Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

THÍ NGHIỆM ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÍ NGHIỆM
ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Biên soạn:

ThS. Huỳnh Phát Huy

Tài Liệu Lưu Hành Tại HUTECH

www.hutech.edu.vn


TRANG 2| ĐO LƯỜNG ĐIỆN

THÍ NGHIỆM ĐO LƯỜNG ĐIỆN
Ấn bản 2013



TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

I

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................1
HƯỚNG DẪN.....................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG ĐIỆN........................................................................................5
BÀI 1: SỬ DỤNG DAO ĐỘNG KÝ........................................................................................1
1.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:.....................................................................................................1


1.2 YÊU CẦU THIẾT BỊ :......................................................................................................1
1.3 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM:................................................................................................1
1.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:...............................................................................................1
1.5 CÂU HỎI KIỂM TRA:......................................................................................................7
BÀI 2: SỬ DỤNG MÁY PHÁT SÓNG....................................................................................8
2.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:.....................................................................................................8
2.2 YÊU CẦU THIẾT BỊ :......................................................................................................8
2.3 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM:................................................................................................8
2.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:...............................................................................................9
2.5 CÂU HỎI KIỂM TRA:....................................................................................................15
BÀI 3: ĐO ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN................................................................................16
3.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:...................................................................................................16
3.2 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM:...............................................................................................16
3.3 TÓM TẮT LÝ THUYẾT:..................................................................................................16
3.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:.............................................................................................16
3.5 CÂU HỎI KIỂM TRA:....................................................................................................22
BÀI 4: ĐO CÔNG SUẤT, HỆ SỐ CÔNG SUẤT.....................................................................23
4.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:...................................................................................................23
4.2 YÊU CẦU THIẾT BỊ :...................................................................................................23
4.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT :.....................................................................................................23
4.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:.............................................................................................24
4.5 ĐO

CÔNG SUẤT TRONG MẠCH ĐIỆN

AC 3

PHA BẰNG VÔN KẾ, AMPE KẾ VÀ COSϕ KẾ

4.6 ĐO


CÔNG SUẤT TRONG MẠCH ĐIỆN

AC 3

PHA BẰNG

OÁT

KẾ

3

3

PHA:....................29

PHA:...............................................31

4.7 CÂU HỎI KIỂM TRA:....................................................................................................32


II

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

BÀI 5: ĐO THÔNG SỐ R – L - C.......................................................................................34
5.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:...................................................................................................34
5.2 YÊU CẦU THÍ NGHIỆM:................................................................................................34
5.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:......................................................................................................34

5.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:.............................................................................................34
5.5 CÂU HỎI KIỂM TRA:....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................42


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

III

HƯỚNG DẪN
I.MÔ TẢ MÔN HỌC :
Giới thiệu tổng quan về kỹ thuật đo lường bao hàm các đối tượng của đo lường; các
phương pháp đo và phân loại máy đo; nguyên nhân, phân loại và đánh giá sai số
của kết quả đo; các cơ cấu hiển thị kết quả đo; các nguyên lý chuyển đổi đo lường
A/D, máy biến điện áp và dòng điện đo lường.
Nguyên lý và phương pháp đo các đại lượng điện như: dòng điện, điện áp, công
suất, điện năng, hệ số công suất, góc lệch pha, tần số; đo các thông số mạch điện
như điện trở, điện cảm, điện dung, hỗ cảm; đo các đại lượng không điện bằng cảm
biến như: cảm biến quang, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến vận tốc,
cảm biến gia tốc, cảm biến vị trí và dịch chuyển, cảm biến áp lực và trọng lượng,
cảm biến áp suất; ứng dụng của cảm biến trong công nghiệp

II.

