Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐẠO đức HÀNH NGHỀ y dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 7 trang )

ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC
I-

CÁC KHÁI NIỆM

1- Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
a. Khái niệm đạo đức

Đạo đức
 là một hình thái ý thức xã hội
 bao gồm:
+ nguyên tắc
+ tiêu chuẩn
+ khuôn mẫu về hành vi
+ phong cách con người thể hiện bổn phận, trách nhiệm của con người đối với xã hội và

bản thân.


Theo phương diện xã hội học, đạo đức là: Nguyên tắc, tiêu chuẩn, qui định hành vi – quan
hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội, được dư luận xã hội thừa nhận.

Đạo đức do xã hội quyết định, truyền miệng từ xưa tới nay; những điều phù hợp thì lưu giữ,
không phù hợp bị hủy bỏ.

Hải Thượng Lãn Ông: “ Nghề thuốc là một nghề nhơn thuật, phải lo cái lo của người, vui
cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự mà không cần lợi – kể công”.
 Có bệnh xem xét đã rồi mới cho thuốc, vì ngại đêm mưa vất vả không chịu thǎm mà đã cho
phương, đó là lội lười.
 Có bệnh cần dùng thứ thuốc nào đó mới cứu được nhưng sợ con bệnh nghèo túng không trả
được vốn nên chỉ cho thuốc rẻ tiền, đó là tội bủn xỉn.


 Khi thấy bệnh chết đã rõ, không bảo thực lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là tội tham lam.
 Thấy bệnh dễ chữa nói dối là khó chữa, dọa người ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là tội lừa dối.
 Thấy bệnh khó đáng lẽ nói thực rồi hết lòng cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng không biết thuốc,
vả lại chưa chắc chắn đã thành công, không được hậu lời nên không chịu chữa đến nỗi người ta
bó tay chịu chết, đó là tội bất nhân.
 Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình khi mắc bệnh phải nhờ đến mình
liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù không chịu chữa hết lòng, đó là tội hẹp hòi.
 Thấy kẻ mồ côi goá bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói ốm đau cho là chữa mất công vô ích
không chịu hết lòng, đó là tội thất đức.
 Lại như xét bệnh còn lơ mơ, sức học còn non đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội dốt nát.


Từ xưa, nghề y dược đã được xã hội trân trọng và tôn vinh: “thầy thuốc”.(1 trong 3 nghề
được tôn trọng thầy thuốc, thầy giáo, thầy tu).

Châm ngôn: “Con người tạo ra hoàn cảnh ở mức độ nào thì hòn cảnh sẽ tạo ra cong người
ở mức độ ấy”.

Một số vấn nạn ngành y tế:
 2012-2013: phong bì, ứng xử (do áp lực công việc), quá tải bệnh viện (đặc biệt là ở tuyến
trên).
 2013: tiêm vaccine, sản phụ chết, thẫm mĩ viện.

Cần hoàn thiện: kỹ thuật chuyên môn + đạo đức.
Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE &CTYTQG

1




Hippocrate:
 Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Æsculapius thần y học, trước
thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần
(Apollon>Esculapius>Hygieia=Panacea), là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm
trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
+ Không trao thuốc độc
+ Không cho thuốc phá thai. Ngày nay 1 số nước vẫn giữ nguyên lời thề này, trừ những

trường hợp quái thai hay bào thai ảnh hưởng tính mạng người mẹ.
+ Không thực hiện thủ thuật ngoài chuyên môn.

+ Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị

đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy
như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền
công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học
truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho
tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không
truyền cho một ai khác.
+ Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi
sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
+ Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý
cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy
thai.
+ Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
+ Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho những
người chuyên.
+ Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và
đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
+ Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ

xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó
như một nghĩa vụ.
+ Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung
sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời
thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.
 Tìm ra bệnh lý+phương pháp trị bệnh.
 Sẵn sàng truyền kiến thức bằng miệng cho một số người phù hợp (do thời xưa có lời thề
không truyền nghề).
 Truyền lại những ghi chép cho đời sau.
 Đạo đức ành riêng cho bệnh nhân.
b. Phân biệt đạo đức và pháp luật

-i-

Giống nhau


Bắt con người hành động, cư xử theo nguyên tắc, chuẩn mực để thực hiện bổn phận, trách
nhiệm  thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình đối với xã hội và bản thân.

Đạo đức và pháp luật đều hướng con người về hướng tốt đẹp, hoàn thiện hơn.

Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE &CTYTQG

2


-ii-

Khác nhau

Đạo đức

Pháp luật


do xã hội đặt ra

do bộ máy hành pháp đặt ra

không mang tính pháp lý mà theo chuẩn 
mang tính pháp lý
mực, phong tục, tập quán, lương tâm.

có những điều phù hợp đạo đức nhưng không đúng với pháp luật:
 tảo hôn
 không đội nón bảo hiểm
 nộp phạt khi lấy chồng làng khác.

Pháp luật được qui định rõ rang trong từng văn bản.

