhân Việt Nam đã phát triển
không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng (chiếm hơn 11% dân số và hơn
21% lực lượng lao động xã hội, đóp góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và
70% ngân sách nhà nước). Qua đó ta thấy giai cấp công nhân có vị trí và vai
trò rất quan trọng, chính vì thế để phát huy vai trò và vị trí của giai cấp công
nhân đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng giai cấp công nhân, mà
trước hết là nâng cao trình độ về mọi mặt.
Điều này trước hết đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai
cấp công nhân và tổ chức công đoàn – đây là vấn đề quan trọng và cần thiết,
23


một mặt thể hiện vai trò của Đảng, mặt khác khẳng định vai trò, vị trí của giai
cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong đời sống xã hội.
Thứ hai, Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp
công nhân và người lao động Việt Nam phải luôn đổi mới nội dung, phương
thức lãnh đạo, hoạt động nhằm “đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo
vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản
lý nhà nước, quản lý KT – XH; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt
động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề
liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động
người lao động học tập, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành

luật pháp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam).
Thứ ba, bản thân giai cấp công nhân phải không ngừng nỗ lực nâng cao
trình độ, chuyên môn, tay nghề nhằm khẳng định vai trò và vị trí cũng như
nâng cao chất lượng sống của chính mình.
Đảng ta khẳng định: “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển
giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp,
kỹ thuật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế. Phát huy vai trò của giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách
mạng cách mạng, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam” (Văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI).
2.1.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn nơi làm việc
Qua quá trình lược khảo tài liệu, đề tài đã chọn ra một số nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định làm việc của công nhân tại KCN Bình Hòa:
a)

Điều kiện KCN

Môi trường sống, môi trường làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc chọn KCN của công nhân (Huỳnh Trường Huy và Ông Thế Vinh,
2009)[9]. Môi trường làm việc là những vấn đề liên quan đến nhận thức của
nhân viên về an toàn vệ sinh nơi làm việc như văn phòng làm việc, phòng họp,
phòng y tế đảm bảo vệ sinh, máy móc trang thiết bị hỗ trợ công việc có đảm
bảo an toàn (Trần Kim Dung, 2010)[11].
Dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng tại KCN giúp cho môi trường sống
của công nhân tốt hơn cho nên các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng tốt thì
họ càng gắn bó hơn với KCN (Nguyễn Quốc Nghi, 2010)[9].
Nhà trọ là vấn đề mà công nhân mong muốn tại nơi làm việc, thuận tiện
cho việc đi lại làm việc gần nhà, nhà trọ tại KCN càng thoải mái và an toàn thì

công nhân càng mong muốn làm việc ở đó và gắn bó lâu dài với công việc của
mình.
Các vấn đề về công tác ANTT; củng cố trang thiết bị PCCC; công tác
quản lý người lao động, tạm trú, tạm vắng đối với các lao động tại KCN;… là
những vấn đề mà người lao động quan tâm khi họ muốn làm việc tại KCN.

24


Yếu tố an ninh tại khu vực làm việc ảnh hưởng khá lớn đến quyết định làm
việc (Guy Lubeigt, 2006)[4].
b) Mức trả công và hình thức trả công
Chế độ lương là sự cụ thể hóa chính sách tiền lương, đó là văn bản quy
định của nhà nước mà các tổ chức dựa vào đó để trả lương cho nhân viên của
mình. Mức trả công và hình thức trả công có ảnh hưởng đến quyết định chọn
công việc, những tổ chức cung cấp mức trả công cao, phúc lợi linh hoạt, trả
công theo cá nhân và chính sách trả công cố định sẽ thu hút được nhiều người
tìm việc hơn (Daniel M.Cable và Timothy A.Jugde, 1994)[3].
Greenberg [9] cho rằng các chính sách về khen thưởng, đãi ngộ, phúc
lợi, bảo hiểm giúp gắn kết người lao động với tổ chức và củng là yếu tố thu
hút người tìm việc nộp đơn vào tổ chức.
c) Sự hòa hợp giữa cá nhân và tổ chức
Chính sách quản lý con người phải tạo ra những cơ hội cho con người
phát triển một cách toàn diện. Khi xem xét cuộc đời lao động của một con
người có thể thấy, từ lúc bước vào độ tuổi lao động để khi ở độ tuổi trung niên
là thời gian con người có khả năng lao động sáng tạo nhất với năng suất và
hiệu quả cao nhất. Đồng thời cũng là giai đoạn con người có nhu cầu phát triển
toàn diện nhất cả về thể chất lẫn phẩm chất đạo đức, năng lực và nhân cách
con người. Do vậy, chính sách quản lý con người phải hướng vào việc thỏa
mãn những nhu cầu này của con người. Daniel M.Cable & Timothy A.Jugde

[3] nhận thấy nhận thức về sự phù hợp giữa con người – tổ chức của người tìm
việc được dự báo bởi sự phù hợp giữa giá trị của cá nhân với nhận thức của họ
về giá trị của tổ chức. Người tìm việc thích lựa chọn tổ chức nơi mà các đặc
điểm cá nhân của họ tương đồng với đặc điểm của tổ chức.
Quan hệ đồng nghiệp trong công ty tốt sẽ giúp cho công việc không bị
căng thẳng và nếu gặp khó khăn cũng có nhiều người hỗ trợ, giúp đỡ; trong
công ty tạo ra mối quan hệ tốt giữa các công nhân với nhau thì họ làm việc tốt
hơn và trung thành hơn với công ty (Nguyễn Quốc Nghi, 2010)[9]. Nguyễn
Ngọc Khánh [7] cho rằng có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của
quyết định làm việc của kĩ sư tại các công ty ở khu Công nghệ cao TP.HCM là
cơ hội đào tạo/phát triển, đãi ngộ và đồng nghiệp trong tổ chức.
d) Các nhân tố an toàn
Chính sách hỗ trợ nhà trọ của công ty giúp cho công nhân an tâm hơn về
nơi ở và giảm bớt chi phí cho họ nên đây cũng là vấn đề người lao động rất
quan tâm khi chọn nơi làm việc (Nguyễn Quốc Nghi, 2010)[9].
Chính sách bảo hộ lao động của công ty, chính sách bảo hiểm đối với lao
động của công ty giúp cho người lao động an tâm làm việc nên đây cũng là yếu
tố quan tâm của công nhân khi lựa chọn nơi làm việc (Nguyễn Quốc Nghi,
2010)[9].
Hình ảnh của tổ chức có ảnh hưởng đến dự định ứng tuyển của người xin
việc vào tổ chức, thu hút người tìm việc; các lao động luôn mong muốn làm

25


×