NỘI DUNG MÔN HỌC :

− Bài 1. Sử dụng dao động ký: Bài này cung cấp cho học viên khái niệm về dao
động ký. Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề cơ bản của chức năng đo dao động ký
như cách đo, cách đọc….
− Bài 2: Sử dụng máy phát sóng: Bài này cung cấp cho học viên khái niệm về máy

phát sóng. Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề cơ bản của chức năng đo máy phát
sóng như cách đo, cách đọc….
− Bài 3: Đo điện áp và dòng điện: Bài này tập trung đo áp ,dòng điện của tải.
Ngoài ra giúp học viên xác định được đặc tính của từng loại thiết bị đo, cơ cấu đo
của thiết bị.
− Bài 4: Đo công suất, hệ số công suất: Bài này tập trung đo công suất ,hệ số
công suất của tải. Ngoài ra giúp học viên xác định được đặc tính của từng loại thiết
bị đo W, KW, Var, KVAr, hệ số công suất cosφ, cơ cấu đo của thiết bị.
− Bài 5: Đo thông số R – L - C: Bài này giúp học viên xác định cách đo điện trở,
điện kháng, điện dung. Trên cơ sở đó phân tích các yêu cầu kỹ thuật của thông số
đo.


IV

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

III. KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học thí nghiệm đo lường đòi hỏi sinh viên có nền tảng về cơ sở lý thuyết đo
lường điện.

IV.

YÊU CẦU MÔN HỌC

Người học phải dự học đầy đủ các buổi thí nghiệm lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở
nhà.

V.


CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC

Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học lý thuyết, trả lời các câu
hỏi và làm đầy đủ các câu hỏi trong bài thí nghiệm; đọc trước bài mới và tìm thêm
các thông tin liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài thí nghiệm, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó
đọc nội dung bài thí nghiệm. Kết thúc mỗi bài thí nghiệm người học trả lời câu hỏi
và làm các bài tập trong bài thí nghiệm .

VI.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá gồm:
− Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy
chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.
− Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi thực hành trong 30 phút. Nội dung gồm các bài
tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 5.


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

V

TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG ĐIỆN
1.MỤC ĐÍCH
Nắm được cách sử dụng các thiết bị đo như đồng hồ VOM kim và VOM số,Vôn kế,
Ampere kế, Ampere kìm; Oát kế, Cosφ kế, dao động ký, máy phát sóng, máy đo điện
trở đất, máy đo điện trở cách điện,…để thực hiện đo các đại lượng điện thường gặp
một cách đúng kỹ thuật, đúng phương pháp và đọc chính xác kết quả đo.


2.CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG:
- Đồng hồ VOM chỉ thị kim.
- Đồng hồ VOM chỉ thị số.
- Dao động ký.
- Máy phát sóng.
- Oát kế.

3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ
3.1. ĐỒNG HỒ VOM CHỈ THỊ KIM
Chức năng:
- DCV: 0.25/2.5/5/10/50/100V (20kΩ/V)/500V (9kΩ/V)
- ACV: 10/50/250/500 (9kΩ/V)
- DCA: 50µ/2.5m/25m/0.25A
- Điện trở: 2k/20k/200k/2MΩ
- Điện dung: 500µF
- Băng thông: 40~100kHz
- Pin: R6Px2
- Cầu chì: Ø6.3x30mm (250V/0.5A)


VI

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

- Kích thước/cân nặng: 144x99x41/270g
- Phụ kiện: Sách hướng dẫn sử dụng, đầu que đo
3.1.1. Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ

thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo
điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự
phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có
trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị
sụt áp.
3.1.2. Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.

Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao
hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V,


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

VII

nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh
quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
* Chú ý – chú ý :
Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp
xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ

Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC=> sẽ hỏng các điện trở trong
đồng hồ.
Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng
đồng hồ không ảnh hưởng .



VIII

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim tuy nhiên đồng hồ không hỏng.
3.1.3. Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt
que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao
hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường
hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để
thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
* Trường hợp để sai thang đo :


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

IX

Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì
đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện
áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .

Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.
* Trường hợp để nhầm thang đo
Chú ý – chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc
thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng
ngay !!


Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ
sẽ bị hỏng !


X

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị
hỏng các điện trở bên trong!
3.1.4. Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.
Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.


Đo kiểm tra giá trị của điện trở



Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn



Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in



Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không




Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện



Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.



Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện



Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.

* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên
trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.
3.1.5. Đo điện trở :


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

XI

Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :


Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang


x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. =>
sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.


Bước 2 : Chuẩn bị đo .



Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo

được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700
ohm = 2,7 Kohm


Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số

sẽ không chính xác.


Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng

không chính xác.


Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch

chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
3.1.6) – Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện



XII

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện ,
khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ
hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm
Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :


Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo



Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ



Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

XIII

Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá
Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu

là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta
cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.


Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới

còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị
khô ( giảm điện dung )


Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng

nạp.
3.1.6. Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.
Cách 1 : Dùng thang đo dòng
Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và
chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện
theo các bước sau


Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .



Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về

chiều âm .


Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo



XIV


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì

đồng hồ không đo được dòng điện này.


Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .

Cách 2 : Dùng thang đo áp DC
Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối
với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện,
phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của
đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.
Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?

* Đọc giá trị điện áp AC và DC
Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A


Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương

tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang
1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max
= 10, giá trị đo được nhân với 100 lần



Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở

thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số
của vạch 10 số tương đương với 25V.


Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

3.1.7. Các yêu cầu trước khi thực hiện phép đo:
+ Xác định loại đại lượng cần đo: Áp DC; Áp AC; Dòng DC; Điện Trở R….
+ Ước lượng trị số tối đa có thể có.


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

XV

+ Chọn tầm đo có trị số lớn hơn trị số ước lượng.(Giá trị ghi trên tầm đo là trị số tối
đa có thể đo được. Vì vậy tuyệt đối không được đo trị số vượt quá tầm đo. Nếu trị
số đo thực tế quá nhỏ so với giới hạn của tầm đo thì kim lệch rất ít và kết quả đo
khó đọc; khi đó ta chọn tầm đo thấp hơn sao cho kim chỉ thị lệch khoảng 2/3 mặt
chỉ thị để kết quả đo đọc được dễ dàng).
+ Xác định phương pháp đo.
3.1.8. Thực hiện các phép đo cụ thể :
a. Đo điện trở :
+ Chọn thang đo điện trở và tầm đo thích hợp.
+ Đặt hai que của đồng hồ đo vào hai đầu điện trở cần đo.
+ Đọc kết quả đo.

Chú ý : Khi đo điện trở, điện trở phải được cách ly hoàn toàn với mạch (đo nguội).
-

Mỗi khi chuyển tầm đo của thang đo điện trở, ta cần phải chỉnh 0 cho VOM thì

kết quả đo mới chính xác. Cách chỉnh “0” cho VOM như sau: chập hai đầu que đo
lại với nhau và điều chỉnh nút “ADJ” sao cho kim chỉ thị chỉ đúng tại vạch số 0 rồi
mới đo.
b. Đo điện áp DC:
+ Chọn thang đo điện áp một chiều và tầm đo thích hợp.
+ Đặt hai que của đồng hồ đo vào hai đầu cần đo điện áp.
+ Đọc kết quả đo.
c. Đo điện áp AC:
+ Chọn thang đo điện áp xoay chiều và tầm đo thích hợp.
+ Đặt hai que của đồng hồ đo vào hai đầu cần đo điện áp.
+ Đọc kết quả đo.
d.

Đo dòng điện DC:

+ Chọn thang đo dòng điện một chiều và tầm đo thích hợp.


XVI

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

+ Đặt nối tiếp hai que của đồng hồ đo vào hai đầu cần đo dòng điện.
+ Đọc kết quả đo.
3.2. ĐỒNG HỒ VOM CHỈ THỊ SỐ


Wellink HL-1230
Chức năng:
-

Đo
Đo
Đo
Đo
Đo
Đo
Đo
Đo

điện áp xoay chiều và một chiều
dòng điện xoay chiều và một chiều
điện trở
tần số
điện dung
hfe của Transistor
kiểm tra di-ốt
kiểm tra dây dẫn

Các nút chức năng:
- Display Panel: Màn hình hiển thị số.
- Power Switch : Công tắc mở hay ngắt nguồn.
- mA/A:Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo dòng điện xoay
chiều và một chiều nhỏ hơn 1A.
- 10A: Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo dòng điện xoay
chiều và một chiều từ 1A đến 10A.



TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

XVII

- V: Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo điện áp xoay chiều đến
750V và áp một chiều từ đến 1000V.
- Ω: Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo điện áp xoay chiều đến
750V và áp một chiều từ đến 1000V.
- DC/AC: Công tắc gạt sang trái đo DC. Công tắc gạt sang phải đo AC.
- Hz : Switch chỉ vị trí này khi muốn đo tần số đến 100kHz.
- Cx: Dùng để đo tụ điện từ 2nF đến 20µF.
- DH: Công tắc này gạt sang phải khi muốn giữ lại giá trị đang đo.
- COM: Sử dụng ổ cắm này và một trong các ổ cắm VΩmA, 10A khi muốn thực hiện
một trong các chức năng đo dòng điện, điện áp, điện trở, tần số.
3.3. ĐỒNG HỒ AMPE KÌM

Kyoritsu – 2017
Chức năng:
- Loại : Hiển thị số - ф55mm
- Đo áp AC: 40/400/750V
- Đo áp DC: 40/400/1000V
- Đo điện trở: 400/4000Ω.
- Đo dòng điện: 400/2000A


XVIII

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN


- Đo tần số: 10~4000Hz.
- Phụ kiện: đầu que đo
Đo điện áp, điện trở, tần số giống như VOM. Đo dòng điện thì sử dụng mỏ kẹp.
3.4. DAO ĐỘNG KÝ

CS- 5455

Mặt trước của Dao động ký
Chức năng các thành phần:
- POWER:
Bật tắt nguồn điện vào dao động ký.
- INTENSITY :
Điều chỉnh độ sáng tín hiệu trên màn hình. Quay theo chiều kim đồng hồ sẽ làm
tăng độ sáng và ngược lại.
- FOCUS


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

XIX

Điều chỉnh độ hội tụ của tín hiệu. Sau khi điều chỉnh độ sáng thích hợp. Chỉnh
FOCUS để tín hiệu có bề dày dễ quansát nhất.
- TRACE ROTATION
Xoay đường hiển thị song song với đường chuẩn của màn hình.
- CH1
- Ngõ vào kênh 1. Trong chế độ quan sát X-Y, tín hiệu tại kênh này trở
thành ngõ vào theo trục Y.
- CH2

Ngõ vào kênh 2. Trong chế độ quan sát X-Y, tín hiệu tại kênh này trở thành ngõ
vào theo trục X.
- Công tắc chuyển DC/GND/ AC
DC: ghép trực tiếp cho tất cả tín hiệu được nối trực tiếp tới bộ suy giảm.
AC: Chỉ cho phép tín hiệu AC chuyển tới bộ suy giảm.
GND: Tín hiệu ngõ vào được chuyển sang off và bộ suy giảm được nối đất.
- MODE
Chọn chế độ hoạt động:
CH1: Chỉ quan sát được tín hiệu Kênh 1.
CH2: Chỉ quan sát được tín hiệu Kênh 2.
CH3: Chỉ quan sát được tín hiệu Kênh 2.
DUAL: Quan sát tín hiệu hai 2 kênh cùng lúc. Dùng quan sát tín hiệu tần số cao.
CHOP: Hoạt động giữa các kênh được chuyển đổi ở tần số xấp xỉ 500KHz của các
kênh hiển thị. Thích hợp để quan sát với tốc độ quét thấp.
ADD: Dùng cộng hoặc trừ hai tín hiệu giữa kênh CH1 và CH2, sử dụng chức năng
của công tắc CH2 PULL INV
- VOL/DIV của kênh 1 và 2
Suy giảm Kênh 1 hoặc Kênh 2. Chọn hệ số suy giảm từ 5V/DIV tới 1mV/DIV.


XX

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

- VARIABLE
Điều chỉnh độ nhạy, với hệ số 1/3 hoặc nhỏ hơn của giá trị được chỉ định trên
panel. Ở vị trí CAL, độ nhạy được định chuẩn với giá trị chỉ trên panel. được định
- VERTICAL POSITION 1
Dịch chuyển vị trí tín hiệu theo phương thẳng đứng của kênh 1.
-VERTICALPOSITION 2

Dịch chuyển vị trí tín hiệu theo phương thẳng đứng của kênh 2.
-TRIGGER SOURCE
Chọn nguồn đồng bộ bằng cách thiết lập công tắc tới:
VERT: Tín hiệu đứng trở thành nguồn đồng bộ.
CH1: Tín hiệu kênh 1 trở thành nguồn đồng bộ.
CH2: Tín hiệu kênh 2 trở thành nguồn đồng bộ.
CH3: Tín hiệu kênh 3 trở thành nguồn đồng bộ.
LINE: Tín hiệu nguồn AC được sử dụng như nguồn đồng bộ.
- Ngõ vào EXT TRIG