Vấn đề “luật an tử” dành cho những người không còn cơ hội sống vì bệnh tật được giải
thoát nhẹ nhàng hơn.
 Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển: đồng ý thông qua.
 Một số bang của Mỹ: trung lập.
 Pháp: không thong qua do sợ những tác động tiêu cực do lợi dụng luật này trong hoạt
động y tế.
c. Đạo đức nghề nghiệp

Là tiêu chuẩn đạo đức riêng của mỗi nghề.


Là sự cụ thể hóa của các tiêu chuẩn đạo đức chung đối với con người hoạt động trong từng
nghề nghiệp cụ thể, dựa vào tính chất, đặc điểm, vai trò của nghề đó đối với xã hội.

Đạo đức hành nghề y dược nêu ra một số chuẩn mực để thể hiện hàng ngày; kiên trì
phấn đấu để tạo ra một môi trường đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người và những
chuẩn mực phấn đấu của người thầy thuốc Cộng Sản.
Rắn thần
EPIDOR –
biểu tượng
ngành dược

Rắn
Biểu
tượng
ngành
y



Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE &CTYTQG

3


Giun – ít
thấy


2- Lương tâm và lương tâm nghề nghiệp
a. Lương tâm nghề nghiệp


Lương tâm là một phạm trù của đạo đức, một hình thái đặc biệt về ý thức xã hội của một
con người.

Lương tâm nghề nghiệp nêu ra định hướng và những yêu cầu cần phấn đấu của người cán
bộ y tế để “vươn lên cái đẹp - cái ưu việt” tạo ra một “quan hệ đẹp giữa người và người” xây
dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
b. Nhận thức và thể hiện của người cán bộ y tế
Cần tránh
Cần phấn đấu

Khắc phục khó khăn để đưa cuộc sống

Tư tưởng nóng vội
con người đi lên và đi lên theo con đường đó

Thái độ cầu an

Tắc trách

Thái độ buông lỏng kỉ cương, nề nếp

II-

ĐẠO ĐỨC Y HỌC – Y ĐỨC

1- Y đức

Là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, biểu hiện bởi tinh thần trách nhiệm cao,
tận tụy phục vụ - hết long yêu thương chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như chình mình đau

đớn.

Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”.
2- 12 điều y đức
a. Mục đích

Nhắc nhở CBCC trong ngành y tế những chuẩn mực trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và
người bệnh.

Bộ trưởng BYT ra quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 6/11/1996 qui định 12 điều đạo đức
người cán bộ y tế.

Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE &CTYTQG

4


b. Nội dung

-i-

Điều 1


Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là một nghề cao quý, khi đã tự nguyện đứng trong hàng
ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Thầy thuốc như mẹ hiền”.

Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm
chất đạo đức của người thầy thuốc.


Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.

Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân.

-ii-

Điều 2


Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các qui chế chuyên môn.

Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán,
điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ y tế và sự chấp nhận của người bệnh.








-iii-

Điều 3

Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh.
Khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.
Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội.

Không được phân biệt đối xử người bệnh.
Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh.
Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

-iv-

Điều 4

-v-

Điều 5


Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục
phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh.

Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác
điều trị;

phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;

động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.

Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm
sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.


Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

-vi-


Điều 6

-vii-

Điều 7


Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì
lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và
mức độ bệnh.

Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến
của người bệnh.

-viii-

Điều 8


Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc
và giữ gìn sức khỏe.

Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE &CTYTQG

5


-ix-


Điều 9


Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia
đình họ làm các thủ tục cần thiết.

-x-

Điều 10


Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến
thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

-xi-

Điều 11


Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng
nghiệp, cho tuyến trước.

-xii-

Điều 12


Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu
chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng;


gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
 Phòng khám phụ khoa, nam khoa, sản khoa có ít nhất 3 người: bác sĩ, người phụ tá, bệnh
nhân.
 Bệnh án+ phiếu xét nghiệm là một phần bí mật kể cả việc có xét nghiệm hay không cũng
phải phụ thuộc và quyết định bệnh nhân.
 Gallen là ông tổ ngành dược thế giới, giỏi về giải phẫu cơ, xương, khớp và bào chế thuốc.
 HTLO và Tuệ Tĩnh: yêu nước; sử dụng tiếng Nôm trong các bản sách; dùng thuốc Nam;
thạo chuyên môn; truyền sách lại.  lòng tự tôn dân tộc.

III-

10 ĐIỀU QUI ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC
 Quyết định 2397/1999/QĐ-BYT.

1- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe nhân dân lên trên hết.
2- Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân. Tích
cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
3- Tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người
bệnh.
4- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những qui định chuyên môn, thực hiện chính sách
quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để
mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
5- Tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước kiên quyết đấu tranh với các hiện
tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
6- Trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp, sẵn sàng
học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
7- Hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch
bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
8- Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề, không được vì mục đích lợi nhuận mà
làm thiệt hại sức khỏe và quyền lợi người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề

nghiệp.
9- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực
nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng
tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
10- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh,
tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE &CTYTQG

6


IV123456-

PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ - CÁN BỘ DƯỢC
Ý thức trách nhiệm cao (quan trọng)
Lòng trung thực
Sự ân cần và cảm thông sâu sắc
Tính mềm mỏng và có nguyên tắc
Tính khẩn trương và tự tin
Lòng say mê nghề nghiệp (quan trọng)
 Đọc sách trang 95.

Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE &CTYTQG

7



×