Tín hiệu từ kết nối EXT TRIG trở thành nguồn trigger. Để sử dụng chức năng này,
thiết lập công tắc TRIGGER SOURCE tới vị trí EXT.
- TRIGGER COUPLING
Chọn chế độ đồng bộ:
AC: Đồng bộ phạm vi băng thông là 10Hz-50MHz.
DC: Đồng bộ phạm vi băng thông là DC-50MHz
HF: Đồng bộ phạm vi băng thông là 10Hz-10KHz
TV-F, TV-L: Đồng bộ với tín hiệu video.
- SLOPE AND TRIG LEVEL
Chọn độ dốc trigger:


TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN

XXI

“+” Trigger xuất hiện khi tín hiệu trigger cắt mức trigger theo chiều dương. Nhấn
vào là slope “+”.
“-” Trigger xuất hiện khi tín hiệu trigger cắt mức trigger theo chiều âm. Kéo ra là
slope “-”.

Núm TRIG LEVEL là để hiển thị một dạng sóng ổn định được đồng bộ hoá và thiết
lập điểm bắt đầu cho dạng sóng đó.
Khi núm này

được quay theo chiều kim

đồng hồ, mức trigger di chuyển theo

hướng lên với dạng sóng được hiển thị. Khi núm này được quay theo chiều ngược
chiều kim đồng hồ, mức trigger di chuyển theo hướng xuống với dạng sóng được
hiển thị.
- HOLD OFF
Trường hợp tín hiệu tuần hoàn bị trôi trên màn hình có thể
cách điều chỉnh núm HOLD OFF.
- TIME/DIV
Chọn tốc độ quét từ 0.5s/DIV tới 0.05µs/DIV.
- HORIZONTAL POSITION
Dịch chuyển tín hiệu theo phương ngang.
3.5. MÁY PHÁT SÓNG

FG-273A
Chức năng:

được đồng bộ bằng


XXII

TỔNG QUAN ĐO LƯỜNG ĐIỆN


Phát ra các tín hiệu sóng sin, sóng tam giác, sóng vuông với giải tần từ 0,2Hz đến
2MHz, hiển thị số với độ chính xác cao. Ngoài ra còn có các chức năng VCF, DC
offset, sweep,… cho phép nhiều ứng dụng trong mạch tương tự hay vi mạch số.
-

POWER ON/OFF: Bật/tắt nguồn 220VAC.
DISPLAY: Hiển thị số với 6 led
FUNCTION: Chọn chứ năng phát sóng sin, sóng tam giác, sóng vuông.
FREQUENCY: Thay đổi tần số từ 0,2Hz đến 2MHz.
AMPLITUDE: Thay đổi biên độ từ 0 đến 10Vpp.
OFFSET: Kéo ra thì chỉnh thành phần DC từ 0 đến 5V. Ấn vào thì không điều

chỉnh được.
- WIDTH: Kéo ra thì chỉnh độ rộng tín hiệu quét. Ấn vào thì không điều chỉnh
được.
- RATE: Thay đổi tốc độ quét. Kéo ra thì quét theo logarit. Ấn vào thì quét tuyến
tính.
- DUTY: Thay đổi chu kỳ làm việc. Kéo ra thì đảo ngược tín hiệu.
- PUSH TTL: Ấn vào thì thay đổi đặc tính ngõ ra TTL. Kéo ra thì thay đổi đặc tính
ngõ ra CMOS.
- OUTPUT: Ngõ ra sóng sin, sóng tam giác, sóng vuông.
- TTL/CMOS: Ngõ ra mức tín hiệu TTL/CMOS.
- EXT COUNTER: Đếm tần số tín hiệu ngoài từ 1Hz đến 10MHz biên độ tối đa
42Vpp.
- VCF: Điện áp ngoài từ 0 đến 10V để điều khiển tần số ngõ ra.
- ATTENUATOR: Suy giảm biên độ tín hiệu ra -40dB/-20dB.
- EXT -20bB: Suy giảm biên độ tín ngoài vào -20dB
3.6. MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ ĐẤT

KYORITSU-4105A

Chức năng:


×